BỐN ĐIỀU CẤM KỴ TRONG KHI NGỦ

Thứ hai - 04/12/2017 08:18

BỐN ĐIỀU CẤM KỴ TRONG KHI NGỦ

Thần y Hoa Đà đúc kết 4 điều cấm kỵ trong khi ngủ để luôn có sức khỏe và khuôn mặt trẻ mãi không già. Nhắc đến thần y Hoa Đà không ai là không biết đến ông và ông cho rằng giấc ngủ là quan trọng khởi nguồn trong thuật dưỡng sinh… Ông lưu truyền cho người đời 4 lời khuyên giúp bạn có được sức khỏe và một khuôn mặt trẻ mãi.
Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch
 
 
Thần y Hoa Đà đúc kết 4 điều cấm kỵ trong khi ngủ để luôn có sức khỏe và khuôn mặt trẻ mãi không già.

Nhắc đến thần y Hoa Đà không ai là không biết đến ông và ông cho rằng giấc ngủ là quan trọng khởi nguồn trong thuật dưỡng sinh… Ông lưu truyền cho người đời 4 lời khuyên giúp bạn có được sức khỏe và một khuôn mặt trẻ mãi.

Đạo dưỡng sinh người xưa đặt giấc ngủ vào vị trí quan trọng hàng đầu, con người và động vật chỉ có ngủ mới có thể phát triển. Giấc ngủ giúp tỳ vị tiêu hóa thức ăn; vì vậy là yếu tố cốt yếu nhất trong dưỡng sinh. Chỉ cần không ngủ 1 đêm thì sẽ làm tổn hại tới sức khỏe 100 ngày và khó hồi phục được.
4-loi-khuyen-cua-danh-y-Hoa-Da-500x353
11h đêm là thời gian túi mật bắt đầu hoạt động; nếu không ngủ vào giờ đó, khí huyết ở túi mật sẽ bị tổn thương rất lớn. (Ảnh: Internet) 
 
Nguyên tắc thứ 1: Trước giờ Tý nhất định phải đi ngủ
Ngủ là việc quan trọng trong đời mỗi người. Giờ Tý (bắt đầu từ 11h đêm đến 1h sáng) là khoảng thời gian cần phải đi ngủ, đây mới là lúc khởi đầu của một ngày mới của cơ thể. Khi đó, gan – mật hỗ trợ trong ngoài, hoạt động giống như một thể thống nhất. Vào lúc 11h đêm, túi mật bắt đầu hoạt động, tiết dịch. Nếu không ngủ say vào thời điểm đó, khí huyết tại mật sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. 
11 cơ quan nội tạng khác còn lại trong cơ thể của chúng ta đều phụ thuộc và liên quan chặt chẽ tới tình trạng của túi mật. Nếu cơ quan này bị hỏng, toàn bộ chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể sẽ suy giảm đáng kể, quá trình trao đổi chất, hệ miễn dịch đều bị suy giảm, khí huyết tại mật có liên quan tới khu trung ương thần kinh, nếu khí mật bị tổn thương dễ gây ra các bệnh liên quan đến thần kinh như phiền muộn, tâm thần phân liệt, rối loạn ám ảnh, bồn chồn…
Giờ Tý là thời gian dịch mật bài tiết, khi dịch mật đang tăng lên nếu không nằm ngủ, sẽ bất lợi cho quá trình trao đổi thay thế dịch mới, khi dịch đặc lại quá có thể kết thành cục, lâu dần sẽ kết sỏi, nếu cắt bỏ túi mật, thì toàn bộ hệ miễn dịch của cơ thể sẽ giảm hơn 50%, vì vậy không được cắt bỏ mà phải phát huy những tác dụng tiềm năng của nó.
Nếu bạn không đi ngủ trước 11h đêm mỗi ngày, khi khám bệnh và gặp phải bác sỹ già có kinh nghiệm, họ sẽ nói: “Không thể trị bệnh.” Thực ra, không phải họ không trị bệnh, mà là vì họ không điều trị được bệnh. 
Tại sao lại nói như vậy?
Những người thường xuyên thức thâu đêm, bất kể là nam hay nữ, đều trực tiếp làm tổn thương tới gan, lâu dần sẽ hại thận, lâu dần sẽ làm tổn thương tới khí huyết cơ thể, mỗi ngày khi soi gương bạn sẽ cảm thấy sắc mặt xám xịt. Khi đó, kể cả hàng ngày bạn có dùng các sản phẩm chăm sóc da đắt tiền, thực phẩm bổ dưỡng hay luyện tập sức khỏe như thế nào, đều khó lòng bù đắp lại những tổn hại do ngủ không đủ giấc và thức đêm mang lại. Do vậy, dậy sớm thì không sao, nhưng ngủ muộn tuyệt đối không thể.
Những người quen ngủ muộn thường có tinh thần mệt mỏi. Ngủ muộn quen, dần dẫn sẽ dễ bị tổn thương tới gan và mật. Những người này mắt thường lờ đờ, tâm tính chán nản, ít có khi vui vẻ.
Còn có những người cho rằng buổi tối ngủ muộn mấy cũng được, ban ngày có thể ngủ bù sau, thực ra không thể bù lại được, nếu cứ ngủ không được, ngủ không đủ giấc, cố gắng cảm giác bù lại được rồi, nhưng thực ra khí huyết cơ thể đã tổn hại rất nhiều rồi.
4-loi-khuyen-cua-danh-y-Hoa-Da-3
Có những lúc, nguyên nhân mất ngủ là bởi không bỏ được những phiền muộn trong đầu (Ảnh: Internet)
 
Nguyên tắc thứ 2: Tránh suy nghĩ khi ngủ
Trung Y có quan niệm: “Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”.
Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng: trằn trọc suy nghĩ là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng mất ngủ.
Muốn đi ngủ vào trước giờ Tý, bình ổn tinh thần và suy nghĩ là yếu tố vô cùng quan trọng.
Bởi vậy, nếu trước khi đi ngủ có nhiều “tạp niệm” xuất hiện trong đầu, chúng ta không nên trằn trọc suy nghĩ trở đi trở lại, tốt nhất là ngồi dậy một lúc rồi ngủ tiếp. Trên thực tế trong cuộc sống hiện đại, muốn ngủ ngon trước 11h đêm, nên lên giường từ sớm, vậy sẽ giúp tinh thần có thời gian trẫn tĩnh lại.
Nếu làm vậy vẫn không ngủ được, trước khi đi ngủ bạn có thể tập cách ngồi đả tọa trên giường, hai tay đặt lên đùi chồng lên nhau, thở đều, cảm giác như toàn bộ các lỗ chân lông đều đang hô hấp theo, đến khi chảy nước mắt ngáp ngủ là đã đạt được hiệu quả cao tốt nhất, đến lúc đó muốn ngủ có thể nằm xuống và ngủ.

Nguyên tắc thứ 3: Nên có một giấc ngủ ngắn hoặc thiền định ít phút vào buổi trưa
Bên cạnh giấc ngủ dài vào buổi đêm, giờ nghỉ trưa cũng được Hoa Đà coi là “thời điểm vàng” dành cho giấc ngủ. Vào khoảng thời gian từ 11h sáng đến 1h chiều, hãy cố gắng chợp mắt ít phút để tiếp sức cho cơ thể.
Nếu không có điều kiện cho việc ngả lưng, bạn cũng có thể ngồi tĩnh tọa, nhắm mắt 15 phút để dưỡng thần.
Ít ai biết rằng, chỉ vài phút chợp mắt hay tĩnh tọa vào buổi trưa lại có nhiều công dụng bất ngờ đối với cơ thể của chúng ta. Theo đó, 3 phút nghỉ ngơi đúng cách vào giữa trưa có thể sánh với 2 tiếng ngủ sâu.
Ngồi thiền định giúp cải thiện cấu trúc của não bộ
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đã sử dụng MRI để nghiên cứu tác động của thiền định mang lại trên cấu trúc não bộ. Qua kết quả nghiên cứu ở trên nhóm 15 người từng ngồi thiền từ 1-30 năm và 15 người chưa từng ngồi thiền cho thấy, ngồi thiền giúp tăng độ dày của phần vỏ não ở trước trán (prefrontal cortex), đặc biệt là vùng não khống chế khả năng chú ý và khả năng nhận thức của con người.
Theo một nghiên cứu trước đây đã chứng minh, vùng não này ở các thiên tài âm nhạc nổi tiếng,các vận động viên và các nhà ngôn ngữ học đều tương đối dày.

Nguyên tắc thứ 4: Chớ nên coi thường việc dậy sớm!
Theo nguyên tắc dưỡng sinh của đạo gia, dậy sớm có lợi cho quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể loại bỏ một số chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Ngược lại, việc dậy trễ lại làm đại tràng không được hoạt động đầy đủ, không thể hoàn thành tốt chức năng bài tiết.
Bên cạnh đó, từ 7h đến 9h sáng được xem là “khoảng thời gian vàng” cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng hoạt động cả ngày cho cơ thể. Vì vậy, tốt nhất không nên ngủ nướng, bởi các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi đa phần đều vì bạn nằm nhiều trên giường.
Theo quan niệm dưỡng sinh cổ xưa, giấc ngủ là sự bồi bổ quan trọng nhất. Bốn nguyên tắc về giấc ngủ do danh y Hoa Đà truyền lại rất thiết thực với cuộc sống, nếu chúng ta có thể thực hiện nó, thì sẽ trẻ lâu với thời gian!
Nên đóng cửa khi ngủ, không nên bật quạt, không nên bật điều hòa
Tại sao lại nên đóng cửa, không bật quạt, bật điều hòa khi ngủ, tại rất nhiều bệnh của chúng ta sinh ra từ việc mở quạt, điều hòa, mở cửa, khi chúng ta chìm vào giấc ngủ, khí huyết lưu thông chậm, nhiệt độ cơ thể hạ thấp xuống, trên bề mặt cơ thể hình thành một tầng khí dương, khi khí dương trong cơ thể đầy đủ, khi ngủ sẽ không bị ác mộng, có thể ngủ ngon.
Nếu mở quạt, mở điều hòa, tình trạng sẽ không như vậy nữa. Khi mở cửa, mở cửa sổ buổi đêm sẽ có gió lùa vào, gió lạnh có thể sẽ đi vào cơ thể. Khi mở điều hòa ngủ ban đêm cũng vậy, khí lạnh sẽ đi vào tận bên trong, làm buổi sáng dậy, chân tay sẽ dễ bị tê cứng, đau khớp, sắc mặt trở nên vàng, thậm chí có người còn bị đau họng, sốt, nguyên nhân là bởi khí phong và hàn đã đi vào tận xương cốt, làm khí bị tổn thương.
Buổi tối đi ngủ, đóng cửa, tắt điều hòa, tắt quạt, hiệu quả là tốt nhất, nếu cảm thấy nóng, có thể mở cửa chính, đóng cửa sổ.
 

Tác giả bài viết: Tran Ngoc

Nguồn tin: Theo Secretchina Kiên Định biên dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập197
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại277,273
  • Tổng lượt truy cập36,331,828
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây