Chuyện kể rằng, ngày xưa, có một vị vua nhận được món quà là hai con chim ưng rất đẹp. Chúng là hai con chim ưng đẹp nhất mà ông từng thấy. Ông đưa những con chim quý này cho người nuôi chim trong hoàng cung huấn luyện.
Một tháng đã trôi qua, người nuôi chim báo tin cho nhà vua rằng, mặc dù một con chim ưng đã bay vút lên bầu trời một cách mạnh mẽ, nhưng con còn lại vẫn không rời khỏi cành cây mà nó đã đậu.
Vị vua mời các chuyên gia dạy chim nổi tiếng khắp nơi trên đất nước để đến xem tình hình của con chim ưng này, nhưng không ai có thể làm nó bay.
Đức vua đem sự việc này bày tỏ với các quan viên trong cung điện của mình, nhưng tất cả đều bó tay, con chim chưa rời cành bay lên.
“Biết đâu một người thân thuộc với vùng quê, hiểu tập quán của loài chim này có thể giải quyết vấn đề?”, nhà vua nghĩ bụng.
Lập tức ông gọi quan cận thần của mình truyền lệnh: “Hãy đi mời một người nông dân”.
Vào buổi sáng, nhà vua rất phấn khích khi thấy con chim ưng bay cao trên khu vườn cung điện. Ông nói với quan cận thần: “Hãy mời người đã làm ra phép lạ này đến đây”.
Vị quan nhanh chóng mời người nông dân đến để diện kiến đức vua. Nhà vua hỏi ông ta: “Làm cách nào mà ngươi khiến con chim ưng bay được vậy?”.
“Thưa bệ hạ, tôi chỉ đơn giản là cắt cành cây nơi con chim đang đậu thôi”, người nông dân trả lời.
Tất cả chúng ta đều có thể “bay”, bởi đó là tiềm năng đáng kinh ngạc của con người. Nhưng theo thời gian, chúng ta ngồi trên những “cành cây” của mình, rồi dính mắc vào những thứ thân thuộc mà quên mất bản năng của mình.
Khả năng của con người vô tận, nhưng hầu hết chúng ta vẫn chưa thể hoàn toàn khai phá hết. Chúng ta thích những thứ quen thuộc, thoải mái mà không chịu di dời. Vì vậy phần lớn cuộc đời, chúng ta đã quên mất bản năng của mình.
Hãy học cách phá bỏ những cành cây của sự sợ hãi mà chúng ta bám vào và giải thoát bản thân để có thể bay lên một cách huy hoàng.
Trong kinh doanh, nếu bạn cứ đi theo lối mòn, không tự đổi mới, khám phá và thích nghi với sự phát triển, thì bạn sẽ không thể thành công.
Câu chuyện về 2 công ty phát triển thị trường giày tại châu Phi là một bài học nằm lòng cho những ai không chịu khám phá, thay đổi tư duy.
Có hai công ty sản xuất giày nọ cử 2 nhân viên của mình đến châu Phi để tìm hiểu thị trường nơi đây.
Anh nhân viên công ty A đến nơi, thấy dân chúng nơi đây hầu hết đi chân đất, anh lập tức quay về báo cho công ty rằng, nơi đây không thể bán được giày, vì người dân nơi đây không đi giày.
Anh nhân viên công ty B cũng đặt chân đến châu Phi, cũng nhìn thấy người dân nơi đây hầu hết không đi giày. Anh vui mừng lập tức báo về công ty, rằng đây là 1 thị trường tiềm năng, hầu hết người dân nơi đây đều không có giày để đi. Cuối cùng công ty B đã thành công, phát triển được thị trường mới tại châu Phi.
Vẫn luôn có ai đó tận dụng các cơ hội mà những người khác bỏ qua. Thật không may là khi bạn quyết định tận dụng cơ hội thì nó đã không còn ở đó nữa.
Có đôi lúc, mọi thứ chỉ bắt đầu từ suy nghĩ. Những quyết định nhỏ có thể thay đổi cả cuộc đời lớn. Nếu chúng ta chấp nhận “cắt đi cành cây” suy nghĩ cổ hủ, chịu khó vươn lên trời cao, đổi mới tư duy theo kịp sự phát triển của thời đại chắc chắn sẽ thành công.
“Nếu muốn thành công, bạn phải dấn thân vào những con đường mới, chứ không phải đi du lịch trên lối mòn của những thành công đã được thừa nhận”, là câu nói nổi tiếng của cựu tổng thống Mỹ John D. Rockefeller. Những doanh nghiệp tiếp nhận và đổi mới theo xu thế, đáp ứng nhu cầu khách hàng ắt thắng.
Có người đã từng làm một thí nghiệm rất thú vị: Đem 5 con ong và 5 con ruồi nhốt chung trong một chai thủy tinh, sau đó đặt ngang cái chai, hướng cho đáy chai quay về cửa sổ. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Bạn sẽ nhìn thấy, những con ong không ngừng hướng về phía đáy chai để tìm lối thoát ra, cứ thế cho đến khi kiệt sức hoặc đói mà chết; còn ruồi thì chỉ một lúc sau đã có thể xuyên qua đoạn cổ chai mà thoát thân.
Thực tế, ong vì thích ánh sáng mà kiên trì hướng về phía đó nên bước vào đường chết. Ruồi thì không để ý gì đến ánh sáng, chúng chỉ nghĩ cách nào để thoát thân nên bay tứ tung, kết quả là qua bao lần nhầm hướng sẽ có lúc phát hiện ra lối thoát, nhờ thế mà đạt được tự do và sự sống mới.
Thử nghiệm này chẳng qua cũng chỉ là một câu chuyện để bạn phải suy ngẫm. Đừng ngại thay đổi. Bạn có thể mất một cái gì đó nhưng bạn có thể đạt được một cái gì đó tốt hơn.
TinhHoa tổng hợp
Tề Hoàn Công đi xem chuồng ngựa, liền hỏi viên quản ngựa: “Làm chuồng ngựa, việc gì là khó khăn nhất?”.
Viên quản ngựa còn chưa biết trả lời thế nào, Quản Trọng ở bên cạnh lập tức nói: “Trước đây thần đã từng làm người chăn ngựa nên cũng có hiểu biết đôi chút. Theo ý thần, việc khó nhất chính là đan hàng rào gỗ cho chuồng ngựa.
Nếu như sử dụng cây gỗ cong làm cột mốc, thì cây thứ hai cũng phải chọn gỗ cong, và sau khi sử dụng hết các cây gỗ cong, cây gỗ thẳng sẽ không còn chỗ để dùng. Còn nếu như cây đầu tiên là cây gỗ thẳng, cây thứ hai tất nhiên cũng phải tìm cây thẳng, sau khi dùng hết cây thẳng rồi, cây cong cũng sẽ không còn công dụng gì nữa”.
Ngưu tầm ngưu mã tầm mã, con người cũng được phân chia theo nhóm. Câu chuyện đan hàng rào gỗ của Quản Trọng chính là muốn nói rõ đạo lý dùng người. Nếu như người đầu tiên dùng sai rồi, vậy thì người xấu sẽ đề cử người xấu, kết quả nhất định là “dùng tiểu nhân mà quên quân tử”. Trái lại, người đầu tiên dùng đúng rồi, vậy thì người tốt sẽ đề cử người tốt, kết quả nhất định là “quân tử được dùng, tiểu nhân ắt thoái lui”.
Đường Thái Tông đã từng nói: “Chọn người làm quan không thể qua loa, dùng một người tốt, thì những người tốt khác đều sẽ đến. Dùng một người xấu, thì những người xấu khác đều sẽ theo vào”.
Cho nên, chọn dùng người nhất định phải cẩn thận, bởi nếu như tiểu nhân đã trở thành một tập thể, thì người quân tử ắt không có đất dung thân, và nếu nơi nào chỉ toàn là quân tử, thì kẻ tiểu nhân sống cũng không thể vui vẻ được.
Tư Mã Quang nói: “Phàm thủ nhân chi thuật, cẩu bất đắc thánh nhân, quân tử nhi dữ chi, dữ kì đắc tiểu nhân, bất nhược đắc ngu nhân”. Phương pháp lựa chọn nhân tài chính là nếu tìm không được thánh nhân thì hãy giao trọng trách cho người quân tử. Bởi vì người quân tử có tài cán sẽ dùng tài cán của mình vào việc thiện. Kẻ tiểu nhân sẽ luôn nghĩ cách dùng tài cán của mình vào việc ác.
Người quân tử tự có tiêu chuẩn cao về đạo đức nên luôn hành thiện ở khắp mọi nơi, kẻ tiểu nhân có chút tài cán, lại được giao trọng trách thì sẽ lợi dụng chúng mà không việc ác nào không làm.
Nếu không tìm được ai thì thà rằng giao cho kẻ ngốc còn hơn giao trọng trách cho kẻ tiểu nhân. Bởi vì kẻ ngốc cho dù có muốn làm việc ác thì cũng bởi vì trí tuệ không đủ, khí lực cũng không có nên vẫn sẽ có người khác chế ngự được họ.
Ngược lại, kẻ tiểu nhân âm mưu quỷ kế có đủ cả, lại táo bạo nên khi được giao trọng trách thì sẽ giống như “ác hổ sinh cánh”, nguy hại khó lường.
Tác giả bài viết: Tuệ Tâm biên dịch
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn