1. Tiêu tiền để chứng tỏ mình giàu là cách nghèo đi nhanh nhất
Ví dụ điển hình cho trường hợp này chính là Antoine Walker, cựu cầu thủ của NBA. Trong suốt sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp của mình, ngôi sao người Mỹ đã khoác áo nhiều câu lạc bộ nổi tiếng và kiếm được số tiền khổng lồ lên đến hơn 110 triệu USD.
Thế nhưng, thành công đến quá nhanh khiến cho Walker lạc lối và sa vào những cuộc ăn chơi không lối thoát. Thói mê cờ bạc và kinh doanh thiếu tính toán đã khiến cho Walker bị dính vào những khoản nợ đầm đìa.
Giàu có không phải là những thứ mà ta có thể nhìn thấy được, giàu có không thể hiện bạn có bao nhiêu biệt thự, bao nhiêu siêu xe, mà giàu có chính là những tài sản bạn có được như tiền mặt, cổ phiếu hay tiền tiết kiệm.
Đây mới chính là những thứ giúp bạn có được sự tự do và an toàn. Vậy nên, thay vì chọn những món đồ xa xỉ, bạn có thể đầu tư vào những khoẻn sinh lợi để tiền đẻ ra tiền.
2. Giàu có chỉ mang tính tương đối
Nhà kinh tế học Branko Milanovic của Ngân hàng Thế giới cho biết: “Nhóm người nghèo nhất tại Mỹ (5%) thực ra còn giàu hơn hai phần ba dân số thế giới”. Hơn nữa, “chỉ khoảng 3% dân số Ấn Độ có thu nhập cao hơn những người nghèo nhất tại Mỹ”.
Tất nhiên, khi so sánh với thu nhập của các nước lớn thì thu nhập của bạn chắc chắn thấp hơn, còn khi so sánh với những nước nghèo hơn thì hiển nhiên bạn sẽ cảm thấy mình thực sự rất giàu. Sau khi so sánh bạn sẽ nhận thấy thực ra giàu có chỉ là trò chơi tinh thần, mang tính chất tương đối.
3. Đầu tư không phải để tối thiểu hóa sự buồn chán, mà là tối đa hóa lợi nhuận
Nhiều người vì muốn giàu nhanh, thành công nhanh nên liên tục điều chỉnh các khoản đầu tư của riêng mình. Chính vì vậy, lối đi tắt ấy đã khiến cho công cuộc làm giàu của họ bị phá hủy ngay trước mắt.
Nếu muốn giàu hơn mức trung bình, bạn phải làm được điều mà hầu hết mọi người không thể. Đầu tư và chờ đợi, tức là bạn cũng phải chịu đựng sự nhàm chán, nhưng đây chính là một kĩ năng rất quan trọng cho những người muốn làm giàu.
4. Cách duy nhất để giàu có là tạo khoảng cách giữa thu nhập và cái tôi của bản thân
Muốn làm giàu, điều quan trọng nhất của mỗi chúng ta là tiết kiệm được bao nhiêu, chứ không phải là kiếm được chừng nào. Vậy nên, đừng quên rằng, để làm giàu bạn nên cố gắng nới càng rộng càng tốt khoảng cách số tiền kiếm được và số tiền tiết kiệm.
5. Chỉ cần phớt lờ được lời nói của người khác, bạn sẽ thành công
Những người giàu nổi tiếng trên thế giới đều có cách tiêu tiền rất khác người. Đặc điểm chung của họ là tiêu tiền ít hơn và đầu tư nhiều hơn.
Vì thế, bạn nên ghi nhớ điều này và nếu có ai thắc mắc tại sao bạn kiếm được nhiều tiền mà lại không chi tiền thì cũng đừng quan tâm đến lời nói của họ. Rồi sẽ có một ngày họ sẽ phải ngạc nhiên vì những gì bạn làm được.
6. Dành nhiều thời gian phân tích thất bại hơn là nghiên cứu thành công
Muốn thành công, bạn cần phải học hỏi rất nhiều và những người phá sản chính là những người bạn nên học hỏi nhiều hơn. Bởi vì khi nhìn thấy vết xe đổ của họ thì bạn sẽ biết được đường nào cần phải tránh.
7. Mọi thứ đều có xảy ra tại bất cứ thời điểm nào, bởi bất cứ lý do gì
Có thể ngày mai bạn sẽ trúng xổ số nhưng cũng có thể ngày mai bạn sơ xảy đánh rơi một khoản tiền lớn trên đường, hoặc là giá cổ phiếu bạn đầu tư lao dốc nhanh gấp đôi so với dự tính của bạn.
Mọi thứ liên quan đến tiền sẽ đến bất ngờ mà bạn chẳng bao giờ có thể lường trước được, vậy nên hãy chuẩn bị cả phương án tốt nhất và phương án xấu nhất cho mọi trường hợp.
Chuyện một con ngựa tốt
Chuyện kể rằng có một con tuấn mã vóc dáng rắn rỏi, chắc khỏe, sức có thể chạy ngàn dặm, nhưng lại đang đợi người chủ tốt để theo hầu.
Một hôm, có một người thương nhân đến hỏi con tuấn mã: “Ngươi có bằng lòng theo ta không?”. Con tuấn mã lập tức lắc đầu: “Ta là một chiến mã tốt, làm sao có thể đi theo ông và chở hàng được chứ”.
Một hôm khác, một binh sĩ đến hỏi con tuấn mã: “Ngươi có bằng lòng theo ta không?”. Con tuấn mã lại lắc đầu trả lời: “Ta là một chiến mã tốt, sao ta có thể phục vụ một binh sĩ bình thường như ông được”.
Sau đó ít lâu, lại có một thợ săn đến hỏi: “Ngươi có bằng lòng theo ta không?”. Con tuấn mã vẫn lắc đầu: “Ta là một chiến mã tốt, làm sao ta lại phải làm đầy tớ cho ông”.
Ngày này qua ngày khác, con tuấn mã vẫn chưa tìm được một người chủ lí tưởng mà nó thực sự muốn. Khi có người đến hỏi, nó vẫn lắc đầu từ chối.
Thế rồi một hôm nó nghe nói có vị khâm sai đại thần của triều đình tuân lệnh vua đi tìm một con ngựa tốt. Vậy là nó liền đến tìm vị này và nói: “Ta chính là con chiến mã mà ông đang muốn tìm đây!”
Vị khâm sai hỏi: “Vậy ngươi có thuộc đường đi của nước chúng ta không?”. Con tuấn mã lắc đầu.
Vị này lại tiếp tục hỏi: “Vậy ngươi đã có kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường chưa?”. Con tuấn mã lại lắc đầu.
Vị quan khâm sai lấy thế làm băn khoăn: “Vậy ngươi có thể làm gì cho ta?”. Con tuấn mã nói: “Ban ngày ta có thể đi nghìn dặm, ban đêm đi tám trăm dặm mà không biết mệt mỏi là gì”.
Thấy vậy, vị khâm sai đại thần liền yêu cầu nó chạy một đoạn xem thế nào. Nhưng dù đã dùng hết sức, phóng nước đại chạy về phía trước, con tuấn mã cũng chỉ đi được một đoạn ngắn rồi thở hồng hộc, mồ hôi đầm đìa.
Vị khâm sai liền lắc đầu: “Ngươi già rồi, không dùng được”, nói vậy ngài liền quay lưng bỏ đi.
Lời bình
Con tuấn mã trong câu chuyện kể trên đã ba lần ngoảnh mặt từ chối với cơ hội. Nó đã quá tự mãn, luôn tự cho mình là tài giỏi, tuyệt vời nên không xứng đáng làm những việc tầm thường như chở hàng, ra chiến trận, theo chân thợ săn.
Nó cho rằng tài giỏi thì phải làm những việc cao sang nên những cơ hội đáng để thử đều tự mình ném hết.
Nhưng nó đâu có hay cơ hội đến với mình không phải là tự nhiên mà đến, mọi thứ đều từ nhân duyên mà nên. Nắm lấy cơ hội thì mới lấy được một quá trình rèn luyện.
Nếu nó chấp nhận làm những việc mà nó cho là tầm thường kia thì có lẽ, khi có một cơ hội lớn, được phục vụ triều đình và nhà vua, chắc chắn nó sẽ vượt qua bài khảo sát của quan khâm sai.
Nhưng rất tiếc, dù đã được quan khâm sai cho thêm vài cơ hội để nó thể hiện nhưng nó đều không làm được vì thiếu kinh nghiệm, thiếu sự rèn giũa trong thử thách.
Nhìn từ con tuấn mã trong truyện mà suy ra con người trong đời sống. Ắt hẳn ai cũng nhìn thấy được sự tự mãn đã giết chết một tài năng.
Mà đáng lí ra, tài năng ấy có thể được đem ra giúp ích cho đời, nhưng vì ích kỉ, tự kiêu tự đại mà chính tài năng ấy đã tự chôn sống mình, chết một cách cô quạnh và vô nghĩa.
Lại có một câu chuyện vui kể về một con ếch muốn rời khỏi vùng lạnh giá phía bắc để đến vùng phía nam vì mùa đông băng giá sắp tới rồi. Nhưng nó quá lười biếng không muốn nhảy hàng trăm cây số đường dài nên mới nghĩ ra một kế.
Nó thuyết phục được hai con ngỗng trời lớn. Theo kế hoạch, thì mỗi con ngỗng ngậm một đầu của một chiếc que gỗ, còn ếch thì cắn vào chính giữa. Như thế là cả ba bay lên trời về hướng nam. Ếch sung sướng nhìn xuống đồng ruộng và kiêu hãnh.
Tình cờ có một người nông dân đang làm ở ngoài đồng với đứa con trai. Cả hai cha con cùng ngước mắt lên trời thấy hai con ngỗng bay mà ngậm ở hai đầu một que gỗ cho con ếch ngoạm vào. Người cha nói với con:
- Con thấy gì không? Bố không hiểu ai đã thuyết phục hai con ngỗng đó mà chúng lại cho con ếch bay lên trời như vậy.
Ếch ta nghe được khoái chí lắm, nhưng không dám nói gì. Sau cùng không chịu được nữa nó nói thật to:
- Ta đây chứ ai!
Vừa lúc ấy nó rơi từ trên trời xuống và chìm sâu trong bùn, vũng vẫy mãi mới ngoi lên được.
Có một tác giả đã từng viết rằng: “Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau.” Có thể nói, điều đáng sợ nhất là tính tự mãn.
Tự mãn là một tính xấu có thể giết chết cả cuộc đời còn lại của một người. Con người có thể bỏ một năm, mười năm hay nhiều hơn thế để xây nên thành công, nhưng tính tự mãn như một liều thuốc độc có thể giết chết thành công đó chỉ trong tích tắc.
Người kiêu ngạo thường tỏ ra biết hết mọi chuyện trên đời, hay có thói dạy đời, hay chỉ bảo. Vậy nên giỏi võ mồm, chỉ biết được lý thuyết suông mà không hiểu được thực tiễn ra sao thì nhất định không thể chạm tới thành công.
Trái lại, kiên nhẫn, khiêm tốn, không ngại khó khăn, gian khổ, chăm chỉ tu dưỡng đạo đức, chờ đợi cơ hội phát huy giá trị mới chính là phẩm chất của nhân tài đích thực. Nên nhớ: “Tính tự đại là nguồn gốc và lời tóm tắt của tất cả mọi sai lầm và khổ sở”. (Thomas Carlyle)
Tác giả bài viết: Van Nguyen Thanh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn