Tiền lẻ cũng biết nói năng... - Hết thời trung tâm thương mại kiểu cũ?

Thứ ba - 24/10/2017 05:39

Tiền lẻ cũng biết nói năng... - Hết thời trung tâm thương mại kiểu cũ?

Vào siêu thị được thối lại một cục kẹo, đi chợ được bo thêm vài cọng hành, tiền lẻ tưởng là rẻ rúng nhưng lại gây rắc rối ở các trạm thu phí BOT... Ít ai biết đồng tiền chính là chủ quyền quốc gia

Vào siêu thị được thối lại một cục kẹo, đi chợ được bo thêm vài cọng hành, tiền lẻ tưởng là rẻ rúng nhưng lại gây rắc rối ở các trạm thu phí BOT... Ít ai biết đồng tiền chính là chủ quyền quốc gia

Tiền lẻ cũng biết nói năng... - Ảnh 1.

Tiền lẻ, mà phải là tiền mới, lên ngôi là bởi những năm gần đây Ngân hàng Nhà nước không chủ trương in thêm, từ những đồng mệnh giá 5.000 đồng, 2.000 đồng và nhỏ hơn là 1.000 đồng, 500 đồng...

Và sự giới hạn đó, đồng nghĩa với nguồn cung ra không còn nữa, tiền lẻ trở nên có giá, nhất là vào dịp tết, lễ. Đổi tiền lẻ bạn phải mất phí.

Những tờ giấy bạc mệnh giá 5.000 đồng, nhỏ hơn là 2.000 đồng và 1.000 đồng vẫn được sử dụng phổ biến, kể cả tờ 500 đồng.

Những tờ 200 đồng hầu như ít thấy. Thi thoảng, trong các siêu thị, các cô nhân viên thu ngân vẫn dùng để thối tiền, nhưng thông thường thì coi như bỏ qua.

 

Riêng mệnh giá 100 đồng dường như biến mất khỏi các quầy thanh toán, có vẻ như nó chỉ còn đâu đó từ các nhà sưu tầm.

Vậy là, giá trị của những tờ tiền này không phải nằm ở mệnh giá mà là sự hiếm hoi do chủ trương hạn chế không in thêm tiền lẻ.

Lý do một phần, đối với việc sản xuất, để in ấn một đồng tiền lẻ, chi phí in ấn tốn kém hơn nhiều so với in các đồng tiền mệnh giá lớn. Chẳng hạn, mấy năm trước, để in được một tờ tiền mệnh giá 500 đồng, chi phí in ấn phải gấp 3-4 lần mệnh giá.

Chẳng hạn, chỉ với việc không in mới tiền lẻ trong dịp Tết từ năm 2013-2017 đã tiết kiệm cho ngân sách được 1.500 tỉ đồng, theo Ngân hàng Nhà nước.

Riêng tiền xu thì từ lâu dường như thị trường đã chối bỏ một cách bất thành văn, cho dù những đồng tiền này chưa có văn bản nào xác nhận không phải là phương tiện không còn sử dụng để thanh toán nữa.

Rất ít tiền lẻ được sử dụng làm phương tiện thanh toán, một số tiền lẻ được sử dụng trong các hoạt động lễ hội, tết... 

Chỉ khi đến Tết, tiền lẻ mới chứng tỏ vai trò của mình khi những người làm dịch vụ đổi tiền hét giá và người dân cần thiết để xài, từ lì xì đến các phong tục rải tiền ở đền chùa miếu mạo...

Và nay, việc quay lại sử dụng tiền lẻ làm phương tiện thanh toán qua các trạm thu phí BOT từ Cai Lậy (Tiền Giang), Biên Hòa (Đồng Nai), Bến Thủy (Vinh)...

Thậm chí, giới tài xế dù bị mời lên công an làm việc, "tìm hiểu tâm tư", nhưng cuộc chiến tiền lẻ tại các trạm thu phí BOT dường như chưa có tín hiệu dừng. 

Vậy xài tiền lẻ thì có gì không đúng?

Theo Phó giáo sư tiến sỹ Võ Trí Hảo, để khẳng định chủ quyền quốc gia, các nhà nước không chỉ kêu gọi sự công nhận độc lập của cộng đồng quốc tế mà việc phát hành đồng tiền quốc gia là một trong biểu hiện của chủ quyền quốc gia, bên cạnh quốc hiệu, quốc kỳ.

Bởi vậy Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác có chế tài xử phạt hành vi huỷ hoại tiền tệ quốc gia, từ chối chấp nhận thanh toán đồng tiền quốc gia ngay trên chính lãnh thổ quốc gia.

Theo ông Hảo, trước đây Bộ Luật Hình Sự 1985 đã coi hành vi huỷ hoại tiền tệ là tội phạm, còn hiện nay Nhà nước có chủ trương mềm hoá chế tài này và xử phạt vi phạm hành chính.

"Tiền to, tiền bé đều là tiền tệ quốc gia, không ai được phép từ chối chấp nhận thanh toán tiền lẻ. Bởi vậy, nếu từ chối chấp nhận thanh toán tiền lẻ thì đối tượng cần bị xử lý là các siêu thị, trạm thu phí… chứ không phải là người thanh toán", ông Hảo nói.

Theo vị chuyên gia luật này thì đành rằng việc thanh toán bằng tiền lẻ ở các trạm thu phí BOT như Cai Lậy có gây ra hệ quả gián tiếp trước mắt là ùn tắc giao thông.

"Nhưng về mặt pháp lý, công dân, doanh nghiệp được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, và pháp luật hiện nay không có văn bản nào cấm thanh toán bằng tiền lẻ", ông Hảo nhận định.


 

 

Hết thời trung tâm thương mại kiểu cũ?


 

 

Các nhà bán lẻ tại VN đang quyết liệt tranh đua để hút khách. Những TTTM ngày càng được đầu tư thêm chức năng mới cùng với các chương trình khuyến mãi, khách hàng thân thiết được tung ra liên tục.

Thói quen thay đổi...

Để mở cửa hàng tại VN, đội ngũ nhãn hiệu H&M nổi tiếng đến từ Thụy Điển mất hơn hai năm trời chuẩn bị. Ông Fredrik Famm, giám đốc điều hành H&M khu vực Đông Nam Á, cho biết trong các thủ tục, chọn mặt bằng chiếm nhiều thời gian bởi một trong những yêu cầu là cửa hàng phải đặt ở vị trí tốt nhất. "Chúng tôi đã gặp gỡ những nhà cho thuê mặt bằng bán lẻ từ 25 TTTM khác nhau - ông Fredrik Famm cho biết - Cuối cùng đã chọn một TTTM đa chức năng, dù cửa hàng sẽ... sát vách với Zara, đối thủ cạnh tranh chính với H&M".

Tại VN đã dần hình thành tâm lý cuối tuần đi... TTTM, nhưng không chỉ để mua sắm. Ở đây có thể gặp cảnh các bà mẹ trẻ dẫn con đi dạo, những nhóm trẻ tuổi teen trên tay ly trà sữa tụ tập chờ xem phim...

 

Chị Hoàng Mai - ngụ Q.Bình Thạnh (TP.HCM), có hai con nhỏ - cho biết cuối tuần nào gia đình cũng chọn một trung tâm mua sắm nào đó dẫn bé đến chơi. "Mình đi ngắm hàng hóa, gặp món hàng nào thích, giá tốt thì mua. Không thì cả nhà vào khu vực ẩm thực, xem như đi chơi cuối tuần" - chị Mai nói.

Bên thắng lớn, bên buồn thiu

Trước đây, những điểm bán tốt ở TP.HCM như trung tâm điện máy Nguyễn Kim (đường Trần Hưng Đạo, Q.1) hay Parkson Lê Thánh Tôn... hút khách vào các dịp lễ, cuối tuần. Nhưng không gian của chúng đã trở nên chật chội với nhu cầu hiện nay. Người dân đã dần chuyển sang các TTTM có cả chỗ cho con chơi, ăn uống, giải trí. Những TTTM chỉ bán hàng ngày càng vắng, rõ nhất là việc đóng của một loạt trung tâm Parkson thời gian qua. Ngay như Zen Plaza (Q.1) nay cũng đang thay đổi, giảm phần lớn diện tích thương mại chuyển sang cho thuê văn phòng và tăng diện tích cho kinh doanh ẩm thực.

Nhờ thói quen mới của người Việt mà những TTTM đa năng ngày càng nhiều như Crescent Mall, Aeon, SC Vivo City... hay trong nước có Vincom, Saigon Co.op. Chúng đang trở thành điểm đến của người thành phố, doanh thu có xu hướng ngày càng tăng. Giám đốc một công ty nghiên cứu thị trường kể tuần nào ông cũng đi dạo trong các TTTM đa năng. Đếm giỏ hàng thì số người thực sự mua sắm không nhiều, nhưng điều đó không đồng nghĩa với "họ không chi tiêu gì".

Đáng lưu ý, trong cuộc cạnh tranh, nhiều nhà bán lẻ 100% Việt không bị hụt hơi so với khối ngoại. Theo thông tin về "hiện tượng" Vincom, hệ thống 41 TTTM của Vincom có tỉ lệ lấp đầy khá cao. Tại TP.HCM, Vincom Center Đồng Khởi hoạt động đã được hơn 7 năm và TTTM này luôn không có diện tích trống với lượng khách trung bình 50.000 lượt/ngày.

Sẽ tiếp tục "bùng nổ"

Trong khi các TTTM đơn chức năng vắng vẻ, các trung tâm đa chức năng nở rộ và ngày càng mở rộng. Ông Yukio Konishi, tổng giám đốc Aeon Mall VN, cho biết vừa tiếp tục xúc tiến triển khai một trung tâm mua sắm mới tại Hải Phòng, nâng số trung tâm của nhà bán lẻ Nhật Bản ở VN lên 6 và có kế hoạch đầu tư... 20 trung tâm mua sắm đến năm 2025.

Bà Trần Mai Hoa - tổng giám đốc Công ty CP Vincom Retail - cũng cho biết hiện Vincom đang sở hữu 41 TTTM tại 22 tỉnh thành và dự kiến trong năm 2018 mở mới tới hơn... 50 trung tâm mua sắm trên toàn quốc để mở rộng độ phủ tại các tỉnh, thành.

Các nhà đầu tư TTTM đa chức năng cũng đang cạnh tranh nhau quyết liệt, không chỉ ở chỗ giành vị trí đẹp. Nhiều nhà bán lẻ đưa ra nhiều giải pháp để đảm bảo uy tín như tăng giám sát, xếp hạng nhà cung cấp, xem xét các nhà bán lẻ có đánh giá tiêu cực từ người tiêu dùng...

Ông Đỗ Quốc Huy, giám đốc tiếp thị Saigon Co.op, xác nhận xu hướng TTTM đa chức năng là tất yếu. "Chúng tôi cũng đang nghiên cứu đưa một số siêu thị Co.op Mart có diện tích lớn nâng cấp lên mô hình TTTM có mua sắm kết hợp thư giãn, giải trí..." - ông Huy nói.

Trong khi đó, đang dẫn top đầu trong khối doanh nghiệp Việt đầu tư khối TTTM đa chức năng, bà Trần Mai Hoa cho biết hệ thống Vincom vẫn tiếp tục phát triển theo hướng "là nơi khách hàng có thêm những trải nghiệm mới mẻ, niềm vui và gắn kết với cộng đồng", từ đó tăng tính cạnh tranh và thu hút khách..

Người tiêu dùng được lợi

dsc_0855 2(read-only)

Tại khu vực ẩm thực một trung tâm thương mại đa chức năng chiều 22-10 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trong cuộc cạnh tranh bán lẻ, không chỉ doanh nghiệp bán hàng mà các nhà đầu tư TTTM cũng khuyến mãi. Bà Trần Mai Hoa cho biết Vincom thường tham gia cùng khách thuê tại các TTTM trong các chương trình marketing hấp dẫn theo mùa và định kỳ hằng tháng để thu hút khách hàng... Tất cả các khách thuê của Vincom đều có thêm cơ hội bán hàng online trên trang thương mại điện tử Adayroi...

Với các nhà bán lẻ nước ngoài, lượng khách đến tham quan mua sắm quan trọng hơn người đó mua gì, nên phần lớn nhà bán lẻ Hàn Quốc, Nhật Bản đều giữ xe miễn phí. Theo các doanh nghiệp, khách hàng đang thay đổi từng ngày, nhà bán lẻ cần tiếp xúc thường xuyên để biết họ cần gì, chứ không chỉ là bán hàng.

Tiền lẻ cũng biết nói năng... - Ảnh 1.

Tiền lẻ, mà phải là tiền mới, lên ngôi là bởi những năm gần đây Ngân hàng Nhà nước không chủ trương in thêm, từ những đồng mệnh giá 5.000 đồng, 2.000 đồng và nhỏ hơn là 1.000 đồng, 500 đồng...

Và sự giới hạn đó, đồng nghĩa với nguồn cung ra không còn nữa, tiền lẻ trở nên có giá, nhất là vào dịp tết, lễ. Đổi tiền lẻ bạn phải mất phí.

Những tờ giấy bạc mệnh giá 5.000 đồng, nhỏ hơn là 2.000 đồng và 1.000 đồng vẫn được sử dụng phổ biến, kể cả tờ 500 đồng.

Những tờ 200 đồng hầu như ít thấy. Thi thoảng, trong các siêu thị, các cô nhân viên thu ngân vẫn dùng để thối tiền, nhưng thông thường thì coi như bỏ qua.

 

Riêng mệnh giá 100 đồng dường như biến mất khỏi các quầy thanh toán, có vẻ như nó chỉ còn đâu đó từ các nhà sưu tầm.

Vậy là, giá trị của những tờ tiền này không phải nằm ở mệnh giá mà là sự hiếm hoi do chủ trương hạn chế không in thêm tiền lẻ.

Lý do một phần, đối với việc sản xuất, để in ấn một đồng tiền lẻ, chi phí in ấn tốn kém hơn nhiều so với in các đồng tiền mệnh giá lớn. Chẳng hạn, mấy năm trước, để in được một tờ tiền mệnh giá 500 đồng, chi phí in ấn phải gấp 3-4 lần mệnh giá.

Chẳng hạn, chỉ với việc không in mới tiền lẻ trong dịp Tết từ năm 2013-2017 đã tiết kiệm cho ngân sách được 1.500 tỉ đồng, theo Ngân hàng Nhà nước.

Riêng tiền xu thì từ lâu dường như thị trường đã chối bỏ một cách bất thành văn, cho dù những đồng tiền này chưa có văn bản nào xác nhận không phải là phương tiện không còn sử dụng để thanh toán nữa.

Rất ít tiền lẻ được sử dụng làm phương tiện thanh toán, một số tiền lẻ được sử dụng trong các hoạt động lễ hội, tết... 

Chỉ khi đến Tết, tiền lẻ mới chứng tỏ vai trò của mình khi những người làm dịch vụ đổi tiền hét giá và người dân cần thiết để xài, từ lì xì đến các phong tục rải tiền ở đền chùa miếu mạo...

Và nay, việc quay lại sử dụng tiền lẻ làm phương tiện thanh toán qua các trạm thu phí BOT từ Cai Lậy (Tiền Giang), Biên Hòa (Đồng Nai), Bến Thủy (Vinh)...

Thậm chí, giới tài xế dù bị mời lên công an làm việc, "tìm hiểu tâm tư", nhưng cuộc chiến tiền lẻ tại các trạm thu phí BOT dường như chưa có tín hiệu dừng. 

Vậy xài tiền lẻ thì có gì không đúng?

Theo Phó giáo sư tiến sỹ Võ Trí Hảo, để khẳng định chủ quyền quốc gia, các nhà nước không chỉ kêu gọi sự công nhận độc lập của cộng đồng quốc tế mà việc phát hành đồng tiền quốc gia là một trong biểu hiện của chủ quyền quốc gia, bên cạnh quốc hiệu, quốc kỳ.

Bởi vậy Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác có chế tài xử phạt hành vi huỷ hoại tiền tệ quốc gia, từ chối chấp nhận thanh toán đồng tiền quốc gia ngay trên chính lãnh thổ quốc gia.

Theo ông Hảo, trước đây Bộ Luật Hình Sự 1985 đã coi hành vi huỷ hoại tiền tệ là tội phạm, còn hiện nay Nhà nước có chủ trương mềm hoá chế tài này và xử phạt vi phạm hành chính.

"Tiền to, tiền bé đều là tiền tệ quốc gia, không ai được phép từ chối chấp nhận thanh toán tiền lẻ. Bởi vậy, nếu từ chối chấp nhận thanh toán tiền lẻ thì đối tượng cần bị xử lý là các siêu thị, trạm thu phí… chứ không phải là người thanh toán", ông Hảo nói.

Theo vị chuyên gia luật này thì đành rằng việc thanh toán bằng tiền lẻ ở các trạm thu phí BOT như Cai Lậy có gây ra hệ quả gián tiếp trước mắt là ùn tắc giao thông.

"Nhưng về mặt pháp lý, công dân, doanh nghiệp được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, và pháp luật hiện nay không có văn bản nào cấm thanh toán bằng tiền lẻ", ông Hảo nhận định.


 

 

Hết thời trung tâm thương mại kiểu cũ?


 

 

Các nhà bán lẻ tại VN đang quyết liệt tranh đua để hút khách. Những TTTM ngày càng được đầu tư thêm chức năng mới cùng với các chương trình khuyến mãi, khách hàng thân thiết được tung ra liên tục.

Thói quen thay đổi...

Để mở cửa hàng tại VN, đội ngũ nhãn hiệu H&M nổi tiếng đến từ Thụy Điển mất hơn hai năm trời chuẩn bị. Ông Fredrik Famm, giám đốc điều hành H&M khu vực Đông Nam Á, cho biết trong các thủ tục, chọn mặt bằng chiếm nhiều thời gian bởi một trong những yêu cầu là cửa hàng phải đặt ở vị trí tốt nhất. "Chúng tôi đã gặp gỡ những nhà cho thuê mặt bằng bán lẻ từ 25 TTTM khác nhau - ông Fredrik Famm cho biết - Cuối cùng đã chọn một TTTM đa chức năng, dù cửa hàng sẽ... sát vách với Zara, đối thủ cạnh tranh chính với H&M".

Tại VN đã dần hình thành tâm lý cuối tuần đi... TTTM, nhưng không chỉ để mua sắm. Ở đây có thể gặp cảnh các bà mẹ trẻ dẫn con đi dạo, những nhóm trẻ tuổi teen trên tay ly trà sữa tụ tập chờ xem phim...

 

Chị Hoàng Mai - ngụ Q.Bình Thạnh (TP.HCM), có hai con nhỏ - cho biết cuối tuần nào gia đình cũng chọn một trung tâm mua sắm nào đó dẫn bé đến chơi. "Mình đi ngắm hàng hóa, gặp món hàng nào thích, giá tốt thì mua. Không thì cả nhà vào khu vực ẩm thực, xem như đi chơi cuối tuần" - chị Mai nói.

Bên thắng lớn, bên buồn thiu

Trước đây, những điểm bán tốt ở TP.HCM như trung tâm điện máy Nguyễn Kim (đường Trần Hưng Đạo, Q.1) hay Parkson Lê Thánh Tôn... hút khách vào các dịp lễ, cuối tuần. Nhưng không gian của chúng đã trở nên chật chội với nhu cầu hiện nay. Người dân đã dần chuyển sang các TTTM có cả chỗ cho con chơi, ăn uống, giải trí. Những TTTM chỉ bán hàng ngày càng vắng, rõ nhất là việc đóng của một loạt trung tâm Parkson thời gian qua. Ngay như Zen Plaza (Q.1) nay cũng đang thay đổi, giảm phần lớn diện tích thương mại chuyển sang cho thuê văn phòng và tăng diện tích cho kinh doanh ẩm thực.

Nhờ thói quen mới của người Việt mà những TTTM đa năng ngày càng nhiều như Crescent Mall, Aeon, SC Vivo City... hay trong nước có Vincom, Saigon Co.op. Chúng đang trở thành điểm đến của người thành phố, doanh thu có xu hướng ngày càng tăng. Giám đốc một công ty nghiên cứu thị trường kể tuần nào ông cũng đi dạo trong các TTTM đa năng. Đếm giỏ hàng thì số người thực sự mua sắm không nhiều, nhưng điều đó không đồng nghĩa với "họ không chi tiêu gì".

Đáng lưu ý, trong cuộc cạnh tranh, nhiều nhà bán lẻ 100% Việt không bị hụt hơi so với khối ngoại. Theo thông tin về "hiện tượng" Vincom, hệ thống 41 TTTM của Vincom có tỉ lệ lấp đầy khá cao. Tại TP.HCM, Vincom Center Đồng Khởi hoạt động đã được hơn 7 năm và TTTM này luôn không có diện tích trống với lượng khách trung bình 50.000 lượt/ngày.

Sẽ tiếp tục "bùng nổ"

Trong khi các TTTM đơn chức năng vắng vẻ, các trung tâm đa chức năng nở rộ và ngày càng mở rộng. Ông Yukio Konishi, tổng giám đốc Aeon Mall VN, cho biết vừa tiếp tục xúc tiến triển khai một trung tâm mua sắm mới tại Hải Phòng, nâng số trung tâm của nhà bán lẻ Nhật Bản ở VN lên 6 và có kế hoạch đầu tư... 20 trung tâm mua sắm đến năm 2025.

Bà Trần Mai Hoa - tổng giám đốc Công ty CP Vincom Retail - cũng cho biết hiện Vincom đang sở hữu 41 TTTM tại 22 tỉnh thành và dự kiến trong năm 2018 mở mới tới hơn... 50 trung tâm mua sắm trên toàn quốc để mở rộng độ phủ tại các tỉnh, thành.

Các nhà đầu tư TTTM đa chức năng cũng đang cạnh tranh nhau quyết liệt, không chỉ ở chỗ giành vị trí đẹp. Nhiều nhà bán lẻ đưa ra nhiều giải pháp để đảm bảo uy tín như tăng giám sát, xếp hạng nhà cung cấp, xem xét các nhà bán lẻ có đánh giá tiêu cực từ người tiêu dùng...

Ông Đỗ Quốc Huy, giám đốc tiếp thị Saigon Co.op, xác nhận xu hướng TTTM đa chức năng là tất yếu. "Chúng tôi cũng đang nghiên cứu đưa một số siêu thị Co.op Mart có diện tích lớn nâng cấp lên mô hình TTTM có mua sắm kết hợp thư giãn, giải trí..." - ông Huy nói.

Trong khi đó, đang dẫn top đầu trong khối doanh nghiệp Việt đầu tư khối TTTM đa chức năng, bà Trần Mai Hoa cho biết hệ thống Vincom vẫn tiếp tục phát triển theo hướng "là nơi khách hàng có thêm những trải nghiệm mới mẻ, niềm vui và gắn kết với cộng đồng", từ đó tăng tính cạnh tranh và thu hút khách..

Người tiêu dùng được lợi

dsc_0855 2(read-only)

Tại khu vực ẩm thực một trung tâm thương mại đa chức năng chiều 22-10 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trong cuộc cạnh tranh bán lẻ, không chỉ doanh nghiệp bán hàng mà các nhà đầu tư TTTM cũng khuyến mãi. Bà Trần Mai Hoa cho biết Vincom thường tham gia cùng khách thuê tại các TTTM trong các chương trình marketing hấp dẫn theo mùa và định kỳ hằng tháng để thu hút khách hàng... Tất cả các khách thuê của Vincom đều có thêm cơ hội bán hàng online trên trang thương mại điện tử Adayroi...

Với các nhà bán lẻ nước ngoài, lượng khách đến tham quan mua sắm quan trọng hơn người đó mua gì, nên phần lớn nhà bán lẻ Hàn Quốc, Nhật Bản đều giữ xe miễn phí. Theo các doanh nghiệp, khách hàng đang thay đổi từng ngày, nhà bán lẻ cần tiếp xúc thường xuyên để biết họ cần gì, chứ không chỉ là bán hàng.


Tác giả bài viết: Văn Thành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập197
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm195
  • Hôm nay10,312
  • Tháng hiện tại280,209
  • Tổng lượt truy cập36,334,764
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây