Bí quyết trả lời các câu hỏi phỏng vấn hóc búa

Thứ ba - 16/05/2017 06:07

Bí quyết trả lời các câu hỏi phỏng vấn hóc búa

Được mời tham gia vòng phỏng vấn có nghĩa là bạn đã bước đầu tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng, sau đó bạn sẽ phải đối mặt với vô vàn câu hỏi và tình huống bất ngờ. Dưới đây là cách giúp bạn chuẩn bị cho những câu hỏi hóc búa từ phía nhà tuyển dụng.

trả lời phỏng vấn, phỏng vấn xin việc,

Các câu hỏi hành vi là chủ đề chính trong những cuộc phỏng vấn

Khái niệm về “câu hỏi phỏng vấn hành vi” có lẽ còn xa lạ với nhiều người. Bạn có thể hiểu đơn giản đây là những câu hỏi để đánh giá quá trình hoạt động và làm việc của bạn trong quá khứ.

Lí do là các nhà tuyển dụng có thể dựa vào quá khứ của bạn đánh giá xem liệu bạn có thể làm được gì cho tương lai và bạn có phù hợp với vị trí mà họ đang cần hay không.

Không khó để nhận biết những câu hỏi như thế này và chắc chắn bạn đã từng nghe qua những câu hỏi kiểu như thế ít nhất 1 lần khi tham gia phỏng vấn:

– Khi công ty của bạn đang trải qua khoảng thời gian khủng hoảng, nó có ảnh hưởng gì đến bạn và bạn đã làm gì trong trường hợp đó?

 
 

– Bạn đã bao giờ tổ chức một chương trình hay quản lí một dự án chưa?

– Bạn đã làm gì để dự án được suôn sẻ? Hãy cho tôi biết những gì bạn đã làm khi nghe về những phản hồi không tốt từ khách hàng và cách bạn khắc phục nó?

Các câu hỏi được đưa ra ở mỗi nơi là khác nhau, thế nhưng đều có chung một điểm đó chính là điều mà bạn nên tập trung tìm hiểu.

Các loại câu hỏi phỏng vấn hành vi

Dưới đây là một số loại câu hỏi phỏng vấn hành vi được tổng hợp dựa trên những nhà tuyển dụng có uy tín. Hãy tìm hiểu chúng để có thể chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn.

1. Làm việc nhóm

Theo Pamela Skillings – người sáng lập Big Interview, câu hỏi phỏng vấn về khả năng làm việc nhóm là câu hỏi phổ biến nhất. Loại câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận biết được đâu là người có khả năng hợp tác và phối hợp trong một tổ chức.

Ví dụ:

– Bạn sẽ làm gì khi phải làm việc chung với một người có cá tính khác biệt so với bạn?

– Đã bao giờ bạn phải đối mặt với một xung đột lớn trong đội chưa và bạn đã giải quyết nó như thế nào?

Điều cần làm:

– Hãy cung cấp một vài ví dụ cho thấy kĩ năng hợp tác và làm việc nhóm của bạn

– Mục tiêu cuối cùng của người phỏng vấn ở phần này chính là cảm giác thoải mái và vui vẻ khi trò chuyện với bạn

– Hiểu được ý nghĩa của công việc và cách làm việc nhóm

– Để thể hiện sự hợp tác của mình, bạn nên thể hiện khả năng giúp đội thành công, thay vì nhấn mạnh vào thành công của cá nhân

– Cho thấy sự tôn trọng và dành lời khen cho những đồng nghiệp cũ thay vì đưa ra những lời chỉ trích

– Trình bày một số kĩ năng hoặc phẩm chất cần có khi làm việc nhóm như: khả năng lắng nghe, tôn trọng đối phương…

trả lời phỏng vấn, phỏng vấn xin việc,

2. Giải quyết vấn đề

Các câu hỏi liên quan đến cách giải quyết vấn đề cũng là loại câu hỏi thường xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn, mục đích tìm ra một người có khả năng quản lí giỏi.

 

Ví dụ:

– Khi công ty của bạn gặp vấn đề hoặc có sự thay đổi nội bộ, bạn làm thế nào để thích nghi với nó?

– Việc khó khăn nhất bạn từng làm là gì? Bạn đã xử lí nó như thế nào?

– Đã bao giờ bạn phải đối mặt với một người đồng nghiệp cứng đầu? Bạn đã làm gì để có thể làm việc chung với người đó?

Điều cần làm:

– Đưa ra ví dụ cho thấy cách giải quyết vấn đề logic và có chiến lược

– Các vấn đề thảo luận nên là các vấn đề chuyên môn thay vì việc vặt hàng ngày

– Mô tả cách tiếp cận vấn đề và chứng minh sự xuất sắc trong việc giải quyết vấn đề. Không nên nhấn mạnh thành tựu của bản thân, hãy khiêm tốn và nói ra kết quả khi vấn đề được giải quyết

3. Động lực và giá trị

Nhà tuyển dụng nào cũng muốn biết động cơ thúc đẩy nhân viên của họ. Thế nhưng, những câu hỏi về vấn đề này thường được đưa ra bất chợt chứ không trực tiếp như những vấn đề kể trên.

Ví dụ:

– Đã bao giờ bạn nỗ lực làm việc chăm chỉ để đạt được điều gì đó chưa?

– Hãy cho tôi biết về quãng thời gian bạn cố gắng để bắt đầu một thói quen mới.

Điều cần làm:

– Trước khi đưa ra câu trả lời, hãy nở một nụ cười

– Những câu hỏi này có vẻ ngẫu nhiên, thế nhưng trọng tâm vấn đề lại được xác định rõ: “điều gì thúc đẩy bạn”

– Những câu hỏi này không đòi hỏi một câu trả lời đúng mà là một câu trả lời có thể cho thấy sự nhiệt huyết và mạch lạc

4. Thất bại

Đây là một trong những câu hỏi được xem là khó nhất khi phỏng vấn vì chúng đòi hỏi những kĩ năng nhất định để trả lời. Mục đích của nhà tuyển dụng là muốn tìm hiểu cách bạn vượt qua và khả năng học hỏi từ thất bại.

Ví dụ:

– Hãy nói cho tôi biết về khoảng thời gian khó khăn nhất bạn đã gặp phải?

– Bạn đã bao giờ thất bại chưa? Bạn đã đối mặt với nó như thế nào?

Điều cần làm:

– Hãy trung thực khi nói về thất bại của bản thân

– Tuy là thất bại nhưng hãy bày tỏ những suy nghĩ tích cực về nó

– Hãy nhận lỗi thay vì đổ lỗi

– Chỉ ra cách nhìn nhận thành công và thất bại

5. Thành quả

Loại câu hỏi cuối cùng này là những câu hỏi yêu cầu đơn giản nhất, nói về thành tích cá nhân. Đây là những câu hỏi mang đến thông tin về kĩ năng và phẩm chất của ứng viên, để hiểu rõ hơn khái niệm về thành công cũng như những mục tiêu của ứng viên đó trong tương lai.

Ví dụ:

– Thành tích lớn nhất bạn đã đạt được là gì?

– Hãy kể cho chúng tôi về một dự án bạn từng hoàn thành tốt.

Điều cần làm:

– Nói rõ về một hoặc một số thành tích thể hiện năng lực của bạn

– Tránh nói quá nhiều về thành tích cá nhân để không bị coi là tự kiêu

– Gần cuối câu trả lời, hãy kết nối những thành tích đã đạt được với mục tiêu ở tương lai

– Liên kết kế hoạch tương lai với công việc đang được phỏng vấn để nhà tuyển dụng thấy rằng công việc chính là một phần cuộc sống của bạn.

 

 

Tác giả bài viết: Theo doanhnhansaigon

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập32
  • Hôm nay10,205
  • Tháng hiện tại330,694
  • Tổng lượt truy cập35,977,039
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây