Bộ não chúng ta xử lý các nỗi sợ khác nhau như thế nào?

Thứ ba - 20/03/2018 00:56

Bộ não chúng ta xử lý các nỗi sợ khác nhau như thế nào?

Theo các nhà khoa học thần kinh, nỗi sợ hãi khác nhau sẽ được não bộ xử lý theo cách thức khác nhau.

Trước hết, hãy xem 2 tình huống đối mặt với sợ hãi khác nhau sau:

Tình huống 1:

Bạn hãy tưởng tượng đang đi bộ một mình vào ban đêm, bỗng cảm giác có một ai đó đang ẩn nấp trong bóng tối, rồi một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng. Bạn tạm khựng lại để quyết định làm gì tiếp theo trong tình huống này.

Lúc này, não bộ sẽ xử lý như thế nào?

Bạn sẽ quay trở lại theo con đường cũ? Bạn sẽ đi qua phía bên kia đường? Hoặc bạn sẽ bỏ qua nỗi sợ hãi và tiếp tục tiến lên?

Tình huống 2:

Bây giờ, hãy xem một kịch bản khác mà ở đó bạn đang đi qua vạch kẻ đường cho người đi bộ. Bỗng nhiên, bạn bị giật mình bởi những tiếng rít của lốp xe và hình ảnh thoáng qua của vật gì đó đang di chuyển nhanh về phía bạn.

Không kịp suy nghĩ, bạn vội nhảy ngay lập tức về phía sau để tránh chiếc xe ô tô vừa lao tới trong gang tấc.

Trong cả hai kịch bản trên, bạn đang cùng phải đối mặt với một tình huống bị đe dọa, nhưng các mối đe dọa này lại rất khác nhau về bản chất. Vì vậy, phản ứng của bạn đối với mỗi loại cũng sẽ khác nhau.

Trong tình huống đầu tiên, mối đe dọa thì đang ở xa, cho bạn thời gian để tư duy một cách có chiến lược. Còn trong trường hợp thứ hai, mối đe dọa sắp sửa xảy ra, và bạn phản ứng một cách tự động không cần suy nghĩ.

Con người sẽ như thế nào khi đối mặt nỗi sợ hãi?

Trong một bài báo đăng trên số ra ngày 06/03/18 của Proceedings of the National Academy of Sciences của giáo sư trợ giảng về Khoa học Thần kinh Nhận thức Dean Mobbs và đồng tác giả, cho thấy lần đầu tiên có hai vùng não bộ liên quan đến việc xử lý nỗi sợ hãi.

Mạch thần kinh trong não bộ. Nguồn: Bbrfoundation

Những vùng này mà họ gọi là "mạch thần kinh xử lý nỗi sợ", chia nhau trách nhiệm để đối phó với các mối đe dọa.

Các mối đe dọa đến từ xa cho phép chúng ta có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ và có những sách lược đối phó, được xử lý bởi mạch thần kinh xử lý nỗi sợ có ý thức.

Mạch này bao gồm các kết nối gần hơn với phần trước của não trong số các vùng não là hồi hải mã, vỏ não vùng đai sau, và vùng vỏ thùy giữa trán (một vùng não chịu trách nhiệm đánh giá mức độ nguy hiểm và đưa ra quyết định).

Các mối đe dọa trước mắt đòi hỏi phản ứng nhanh chóng (đánh lại, chạy trốn, hay cứng đờ người) được xử lý bởi mạch thần kinh quản lý nỗi sợ thụ động,

Bao gồm các kết nối gần phần trung tâm của não bộ, giữa hai cấu trúc có tên gọi là vùng chất xám quanh đường thông não thất và vùng vòng cung vỏ não giữa.

Nghiên cứu cũng cho thấy một mối quan hệ giữa hai mạch thần kinh này mà được Mobbs ví như chiếc ván bập bênh.

Khi hoạt động trong một mạch tăng lên, hoạt động ở bên kia giảm xuống, với tính cấp bách của mối đe dọa xác định hướng ván nghiêng. Sự tác động qua lại đó giúp não phản ứng một cách phù hợp với loại đe dọa đang phải đối mặt.

"Đó là sự thích ứng để dừng một số mạch thần kinh để kích hoạt các mạch khác trong não. Khi mối đe dọa đến gần hơn, bạn muốn ngừng hoạt động của vùng võ não trước trán", ông nói.

"Nếu có một con hổ trong phòng, và bạn đang cố gắng quyết định xem mình nên di chuyển sang trái hay sang phải, thì bạn sẽ kết thúc bị ăn thịt nhanh chóng trước khi tìm thấy cách thoát ra tốt nhất trong tình huống này".

Thí nghiệm "dò xét" não bộ khi ta sợ hãi

Để xem hoạt động bên trong não bộ của một người khi sợ hãi, Mobbs cùng các đồng sự nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật cộng hưởng từ chức năng (fMRI).

Nhưng vì không có nhiều mối đe dọa hiện diện cho một người bên trong một máy MRI, họ đã phát triển một trò chơi điện tử có tên là "kẻ thù ảo" để người tham gia chơi trong quá trình scan (quét não).

 

Trò chơi điện tử yêu cầu những người chơi giữ nhân vật của họ (một hình tam giác nhỏ) trong một ô vuông đặc biệt. Người chơi càng giữ mạng nhân vật của mình ở đó lâu hơn, họ càng kiếm được nhiều tiền hơn.

Trong lúc ấy, một trong ba kẻ thù ảo trườn xung quanh màn hình để chuẩn bị tấn công người chơi.

 

Nếu kẻ thủ tấn công trong khi người chơi vẫn ở trong ô, tất cả số tiền kiếm được trong lượt chơi đó sẽ bị mất đi – và người chơi sẽ nhận được cú sốc điện nhẹ ở tay để mô phỏng mối nguy hiểm về thể chất mà một kẻ thù thực thụ có thể mang lại.

Giống như những con ma trong trò chơi Pac-Man, mỗi kẻ thù ở đây mang một màu sắc khác nhau và có những khả năng tấn công khác nhau.

Kẻ thù mang màu đỏ có khoảng cách tấn công nhỏ, có nghĩa là nó phải ở gần với nhân vật của người chơi để khởi đầu cuộc tấn công.

Còn kẻ thù màu xanh có một khoảng cách tấn công rộng, cho nó khả năng tấn công từ khoảng cách xa hơn và khiến nó trở nên nguy hiểm hơn đối với người chơi.

Kết luận

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi một người chơi phải đối mặt với kẻ thủ màu xanh nguy hiểm hơn cả, hoạt động trong mạch thần kinh quản lý nỗi sợ thụ động của não bộ tăng lên, trong khi hoạt động trong mạch thần kinh quản lý nỗi sợ có ý thức lại giảm xuống.

Ngược lại, khi một người chơi đối mặt với kẻ thù màu đỏ ít nguy hiểm hơn, hoạt động lại tăng lên trong mạch thần kinh quản lý nỗi sợ có ý thức, và giảm xuống trong mạch thần kinh quản lý nỗi sợ thụ động.

"Chúng ta cần xem xét lại quan điểm rằng chỉ có một vùng não liên quan đến nỗi sợ hãi. Điều này cho thấy nỗi sợ hãi không chỉ có một loại. Nó dựa trên bối cảnh, và có thể có ý thức hoặc thuộc về tiềm thức".

Mobbs cho biết những phát hiện này sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về cách mà các mạch thần kinh khác nhau trong não bị hư hỏng ở những người mắc chứng hoảng loạn và lo âu. Từ đó có thể dẫn đến việc điều trị tốt hơn cho những căn bệnh như vậy.

Nguồn: Neurosciencenews, Youtube


 

 

14 hình ảnh khiến người bạo gan nhất cũng phải sợ hãi


 

 

Theo khoa học nghiên cứu, sợ hãi sẽ kích thích sự sản xuất dopamine và adrenalin, làm cho con người cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn. Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi hay buồn bã, 14 hình ảnh dưới đây có thể giúp bạn thay đổi tâm trạng ngay tức khắc.

1. Ai mà sợ độ cao nhìn xuống khéo ngất luôn tại trận.


 

2. Có một sự rùng mình không hề nhẹ.

 

14 hình ảnh khiến người bạo gan nhất cũng phải sợ hãi - Ảnh 2.

 

3. Muốn rụng rời chân tay rồi đấy.

 


 

4. Đừng nhìn em với ánh mắt ấy, em sẽ ngất ngay cho anh xem.

 


 

5. Con vật quái thai dị dạng gì đây?

 


 

6. Cơn lốc xoáy có thể cuốn bay mọi vật.

 


 

7. Tốt nhất đừng có dại dột mà thử độ chịu đựng của tim khi cố tình nhìn con vật kinh dị này thêm mấy giây nữa.

 


 

8. Cảm giác như tận thế đang ập đến, trời đất tối sầm.

 


 

9. Chỉ cần phi nhanh một chút thôi là cuộc đời rẽ sang một hướng khác ngay và luôn.

 


 

10. Bộ nhá tua tủa răng nhọn mà há ra là thôi rồi Lượm ơi đấy.

 


 

 

11. Bây giờ ngất có còn kịp không anh?

 


 

12. Thần kinh không vững và tay với não mà không đồng điệu là thôi xác định đấy.

 


 

13. Chệch một li đi toi ngàn dặm.

 


 

14. Có lối thoát nào dành cho em?

 

 

 
 

Nguồn tin: (Nguồn: B.S)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập113
  • Hôm nay13,251
  • Tháng hiện tại282,662
  • Tổng lượt truy cập35,548,943
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây