Buông bỏ

Chủ nhật - 15/07/2018 10:49

Buông bỏ

Người ta thường nói về “thất tình” của con người: vui vẻ, giận dữ, ai oán, sợ hãi, yêu thương, ác độc, ham muốn, khiến thế giới phàm tục trở thành một sân khấu ân oán tình thù, tuy là từng cảnh từng cảnh nối tiếp nhau, nhưng khi đến lúc nào đó lịch sử sẽ mở ra một trang mới, tái sinh thành người là lại tái diễn từng bộ phim bi hài với quy luật nhân quả, ngay cả vị hoàng đế cửu ngũ chí tôn cũng không thể sử dụng sức mạnh của vàng bạc hoặc quân đội để thoát khỏi luật nhân quả.

Trong “Liệt Tử – Hoàng Đế” ghi chép về Hoàng Đế trị vì trong 15 năm, nhưng lại ưa thích được người trong thiên hạ tôn sùng mình, kết quả đã khiến cho “da dẻ vàng vọt đen sạm, tâm tình chẳng thoải mái”. Sau đó, Hoàng Đế đã thay đổi mục tiêu trong cuộc sống của mình: “Lo lắng cho sự an nguy của thiên hạ, dùng hết sự thông minh và năng lực để chăm lo cho bá tánh”. Nhưng 15 năm sau đó, Hoàng Đế vẫn cảm thấy “da dẻ vàng vọt đen sạm, tâm tình chẳng thoải mái”.

Hóa ra, bất kể chí lớn hay ích kỷ thì vẫn bị mắc kẹt trong “thất tình”, vì vậy không thể nào thoát khỏi ý niệm thế tục được, kết quả tích tụ lại theo thời gian, cơ thể trần tục vẫn bị mắc kẹt trong quy luật sinh lão bệnh tử.

Nhưng Hoàng Đế đã sáng suốt nhận ra: “Trẫm vì có nhiều đam mê nên thân thể mới thành ra thế này, khiến vạn vật cũng thành như thế. Vậy thì buông bỏ mọi quyền lực, rời bỏ khỏi cung tẩm, lui về chốn thanh tịnh, dứt bỏ tạp niệm, ba tháng không đụng vào chuyện triều chính”. Quyền lực vừa được buông bỏ, tâm trạng được thông suốt, dẫn đến nhân duyên cũng thay đổi, trong giấc mơ Hoàng Đế đã có thể du ngoạn đến chốn thần tiên Hoa Tư Quốc.

Cuốn “Liệt Tử” cùng với “Đạo đức kinh”, “Trang Tử”, “Văn Tử” được xem là bốn bộ sách kinh điển của Đạo gia vào triều đại nhà Đường. “Liệt Tử” còn được gọi là “Xung hư kinh” hay “Xung hư chân kinh” là một bộ sách kinh điển quan trọng của Đạo gia, tương truyền rằng sách này do Ngự khấu Trịnh Nhân Liệt soạn ra vào khoảng thời kỳ Xuân Thu chiến quốc.

tu luyện, thất tình lục dục,

Đạo gia chú trọng thanh tĩnh, xa rời phàm tục. (Ảnh: internet)

Đạo gia khi tu luyện sẽ coi những sự tình thế gian hoàn toàn khác với góc nhìn và giá trị của thế giới phàm tục. Trong thời đại tư tưởng khoa học ngày nay, các bậc phụ huynh đều mong đợi con cái có một tương lai tốt đẹp trong xã hội, nên họ đã gửi gắm con cái học tập các kỹ năng khoa học từ lúc nhỏ. Tuy nhiên tinh thần khoa học không thể được đo bằng hệ thống thi cử, cho nên rất dễ bị người ta bỏ qua.

Tầm quan trọng của tinh thần khoa học có thể thấy được từ câu nói nổi tiếng của Einstein: “Bất cứ ai tự cho mình là một thẩm phán trong lĩnh vực chân lý và tri thức, thì sẽ bị hủy hoại bởi tiếng cười của Thần linh”.

Nếu bạn làm theo được lời nói của nhà khoa học vĩ đại này, thì sự “khiêm nhường” chính là thái độ cơ bản mà người thầy và học trò phải có. Với thái độ như vậy và xem xét lại nhiều nền văn minh cổ đại mà hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể khám phá ra, thì chúng ta sẽ không vì câu nói “phong kiến mê tín” mà từ chối không chấp nhận nữa.

Hoa Tư Quốc được ghi chép trong “Liệt Tử” là một giọt nước trong đại dương văn minh kỳ diệu của Trung Hoa cổ đại, trong đó có viết: “Đất nước của dòng tộc Hoa Tư nằm tại phía Tây của Yêm Châu, phía Bắc của Đài Châu, không biết cách Tư Tề Quốc mấy ngàn vạn dặm; nơi đây xe thuyền không thể đến, mà chỉ có Thần tiên mới đến được.

Đất nước này không có giáo viên, mà tự thân có thể phát triển. Họ không biết đến sống vui, cũng không biết đến chết khổ, nên không có chết yểu; không biết yêu bản thân, cũng không biết phớt lờ sự vật, nên không có yêu hận; không biết phản nghịch, cũng không biết thuận theo, nên không có lợi hay hại. Hết thảy đều không có yêu thương, tiếc nuối, hay sợ hãi bất cứ gì.

Xuống nước không đắm, vào lửa không nóng. Đánh chém không thấy đau, gãi cọ không thấy ngứa. Đi lại trên không như đang cưỡi vật thật, ngủ trong hư không mà như đang nằm giường. Sương mù không cản trở được tầm nhìn, sấm sét không cản được tai nghe, sự đẹp xấu không làm trái tim thay đổi, thung lũng không thể làm chùn bước, làm được những điều đó chỉ có Thần tiên mà thôi”.

Sau đó, Hoàng Đế nói với các cận thần rằng: “Trẫm nghỉ ngơi 3 tháng, dứt bỏ tạp niệm, nghĩ rằng đã tìm ra đạo tu dưỡng thân thể và trị được vạn vật. Lúc mệt mỏi đã mơ được giấc mơ như thế, bây giờ đã biết được rằng đạo không thể cưỡng cầu. Trẫm đã biết được! Trẫm đã hiểu được!”.

Sau khi gần như đã thay đổi được góc độ nhìn nhận thế gian bằng sự thông suốt của mình, Hoàng Đế đã buông bỏ bảy loại cảm xúc mà tu thành từ bi, năm Đức Trạch thứ 28, lập lại an ninh và trật tự trong thiên hạ. Câu chuyện về Hoàng Đế theo Quảng Thành Tử tu thành đắc đạo và thăng thiên cũng đã trở thành một giai thoại truyền mãi cho đời sau.

tu luyện, thất tình lục dục,

Hoàng Đế lên núi tìm đạo bái tiên ông Quảng Thành Tử làm thầy. (Ảnh: xw.qq.com )

Có câu nói, nếu muốn giáo dục con cái được tốt, thì nhất định không được để cảm xúc chi phối, mà phải dùng lý trí và trí tuệ làm thước đo. Chuyến du ngoạn kỳ diệu của Hoàng Đế đến Hoa Tư Quốc thật sự rất đáng để người đời phải suy ngẫm. 


Cuối cùng xin kết lại bằng một đoạn thơ:

Thất tình tuy phồn bất nan khứ

Đạo tâm sở khởi kiên trì tục

Tu luyện nhược tùy chính pháp quy

Đức cao công thành chân lạc thú.

Tạm dịch:

Bảy loại cảm xúc tuy dồi dào nhưng không dễ biến mất

Khi tâm đạo đã khởi thì cần phải duy trì

Tu luyện nếu có thể trở về chính pháp

Đức cao công thành mới thật là đáng vui.

 

 

 
 

Tác giả bài viết: Tuệ Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập34
  • Hôm nay15,885
  • Tháng hiện tại309,559
  • Tổng lượt truy cập35,955,904
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây