Thứ nhất: Thường xuyên chải đầu – Chải để khơi thông kinh lạc ở phần đầu, giúp giảm thiểu các vấn đề về tim mạch.
Phần đầu là một bộ phận quan trọng nhất, tại đây chứa rất nhiều huyệt vị, dùng tay vuốt nhẹ một cái là chạm được tới mấy huyệt vị.
Mỗi buổi sáng chải đầu khoảng 300 lượt có thể khơi thông các kinh lạc ở phần đầu, điều này giúp giải quyết các bệnh như đau đầu, các bệnh liên quan đến túi mật, tuyến sữa, bệnh tim mạch. Bạn không cần thiết phải mua lược về chải đầu, chỉ cần cắt móng tay sau đó dùng đốt ngón tay nhẹ nhàng chải, chải đến chỗ nào mà cảm thấy đau thì có nghĩa là chỗ đó bị bầm tím, nên tránh phần đó ra.
Thứ hai: Dụi nhẹ vành tai – Cường thận, khơi thông các dây thần kinh thận.
Thận chứa bộ máy lọc bỏ tất cả các chất độ hại trong cơ thể, dụi nhẹ vành tai có thể khơi thông các dây thần kinh ở thận. Trên tai của chúng ta các huyệt phân bố cũng vô cùng dày đặc.
Ngón cái, ngón trỏ dụi nhẹ vành tai theo vòng trong khoảng 1 phút, khi đó ta có thể cảm nhận được tai đang nóng lên. Điều này chứng tỏ các huyệt trong cơ thể đã được mở ra.
Thứ ba: Nắm nhẹ huyệt hậu khê – Khơi thông các dây thần kinh ở cột sống, phòng ngừa đau cổ, vai, thắt lưng.
Nếu bạn ngồi lâu mà không vận động, có thể đặt huyệt hậu khê của hai bàn tay vào thành bàn, hai tay nhẹ nhàng chuyển động, điều này sẽ kích thích được các huyệt vị.
Khi vận động, sẽ có một chút đau đớn nhẹ. Mỗi ngày làm động tác này 3 phút, tay tùy ý chuyển động nắm vào một chút, thực hiện động tác này trong một khoảng thời gian dài sẽ có lợi cho đốt sống thắt lưng, đốt sống cổ, ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ thị lực.
Thứ tư: Vỗ nhẹ vào nách – khơi thông các dây thần kinh ở tim và phổi, giúp nhuận phế dưỡng tâm, loại bỏ chất độc.
Các kinh lạc tập trung ở phần nách rất nhiều, có dây thần kinh màng tim, dây thần kinh của tim, dây thần kinh ở tim nối với phổi, qua việc vỗ nhẹ vào nách sẽ đào thải được khí nóng và độc tố trong tim và phổi ra ngoài.
Khi vỗ, bàn thay phải thả lỏng, dùng lực vừa phải, mỗi cánh tay vỗ liền 5-10 phút, vỗ nách bên trái trước, khi vỗ xong bạn sẽ thấy các chất độc có các nhiều màu khác nhau xuất hiện như đỏ, xanh, tím, đen, màu càng đậm thì càng nhiều vấn đề về sức khỏe.
Mỗi tuần vỗ 1 lần là được. Vỗ 3-5 lần độc tố sẽ dần dần giảm đi.
Chú ý: sau khi vỗ xong, lập tức uống một ly nước, có thể đẩy nhanh quá trình thải độc, sau khi vỗ không được đi tắm ngay.
Thứ năm: Tĩnh tâm tu thân – Có thể dung hòa kinh lạc toàn thân, tăng cường sinh lực.
Tức giận ảnh hưởng đến gan, vui vẻ ảnh hưởng đến tim, buồn ảnh hưởng đến thận, điều chỉnh bản thân mình ở vào trạng thái “tâm bình khí hòa”, việc này khiến chúng ta có thể tăng cường sinh lực.
GD&TĐ - Mát xa bấm huyệt là một trong những giải pháp phòng chữa bệnh quan trọng nhất của Đông y. 3 huyệt vị này có tác dụng đặc biệt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
Đông y có câu nói nổi tiếng, hãy dùng những ngón tay trước khi phải dùng đến kim tiêm, đây là câu cửa miệng của những danh y xưa, nhấn mạnh vai trò đặc biệt của việc xoa bóp, bấm huyệt đối với sức khỏe.
Chúng ta đều biết rằng, bệnh gan nhiễm mỡ cần phải được điều trị tích cực sau khi phát hiện, nếu không nó có thể gây ra bệnh gan ở mức độ nghiêm trọng dần lên theo thời gian.
Y học Trung Quốc đánh giá cao cách xoa bóp bấm huyệt – việc đơn giản mang lại hiệu quả có thể ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ. Bài viết được đăng tải trên kênh chuyên môn Nhân thể Huyệt vịcủa Trung Quốc có thể giúp bạn thêm giải pháp để tự chăm sóc sức khỏe.
Đông y hướng dẫn cách bấm 3 huyệt vị có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ.
1. Huyệt nội quan, ngoại quan
Vị trí huyệt nội quan: Cách đường chỉ cổ tay phía trong khoảng 3 ngón tay, giữa 2 đường gân. Xem hình vẽ để xác định đúng vị trí huyệt.
Huyệt ngoại quan nằm ở vị trí đối diện với huyệt nội quan.
Chức năng của huyệt vị: Giúp làm thông kinh mạch, điều hòa khí huyết.
Cách bấm: Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái của bàn tay này bấm cho tay kia với một lực bấm vừa phải, kiên trì bấm kéo dài trong khoảng 5 phút.
Nguyên tắc bấm huyệt là bạn sẽ bấm và giữ 2 giây xong thả lỏng 1 giây nghỉ rồi tiếp tục đều đặn như vậy. Khi có cảm giác buồn buồn mỏi mỏi vùng huyệt thì có thể đổi sang tay khác.
2. Huyệt Túc tam lý
Vị trí: Trên mặt trước của cẳng chân, cách đầu gối bên ngoài 3 thốn, điểm giữa vị trí tiếp nối 2 phần xương cẳng chân. Xem hình ảnh để xác định đúng vị trí.
Chức năng của huyệt vị: Giúp khai thông gan và điều tiết khí trong cơ thể, thông kinh, giảm đau, tăng cường sức mạnh cơ bắp và ổn định tinh thần, trấn tĩnh thần kinh.
Cách bấm: Dùng ngón trỏ hoặc ngón cái của cả hai tay, bấm đồng thời huyệt túc tam lý của cả 2 chân. Bấm theo cách như trên và đều tay, liên tục, từ nhẹ đến mạnh.
3. Huyệt Đại chùy
Vị trí: Nằm ở trên đường thẳng của xương cột sống, dưới đốt sống cổ thứ 7 (phần nhô cao nổi bật nhất sau đầu và cổ).
Chức năng của huyệt vị: Làm khơi thông các kinh lạc, trừ phong tản hàn, loại bỏ gió lạnh.
Cách bấm: Phương pháp bấm như trên, ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi xuống phía trước, dùng ngón cái hoặc ngón trỏ với 1 lực tương đối mạnh, ấn lên vùng huyệt rồi thả lỏng theo nhịp đều tay và liên tục.
Thường xuyên xoa bóp các huyệt vị này có hiệu quả rõ rệt trong việc ngăn ngừa gan nhiễm mỡ. Đồng thời, bạn nên kết hợp với tập thể dục và chế độ ăn uống đúng cách sẽ giúp phòng chữa bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả hơn.