7 người hùng vĩ đại của phong trào nhân quyền thế giới

Thứ bảy - 14/07/2018 09:24

7 người hùng vĩ đại của phong trào nhân quyền thế giới

Từ Nelson Mandela, Mahatma Gandhi cho tới Jimmy Carter, các nhà hoạt động nhân quyền không biết mệt mỏi này đã làm thế giới trở nên tốt hơn.
nhan quyen, Nhà hoạt động nhân quyền,

Cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela. (Ảnh: internet)

Năm 539 TCN, quân đội của Cyrus Đại đế chinh phục thành Babylon. Thay vì cướp bóc và cưỡng đoạt, Cyrus đã giải phóng nô lệ, tuyên bố tự do tôn giáo và thiết lập sự công bằng chủng tộc trên mảnh đất này. Những sắc lệnh và các văn bản luật của ông đã được ghi bằng chữ hình nêm trên một trụ đất sét nung được gọi là Trụ Cyrus (Cyrus Cylinder). Đây được xem là hiến chương đầu tiên trên thế giới về nhân quyền.

Trong những thiên niên kỷ sau đó cũng có không ít câu chuyện về những con người vĩ đại như Cyrus Đại đế, đã góp phần thay đổi thế giới thông qua việc đấu tranh cho nhân quyền và dân quyền. Những nhân vật sau đây là một phần của các anh hùng trong lịch sử, những người đã cống hiến chính bản thân mình trong cuộc đấu tranh cho công lý này.

1. Nelson Mandela (1918-2013)

Cuộc cách mạng chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi đã tạo niềm cảm hứng cho một chiến dịch quốc tế kêu gọi trả tự do cho Nelson Mandela khỏi ngục tù khi ông thụ án chung thân khổ sai do bị khép tội phá hoại và âm mưu lật đổ chính quyền. Sau 27 năm bị giam cầm, ông được trả tự do năm 1990 và ba năm sau ông được trao giải Nobel Hoà bình cùng Tổng thống Nam Phi  F.W. de Klerk vì những hoạt động xoá bỏ chính sách phân biệt chủng tộc của chủ nghĩa Apartheid.

Năm 1994, Mandela được bầu làm tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi, chức vụ mà ông giữ vững cho đến năm 1999. Bên cạnh nhiều giải thưởng được trao tặng, ông còn có nhiều danh hiệu cao quý như “Vị cha già dân tộc”, “Người cha khai sinh nền dân chủ”, hay “Anh hùng giải phóng dân tộc, tinh thần Washington và Lincoln hợp nhất trong một con người”.

2. Tù trưởng Joseph (1840-1904)

nhan quyen, Nhà hoạt động nhân quyền,

Tù trưởng Joseph. (Ảnh qua Field & Stream)

Ông là con trai của tù trưởng Nez Perce trong thời nước Mỹ mở rộng về miền Viễn Tây. Joseph sinh ra vào thời điểm có nhiều tranh chấp về các hiệp ước lãnh thổ, dẫn đến những hành vi bất công và xâm chiếm của lực lượng quân đội Mỹ. Năm 1871, Joseph trở thành tù trưởng, ông đã không ngừng nỗ lực nhằm bảo vệ bộ tộc của mình và chống lại những hành vi bạo lực trả đũa nhắm vào họ.

Tù trưởng Joseph đã nhiều lần đàm phán với chính quyền liên bang để họ cho phép bộ tộc của ông được giữ lại đất đai; và như thường lệ trong những trường hợp như vậy, ba năm sau chính quyền lại lật lọng đảo ngược hiệp ước và họ lại đe doạ sẽ tấn công người da đỏ nếu bộ tộc không di chuyển đến vùng đất dành riêng cho thổ dân.

Năm 1879, Tù trưởng Joseph đã gặp Tổng thống Rutherford B. Hayes và thương lượng cho bộ tộc mình. Trong suốt một phần tư thế kỷ, ông đã trở thành một lãnh tụ vĩ đại cũng như một luật sư hùng biện cho bộ tộc, góp phần xoá bỏ những chính sách bất công và vi hiến của Liên bang đối với người dân của ông. Ông đã chu du khắp đất nước và thay mặt cho người Mỹ bản địa đấu tranh trong hoà bình đến trọn đời.

3. Mohandas Karamchand Gadhi (1869-1948)

nhan quyen, Nhà hoạt động nhân quyền,

Chân dung Mohandas Karamchand Gandhi. (Ảnh qua दैनिक भास्कर)

Năm 2007, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố lấy sinh nhật của Mohandas Karamchand Gandhi (2/10 hàng năm) làm Ngày Quốc tế Bất bạo động, và không có gì ngạc nhiên cho việc này.

Với sự phát triển và truyền bá thông điệp bất tuân dân sự bằng bất bạo động và áp dụng trên quy mô lớn, Gandhi – người mà công chúng thường gọi là Mahatma Gandhi (Mahatma: Thánh nhân) – đã mang đến nền độc lập vẻ vang cho Ấn Độ và điều đó trở thành niềm cảm hứng cho các phong trào đấu tranh bất bạo động, dân quyền và tự do trên toàn thế giới.

4. Oskar Schindler (1908-1974)
nhan quyen, Nhà hoạt động nhân quyền,

Oskar Schindler. (Ảnh qua Faith Strong Today)

Oskar Schindler từng là một nhà tư bản công nghiệp và là Đảng viên Đức Quốc xã. Tuy nhiên bất chấp tiểu sử tiền định ấy, Schindler đã không màng hiểm nguy làm mọi cách để cứu thoát hơn 1000 người Do Thái khỏi bị trục xuất tới Auschwitz trong Thế Chiến II.

Tại sao ông lại giúp đỡ họ? Năm 1964, trong một cuộc phỏng vấn Schindler nói: “Tình trạng khủng bố người Do Thái của chính quyền quân sự tại vùng lãnh thổ Ba Lan bị Đức chiếm đóng ngày càng tồi tệ hơn. Trong các năm 1939 và 1940, họ cưỡng ép người Do Thái đeo Ngôi sao David, gom tụ họ lại với nhau rồi giam cầm vào các khu cách ly. Năm 1941 và 1942, sự tàn ác này đã bị phơi bày hoàn toàn. Là một con người biết suy nghĩ, bạn phải vượt qua được nỗi hèn nhát bên trong nội tâm mình, điều đơn giản nên làm là giúp đỡ họ. Không còn lựa chọn nào khác”.

Schindler qua đời trong cảnh khánh kiệt và gần như không được ai biết đến tại nước Đức năm 1974. Nhiều người được ông cứu giúp và con cháu của họ đã đóng góp tài chính để chuyển di hài của ông về an táng tại Israel, theo như ước nguyện cuối đời của Schindler. Năm 1993, Hội đồng Tưởng niệm Diệt chủng Do thái Hoa Kỳ đã trao tặng Huân chương Tưởng niệm của Bảo tàng cho Schindler sau khi ông từ trần.

5. Jimmy Carter (sinh năm 1924)

nhan quyen, Nhà hoạt động nhân quyền,

Jimmy Carter. (Ảnh qua Health Magazine)

Là tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ, Jimmy Carter rời Nhà Trắng năm 1980 với mức tín nhiệm thấp 34%. Trong nhiều thập niên sau đó, ông đã bù đắp nhiều hơn cho việc này. Năm 1982, ông và vợ là bà Rosalynn đã thành lập Trung tâm Carter ở Atlanta, nơi được hướng đạo bởi “một cam kết rất cơ bản cho nhân quyền và giảm bớt nỗi khổ đau cho con người; theo đuổi việc phòng ngừa và giải quyết các xung đột, tăng cường tự do và dân chủ, cũng như cải thiện sức khoẻ”, theo như tuyên bố về sứ mệnh của trung tâm.

Trung tâm phi lợi nhuận này có một danh sách đáng chú ý về những thành tựu đạt được bao gồm: quá trình khảo sát 94 cuộc bầu cử từ 37 quốc gia nhằm ủng hộ nền dân chủ, tiến trình hoà bình ở Ethiopia, Eritrea, Liberia, Sudan, Uganda, Bán đảo Triều Tiên, Haiti, Bosnia & Herzegovina, Trung Đông; sự ủng hộ to lớn với bệnh nhân mắc các hội chứng tâm thần; tăng cường những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế cũng như tự do ngôn luận của các cá nhân bảo vệ những quyền này trong các cộng đồng toàn cầu. Đó là những điểm nổi bật giữa những công việc quan trọng của họ.

Năm 2002, Carter nhận Giải thưởng Nobel Hoà bình cho nỗ lực nhằm “tìm kiếm các giải pháp hoà bình cho các cuộc xung đột quốc tế, tăng cường dân chủ và nhân quyền và phát triển kinh tế cũng như xã hội” thông qua Trung tâm Carter.

6. Martin Luther King Jr. (1929-1968)

nhan quyen, Nhà hoạt động nhân quyền,

Martin Luther King Jr. (Ảnh qua A&E’s Biography)

Là mục sư truyền đạo, nhà hoạt động xã hội và cũng là lãnh đạo phong trào dân quyền của người Mỹ gốc Phi, Martin Luther King Jr. nổi tiếng trong việc sử dụng biện pháp bất tuân dân sự phi bạo lực để tăng cường dân quyền. Luther King đã lãnh đạo hoạt động phi bao lực đầu tiên của người Mỹ gốc Phi với cuộc tẩy chay xe buýt bắt đầu năm 1955 và cũng lãnh đạo việc chấm dứt phân biệt hành khách trên các chuyến xe buýt theo màu da của họ.

Trong giai đoạn 11 năm từ 1957 đến 1968, Luther King đã đi quãng đường gần 10 triệu km và có hơn 2.500 cuộc nói chuyện, xuất hiện ở các nơi bất công, phản kháng và hành động – tất cả được phản ánh trong 5 cuốn sách và vô số bài thảo luận ông. Ở tuổi 35, King là người trẻ nhất đoạt giải Nobel Hoà bình. 4 năm sau, vào năm 1968, ông đã bị ám sát.

7. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (sinh năm 1935)

nhan quyen, Nhà hoạt động nhân quyền,

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14(Ảnh qua Πολίτης)

Là tu sỹ Phật giáo và nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, Đức Tenzin Gyatso, đương kim Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã được nhận Giải Nobel Hoà bình năm 1989 vì cuộc đấu tranh bất bạo động để giải phóng Tây Tạng của ông. Bằng sự kiên định ủng hộ các chính sách bất bạo động, thậm chí khi phải đối mặt với sự gây hấn cực độ của đối phương. Ông cũng là ứng viên Giải Nobel đầu tiên được xem xét vì sự chú trọng giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu.

Là người theo đuổi hoà bình, ông đã nhận trên 150 giải thưởng, học vị danh dự và huân chương nhằm ghi nhận những thông điệp của ông về hoà bình, bất bạo động, hiểu biết lẫn nhau giữa các tôn giáo, trách nhiệm toàn cầu cũng như lòng trắc ẩn. Ông cũng là tác giả hoặc đồng sáng tác trên 110 cuốn sách; chưa kể hơn 7 triệu người theo dõi tài khoản Twitter.

Trung Hiếu, theo MMN

7 người hùng vĩ đại của phong trào nhân quyền thế giới


 

 

Từ Nelson Mandela, Mahatma Gandhi cho tới Jimmy Carter, các nhà hoạt động nhân quyền không biết mệt mỏi này đã làm thế giới trở nên tốt hơn.

nhan quyen, Nhà hoạt động nhân quyền,

Cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela. (Ảnh: internet)

Năm 539 TCN, quân đội của Cyrus Đại đế chinh phục thành Babylon. Thay vì cướp bóc và cưỡng đoạt, Cyrus đã giải phóng nô lệ, tuyên bố tự do tôn giáo và thiết lập sự công bằng chủng tộc trên mảnh đất này. Những sắc lệnh và các văn bản luật của ông đã được ghi bằng chữ hình nêm trên một trụ đất sét nung được gọi là Trụ Cyrus (Cyrus Cylinder). Đây được xem là hiến chương đầu tiên trên thế giới về nhân quyền.

Trong những thiên niên kỷ sau đó cũng có không ít câu chuyện về những con người vĩ đại như Cyrus Đại đế, đã góp phần thay đổi thế giới thông qua việc đấu tranh cho nhân quyền và dân quyền. Những nhân vật sau đây là một phần của các anh hùng trong lịch sử, những người đã cống hiến chính bản thân mình trong cuộc đấu tranh cho công lý này.

1. Nelson Mandela (1918-2013)

Cuộc cách mạng chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi đã tạo niềm cảm hứng cho một chiến dịch quốc tế kêu gọi trả tự do cho Nelson Mandela khỏi ngục tù khi ông thụ án chung thân khổ sai do bị khép tội phá hoại và âm mưu lật đổ chính quyền. Sau 27 năm bị giam cầm, ông được trả tự do năm 1990 và ba năm sau ông được trao giải Nobel Hoà bình cùng Tổng thống Nam Phi  F.W. de Klerk vì những hoạt động xoá bỏ chính sách phân biệt chủng tộc của chủ nghĩa Apartheid.

Năm 1994, Mandela được bầu làm tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi, chức vụ mà ông giữ vững cho đến năm 1999. Bên cạnh nhiều giải thưởng được trao tặng, ông còn có nhiều danh hiệu cao quý như “Vị cha già dân tộc”, “Người cha khai sinh nền dân chủ”, hay “Anh hùng giải phóng dân tộc, tinh thần Washington và Lincoln hợp nhất trong một con người”.

2. Tù trưởng Joseph (1840-1904)

nhan quyen, Nhà hoạt động nhân quyền,

Tù trưởng Joseph. (Ảnh qua Field & Stream)

Ông là con trai của tù trưởng Nez Perce trong thời nước Mỹ mở rộng về miền Viễn Tây. Joseph sinh ra vào thời điểm có nhiều tranh chấp về các hiệp ước lãnh thổ, dẫn đến những hành vi bất công và xâm chiếm của lực lượng quân đội Mỹ. Năm 1871, Joseph trở thành tù trưởng, ông đã không ngừng nỗ lực nhằm bảo vệ bộ tộc của mình và chống lại những hành vi bạo lực trả đũa nhắm vào họ.

Tù trưởng Joseph đã nhiều lần đàm phán với chính quyền liên bang để họ cho phép bộ tộc của ông được giữ lại đất đai; và như thường lệ trong những trường hợp như vậy, ba năm sau chính quyền lại lật lọng đảo ngược hiệp ước và họ lại đe doạ sẽ tấn công người da đỏ nếu bộ tộc không di chuyển đến vùng đất dành riêng cho thổ dân.

Năm 1879, Tù trưởng Joseph đã gặp Tổng thống Rutherford B. Hayes và thương lượng cho bộ tộc mình. Trong suốt một phần tư thế kỷ, ông đã trở thành một lãnh tụ vĩ đại cũng như một luật sư hùng biện cho bộ tộc, góp phần xoá bỏ những chính sách bất công và vi hiến của Liên bang đối với người dân của ông. Ông đã chu du khắp đất nước và thay mặt cho người Mỹ bản địa đấu tranh trong hoà bình đến trọn đời.

3. Mohandas Karamchand Gadhi (1869-1948)

nhan quyen, Nhà hoạt động nhân quyền,

Chân dung Mohandas Karamchand Gandhi. (Ảnh qua दैनिक भास्कर)

Năm 2007, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố lấy sinh nhật của Mohandas Karamchand Gandhi (2/10 hàng năm) làm Ngày Quốc tế Bất bạo động, và không có gì ngạc nhiên cho việc này.

Với sự phát triển và truyền bá thông điệp bất tuân dân sự bằng bất bạo động và áp dụng trên quy mô lớn, Gandhi – người mà công chúng thường gọi là Mahatma Gandhi (Mahatma: Thánh nhân) – đã mang đến nền độc lập vẻ vang cho Ấn Độ và điều đó trở thành niềm cảm hứng cho các phong trào đấu tranh bất bạo động, dân quyền và tự do trên toàn thế giới.

4. Oskar Schindler (1908-1974)
nhan quyen, Nhà hoạt động nhân quyền,

Oskar Schindler. (Ảnh qua Faith Strong Today)

Oskar Schindler từng là một nhà tư bản công nghiệp và là Đảng viên Đức Quốc xã. Tuy nhiên bất chấp tiểu sử tiền định ấy, Schindler đã không màng hiểm nguy làm mọi cách để cứu thoát hơn 1000 người Do Thái khỏi bị trục xuất tới Auschwitz trong Thế Chiến II.

Tại sao ông lại giúp đỡ họ? Năm 1964, trong một cuộc phỏng vấn Schindler nói: “Tình trạng khủng bố người Do Thái của chính quyền quân sự tại vùng lãnh thổ Ba Lan bị Đức chiếm đóng ngày càng tồi tệ hơn. Trong các năm 1939 và 1940, họ cưỡng ép người Do Thái đeo Ngôi sao David, gom tụ họ lại với nhau rồi giam cầm vào các khu cách ly. Năm 1941 và 1942, sự tàn ác này đã bị phơi bày hoàn toàn. Là một con người biết suy nghĩ, bạn phải vượt qua được nỗi hèn nhát bên trong nội tâm mình, điều đơn giản nên làm là giúp đỡ họ. Không còn lựa chọn nào khác”.

Schindler qua đời trong cảnh khánh kiệt và gần như không được ai biết đến tại nước Đức năm 1974. Nhiều người được ông cứu giúp và con cháu của họ đã đóng góp tài chính để chuyển di hài của ông về an táng tại Israel, theo như ước nguyện cuối đời của Schindler. Năm 1993, Hội đồng Tưởng niệm Diệt chủng Do thái Hoa Kỳ đã trao tặng Huân chương Tưởng niệm của Bảo tàng cho Schindler sau khi ông từ trần.

5. Jimmy Carter (sinh năm 1924)

nhan quyen, Nhà hoạt động nhân quyền,

Jimmy Carter. (Ảnh qua Health Magazine)

Là tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ, Jimmy Carter rời Nhà Trắng năm 1980 với mức tín nhiệm thấp 34%. Trong nhiều thập niên sau đó, ông đã bù đắp nhiều hơn cho việc này. Năm 1982, ông và vợ là bà Rosalynn đã thành lập Trung tâm Carter ở Atlanta, nơi được hướng đạo bởi “một cam kết rất cơ bản cho nhân quyền và giảm bớt nỗi khổ đau cho con người; theo đuổi việc phòng ngừa và giải quyết các xung đột, tăng cường tự do và dân chủ, cũng như cải thiện sức khoẻ”, theo như tuyên bố về sứ mệnh của trung tâm.

Trung tâm phi lợi nhuận này có một danh sách đáng chú ý về những thành tựu đạt được bao gồm: quá trình khảo sát 94 cuộc bầu cử từ 37 quốc gia nhằm ủng hộ nền dân chủ, tiến trình hoà bình ở Ethiopia, Eritrea, Liberia, Sudan, Uganda, Bán đảo Triều Tiên, Haiti, Bosnia & Herzegovina, Trung Đông; sự ủng hộ to lớn với bệnh nhân mắc các hội chứng tâm thần; tăng cường những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế cũng như tự do ngôn luận của các cá nhân bảo vệ những quyền này trong các cộng đồng toàn cầu. Đó là những điểm nổi bật giữa những công việc quan trọng của họ.

Năm 2002, Carter nhận Giải thưởng Nobel Hoà bình cho nỗ lực nhằm “tìm kiếm các giải pháp hoà bình cho các cuộc xung đột quốc tế, tăng cường dân chủ và nhân quyền và phát triển kinh tế cũng như xã hội” thông qua Trung tâm Carter.

6. Martin Luther King Jr. (1929-1968)

nhan quyen, Nhà hoạt động nhân quyền,

Martin Luther King Jr. (Ảnh qua A&E’s Biography)

Là mục sư truyền đạo, nhà hoạt động xã hội và cũng là lãnh đạo phong trào dân quyền của người Mỹ gốc Phi, Martin Luther King Jr. nổi tiếng trong việc sử dụng biện pháp bất tuân dân sự phi bạo lực để tăng cường dân quyền. Luther King đã lãnh đạo hoạt động phi bao lực đầu tiên của người Mỹ gốc Phi với cuộc tẩy chay xe buýt bắt đầu năm 1955 và cũng lãnh đạo việc chấm dứt phân biệt hành khách trên các chuyến xe buýt theo màu da của họ.

Trong giai đoạn 11 năm từ 1957 đến 1968, Luther King đã đi quãng đường gần 10 triệu km và có hơn 2.500 cuộc nói chuyện, xuất hiện ở các nơi bất công, phản kháng và hành động – tất cả được phản ánh trong 5 cuốn sách và vô số bài thảo luận ông. Ở tuổi 35, King là người trẻ nhất đoạt giải Nobel Hoà bình. 4 năm sau, vào năm 1968, ông đã bị ám sát.

7. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (sinh năm 1935)

nhan quyen, Nhà hoạt động nhân quyền,

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14(Ảnh qua Πολίτης)

Là tu sỹ Phật giáo và nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, Đức Tenzin Gyatso, đương kim Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã được nhận Giải Nobel Hoà bình năm 1989 vì cuộc đấu tranh bất bạo động để giải phóng Tây Tạng của ông. Bằng sự kiên định ủng hộ các chính sách bất bạo động, thậm chí khi phải đối mặt với sự gây hấn cực độ của đối phương. Ông cũng là ứng viên Giải Nobel đầu tiên được xem xét vì sự chú trọng giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu.

Là người theo đuổi hoà bình, ông đã nhận trên 150 giải thưởng, học vị danh dự và huân chương nhằm ghi nhận những thông điệp của ông về hoà bình, bất bạo động, hiểu biết lẫn nhau giữa các tôn giáo, trách nhiệm toàn cầu cũng như lòng trắc ẩn. Ông cũng là tác giả hoặc đồng sáng tác trên 110 cuốn sách; chưa kể hơn 7 triệu người theo dõi tài khoản Twitter.

 

Tác giả bài viết: Trung Hiếu, theo MMN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập36
  • Hôm nay15,859
  • Tháng hiện tại319,481
  • Tổng lượt truy cập35,965,826
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây