Tham quan Hòa Thân vẫn để lại bài học

Thứ sáu - 13/07/2018 05:01

Tham quan Hòa Thân vẫn để lại bài học

Có nhiều lý do để Càn Long bao che cho Hòa Thân song sự cố gắng của nhân vật này được xem là yếu tố then chốt.

Nghệ thuật lấy lòng cấp trên của Hòa Thân

Khi còn đi học, Hòa Thân đã bộc lộ sự vượt trội hơn hẳn so với các bạn học cùng xuất thân Bát Kỳ khác.

Năm lên 10 tuổi, ông đã bắt đầu học cách bắt chước kiểu chữ của Càn Long để sau này khi viết tấu chương có thể lấy được thiện cảm từ Hoàng đế.

Thầy dạy của ông là Ngô Tỉnh Lan biết được chuyện này lại càng thêm cảm mến học trò của mình, từ đó dốc lòng truyền dạy cho Hòa Thân.

Ngay từ khi còn nhỏ, Hòa Thân đã không ngừng học tập, rèn luyện nhiều thói quen giống với Càn Long để sau này có thể làm vừa lòng Hoàng đế. (Ảnh minh học).

Nhờ học thuộc Luận Ngữ, Hòa Thân đã trở thành thị vệ duy nhất có thể đàm đạo cùng Càn Long.

Có lần, nhà vua thuận miệng dẫn một câu trong Luận Ngữ để biểu đạt ý trách cứ với quần thần. Khi đó, một thị vệ tuấn tú đã tiếp lời ông. Không chỉ hiểu ý Càn Long, thị vệ kia còn đưa ra một câu trả lời khiến Hoàng đế vô cùng hài lòng. Đó không ai khác chính là Hòa Thân.

Từ đó về sau, Càn Long đã bắt đầu để mắt và thích đàm đạo cùng người thị vệ họ Hòa này.

Có lần, Càn Long ngồi ở Viên Minh Viên xem chú giải của Chu Hi về "Mạnh Tử". Nhưng vì chữ quả nhỏ nên Hoàng đế cảm thấy khó nhìn.

Ngay lúc ấy, Hòa Thân đã nhanh chí học thuộc toàn bộ chú giải và đọc lại cho Hoàng đế nghe. Nhờ vậy, Hoàng đế khen ngợi ông có tài học, ban chỉ phong cho chức tước. Kể từ đó, Hòa Thân chính thức bắt đầu con đường quan lộ của mình.

Uốn ba tấc lưỡi, dễ dàng hóa nguy thành an

Chỉ bằng lời nói và lý lẽ, Hòa Thân từng không ít lần tự giải nguy cho bản thân cũng như giúp đỡ các nhân vật "tai to mặt lớn" thời bấy giờ. (Ảnh minh họa).

Khi về già, Càn Long rất mực sủng ái Đôn phi. Vị phi tần này càng được nước, trở nên ngang ngược, thường xuyên đánh mắng người hầu.

Có lần, Đôn phi vì một chuyện nhỏ mà đánh chết cung nữ. Càn Long biết chuyện đã vô cùng tức giận, định phế truất nàng.

Đôn phi vội tìm đến cầu cứu Hòa Thân. Vốn hiểu tính Hoàng đế vị quan họ Hòa biết Càn Long chỉ tức giận nhất thời, liền lấy lý do Thập công chúa còn nhỏ, cần mẹ chăm sóc để khuyên nhà vua bớt giận.

Nhờ câu nói ấy, Hoàng đế chỉ giáng Đôn phi xuống làm tần. Sau này, khi đã lấy lại được sự sủng ái, Đôn phi gả Thập công chúa cho con trai Hòa Thân để báo ân.

Thông qua cuộc hôn nhân với hoàng tộc, địa vị của gia tộc họ Hòa thời bấy giờ càng trở nên vững chắc.

Cách đối nhân xử thế với người thân của vị quan họ Hòa

Sinh thời, Hòa Thân từng được mệnh danh là "đệ nhất mỹ nam tử Mãn Châu". Có giai thoại còn truyền lại rằng, ông sở hữu dung mạo rất mực tuấn tú, lại có vài phần giống với người tình cũ của Càn Long nên mới được Hoàng đế sủng ái.

Năm xưa, Hòa Thân phất lên phần nào cũng nhờ cuộc hôn nhân với Phùng Tế Văn, con gái tổng đốc Phùng Anh Liêm.

Vị quan này nổi tiếng là có duyên với phụ nữ. Cái khôn khéo của ông không chỉ có đất dụng võ trên chốn quan trường mà cũng được bộc lộ trong cách đối xử với gia đình.

Cũng bởi vậy mà sau khi tham quan họ Hòa ngã ngựa và qua đời, những mỹ nhân theo ông đã nhiều năm như danh kỹ Ngô Liên Khanh, Đậu Khấu cùng ái thiếp Trường Nhị Cô đều tự tử.

Tình yêu nghệ thuật và cách "lách luật" khôn khéo

Ít ai biết rằng, Hòa Thân cũng là một người có lòng say mê đối với nghệ thuật, đặc biệt là văn chương và kinh kịch. (Ảnh minh họa),

Năm xưa, Hòa Thân từng vô cùng yêu thích cuốn tiểu thuyết "Thạch đầu ký". Thế nhưng chờ mãi không thấy ra hồi thứ 40, nên vị quan này đã âm thầm tìm Cao Ngạch và lệnh cho ông viết tiếp.

Dưới thời bấy giờ, "Thạch đầu ký" nằm trong danh mục sách cấm. Cao Ngạch chiếu theo ý của Hòa Thân nên đã tiến hành biên soạn, sửa đổi, thêm nội dung ca ngợi triều đình vào cuốn tiểu thuyết này.

Sau đó, Hòa Thân đổi tên sách thành "Hồng Lâu Mộng", lại nhờ Đôn phi dâng cho Càn Long. Nhà vua thấy tác phẩm ấy không có chỗ nào phản nghịch nên đã đồng ý phát hành khắp thiên hạ.

Có thể nói, Hồng Lâu Mộng được lưu truyền và phổ biến cho tới ngày hôm nay, ít nhiều cũng có một phần công sức của vị quan họ Hòa.

 

Câu chuyện "có ân tất báo" của đại tham quan họ Hòa

  •  

Sau này, Hòa Thân nắm quyền quản lý, giám sát kỳ thi Hội. Hai người thầy năm xưa của ông là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang bất ngờ đến thăm và bái Hòa Thân làm thầy.

Bởi hai người nhiều lần thi trượt, nên lần này muốn Hòa Thân giúp đỡ. Hòa đại nhân cũng không quên ân xưa, âm thầm mua chuộc thái giám bên người Hoàng đế.

Từ đó, ông biết được Càn Long gần đây thường đọc những phần nào của "Tứ thư", lại nắm rõ Hoàng đế đang quan tâm đến vấn đề gì nên gần như đoán chính xác phạm vi ra đề.

Năm ấy, hai người thầy họ Ngô nhờ sự giúp đỡ của Hòa Thân nên đã thi đỗ, thuận lợi bước lên con đường làm quan.

Càn Long qua đời, Hòa Thân cũng nhanh chóng rớt đài. Sau khi đại tham quan này ngã ngựa, Túc Thân vương Vĩnh Tích phụ trách kiểm kê tài sản của nhà họ Hòa.

Phải tới hai tháng sau, kết quả kiểm kê mới được công bố với những con số khổng lồ tới mức khó tin. Dân gian còn truyền rằng, tài sản nhà Hòa Thân thậm chí bằng 15 năm quốc khố thu vào của Đại Thanh.

Ba ngày trước khi Hòa Thân qua đời vừa đúng vào dịp tết Nguyên Tiêu, khi ấy, ông đã biết thời gian của mình không còn nhiều. Ngồi trong ngục giam nhìn ra cảnh tượng vui vẻ bên ngoài, Hòa Thân không khỏi cảm khái, liền viết lên tường hai bài "Hối thi" (thơ hối hận).

Dù được miễn án lăng trì, nhưng đại tham quan khét tiếng này vẫn không tránh khỏi tội chết. Tháng 2 năm 1799, Hòa Thân tự sát ở tuổi 49.


 

 

Chàng trai bỏ tất cả số tiền mình có


 

 

Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có 1 chàng thanh niên sống cùng với cha. Hai người dựa vào một mảnh đất nông nghiệp nhỏ làm kế sinh nhai. Tuy nhà nghèo nhưng tình cảm cha con rất khăng khít.

Thời gian trôi qua, sức khỏe người cha ngày càng yếu đi. Mọi thứ đều phải trông chờ vào vài ba thước đất cằn cỗi. Vào một ngày kia, ông đã đưa cho con trai mình một món tiền đã tích cóp bao năm, dặn anh lên thành phố tậu một con trâu về để phục vụ cho việc canh nông.

Người con sau khi nghe lời cha dặn dò, khăn gói lên đường. 

Anh băng qua những cánh đồng khô héo, những con đê to lớn, sau khi thấm mệt, anh dừng chân ngồi nghỉ cạnh dòng sông. 

Bỗng nhiên, từ xa vẳng lại tiếng ồn ào náo nhiệt của đám trẻ con, cảm thấy tò mò, anh đi về phía chúng. Tới nơi, anh thấy một đứa đang cầm cành tre vụt vào những vật giống hòn đá. Sau khi nhìn kỹ thì ra đó là những con rùa, bị bọn trẻ đập bắt thò đầu ra.

Chàng thanh niên cảm thấy không thể nhẫn nhịn được nữa liền nói với bọn trẻ: "Bọn em sao lại đập rùa như thế? Rùa cũng có sinh mạng, cũng biết đau, biết sợ!" 

Bọn trẻ khó chịu đáp: "Không dễ gì mới dụ được con rùa mẹ và mấy con rùa con này, bọn tôi thích làm gì với chúng nó thì làm, liên quan gì tới anh!"

Bọn trẻ vẫn hành hạ những con rùa, chàng thanh niên lại nói: "Con cái nhìn thấy cha mẹ bị người khác lạm dụng, trong lòng sẽ cảm thấy buồn bã, bố mẹ nhìn thấy con cái bị chịu khổ sẽ cảm thấy đau khổ! Hay là bọn em hãy tha cho rùa mẹ và lũ rùa con đi!"

  •  

Bọn trẻ vẫn thờ ơ với những lời chàng thanh niên nói, chúng buộc lũ rùa vào với nhau. Chàng thanh niên hỏi bọn trẻ sao lại làm vậy, chúng nói sẽ mang rùa đi bán.

Anh hỏi chúng là bán bao nhiêu tiền, bọn trẻ liền nói đại số tiền rất lớn, chàng thanh niên sờ trong túi tiền của mình, nếu như đưa tiền cho bọn trẻ thì sẽ không còn đủ tiền mua trâu nữa, nhưng anh nhìn lũ rùa bị như vậy, lòng không kiềm được, thế là đưa hết số tiền này cho bọn trẻ.

Chàng thanh niên nhìn bọn trẻ đi rồi mới bắt đầu tháo dây, thả từng con xuống nước. Lũ rùa quay đầu nhìn chàng thanh niên, ánh mắt dưng dưng dường như không nỡ dời chàng.

Chàng thanh niên hét lớn: "Đi đi! Nếu như bọn trẻ quay lại, chúng mày sẽ lại phải chịu đau khổ, hãy bơi đi thật xa để tao yên tâm!" 

Lũ rùa dường như hiểu lời anh nói lặn xuống dòng sông, nhưng khi bơi đến giữa dòng chúng vẫn quay đầu lại nhìn anh.

Chàng thanh niên về tới nhà, kể lại câu chuyện với cha, cha anh nghe xong vui mừng nói: "Con làm tốt lắm! dùng số tiền đó cứu mạng 5 con rùa còn quý hơn mua được con trâu! Chúng ta sức lực vẫn còn thì vẫn có thể nỗ lực kiếm lại số tiền đó."

Chàng trai bỏ tất cả số tiền mình có ra mua 5 con rùa, ngay đêm đó điều bất ngờ đã xảy ra - Ảnh 3.

Đêm hôm đó, người cha đột nhiên nghe thấy tiếng gõ cửa, ông mở cửa, chẳng thấy ai, chỉ thấy một con trâu đứng đó, trên cổ có đeo một tờ giấy ghi: "Lũ rùa chúng tôi thu thập được vàng vụn ở dòng sông, đổi lấy con trâu báo đáp ân nhân."

 

Lời bình

Tuy rằng đây chỉ là một câu chuyện được truyền miệng lại nhưng nó thể hiện 2 quan niệm đối với sinh mạng: 

Một loại coi thường sinh mệnh, coi tính mạng của các loài khác như cỏ như rác, đôi mắt họ không nhìn thấy sự thống khổ và nỗi sợ của các sinh linh khác mình. 

Còn một loại là tình yêu thương rộng lớn tới chúng sinh, dù cho hình dáng có khác với chúng ta, nhưng vẫn tôn trọng, vẫn quan tâm tới quyền sinh tồn của chúng.

Từ bi bảo hộ chúng sinh là một cảnh giới của tâm thức tốt đẹp, hy vọng mọi người trong cuộc sống hãy dùng tâm mình để thể hội với vẻ đẹp tự tự nhiên, vẻ đẹp của sinh mạng, dùng tâm quảng đại yêu thương kiến tạo một thế giới hòa bình và hạnh phúc.

Tham quan Hòa Thân vẫn để lại bài học


 

 

Có nhiều lý do để Càn Long bao che cho Hòa Thân song sự cố gắng của nhân vật này được xem là yếu tố then chốt.


 

 

Nghệ thuật lấy lòng cấp trên của Hòa Thân

Khi còn đi học, Hòa Thân đã bộc lộ sự vượt trội hơn hẳn so với các bạn học cùng xuất thân Bát Kỳ khác.

Năm lên 10 tuổi, ông đã bắt đầu học cách bắt chước kiểu chữ của Càn Long để sau này khi viết tấu chương có thể lấy được thiện cảm từ Hoàng đế.

Thầy dạy của ông là Ngô Tỉnh Lan biết được chuyện này lại càng thêm cảm mến học trò của mình, từ đó dốc lòng truyền dạy cho Hòa Thân.

Ngay từ khi còn nhỏ, Hòa Thân đã không ngừng học tập, rèn luyện nhiều thói quen giống với Càn Long để sau này có thể làm vừa lòng Hoàng đế. (Ảnh minh học).

Nhờ học thuộc Luận Ngữ, Hòa Thân đã trở thành thị vệ duy nhất có thể đàm đạo cùng Càn Long.

Có lần, nhà vua thuận miệng dẫn một câu trong Luận Ngữ để biểu đạt ý trách cứ với quần thần. Khi đó, một thị vệ tuấn tú đã tiếp lời ông. Không chỉ hiểu ý Càn Long, thị vệ kia còn đưa ra một câu trả lời khiến Hoàng đế vô cùng hài lòng. Đó không ai khác chính là Hòa Thân.

Từ đó về sau, Càn Long đã bắt đầu để mắt và thích đàm đạo cùng người thị vệ họ Hòa này.

Có lần, Càn Long ngồi ở Viên Minh Viên xem chú giải của Chu Hi về "Mạnh Tử". Nhưng vì chữ quả nhỏ nên Hoàng đế cảm thấy khó nhìn.

Ngay lúc ấy, Hòa Thân đã nhanh chí học thuộc toàn bộ chú giải và đọc lại cho Hoàng đế nghe. Nhờ vậy, Hoàng đế khen ngợi ông có tài học, ban chỉ phong cho chức tước. Kể từ đó, Hòa Thân chính thức bắt đầu con đường quan lộ của mình.

Uốn ba tấc lưỡi, dễ dàng hóa nguy thành an

Chỉ bằng lời nói và lý lẽ, Hòa Thân từng không ít lần tự giải nguy cho bản thân cũng như giúp đỡ các nhân vật "tai to mặt lớn" thời bấy giờ. (Ảnh minh họa).

Khi về già, Càn Long rất mực sủng ái Đôn phi. Vị phi tần này càng được nước, trở nên ngang ngược, thường xuyên đánh mắng người hầu.

Có lần, Đôn phi vì một chuyện nhỏ mà đánh chết cung nữ. Càn Long biết chuyện đã vô cùng tức giận, định phế truất nàng.

Đôn phi vội tìm đến cầu cứu Hòa Thân. Vốn hiểu tính Hoàng đế vị quan họ Hòa biết Càn Long chỉ tức giận nhất thời, liền lấy lý do Thập công chúa còn nhỏ, cần mẹ chăm sóc để khuyên nhà vua bớt giận.

Nhờ câu nói ấy, Hoàng đế chỉ giáng Đôn phi xuống làm tần. Sau này, khi đã lấy lại được sự sủng ái, Đôn phi gả Thập công chúa cho con trai Hòa Thân để báo ân.

Thông qua cuộc hôn nhân với hoàng tộc, địa vị của gia tộc họ Hòa thời bấy giờ càng trở nên vững chắc.

Cách đối nhân xử thế với người thân của vị quan họ Hòa

Sinh thời, Hòa Thân từng được mệnh danh là "đệ nhất mỹ nam tử Mãn Châu". Có giai thoại còn truyền lại rằng, ông sở hữu dung mạo rất mực tuấn tú, lại có vài phần giống với người tình cũ của Càn Long nên mới được Hoàng đế sủng ái.

Năm xưa, Hòa Thân phất lên phần nào cũng nhờ cuộc hôn nhân với Phùng Tế Văn, con gái tổng đốc Phùng Anh Liêm.

Vị quan này nổi tiếng là có duyên với phụ nữ. Cái khôn khéo của ông không chỉ có đất dụng võ trên chốn quan trường mà cũng được bộc lộ trong cách đối xử với gia đình.

Cũng bởi vậy mà sau khi tham quan họ Hòa ngã ngựa và qua đời, những mỹ nhân theo ông đã nhiều năm như danh kỹ Ngô Liên Khanh, Đậu Khấu cùng ái thiếp Trường Nhị Cô đều tự tử.

Tình yêu nghệ thuật và cách "lách luật" khôn khéo

Ít ai biết rằng, Hòa Thân cũng là một người có lòng say mê đối với nghệ thuật, đặc biệt là văn chương và kinh kịch. (Ảnh minh họa),

Năm xưa, Hòa Thân từng vô cùng yêu thích cuốn tiểu thuyết "Thạch đầu ký". Thế nhưng chờ mãi không thấy ra hồi thứ 40, nên vị quan này đã âm thầm tìm Cao Ngạch và lệnh cho ông viết tiếp.

Dưới thời bấy giờ, "Thạch đầu ký" nằm trong danh mục sách cấm. Cao Ngạch chiếu theo ý của Hòa Thân nên đã tiến hành biên soạn, sửa đổi, thêm nội dung ca ngợi triều đình vào cuốn tiểu thuyết này.

Sau đó, Hòa Thân đổi tên sách thành "Hồng Lâu Mộng", lại nhờ Đôn phi dâng cho Càn Long. Nhà vua thấy tác phẩm ấy không có chỗ nào phản nghịch nên đã đồng ý phát hành khắp thiên hạ.

Có thể nói, Hồng Lâu Mộng được lưu truyền và phổ biến cho tới ngày hôm nay, ít nhiều cũng có một phần công sức của vị quan họ Hòa.

 

Câu chuyện "có ân tất báo" của đại tham quan họ Hòa

  •  

Sau này, Hòa Thân nắm quyền quản lý, giám sát kỳ thi Hội. Hai người thầy năm xưa của ông là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang bất ngờ đến thăm và bái Hòa Thân làm thầy.

Bởi hai người nhiều lần thi trượt, nên lần này muốn Hòa Thân giúp đỡ. Hòa đại nhân cũng không quên ân xưa, âm thầm mua chuộc thái giám bên người Hoàng đế.

Từ đó, ông biết được Càn Long gần đây thường đọc những phần nào của "Tứ thư", lại nắm rõ Hoàng đế đang quan tâm đến vấn đề gì nên gần như đoán chính xác phạm vi ra đề.

Năm ấy, hai người thầy họ Ngô nhờ sự giúp đỡ của Hòa Thân nên đã thi đỗ, thuận lợi bước lên con đường làm quan.

Càn Long qua đời, Hòa Thân cũng nhanh chóng rớt đài. Sau khi đại tham quan này ngã ngựa, Túc Thân vương Vĩnh Tích phụ trách kiểm kê tài sản của nhà họ Hòa.

Phải tới hai tháng sau, kết quả kiểm kê mới được công bố với những con số khổng lồ tới mức khó tin. Dân gian còn truyền rằng, tài sản nhà Hòa Thân thậm chí bằng 15 năm quốc khố thu vào của Đại Thanh.

Ba ngày trước khi Hòa Thân qua đời vừa đúng vào dịp tết Nguyên Tiêu, khi ấy, ông đã biết thời gian của mình không còn nhiều. Ngồi trong ngục giam nhìn ra cảnh tượng vui vẻ bên ngoài, Hòa Thân không khỏi cảm khái, liền viết lên tường hai bài "Hối thi" (thơ hối hận).

Dù được miễn án lăng trì, nhưng đại tham quan khét tiếng này vẫn không tránh khỏi tội chết. Tháng 2 năm 1799, Hòa Thân tự sát ở tuổi 49.


 

 

Chàng trai bỏ tất cả số tiền mình có


 

 

Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có 1 chàng thanh niên sống cùng với cha. Hai người dựa vào một mảnh đất nông nghiệp nhỏ làm kế sinh nhai. Tuy nhà nghèo nhưng tình cảm cha con rất khăng khít.

Thời gian trôi qua, sức khỏe người cha ngày càng yếu đi. Mọi thứ đều phải trông chờ vào vài ba thước đất cằn cỗi. Vào một ngày kia, ông đã đưa cho con trai mình một món tiền đã tích cóp bao năm, dặn anh lên thành phố tậu một con trâu về để phục vụ cho việc canh nông.

Người con sau khi nghe lời cha dặn dò, khăn gói lên đường. 

Anh băng qua những cánh đồng khô héo, những con đê to lớn, sau khi thấm mệt, anh dừng chân ngồi nghỉ cạnh dòng sông. 

Bỗng nhiên, từ xa vẳng lại tiếng ồn ào náo nhiệt của đám trẻ con, cảm thấy tò mò, anh đi về phía chúng. Tới nơi, anh thấy một đứa đang cầm cành tre vụt vào những vật giống hòn đá. Sau khi nhìn kỹ thì ra đó là những con rùa, bị bọn trẻ đập bắt thò đầu ra.

Chàng thanh niên cảm thấy không thể nhẫn nhịn được nữa liền nói với bọn trẻ: "Bọn em sao lại đập rùa như thế? Rùa cũng có sinh mạng, cũng biết đau, biết sợ!" 

Bọn trẻ khó chịu đáp: "Không dễ gì mới dụ được con rùa mẹ và mấy con rùa con này, bọn tôi thích làm gì với chúng nó thì làm, liên quan gì tới anh!"

Bọn trẻ vẫn hành hạ những con rùa, chàng thanh niên lại nói: "Con cái nhìn thấy cha mẹ bị người khác lạm dụng, trong lòng sẽ cảm thấy buồn bã, bố mẹ nhìn thấy con cái bị chịu khổ sẽ cảm thấy đau khổ! Hay là bọn em hãy tha cho rùa mẹ và lũ rùa con đi!"

  •  

Bọn trẻ vẫn thờ ơ với những lời chàng thanh niên nói, chúng buộc lũ rùa vào với nhau. Chàng thanh niên hỏi bọn trẻ sao lại làm vậy, chúng nói sẽ mang rùa đi bán.

Anh hỏi chúng là bán bao nhiêu tiền, bọn trẻ liền nói đại số tiền rất lớn, chàng thanh niên sờ trong túi tiền của mình, nếu như đưa tiền cho bọn trẻ thì sẽ không còn đủ tiền mua trâu nữa, nhưng anh nhìn lũ rùa bị như vậy, lòng không kiềm được, thế là đưa hết số tiền này cho bọn trẻ.

Chàng thanh niên nhìn bọn trẻ đi rồi mới bắt đầu tháo dây, thả từng con xuống nước. Lũ rùa quay đầu nhìn chàng thanh niên, ánh mắt dưng dưng dường như không nỡ dời chàng.

Chàng thanh niên hét lớn: "Đi đi! Nếu như bọn trẻ quay lại, chúng mày sẽ lại phải chịu đau khổ, hãy bơi đi thật xa để tao yên tâm!" 

Lũ rùa dường như hiểu lời anh nói lặn xuống dòng sông, nhưng khi bơi đến giữa dòng chúng vẫn quay đầu lại nhìn anh.

Chàng thanh niên về tới nhà, kể lại câu chuyện với cha, cha anh nghe xong vui mừng nói: "Con làm tốt lắm! dùng số tiền đó cứu mạng 5 con rùa còn quý hơn mua được con trâu! Chúng ta sức lực vẫn còn thì vẫn có thể nỗ lực kiếm lại số tiền đó."

Chàng trai bỏ tất cả số tiền mình có ra mua 5 con rùa, ngay đêm đó điều bất ngờ đã xảy ra - Ảnh 3.

Đêm hôm đó, người cha đột nhiên nghe thấy tiếng gõ cửa, ông mở cửa, chẳng thấy ai, chỉ thấy một con trâu đứng đó, trên cổ có đeo một tờ giấy ghi: "Lũ rùa chúng tôi thu thập được vàng vụn ở dòng sông, đổi lấy con trâu báo đáp ân nhân."

 

Lời bình

Tuy rằng đây chỉ là một câu chuyện được truyền miệng lại nhưng nó thể hiện 2 quan niệm đối với sinh mạng: 

Một loại coi thường sinh mệnh, coi tính mạng của các loài khác như cỏ như rác, đôi mắt họ không nhìn thấy sự thống khổ và nỗi sợ của các sinh linh khác mình. 

Còn một loại là tình yêu thương rộng lớn tới chúng sinh, dù cho hình dáng có khác với chúng ta, nhưng vẫn tôn trọng, vẫn quan tâm tới quyền sinh tồn của chúng.

Từ bi bảo hộ chúng sinh là một cảnh giới của tâm thức tốt đẹp, hy vọng mọi người trong cuộc sống hãy dùng tâm mình để thể hội với vẻ đẹp tự tự nhiên, vẻ đẹp của sinh mạng, dùng tâm quảng đại yêu thương kiến tạo một thế giới hòa bình và hạnh phúc.

Tham quan Hòa Thân vẫn để lại bài học


 

 

Có nhiều lý do để Càn Long bao che cho Hòa Thân song sự cố gắng của nhân vật này được xem là yếu tố then chốt.


 

 

Nghệ thuật lấy lòng cấp trên của Hòa Thân

Khi còn đi học, Hòa Thân đã bộc lộ sự vượt trội hơn hẳn so với các bạn học cùng xuất thân Bát Kỳ khác.

Năm lên 10 tuổi, ông đã bắt đầu học cách bắt chước kiểu chữ của Càn Long để sau này khi viết tấu chương có thể lấy được thiện cảm từ Hoàng đế.

Thầy dạy của ông là Ngô Tỉnh Lan biết được chuyện này lại càng thêm cảm mến học trò của mình, từ đó dốc lòng truyền dạy cho Hòa Thân.

Ngay từ khi còn nhỏ, Hòa Thân đã không ngừng học tập, rèn luyện nhiều thói quen giống với Càn Long để sau này có thể làm vừa lòng Hoàng đế. (Ảnh minh học).

Nhờ học thuộc Luận Ngữ, Hòa Thân đã trở thành thị vệ duy nhất có thể đàm đạo cùng Càn Long.

Có lần, nhà vua thuận miệng dẫn một câu trong Luận Ngữ để biểu đạt ý trách cứ với quần thần. Khi đó, một thị vệ tuấn tú đã tiếp lời ông. Không chỉ hiểu ý Càn Long, thị vệ kia còn đưa ra một câu trả lời khiến Hoàng đế vô cùng hài lòng. Đó không ai khác chính là Hòa Thân.

Từ đó về sau, Càn Long đã bắt đầu để mắt và thích đàm đạo cùng người thị vệ họ Hòa này.

Có lần, Càn Long ngồi ở Viên Minh Viên xem chú giải của Chu Hi về "Mạnh Tử". Nhưng vì chữ quả nhỏ nên Hoàng đế cảm thấy khó nhìn.

Ngay lúc ấy, Hòa Thân đã nhanh chí học thuộc toàn bộ chú giải và đọc lại cho Hoàng đế nghe. Nhờ vậy, Hoàng đế khen ngợi ông có tài học, ban chỉ phong cho chức tước. Kể từ đó, Hòa Thân chính thức bắt đầu con đường quan lộ của mình.

Uốn ba tấc lưỡi, dễ dàng hóa nguy thành an

Chỉ bằng lời nói và lý lẽ, Hòa Thân từng không ít lần tự giải nguy cho bản thân cũng như giúp đỡ các nhân vật "tai to mặt lớn" thời bấy giờ. (Ảnh minh họa).

Khi về già, Càn Long rất mực sủng ái Đôn phi. Vị phi tần này càng được nước, trở nên ngang ngược, thường xuyên đánh mắng người hầu.

Có lần, Đôn phi vì một chuyện nhỏ mà đánh chết cung nữ. Càn Long biết chuyện đã vô cùng tức giận, định phế truất nàng.

Đôn phi vội tìm đến cầu cứu Hòa Thân. Vốn hiểu tính Hoàng đế vị quan họ Hòa biết Càn Long chỉ tức giận nhất thời, liền lấy lý do Thập công chúa còn nhỏ, cần mẹ chăm sóc để khuyên nhà vua bớt giận.

Nhờ câu nói ấy, Hoàng đế chỉ giáng Đôn phi xuống làm tần. Sau này, khi đã lấy lại được sự sủng ái, Đôn phi gả Thập công chúa cho con trai Hòa Thân để báo ân.

Thông qua cuộc hôn nhân với hoàng tộc, địa vị của gia tộc họ Hòa thời bấy giờ càng trở nên vững chắc.

Cách đối nhân xử thế với người thân của vị quan họ Hòa

Sinh thời, Hòa Thân từng được mệnh danh là "đệ nhất mỹ nam tử Mãn Châu". Có giai thoại còn truyền lại rằng, ông sở hữu dung mạo rất mực tuấn tú, lại có vài phần giống với người tình cũ của Càn Long nên mới được Hoàng đế sủng ái.

Năm xưa, Hòa Thân phất lên phần nào cũng nhờ cuộc hôn nhân với Phùng Tế Văn, con gái tổng đốc Phùng Anh Liêm.

Vị quan này nổi tiếng là có duyên với phụ nữ. Cái khôn khéo của ông không chỉ có đất dụng võ trên chốn quan trường mà cũng được bộc lộ trong cách đối xử với gia đình.

Cũng bởi vậy mà sau khi tham quan họ Hòa ngã ngựa và qua đời, những mỹ nhân theo ông đã nhiều năm như danh kỹ Ngô Liên Khanh, Đậu Khấu cùng ái thiếp Trường Nhị Cô đều tự tử.

Tình yêu nghệ thuật và cách "lách luật" khôn khéo

Ít ai biết rằng, Hòa Thân cũng là một người có lòng say mê đối với nghệ thuật, đặc biệt là văn chương và kinh kịch. (Ảnh minh họa),

Năm xưa, Hòa Thân từng vô cùng yêu thích cuốn tiểu thuyết "Thạch đầu ký". Thế nhưng chờ mãi không thấy ra hồi thứ 40, nên vị quan này đã âm thầm tìm Cao Ngạch và lệnh cho ông viết tiếp.

Dưới thời bấy giờ, "Thạch đầu ký" nằm trong danh mục sách cấm. Cao Ngạch chiếu theo ý của Hòa Thân nên đã tiến hành biên soạn, sửa đổi, thêm nội dung ca ngợi triều đình vào cuốn tiểu thuyết này.

Sau đó, Hòa Thân đổi tên sách thành "Hồng Lâu Mộng", lại nhờ Đôn phi dâng cho Càn Long. Nhà vua thấy tác phẩm ấy không có chỗ nào phản nghịch nên đã đồng ý phát hành khắp thiên hạ.

Có thể nói, Hồng Lâu Mộng được lưu truyền và phổ biến cho tới ngày hôm nay, ít nhiều cũng có một phần công sức của vị quan họ Hòa.

 

Câu chuyện "có ân tất báo" của đại tham quan họ Hòa

  •  

Sau này, Hòa Thân nắm quyền quản lý, giám sát kỳ thi Hội. Hai người thầy năm xưa của ông là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang bất ngờ đến thăm và bái Hòa Thân làm thầy.

Bởi hai người nhiều lần thi trượt, nên lần này muốn Hòa Thân giúp đỡ. Hòa đại nhân cũng không quên ân xưa, âm thầm mua chuộc thái giám bên người Hoàng đế.

Từ đó, ông biết được Càn Long gần đây thường đọc những phần nào của "Tứ thư", lại nắm rõ Hoàng đế đang quan tâm đến vấn đề gì nên gần như đoán chính xác phạm vi ra đề.

Năm ấy, hai người thầy họ Ngô nhờ sự giúp đỡ của Hòa Thân nên đã thi đỗ, thuận lợi bước lên con đường làm quan.

Càn Long qua đời, Hòa Thân cũng nhanh chóng rớt đài. Sau khi đại tham quan này ngã ngựa, Túc Thân vương Vĩnh Tích phụ trách kiểm kê tài sản của nhà họ Hòa.

Phải tới hai tháng sau, kết quả kiểm kê mới được công bố với những con số khổng lồ tới mức khó tin. Dân gian còn truyền rằng, tài sản nhà Hòa Thân thậm chí bằng 15 năm quốc khố thu vào của Đại Thanh.

Ba ngày trước khi Hòa Thân qua đời vừa đúng vào dịp tết Nguyên Tiêu, khi ấy, ông đã biết thời gian của mình không còn nhiều. Ngồi trong ngục giam nhìn ra cảnh tượng vui vẻ bên ngoài, Hòa Thân không khỏi cảm khái, liền viết lên tường hai bài "Hối thi" (thơ hối hận).

Dù được miễn án lăng trì, nhưng đại tham quan khét tiếng này vẫn không tránh khỏi tội chết. Tháng 2 năm 1799, Hòa Thân tự sát ở tuổi 49.


 

 

Chàng trai bỏ tất cả số tiền mình có


 

 

Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có 1 chàng thanh niên sống cùng với cha. Hai người dựa vào một mảnh đất nông nghiệp nhỏ làm kế sinh nhai. Tuy nhà nghèo nhưng tình cảm cha con rất khăng khít.

Thời gian trôi qua, sức khỏe người cha ngày càng yếu đi. Mọi thứ đều phải trông chờ vào vài ba thước đất cằn cỗi. Vào một ngày kia, ông đã đưa cho con trai mình một món tiền đã tích cóp bao năm, dặn anh lên thành phố tậu một con trâu về để phục vụ cho việc canh nông.

Người con sau khi nghe lời cha dặn dò, khăn gói lên đường. 

Anh băng qua những cánh đồng khô héo, những con đê to lớn, sau khi thấm mệt, anh dừng chân ngồi nghỉ cạnh dòng sông. 

Bỗng nhiên, từ xa vẳng lại tiếng ồn ào náo nhiệt của đám trẻ con, cảm thấy tò mò, anh đi về phía chúng. Tới nơi, anh thấy một đứa đang cầm cành tre vụt vào những vật giống hòn đá. Sau khi nhìn kỹ thì ra đó là những con rùa, bị bọn trẻ đập bắt thò đầu ra.

Chàng thanh niên cảm thấy không thể nhẫn nhịn được nữa liền nói với bọn trẻ: "Bọn em sao lại đập rùa như thế? Rùa cũng có sinh mạng, cũng biết đau, biết sợ!" 

Bọn trẻ khó chịu đáp: "Không dễ gì mới dụ được con rùa mẹ và mấy con rùa con này, bọn tôi thích làm gì với chúng nó thì làm, liên quan gì tới anh!"

Bọn trẻ vẫn hành hạ những con rùa, chàng thanh niên lại nói: "Con cái nhìn thấy cha mẹ bị người khác lạm dụng, trong lòng sẽ cảm thấy buồn bã, bố mẹ nhìn thấy con cái bị chịu khổ sẽ cảm thấy đau khổ! Hay là bọn em hãy tha cho rùa mẹ và lũ rùa con đi!"

  •  

Bọn trẻ vẫn thờ ơ với những lời chàng thanh niên nói, chúng buộc lũ rùa vào với nhau. Chàng thanh niên hỏi bọn trẻ sao lại làm vậy, chúng nói sẽ mang rùa đi bán.

Anh hỏi chúng là bán bao nhiêu tiền, bọn trẻ liền nói đại số tiền rất lớn, chàng thanh niên sờ trong túi tiền của mình, nếu như đưa tiền cho bọn trẻ thì sẽ không còn đủ tiền mua trâu nữa, nhưng anh nhìn lũ rùa bị như vậy, lòng không kiềm được, thế là đưa hết số tiền này cho bọn trẻ.

Chàng thanh niên nhìn bọn trẻ đi rồi mới bắt đầu tháo dây, thả từng con xuống nước. Lũ rùa quay đầu nhìn chàng thanh niên, ánh mắt dưng dưng dường như không nỡ dời chàng.

Chàng thanh niên hét lớn: "Đi đi! Nếu như bọn trẻ quay lại, chúng mày sẽ lại phải chịu đau khổ, hãy bơi đi thật xa để tao yên tâm!" 

Lũ rùa dường như hiểu lời anh nói lặn xuống dòng sông, nhưng khi bơi đến giữa dòng chúng vẫn quay đầu lại nhìn anh.

Chàng thanh niên về tới nhà, kể lại câu chuyện với cha, cha anh nghe xong vui mừng nói: "Con làm tốt lắm! dùng số tiền đó cứu mạng 5 con rùa còn quý hơn mua được con trâu! Chúng ta sức lực vẫn còn thì vẫn có thể nỗ lực kiếm lại số tiền đó."

Chàng trai bỏ tất cả số tiền mình có ra mua 5 con rùa, ngay đêm đó điều bất ngờ đã xảy ra - Ảnh 3.

Đêm hôm đó, người cha đột nhiên nghe thấy tiếng gõ cửa, ông mở cửa, chẳng thấy ai, chỉ thấy một con trâu đứng đó, trên cổ có đeo một tờ giấy ghi: "Lũ rùa chúng tôi thu thập được vàng vụn ở dòng sông, đổi lấy con trâu báo đáp ân nhân."

 

Lời bình

Tuy rằng đây chỉ là một câu chuyện được truyền miệng lại nhưng nó thể hiện 2 quan niệm đối với sinh mạng: 

Một loại coi thường sinh mệnh, coi tính mạng của các loài khác như cỏ như rác, đôi mắt họ không nhìn thấy sự thống khổ và nỗi sợ của các sinh linh khác mình. 

Còn một loại là tình yêu thương rộng lớn tới chúng sinh, dù cho hình dáng có khác với chúng ta, nhưng vẫn tôn trọng, vẫn quan tâm tới quyền sinh tồn của chúng.

Từ bi bảo hộ chúng sinh là một cảnh giới của tâm thức tốt đẹp, hy vọng mọi người trong cuộc sống hãy dùng tâm mình để thể hội với vẻ đẹp tự tự nhiên, vẻ đẹp của sinh mạng, dùng tâm quảng đại yêu thương kiến tạo một thế giới hòa bình và hạnh phúc.

Tham quan Hòa Thân vẫn để lại bài học


 

 

Có nhiều lý do để Càn Long bao che cho Hòa Thân song sự cố gắng của nhân vật này được xem là yếu tố then chốt.


 

 

Nghệ thuật lấy lòng cấp trên của Hòa Thân

Khi còn đi học, Hòa Thân đã bộc lộ sự vượt trội hơn hẳn so với các bạn học cùng xuất thân Bát Kỳ khác.

Năm lên 10 tuổi, ông đã bắt đầu học cách bắt chước kiểu chữ của Càn Long để sau này khi viết tấu chương có thể lấy được thiện cảm từ Hoàng đế.

Thầy dạy của ông là Ngô Tỉnh Lan biết được chuyện này lại càng thêm cảm mến học trò của mình, từ đó dốc lòng truyền dạy cho Hòa Thân.

Ngay từ khi còn nhỏ, Hòa Thân đã không ngừng học tập, rèn luyện nhiều thói quen giống với Càn Long để sau này có thể làm vừa lòng Hoàng đế. (Ảnh minh học).

Nhờ học thuộc Luận Ngữ, Hòa Thân đã trở thành thị vệ duy nhất có thể đàm đạo cùng Càn Long.

Có lần, nhà vua thuận miệng dẫn một câu trong Luận Ngữ để biểu đạt ý trách cứ với quần thần. Khi đó, một thị vệ tuấn tú đã tiếp lời ông. Không chỉ hiểu ý Càn Long, thị vệ kia còn đưa ra một câu trả lời khiến Hoàng đế vô cùng hài lòng. Đó không ai khác chính là Hòa Thân.

Từ đó về sau, Càn Long đã bắt đầu để mắt và thích đàm đạo cùng người thị vệ họ Hòa này.

Có lần, Càn Long ngồi ở Viên Minh Viên xem chú giải của Chu Hi về "Mạnh Tử". Nhưng vì chữ quả nhỏ nên Hoàng đế cảm thấy khó nhìn.

Ngay lúc ấy, Hòa Thân đã nhanh chí học thuộc toàn bộ chú giải và đọc lại cho Hoàng đế nghe. Nhờ vậy, Hoàng đế khen ngợi ông có tài học, ban chỉ phong cho chức tước. Kể từ đó, Hòa Thân chính thức bắt đầu con đường quan lộ của mình.

Uốn ba tấc lưỡi, dễ dàng hóa nguy thành an

Chỉ bằng lời nói và lý lẽ, Hòa Thân từng không ít lần tự giải nguy cho bản thân cũng như giúp đỡ các nhân vật "tai to mặt lớn" thời bấy giờ. (Ảnh minh họa).

Khi về già, Càn Long rất mực sủng ái Đôn phi. Vị phi tần này càng được nước, trở nên ngang ngược, thường xuyên đánh mắng người hầu.

Có lần, Đôn phi vì một chuyện nhỏ mà đánh chết cung nữ. Càn Long biết chuyện đã vô cùng tức giận, định phế truất nàng.

Đôn phi vội tìm đến cầu cứu Hòa Thân. Vốn hiểu tính Hoàng đế vị quan họ Hòa biết Càn Long chỉ tức giận nhất thời, liền lấy lý do Thập công chúa còn nhỏ, cần mẹ chăm sóc để khuyên nhà vua bớt giận.

Nhờ câu nói ấy, Hoàng đế chỉ giáng Đôn phi xuống làm tần. Sau này, khi đã lấy lại được sự sủng ái, Đôn phi gả Thập công chúa cho con trai Hòa Thân để báo ân.

Thông qua cuộc hôn nhân với hoàng tộc, địa vị của gia tộc họ Hòa thời bấy giờ càng trở nên vững chắc.

Cách đối nhân xử thế với người thân của vị quan họ Hòa

Sinh thời, Hòa Thân từng được mệnh danh là "đệ nhất mỹ nam tử Mãn Châu". Có giai thoại còn truyền lại rằng, ông sở hữu dung mạo rất mực tuấn tú, lại có vài phần giống với người tình cũ của Càn Long nên mới được Hoàng đế sủng ái.

Năm xưa, Hòa Thân phất lên phần nào cũng nhờ cuộc hôn nhân với Phùng Tế Văn, con gái tổng đốc Phùng Anh Liêm.

Vị quan này nổi tiếng là có duyên với phụ nữ. Cái khôn khéo của ông không chỉ có đất dụng võ trên chốn quan trường mà cũng được bộc lộ trong cách đối xử với gia đình.

Cũng bởi vậy mà sau khi tham quan họ Hòa ngã ngựa và qua đời, những mỹ nhân theo ông đã nhiều năm như danh kỹ Ngô Liên Khanh, Đậu Khấu cùng ái thiếp Trường Nhị Cô đều tự tử.

Tình yêu nghệ thuật và cách "lách luật" khôn khéo

Ít ai biết rằng, Hòa Thân cũng là một người có lòng say mê đối với nghệ thuật, đặc biệt là văn chương và kinh kịch. (Ảnh minh họa),

Năm xưa, Hòa Thân từng vô cùng yêu thích cuốn tiểu thuyết "Thạch đầu ký". Thế nhưng chờ mãi không thấy ra hồi thứ 40, nên vị quan này đã âm thầm tìm Cao Ngạch và lệnh cho ông viết tiếp.

Dưới thời bấy giờ, "Thạch đầu ký" nằm trong danh mục sách cấm. Cao Ngạch chiếu theo ý của Hòa Thân nên đã tiến hành biên soạn, sửa đổi, thêm nội dung ca ngợi triều đình vào cuốn tiểu thuyết này.

Sau đó, Hòa Thân đổi tên sách thành "Hồng Lâu Mộng", lại nhờ Đôn phi dâng cho Càn Long. Nhà vua thấy tác phẩm ấy không có chỗ nào phản nghịch nên đã đồng ý phát hành khắp thiên hạ.

Có thể nói, Hồng Lâu Mộng được lưu truyền và phổ biến cho tới ngày hôm nay, ít nhiều cũng có một phần công sức của vị quan họ Hòa.

 

Câu chuyện "có ân tất báo" của đại tham quan họ Hòa

  •  

Sau này, Hòa Thân nắm quyền quản lý, giám sát kỳ thi Hội. Hai người thầy năm xưa của ông là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang bất ngờ đến thăm và bái Hòa Thân làm thầy.

Bởi hai người nhiều lần thi trượt, nên lần này muốn Hòa Thân giúp đỡ. Hòa đại nhân cũng không quên ân xưa, âm thầm mua chuộc thái giám bên người Hoàng đế.

Từ đó, ông biết được Càn Long gần đây thường đọc những phần nào của "Tứ thư", lại nắm rõ Hoàng đế đang quan tâm đến vấn đề gì nên gần như đoán chính xác phạm vi ra đề.

Năm ấy, hai người thầy họ Ngô nhờ sự giúp đỡ của Hòa Thân nên đã thi đỗ, thuận lợi bước lên con đường làm quan.

Càn Long qua đời, Hòa Thân cũng nhanh chóng rớt đài. Sau khi đại tham quan này ngã ngựa, Túc Thân vương Vĩnh Tích phụ trách kiểm kê tài sản của nhà họ Hòa.

Phải tới hai tháng sau, kết quả kiểm kê mới được công bố với những con số khổng lồ tới mức khó tin. Dân gian còn truyền rằng, tài sản nhà Hòa Thân thậm chí bằng 15 năm quốc khố thu vào của Đại Thanh.

Ba ngày trước khi Hòa Thân qua đời vừa đúng vào dịp tết Nguyên Tiêu, khi ấy, ông đã biết thời gian của mình không còn nhiều. Ngồi trong ngục giam nhìn ra cảnh tượng vui vẻ bên ngoài, Hòa Thân không khỏi cảm khái, liền viết lên tường hai bài "Hối thi" (thơ hối hận).

Dù được miễn án lăng trì, nhưng đại tham quan khét tiếng này vẫn không tránh khỏi tội chết. Tháng 2 năm 1799, Hòa Thân tự sát ở tuổi 49.


 

 

Chàng trai bỏ tất cả số tiền mình có


 

 

Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có 1 chàng thanh niên sống cùng với cha. Hai người dựa vào một mảnh đất nông nghiệp nhỏ làm kế sinh nhai. Tuy nhà nghèo nhưng tình cảm cha con rất khăng khít.

Thời gian trôi qua, sức khỏe người cha ngày càng yếu đi. Mọi thứ đều phải trông chờ vào vài ba thước đất cằn cỗi. Vào một ngày kia, ông đã đưa cho con trai mình một món tiền đã tích cóp bao năm, dặn anh lên thành phố tậu một con trâu về để phục vụ cho việc canh nông.

Người con sau khi nghe lời cha dặn dò, khăn gói lên đường. 

Anh băng qua những cánh đồng khô héo, những con đê to lớn, sau khi thấm mệt, anh dừng chân ngồi nghỉ cạnh dòng sông. 

Bỗng nhiên, từ xa vẳng lại tiếng ồn ào náo nhiệt của đám trẻ con, cảm thấy tò mò, anh đi về phía chúng. Tới nơi, anh thấy một đứa đang cầm cành tre vụt vào những vật giống hòn đá. Sau khi nhìn kỹ thì ra đó là những con rùa, bị bọn trẻ đập bắt thò đầu ra.

Chàng thanh niên cảm thấy không thể nhẫn nhịn được nữa liền nói với bọn trẻ: "Bọn em sao lại đập rùa như thế? Rùa cũng có sinh mạng, cũng biết đau, biết sợ!" 

Bọn trẻ khó chịu đáp: "Không dễ gì mới dụ được con rùa mẹ và mấy con rùa con này, bọn tôi thích làm gì với chúng nó thì làm, liên quan gì tới anh!"

Bọn trẻ vẫn hành hạ những con rùa, chàng thanh niên lại nói: "Con cái nhìn thấy cha mẹ bị người khác lạm dụng, trong lòng sẽ cảm thấy buồn bã, bố mẹ nhìn thấy con cái bị chịu khổ sẽ cảm thấy đau khổ! Hay là bọn em hãy tha cho rùa mẹ và lũ rùa con đi!"

  •  

Bọn trẻ vẫn thờ ơ với những lời chàng thanh niên nói, chúng buộc lũ rùa vào với nhau. Chàng thanh niên hỏi bọn trẻ sao lại làm vậy, chúng nói sẽ mang rùa đi bán.

Anh hỏi chúng là bán bao nhiêu tiền, bọn trẻ liền nói đại số tiền rất lớn, chàng thanh niên sờ trong túi tiền của mình, nếu như đưa tiền cho bọn trẻ thì sẽ không còn đủ tiền mua trâu nữa, nhưng anh nhìn lũ rùa bị như vậy, lòng không kiềm được, thế là đưa hết số tiền này cho bọn trẻ.

Chàng thanh niên nhìn bọn trẻ đi rồi mới bắt đầu tháo dây, thả từng con xuống nước. Lũ rùa quay đầu nhìn chàng thanh niên, ánh mắt dưng dưng dường như không nỡ dời chàng.

Chàng thanh niên hét lớn: "Đi đi! Nếu như bọn trẻ quay lại, chúng mày sẽ lại phải chịu đau khổ, hãy bơi đi thật xa để tao yên tâm!" 

Lũ rùa dường như hiểu lời anh nói lặn xuống dòng sông, nhưng khi bơi đến giữa dòng chúng vẫn quay đầu lại nhìn anh.

Chàng thanh niên về tới nhà, kể lại câu chuyện với cha, cha anh nghe xong vui mừng nói: "Con làm tốt lắm! dùng số tiền đó cứu mạng 5 con rùa còn quý hơn mua được con trâu! Chúng ta sức lực vẫn còn thì vẫn có thể nỗ lực kiếm lại số tiền đó."

Chàng trai bỏ tất cả số tiền mình có ra mua 5 con rùa, ngay đêm đó điều bất ngờ đã xảy ra - Ảnh 3.

Đêm hôm đó, người cha đột nhiên nghe thấy tiếng gõ cửa, ông mở cửa, chẳng thấy ai, chỉ thấy một con trâu đứng đó, trên cổ có đeo một tờ giấy ghi: "Lũ rùa chúng tôi thu thập được vàng vụn ở dòng sông, đổi lấy con trâu báo đáp ân nhân."

 

Lời bình

Tuy rằng đây chỉ là một câu chuyện được truyền miệng lại nhưng nó thể hiện 2 quan niệm đối với sinh mạng: 

Một loại coi thường sinh mệnh, coi tính mạng của các loài khác như cỏ như rác, đôi mắt họ không nhìn thấy sự thống khổ và nỗi sợ của các sinh linh khác mình. 

Còn một loại là tình yêu thương rộng lớn tới chúng sinh, dù cho hình dáng có khác với chúng ta, nhưng vẫn tôn trọng, vẫn quan tâm tới quyền sinh tồn của chúng.

Từ bi bảo hộ chúng sinh là một cảnh giới của tâm thức tốt đẹp, hy vọng mọi người trong cuộc sống hãy dùng tâm mình để thể hội với vẻ đẹp tự tự nhiên, vẻ đẹp của sinh mạng, dùng tâm quảng đại yêu thương kiến tạo một thế giới hòa bình và hạnh phúc.

 

Tác giả bài viết: Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập121
  • Hôm nay14,546
  • Tháng hiện tại235,774
  • Tổng lượt truy cập35,502,055
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây