Cô sinh viên chế tạo kem chống muỗi từ cây sả

Thứ ba - 19/01/2016 04:59

Cô sinh viên chế tạo kem chống muỗi từ cây sả

Một loại kem chống muỗi từ tinh dầu từ cây sả đã được sinh viên Trương Ngọc Bảo Trân chiết xuất thành công, mở ra một hướng đi với về sản phẩm an toàn, thân thiện với con người cũng như môi trường.

Hiện nay, sốt xuất huyết đang là vấn đề y tế cộng đồng mang tính toàn cầu và được tổ chức Y tế thế giới đánh giá là một bệnh trong những bệnh có khả năng lây lan nhiều nhất. 

Tại Việt Nam, năm 2015 có gần 82.000 ca mắc sốt xuất huyết với 52 trường hợp tử vong và đang có chiều hướng gia tăng trong những năm tiếp theo. Một điều đáng lo ngại là đến nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và  thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp đối phó chủ yếu hiện nay vẫn chỉ là diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều các loại thuốc diệt côn trùng như ruồi, muỗi, kiến, gián. Tuy nhiên, đây đều là những sản phẩm có nguồn gốc hóa học, có thể gây kích ứng da và không thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, do thói quen vừa xịt thuốc diệt muỗi, vừa sinh hoạt, làm việc tại nơi được xịt, các loạt thuốc này có thể gây nguy hại tới tính mạng do có chứa những hợp chất độc hại với con người. 

Nắm bắt điều này, cô sinh viên Trương Ngọc Bảo Trân, trường ĐH Công nghệ TP.HCM đã bắt tay vào nghiên cứu và sản xuất ra một loại kem chống muỗi từ tinh dầu cây sả.

Theo Bảo Trân, sả là một loại cây gia vị rất gần gũi với đời sống của người dân Việt Nam. Nhiều người vẫn biết đến sả với tác dụng trị bệnh cảm, nhưng lại không biết rằng, trong loài cây này còn có những hợp chất có thể đuổi và diệt muỗi tương đối tốt. 

Để chiết xuất được tinh dầu, ban đầu, sả phải được rửa sạch, băm nhuyễn và cho vào bình chưng cất cùng với một lượng nước tương ứng. Sau khi ngâm trong nước khoảng 1 ngày, hỗn hợp này được bỏ vào lò chưng cất để thu lấy tinh dầu thô. Ở công đoạn cuồi, số tinh dầu thô này sẽ được quay để tạo ra tinh dầu nguyên chất. 

Bảo Trân chia sẻ, điều khó nhất trong quá trình thực hiện đề tài, là phải làm sao tìm cho ra nhiệt độ chưng cất tối ưu. Nếu nhiệt độ thấp quá thì không thu được tinh dầu, nhưng nếu nhiệt độ cao quá thì tinh dầu sẽ bay hơi hết. “Chỉ riêng việc này, em đã mất gần 2 tuần để thực hiện với đủ mọi nhiệt độ khác nhau. Rất may, nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa, cuối cùng mọi việc cũng đã được hoàn thành”. 

Cô sinh viên chế tạo kem chống muỗi từ cây sả - 1

Trương Ngọc Bảo Trân thực hiện việc chiết xuất tinh dầu từ cây sả trong phòng thí nghiệm

Được biết, hiện tại, Bảo Trân đang phát triển đề tài bằng cách pha trộn nhiều loại tinh dầu khác nhau như bạc hà, hương thảo... để phù hợp với lựa chọn của nhiều người. “Việc pha trộn nhiều loại tinh dầu sẽ cho ra những tác dụng khác nhau. Chẳng hạn với hương bạc hà, ngoài tác dụng đuổi muỗi còn có thể chữa được bệnh cảm cúm. Với hương  thảo mộc, có thể giúp người dùng được thư giãn, thoải mái sau những buổi làm việc căng thẳng...”. 

Đánh giá về sản phẩm của cô học trò cưng, PGS.TS Thái Văn Nam, Khoa công nghệ - Thực phẩm – Môi trường, trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho biết, qua thực nghiệm, tinh dầu chiết xuất từ cây sả do Bảo Trân thực hiện có khả năng đuổi muỗi và diệt muỗi ngang với các sản phẩm đang có trên thị trường. Không dừng lại ở đó, sả là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nên tương đối an  toàn, thân thiện với con người cũng như môi trường. “Dự kiến, trong thời gian tới, nhà trường sẽ cố gắng hỗ trợ Bảo Trân trong việc đa dạng hóa các sản phẩm, mùi vị để có thể thương mại hóa ra thị trường. Từ đó, giúp người tiêu dùng có những lựa chọn phù hợp, an toàn với sức khỏe của mình hơn”. 

 
 

Tác giả bài viết: Thiện An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập143
  • Hôm nay14,491
  • Tháng hiện tại270,116
  • Tổng lượt truy cập35,916,461
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây