Cơ thể học và sự thay đổi theo mùa?

Thứ sáu - 20/01/2017 09:40

Cơ thể học và sự thay đổi theo mùa?

Trong bài này, Moreen Liao, một chuyên gia về các liệu pháp thảo dược Đông và Tây y sẽ chia sẻ những kinh nghiệm của người xưa giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức khí hậu ảnh hưởng đến con người, như câu nói: “Thiên thời địa lợi nhân hoà” và những gì chúng ta có thể làm để thích ứng tốt hơn trong suốt cả năm.

Mặt trời cung cấp năng lượng cho tất cả sinh vật trên Trái đất, và hệ thống vũ trụ cũng như các hành tinh xoay quanh nó hình thành nên một chu kì sống của chúng ta ở một mức độ nhất định. Nó tạo ra ngày, đêm và bốn mùa. Trên quy mô nhỏ, nó chia thời gian của chúng ta ra thành giờ, phút và giây. Hơn thế nữa, nó đang thêu dệt nên tấm thảm của cuộc sống loài người.

Theo bộ sách y học đầu tiên được xem là hoàn thiện trong lịch sử Trung Hoa có tên “Hoàng Đế Nội Kinh” được viết từ năm 475 TCN – 220, có 365 huyệt vị trên các kinh mạch trong cơ thể con người phản ánh số ngày trong năm dương lịch.
Đây là văn tự cổ đại quan trọng nhất trong y học cổ truyền Trung Hoa, cũng đồng thời là một cuốn sách đồ sộ về các học thuyết và lối sống của Đạo giáo.
Giống như một chiếc máy bay trên bầu trời hay một chiếc thuyền trên đại dương, thuận theo dòng chảy tự nhiên vẫn luôn dễ dàng hơn việc chống lại nó.
Người Trung Hoa cổ xưa đã phát triển một hệ thống lịch dựa trên sự chuyển động của Mặt trăng và phù hợp với các mùa. Nó chứa 24 chu kỳ năng lượng Mặt trời, từng được gọi là tiết khí, kéo dài khoảng 15 ngày mỗi kỳ.
Điều trùng hợp là, trong cơ thể con người chúng ta cũng có 24 xương sườn, 24 xương cột sống, và 24 khớp cho tứ chi, có vẻ như đây là một mã số bí ẩn của cơ thể.
Theo “Hoàng Đế Nội Kinh”, con người là một mô hình thu nhỏ phản ánh thế giới vĩ mô. Các nguyên tắc của âm dương, ngũ hành, và các yếu tố môi trường như gió, độ ẩm, nóng, lạnh là một phần của thế giới vĩ mô và cũng giống như trên thế giới vi mô của cơ thể người.
Ngày kết thúc của năm Mặt trời và sự khởi đầu của một năm Mặt trời mới được gọi là Đông chí, vào ngày này, ánh sáng ban ngày sẽ ngắn nhất trong năm. Sau ngày này, ánh sáng Mặt trời sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, và tương tự như vậy, năng lượng dương bên trong cơ thể của chúng ta cũng bắt đầu được bổ sung.
Lý thuyết truyền thống của Y học tin rằng có những kênh năng lượng hay còn gọi là kinh mạch chạy bên trong cơ thể của chúng ta, phản ánh sự chuyển động của năng lượng Mặt trời, dẫn động tất cả các chức năng và liên kết tất cả các cơ quan trong cơ thể.
Chúng ta đã quen thuộc với việc nhìn thấy những ngôi sao trên bầu trời, nhưng chúng ta lại không thể nhìn thấy quỹ đạo mà chúng di chuyển. Tương tự như vậy, chúng ta có thể xác định vị trí và cảm nhận được sự tồn tại của các điểm năng lượng trong cơ thể, nhưng lại không thể nhìn thấy chúng.
Trong 1 phần của cuốn Hoàng Đế Nội Kinh, huyệt vị giải thích cách các loại bệnh xâm nhập vào cơ thể của con người và làm thế nào để điều trị và ngăn ngừa bệnh. Nó thừa nhận rằng khi các kinh mạch của một người thông suốt thì người đó được coi là khoẻ mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất. Khi các kinh mạch đang bị ứ tắc, con người sẽ mắc bệnh hoặc các chức năng của cơ thể sẽ hoạt động chậm chạp.
Phật giáo cổ xưa mô tả vòng quay của đời người là sinh, lão, bệnh, tử, và điều này áp dụng đối với cuộc sống của mọi sinh vật. Y học cổ truyền trung quốc tin rằng các cơ quan trong cơ thể vận động theo chu kỳ cố định hàng năm, và 365 huyệt vị của chúng ta đóng và mở tương ứng với vòng xoay của vũ trụ.
Nếu chúng ta có thể học hỏi và ứng dụng được những điều căn bản trong trí tuệ của người xưa, sống hoà hợp với thiên nhiên thay vì chống lại nó thì chúng ta có thể tận dụng tốt nhất các cơ hội để đạt được những điều tốt nhất với những nỗ lực ít nhất.
Hơn thế nữa, những đặc điểm kể trên của một người và bản tính tự nhiên cũng ảnh hưởng nhất định đến tính cách và tài năng của người đó. Một nguyên tắc hoạt động khác cũng tương tự như trên được tìm thấy trong chiêm tinh học.
tự nhiên, có thể, Cổ nhân Trung Hoa, Bài chọn lọc,
12 cung hoàng đạo trong chiêm tinh học. (Ảnh: Internet)
Theo đó, con người sinh ra trong cùng một khoảng thời gian (cùng ngày sinh hoặc cung thời gian) có thể có những tính cách chung, mặc dù họ sống trong các gia đình cũng như môi trường sống khác nhau, và có gen và thể chất của cơ thể hoàn toàn khác nhau. Ngay cả thời gian một người phát triển trong bụng mẹ cho đến cả thời gian họ được sinh ra, cũng có những thay đổi theo sự vận động của các ngôi sao và các hành tinh.
Liệu điều này có thể hiện sự tương hợp nào đó với các huyệt vị trên cơ thể con người?
Một số y học gia Trung Quốc cũng có suy nghĩ như vậy. Trong suốt cuộc đời những người sinh ra cùng thời điểm được cho là hấp thụ một lượng năng lượng của các ngôi sao như nhau, những huyệt vị, các kinh mạch bên trong cơ thể mỗi người có thể biểu hiện ra một mô hình tương tự nhau.
Những mô hình này có thể biểu hiện ra trong các lĩnh vực như: Giỏi thể thao, nghệ thuật, logic, hoặc có những phẩm chất như ân cần, kiên nhẫn, và ngoài ra còn thể hiện điểm yếu hay điểm mạnh trong các cơ quan nhất định.
Dưới thời nhà Thương, từ khoảng năm 1600-1046 TCN, người Trung Hoa cổ đại đã thiết lập một bộ lịch dựa trên 4 tiết khí lớn, mà sau này được chính thức hóa và mở rộng đến 24 tiết khí trong thời nhà Hán, khoảng từ năm 202 TCN – 220.
Hoàng Đế Nội Kinh còn kể về một thời kỳ khi mọi người sống thuận theo quá trình tự nhiên, họ có tuổi thọ trung bình từ 100 đến 120 năm mà vẫn còn rất khỏe mạnh và hoạt bát.
Giống như một chiếc máy bay trên bầu trời hay một chiếc thuyền buồm trên đại dương, thuận theo dòng chảy tự nhiên vẫn luôn dễ dàng hơn việc chống lại nó.
Phấn Nguyễn, Theo The Epoch Times

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập347
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại278,512
  • Tổng lượt truy cập36,333,067
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây