Và một trong những thói quen xấu của cậu bé La Hầu La đó là nói dối để trêu chọc mọi người.
Mỗi khi có người tới hỏi Đức Phật đang ở đâu, La Hầu La đều tìm cách trêu đùa. Khi Đức Phật đang đi Kinh hành (một phương thức tu tập trong Phật giáo) trong rừng, La Hầu La lại nói Đức Phật đang ngồi thiền bên bờ suối.
Khi Đức Phật đang thuyết pháp trong Tịnh xá, thì cậu bé chỉ về phương xa và nói Đức Phật đang hoằng pháp ở đó.
Nhìn cảnh mọi người chạy đôn chạy đáo tìm Đức Phật, La Hầu La cảm thấy khoái trí và cười thích thú.
Đức Phật sau khi biết được hành vi nói dối của La Hầu La, ngài muốn dậy dỗ cho cậu một bài học để đời, hằm loại bỏ tận gốc tật xấu đó.
Một hôm đức Phật kêu La Hầu La đem một chậu nước sạch tới rửa chân cho ngài. Sau khi rửa chân xong, Đức Phật nói với La Hầu La rằng: "Này ! La Hầu La, con hãy uống nước trong cái chậu kia đi".
La hầu La kinh ngạc đáp rằng: "Nước rửa chân rất bẩn, không thể uống được".
Đức Phật lại nói: "La Hầu La, lời nói dối của con cũng như nước bẩn trong cái chậu kia, người khác không thể nghe cho lọt tai được".
La Hầu La cảm thấy rất sợ hãi, bèn đem chậu nước đi đổ, Đức Phật lại nói: "La Hầu La, con đem cơm xới vào cái chậu kia đi".
La Hầu La tủi hổ nói rằng: "Chậu rửa chân rất bẩn, không thể dùng đựng cơm được".
Đức Phật bèn nói rằng: "La Hầu La, con cũng giống như chiếc chậu bẩn kia, Phật pháp làm sao có thể rót vào nội tâm con".
Khi đó, La Hầu La cảm thấy vô cùng xấu hổ.
Thế rồi, Đức Phật dùng chân đá chiếc chậu lăn ra xa và hỏi rằng: "La Hầu La, con có tiếc một chiếc chậu bị nứt vỡ hay không?"
La Hầu La trả lời: "Thưa Đức Phật, chiếc chậu gỗ rửa chân này là một đồ vật không đáng tiền, dù có vỡ đi cũng không có gì đáng tiếc cả!".
Đức Phật liền nói: "Con cũng giống như chiếc chậu kia vậy, nói dối, nói sai sự thật thì không thể nhận được sự chân trọng từ người khác, cũng không có ai tôn kính con, tôn trọng con".
Nghe tới đây, La Hầu La cảm thấy vô cùng xấu hổ, khóc òa trước mặt Đức Phật, từ đó cậu bé cũng chừa hẳn tật nói dối, chuyên tâm tu tập, không lâu sau thành tựu chánh quả Đại A La Hán Mật Hạnh Đệ Nhất.
Lời bình
Trong giai đoạn hình thành nhân cách của trẻ em, nếu như đứa trẻ không nhận được sự giáo dục phù hợp, thì sau khi lớn lên, thói quen nói dối sẽ trở thành hành vi lừa gạt, lừa đảo người khác.
Đức Phật giáo dục La Hầu La, không hề có roi vọt hay quát mắng, chỉ với một chiếc chậu, nhẫn nại cùng con nói rõ đạo lý phải trái, khiến người con trẻ biết coi trọng sự tôn nghiêm của chính mình, khơi sáng bản tính quang minh của trẻ nhỏ.
Đứa trẻ nói dối La Hầu La sau khi được người cha cũng chính là người thầy cảm hóa, trở thành một vị A La Hán thần thông quảng đại.
Từ xa xưa, đức Phật đã dậy cho chúng ta phải xử trí như thế nào trước tật nói dối của con trẻ, bài học quý giá đó vẫn còn nguyên giá trị cho tới tận bây giờ và về sau, đáng để các bậc phụ huynh lưu tâm, tham khảo.
Dao Dao năm nay lên 8. Kinh tế của gia đình cô bé ban đầu chỉ được coi là khấm khá nhưng nhờ vài năm trở lại đây, bố mẹ bé kinh doanh phát đạt nên gia đình họ dần trở nên giàu có. Cũng nhờ đó, Dao Dao được học ở trường tiểu học "con nhà giàu" trong thành phố.
Mỗi khi tan học, trước cổng trường Dao Dao học đều có rất nhiều ô tô của phụ huynh dừng đỗ đón họ con. Vì thời gian gần đây bố mẹ cô bé quá bận nên họ đã nhờ ông nội ở quê lên chăm sóc cho cháu gái
Khi Dao Dao và các bạn đang cười nói bước ra khỏi cổng trường, thấy ông nội mặc đồ quê mùa, cô bé lập tức xị mặt. Dao Dao đẩy ông nội đi và nói: "Cút, ông cút đi. Ông làm cháu mất mặt quá! Cháu không muốn nhìn thấy ông."
Nói xong, cô bé chạy đi, leo lên xe của bạn học, cố ý bỏ mặc ông nội đang chạy theo. Sau một hồi gắng sức đuổi theo, ông của cô bé dừng lại về nhà lặng lẽ thu dọn đồ về quê.
Về đến nhà, bố Dao Dao không biết đã xảy ra chuyện này. Chỉ khi hỏi con gái rõ ngọn nguồn, anh mới hiểu ra vấn đề. Cô bé thậm chí còn bồi thêm một câu: "Như thế mất mặt chết đi được."
Nghe xong, anh chau mày vì thực ra bản thân anh và các anh chị em của mình đều gửi tiền sinh hoạt phí cho bố mình ở quê khá dư dật. Chỉ là bố họ quen sống chất phác, giản dị, chỉ thích mặc quần áo cũ nhưng con gái mình lại vì vậy mà chê bai ông.
Hôm sau, anh xin nghỉ và dẫn Dao Dao đến nhà hàng đồ ăn nhanh mà lâu rồi cô bé không được đến, vui vẻ gọi rất nhiều đồ ăn. Nhưng khi đồ ăn được đặt lên bàn, anh bát ngờ hất hết đồ ăn xuống đất.
Dao Dao sững sờ nhìn thấy mặt bố mình tối sầm. Người bố quát: "Con cút đi. Con không hiểu chuyện như thế, bố không cần con nữa."
Dao Dao òa khóc nhào đến xin bố đừng bỏ mình.
Ban đầu bố cô bé ngồi yên tại chỗ lạnh lùng nhìn cô bé khiến cho khách trong nhà hàng đều nhìn về phía bàn của họ. Sau đó, đợi con gái khóc mệt lử, người bố mới dịu nét mặt, ôm con gái nói: "Bố chỉ đùa con thôi. Xung quanh có nhiều người thế, con có cảm thấy buồn tủi hay ấm ức không?"
Dao Dao mắt sưng mọng gật đầu, người bố nói: "Hôm qua ở trường, con đối xử với ông nội như thế, ông cũng buồn tủi và ấm ức."
Lúc này Dao Dao mới hiểu ra hôm qua mình làm vậy là không đúng. Cô bé lại òa khóc trong lòng bố trước khi họ rời quán về nhà.
Vừa về đến nhà, cô bé lập tức gọi điện cho ông nội: "Ông nội ơi, cháu xin lỗi ông. Dao Dao sai rồi. Dao Dao đợi ông quay lại ạ."
Cô bé thành khẩn nói, cố thêm một câu: "Sau này Dao Dao sẽ không tranh ti vi với ông nữa ạ."
Nhờ sự giáo dục "kịp thời" này, bố Dao Dao đã giúp con gái mình hiểu được cảm nhận của người khác, đồng thời cũng biết tôn trọng người lớn tuổi.
Nếu không uốn nắn quan niệm và suy nghĩ của con gái kịp thời, rất có thể sau này lớn lên tính cách của cô bé sẽ khó có thể tưởng tượng được.
Giáo dục trẻ nhỏ, một phần là ở trường, một phần là học phụ đạo, một phần là ở xã hội nhưng cơ bản nhất vẫn là sự giáo dục của gia đình. Trước khi cho thế hệ sau học tri thức, các bậc phụ huynh hãy dạy cho con học cách đối nhân xử thế.
Tác giả bài viết: Van Thanh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn