Giải đáp phụng vụ: Lễ phục nào cho linh mục không đồng tế?

Thứ tư - 21/05/2014 23:50

Giải đáp phụng vụ: Lễ phục nào cho linh mục không đồng tế?

Giải đáp phụng vụ: Lễ phục nào cho linh mục không đồng tế?
Giải đáp phụng vụ: Lễ phục nào cho linh mục không đồng tế?
Nguyễn Trọng Đa 5/20/2014



Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi đang thắc mắc về lễ phục thích hợp cho một linh mục tham dự Thánh Lễ, nhưng không đồng tế. Tôi được biết rằng một linh mục phải mang dây các phép (stole, stola) để rước lễ. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ thấy điều này được viết trong các hướng dẫn phụng vụ, và vì vậy tôi không thể làm sáng tỏ các vấn đề liên quan, chẳng hạn việc linh mục phải mang áo Dòng và áo các phép (choir dress, surplice) không. Liệu có đủ chăng khi khi ngài choàng dây các phép bên ngoài áo Dòng? Liệu dây các phép chỉ được mang cho việc rước lễ, hoặc cho bất kỳ phần nào khác của Thánh Lễ? Trong một vấn đề liên quan, lễ phục nào cho một phó tế tham dự Thánh Lễ, nhưng không phụ giúp chính thức Thánh lễ? Tôi thường xuyên gặp phải vấn đề này ở Mỹ, nơi hiện nay có nhiều phó tế vĩnh viễn trong các giáo xứ. Liệu họ phải mang dây các phép để Rước Lễ không? Ngoài ra, lễ phục nào là thích hợp cho các linh mục không đồng tế nhưng cho giáo dân rước lễ, và lễ phục nào là thích hợp cho các phó tế không phụ giúp Thánh lễ nhưng cho giáo dân rước lễ? - B. H., Latrobe, bang Pennsylvania, Mỹ.


Đáp: Có một số quy chế tổng quát về các điểm bạn hỏi. Tuy nhiên, việc áp dụng chúng còn tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng cuộc cử hành.

Do đó, liên quan đến lễ phục, Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nói:

"114. [...] Các linh mục hiện diện trong cử hành Thánh Thể, nếu không vì lý do chính đáng mà vắng mặt, nên thi hành phận vụ theo chức thánh mình, và do đó mặc phẩm phục mà tham dự vào đồng tế. Nếu không, họ mặc áo các phép bên ngoài áo Dòng" (Bản dịch Việt ngữ của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang) .

Liên quan đến vị trí của linh mục và phó tế, Quy chế cho biết thêm :

"310. [...] Cũng đặt ghế trong cung thánh cho các vị đồng tế và các linh mục hiện diện trong buổi cử hành mà không đồng tế, các vị này phải mặc áo các phép” (Bản dịch như trên).

Theo số 283, các linh mục không thể cử hành hay đồng tế Thánh Lễ cũng được rước lễ dưới hai hình.

Do đó, từ các quy chế cơ bản trên, chúng tôi có thể nói như sau:

Các linh mục nên đồng tế, nếu các vị tham dự thánh lễ.

Nếu các vị không thể đồng tế vì một lý do chính đáng (chẳng hạn, sẽ có công tác mục vụ khác, không hiểu ngôn ngữ địa phương của Thánh lễ sắp cử hành,...), thí các vị nên mang áo các phép.

Áo các phép thích hợp tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của giáo sĩ. Nếu ngài có phẩm chức của Giáo Hội, chẳng hạn như Kinh sĩ hay Đức Ông, áo các phép của ngài tuân theo một số quy tắc qui định cho phẩm chức của ngài. Nếu ngài là một tu sĩ, áo các phép tùy thuộc vào qui định riêng của Dòng. Nếu ngài không có phẩm chức, hoặc lễ phục thích hợp không có sẵn, ngài mang áo Dòng và áo các phép như là một sự thay thế.

Một áo trắng dài (alba), có hoặc không có dây các phép, sẽ thường không được xem là áo các phép trong bối cảnh này, và có thể dễ dàng gây nhầm lẫn với các vị đồng tế.

Các linh mục không đồng tế cần mặc áo các phép và đứng trong cung thánh. Lẽ tất nhiên điều này tùy thuộc vào khả năng làm như vậy. Nếu cung thánh là quá nhỏ, nên dành vài băng ghế dài cho họ. Giải pháp này cũng có thể được chọn, nếu một số linh mục tham dự Thánh lễ mặc y phục giáo sĩ đơn giản.

Đối với việc sử dụng dây các phép để rước lễ: Không có quy tắc nào bắt buộc điều này, và cũng không có luật nào cấm việc này cả.

Ở nhiều nơi, có tập tục là sử dụng dây các phép, đặc biệt là vào Thứ Sáu Tuần Thánh, khi không có Thánh Lễ nào được cử hành, và tất cả linh mục rước lễ từ các Bánh thánh được truyền phép trong Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh.

Điều trên có thể là một tập tục phụng vụ được qui định trong một số Dòng và Tu hội, cũng như trong một số giáo phận hoặc giáo miền. Là một tập tục hợp lệ, vốn không chống lại luật nào, điều ấy có thể được tiếp tục áp dụng một cách hợp pháp.

Không có quy định cụ thể cho các phó tế không phụ giúp Thánh lễ, và không có qui định nào về lễ phục cho phó tế khi họ rước lễ. Do đó, cần nghĩ rằng phó tế rước lễ theo cách thức thông thường như giáo dân.

Tuy nhiên, có một số buổi cử hành đặc biệt, khi hoặc chữ đỏ hoặc tập tục địa phương mời gọi tất cả các phó tế có mặt tham dự lễ cử hành trong áo trắng dài và dây các phép. Trong các dịp như vậy, phó tế có thể rước lễ dưới hai hình riêng, hoặc đến bàn thờ sau các vị đồng tế và rước lễ từ vị đồng tế cuối cùng.

Phó tế luôn luôn rước lễ từ một thừa tác viên khác, và không bao giờ tự mình rước lễ theo cách thức của vị đồng tế. Việc phó tế rước Máu thánh còn sót lại trong chén thánh sau lúc rước lễ là một trường hợp khác biệt, vì thầy đã rước lễ rồi.

Cuối cùng, khi các linh mục không đồng tế hay phó tế không phụ giúp Thánh lễ, nhưng giúp cho giáo dân rước lễ, các vị có thể mặc hoặc áo trắng dài và dây các phép, hoặc áo Dòng, áo các phép và dây các phép. (Zenit.org 20-5-2014)

 

Tác giả bài viết: Nguyễn Trọng Đa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập352
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại278,344
  • Tổng lượt truy cập36,332,899
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây