Nhận biết một số loại quả Trung Quốc

Thứ hai - 18/07/2016 10:25

Nhận biết một số loại quả Trung Quốc

Chọn được trái cây ngon, không có hóa chất là ưu tiên hàng đầu của các bà nội chợ hiện nay. Nhằm tránh mua phải hoa quả Trung Quốc và hoa quả tẩm hóa chất gây hại cho sức khỏe các bạn nên tham khảo những mẹo nhỏ dưới đây.

 / 22 giờ ago

 


Các loại hoa quả Trung Quốc chứa nhiều hóa chất độc hại ngày càng xâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam luôn là nỗi ám ảnh của các bà nội trợ. Để nhận biết các loại hoa quả Trung Quốc không quá khó, chỉ cần một chút tinh ý sẽ giúp chị em đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình.

Phân biệt các loại rau củ

Cà rốt

Việt Nam (bên trái): Có cùi, cuống lá thường còn nguyên, đôi lúc còn rễ tỏa bao quanh củ. Củ nhỏ, có màu vàng nhạt, kích thước không đều nhau, không căng láng.

Trung Quốc (bên phải): Không cùi, màu cam đậm, tươi sáng. Kích thước to, suôn và các củ khá đều. Lá thường được tỉa gọn hay cắt sạch.

Tỏi
Tỏi ta có tép nhỏ và rất thơm.Tỏi ta có tép nhỏ và rất thơm.

Tỏi Trung Quốc (bên phải): Củ to, các tép tỏi to và vỏ dễ bóc.

Tỏi Việt Nam (bên trái): Củ nhỏ, các tép tỏi nhỏ hơn và khó bóc vỏ, đặc biệt tỏi Việt Nam dậy mùi hơn tỏi Trung Quốc ngay cả khi chưa cho vào chế biến.

Khoai tây

Khoai tây Đà Lạt (bên trái): Vỏ mỏng nên khi đổ đống, các củ va chạm vào nhau nên dễ bị tróc vỏ, ruột vàng, mắt khoai nhỏ.

Khoai tây Trung Quốc (bên phải): Củ to, mắt to, vỏ dày, bị sượng khi nấu chín.

Gừng

Gừng Trung Quốc: Thường có 2 màu vỏ là màu vàng và màu vàng pha trắng nhợt. Gừng Trung Quốc có lớp vỏ nhẵn nhụi, căng mọng, củ to, đều, ít nốt sần sùi, được vệ sinh rất sạch sẽ.

Gừng Việt Nam: Có lớp vỏ xỉn màu hơn, rễ và nốt sần sùi nhiều hơn, kích thước nhỏ và có mùi thơm rất đặc trưng.

Hành

Hành Trung Quốc (bên trái): Củ to, chỉ có 1 tép, vỏ mỏng, không thơm.

Hành Việt Nam (bên phải): Vỏ dày, có vài tép trên một củ và rất thơm.

Hành tây

Hành tây Đà Lạt: Củ to, vỏ lụa ngoài màu trắng, dễ bị trầy xước.

Hành tây Trung Quốc: Vỏ ngoài màu vàng, tím hoặc trắng bóng, có hình dạng tròn đều hoặc bầu dục.

Cà chua
Cà chua Trung Quốc vỏ ngoài bóng, to và không có cuống.

Cà chua Trung Quốc (bên phải): Quả bóng, to, không cuống.

Cà chua Việt Nam (bên trái): Thường có cuống, màu sắc tươi mới hơn.

Bắp cải
.Bắp cải Trung Quốc và bắp cải Đà Lạt.

Bắp cải Trung Quốc: Có kích thước nhỏ hơn, tròn và mượt, không bị nhàu nát, đầu búp uốn vào, không xoăn.

Bắp cải Đà Lạt: Có kích thước khá lớn, có màu trắng.

Cải thảo
Trung Quốc có màu xanh đậm hơn hẳn so với cải thảo Đà Lạt rất dễ phân biệt.Cải thảo Trung Quốc có màu xanh đậm hơn hẳn so với cải thảo Đà Lạt rất dễ phân biệt.

Cải thảo Đà Lạt bắp tròn trịa, màu nhạt. Còn cải thảo Trung Quốc hình thon dài và có màu xanh đậm.

Bí đỏ
Việt Nam có vỏ ngoài sần sùi, hình dáng méo mó.Bí đỏ Việt Nam có vỏ ngoài sần sùi, hình dáng méo mó.

Bí đỏ Việt Nam có kích thước nhỏ, vỏ ngoài sần sùi và hình dáng méo mó.

Bí đỏ Trung Quốc có kích thước lớn, quả dài, vỏ ngoài bóng và đẹp.

Phân biệt các loại quả

Hồng

Hồng Trung Quốc tròn đều và có màu đỏ cam tươi đậm.

Hồng Việt Nam (bên trái): quả có hình dạng tròn, dẹt trơn (giống trứng gà), phần cuống có nhiều đốm đen, không có rãnh. Vỏ có màu nhạt và có vết thâm. Kích thước quả nhỏ và không đều màu.

Hồng Trung Quốc (bên phải): quả tròn đều, to dẹt hơi vuông, có bốn khía. Kích thước to và đều nhau. Vỏ bóng đẹp, màu đỏ cam tươi, đậm, thường không có vết xước.

Nho
Nho Việt Nam (trái) và nho Trung Quốc (phải) có sự khác biệt rõ rệt về màu sắc.Nho Việt Nam (trái) và nho Trung Quốc (phải) có sự khác biệt rõ rệt về màu sắc.

Nho Việt Nam: nho Phan Rang thường quả nhỏ, có màu đỏ hoặc tím nhạt, quả mọng, sờ vào quả thấy chắc và cứng. Cuốn rất tươi, chùm ngắn. Vị chua đậm.
Nho Mỹ: vỏ sậm hơn, thuôn dài, vị ngọt, giòn, rất ít hoặc không có hạt.
Nho Trung Quốc: quả tròn, to, thường đựng trong thùng lạnh. Quả có màu tím nhạt, có lớp phấn trắng đục. Ruột có nhiều hạt, mềm. Vị hơi chua.

Cam

Cam Việt Nam sần sùi và thường bị nám, không đẹp mã như cam Trung Quốc.Cam Việt Nam sần sùi và thường bị nám, không đẹp mã như cam Trung Quốc.

Việt Nam: cam Vinh trái tròn, nhỏ, có màu xanh vàng, vỏ thường bị nám.

Mỹ, Úc hoặc Nam Phi: màu vỏ cam nhạt hơn cam Trung Quốc nhưng bề mặt vỏ lại dày, căng, xù xì hơn. Giá cam Mỹ tại chợ đầu mối Hóc Môn hiện là 56.000đ/kg.

Trung Quốc: chỉ có theo mùa, từ khoảng tháng Mười âm lịch đến Tết. Trái to, quả có màu đậm, vỏ mỏng, bề mặt vỏ mịn màng, phần cuống hơi nhọn và phần đít quả hơi bầu; đôi khi có kèm theo cả cành lá. Không hạt.

Quýt
Quýt Trung Quốc chứa hóa chất có màu vàng tươi, láng bóng, rất hấp dẫn.

Quýt Trung Quốc thường có hình dáng đẹp, màu vàng tươi, vỏ dầy và kích thước đồng đều hơn nhiều so với quýt Việt Nam. Khi bóc ra, đầu múi thường hay bị khô, xốp, không được mọng nước.

Về hương vị: Do được tiêm nhiều hóa chất bảo quản nên quýt Trung Quốc ngọt đậm, có vị đắng, thậm chí nhiều quả ngoài tươi ngon nhưng khi bóc ra các múi bị chín nhũn, có mùi hắc từ hóa chất, đôi khi bị mốc xanh.


Lê Trung Quốc thường to tròn, bóng đẹp, có màu xanh hoặc vàng tươi, quả đồng đều rất bắt mắt.

Trong lê Trung Quốc, người ta tìm thấy hóa chất Endosulfan, đây là hóa chất độc hại cần loại trừ trên toàn thế giới của Liên hợp quốc. Do sử dụng nhiều chất bảo quản nên lê Trung Quốc giữ được vẻ ngoài hấp dẫn lâu hơn, trong khi chất lượng bên trong không được đảm bảo.

Thông thường, hình dáng những quả lê Trung Quốc thường to tròn, bóng đẹp, có màu xanh hoặc vàng tươi, quả đồng đều rất bắt mắt. Trong khi đó, lê Việt Nam lại thon dài, có vỏ sần sùi và màu vàng đậm.

Nếu như lê Việt Nam có vị ngọt, hơi chua, mùi thơm dịu thì lê Trung Quốc có vị ngọt đậm, không có mùi thơm đặc trưng.

Lựu

Lựu Việt Nam (ảnh trên) có kích thước nhỏ và da sần sùi so với lựu Trung Quốc (ảnh dưới).

Nếu như lựu Việt Nam thường nhỏ, da sần sùi hoặc bị nám thì lựu Trung Quốc lại có kích thước lớn hơn, vỏ ngoài mịn, căng tròn hơn. Màu của vỏ thường trắng hồng.

Ngoài ra, lựu Trung Quốc thường có hạt đỏ rực, bắt mắt, các hạt đều nhau. Hạt lựu Trung Quốc thường không mùi hoặc mùi của hoá chất. Lựu Trung Quốc thường được bày bán sớm và dài hơn lựu Việt Nam do chứa nhiều chất bảo quản.

Xoài
Xoài Trung Quốc sử dụng hóa chất để thúc chín nên có màu sắc không tươi sáng.

Xoài Trung Quốc thường được thúc chín một cách siêu tốc bằng những hóa chất độc hại.

Xoài Trung Quốc có mùi hắc, vỏ có màu vàng mờ, lấm tấm đen ở cuống. Những quả xoài vỏ màu xanh nhưng bên trong lại chín vàng, không có vị xoài là xoài Trung Quốc đã được ngâm tẩm nhiều hóa chất.

Mẹo Hay Phân Biệt Hoa Quả Trung Quốc Trà Trộn Trong Hoa Quả Sạch

Nhiều hoa quả Trung Quốc được phát hiện chứa chất độc hại đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Nếu ăn những loại quả này nguy cơ ung thư, vô sinh… có thể đến với người dùng.
Táo Trung Quốc: nhiễm độc

 

Táo Trung Quốc thường có màu hồng phấn, hồng nhạt chứ không đỏ sẫm như táo Mỹ, Úc.

 

Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên vừa qua, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng quay lưng.

 

Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen). Nhiều nông dân Trung Quốc trồng táo đã bọc táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này.

 

Tháng 3 năm 2012, cơ quan chức năng ở Trung Quốc đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại trên và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Song, một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo.

 

Được biết, trong thành phần nguyên liệu sản xuất túi nhựa có cả thuốc trừ sâu pha loãng với nước. Nhưng trên bao bì của túi nhựa ghi chú là “túi chỉ dùng bọc táo” chứ không có cảnh báo về thành phần thuốc trừ sâu bên trong.

 

 

Lê Trung Quốc: có chất gây vô sinh

 

Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 năm 2012 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng lưu ý, trong số đó có một mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan.

 

Endosulfan là hoá chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên Hợp Quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.

 

Nho Trung Quốc: hóa chất vượt ngưỡng

 

Khoảng đầu tháng 7 năm 2012, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm tra, đã phát hiện 3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3 – 5 lần.

 

Nho này được nhập từ Trung Quốc, đựng trong những thùng xốp rồi vận chuyển qua cửa khẩu Lào Cai vào Nam rồi về chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) sau đó được đổ xuống Đồng bằng Sông Cửu Long. Đặc biệt, nho được bày bán ngoài trời nắng suốt ngày nhưng vẫn không hư hỏng. Các cơ quan chức năng nghi ngờ có điều này là do hóa chất bảo quản.

 

Cách nhận biết một số loại quả Trung Quốc

 

Hiện có rất nhiều người lo ngại về hiện tượng hoa quả nhập ngoại và hoa quả Trung Quốc được bán trà trộn lẫn nhau. Vậy làm cách nào để có thể nhận biết được điều này?

 

– Táo:

 

Thông thường táo nhập từ Châu Âu, Mỹ, hay Newzeland có màu đỏ sẫm, có nhiều sọc đốm sẫm trên quả chạy theo từng thớ dọc từ cuống quả xuống dưới đáy. Còn táo Trung Quốc do được trồng ở vùng khía hậu Châu Á có địa chất, thổ nhưỡng khác hoàn toàn nên màu thường có là màu phấn hồng, hồng nhạt.

 

Và khi bổ ra một quả táo Newzeland có mùi thơm đậm đặc, còn táo Trung Quốc gần như không có mùi gì, lòng quả táo Newzeland có màu vàng, còn táo Trung Quốc lòng có màu vàng trắng. Táo nhập từ Châu Âu có độ ngọt, độ thơm khác hẳn, táo Trung Quốc ăn thường xốp hơn, độ ngọt có vị lợ lợ.

 

– Cam:

 

Cam Trung Quốc ngoài bề mặt thường có độ bóng rất cao và dính, có màu vàng sẫm, loang lổ, không đều có thể do sử dụng các hoá chất kích thích tạo màu. Trong khi đó một quả cam Úc có màu vàng đều từ đầu đến chân quả cam.

 

Khi bổ ra ăn, cam Úc có vị ngon, thơm, nhưng cam Úc thường bị khô ở đầu quả, ít nước hơn, lòng quả cam có màu vàng sẫm tương đương màu vỏ. Còn cam Trung Quốc khi bổ ra lòng có màu vàng nhạt, so với cam Úc có màu vàng nhạt hơn rất nhiều.

 

Nước được vắt từ một quả cam Úc được ít hơn rất nhiều so với nước vắt từ một quả cam Trung Quốc, thường chỉ bằng một nửa so với cam Trung Quốc. Nước vắt từ cam Úc cũng có màu vàng đậm hơn, mùi nước thơm vừa phải, vị ngọt, còn nước vắt từ cam Trung Quốc vàng nhạt, mùi hăng hắc.

 

 

– Cherry:

 

 

Cherry Trung Quốc ăn mềm, nhạt chứ không giòn và ngọt như cherry Úc.

 

Với cherry thì khó nhận biết hơn một chút, nhưng cherry Úc có màu đỏ đậm hơn một chút, ăn giòn và ngọt, còn cherry Trung Quốc ăn có vẻ nhũn hơn, vị nhạt hơn, lợ hơn…

 

 

Một số lưu ý khác khi chọn mua hoa quả

 

Để tránh mua phải các loại trái cây Trung Quốc kém chất lượng, người mua nên chọn mua tại những cửa hàng uy tín hay các siêu thị lớn. Hạn chế mua trái cây ở hàng bán rong bên đường không rõ nguồn gốc. Nên mua đúng mùa bởi trái cây trái mùa thường độc hại.

 

Trước khi ăn trái cây, nên ngâm trái cây vào nước muối khoảng 30 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước và sử dụng bình thường. Ngoài ra, có thể ngâm hoa quả trong nước muối, vớt ra để khô, sau đó cho vào túi nhựa, buộc chặt, có thể giữ hoa quả được tươi lâu hơn.

 

VA Sưu tầm 

 

Tác giả bài viết: Posted by Việt Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập209
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm208
  • Hôm nay18,676
  • Tháng hiện tại243,045
  • Tổng lượt truy cập35,509,326
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây