Những cái chết bí ẩn khi “đụng” vào lăng mộ các Pharaong

Thứ ba - 10/11/2015 21:44

Những cái chết bí ẩn khi “đụng” vào lăng mộ các Pharaong

Năm 23 tuổi, Huân tước Kanaphông người Anh được thừa kế một gia sản khổng lồ và đã quyết định dùng gia sản ấy vào việc tìm kiếm thăm dò các di tích cổ Ai Cập. Ông rời nước Anh đến sống ở Ai Cập, cùng một số chiến hữu bắt đầu công cuộc đào bới.

Lời nguyền bí ẩn trong lăng mộ các Pharaong

Năm 1905, ông ký với nhà đương cục Ai Cập một văn bản tình nguyện bỏ kinh phí vào công tác khảo cổ, hiến toàn bộ các hiện vật tìm được vào Viện bảo tàng Ai Cập, đổi lấy quyền được đào bới sa mạc Mimphis vì mục đích khoa học.

Hì hục suốt 17 năm trời không có kết quả, tiêu tán gần như toàn bộ gia sản, năm 1922, ông về Anh, trao lại công việc cho người bạn thân thiết là Hôvớc, một nhà khảo cổ có tiếng.

'Một lăng mộ đang được khai quật.'

Một lăng mộ đang được khai quật.

Một ngày nọ, trong khi đào bới gần nơi có lăng mộ cổ đã bị bọn trộm lục lọi chán, Hôvớc tìm thấy một đường hầm. Ông cho thợ đào ra, quả nhiên trong là một hầm mộ. Nhận được điện báo, ngay hôm sau, Huân tước cấp tốc rời nước Anh.

Không ai ngờ lại còn tồn tại một kho báu lớn đến như vậy! Một hầm mộ gần như còn nguyên vẹn: Đủ mọi đồ vật, hòm xiểng, đèn, bình, lọ, chế tác hết sức tinh xảo bằng châu ngọc, và đều mang dấu ấn hoàng đế Tutakamông. 

Tiếp đó, ba tuần sau, tìm ra hầm mộ số II cách đó 10m, do đá hoa cương, vàng, ngà voi chế tác thành. Tháng 2 năm sau, lại phát hiện hầm mộ thứ III, đó là một cung điện bằng gỗ quí dát vàng khảm ngọc bích, có quan tài hoàng đế.

'Lăng mộ của các Pharaon thường có diện tích rất lớn vì nó được xem là cung điện của nhà vua ở thế giới bên kia.'

Lăng mộ của các Pharaon thường có diện tích rất lớn vì nó được xem là cung điện của nhà vua ở thế giới bên kia.

Toàn công trường nín lặng trước những kỳ quan như thế rồi trong phút chốc họ vội vã rút lên mặt đất.

Ra khỏi căn hầm, đột nhiên Kanaphông vuốt má như vừa bị một thứ côn trùng gì từ trong ngôi mộ bay ra đốt ông, nhưng trong cảnh vui như hội này, không ai lưu ý đến sự việc đó.

Trong rất nhiều hiện vật lấy được, người ta đặc biệt chú ý chiếc quan tài vua Pharaong. Quan tài được quấn nhiều lớp vải bọc để giữ thi thể nhà vua.

Lớp áo cuối cùng được dệt bằng kim tuyến cực kỳ tinh xảo, đến nay đã trải hơn ba ngàn năm mà sợi vàng vẫn còn lóng lánh rực rỡ.

Ấn chương và các dòng chữ đã cho biết đây là chủ nhân chính của ngôi mộ: Pharaong 18 tuổi Tulankhamun, chết cách đây 35 thế kỷ.

Từ khi phát hiện ra ngôi mộ cổ, người Kanaphông như rộc hẳn đi, vết cắn của con côn trùng hôm nào ngày càng sưng tấy, đau nhức không chịu nổi, nhiều ngày không ngủ được, các thầy thuốc chữa mãi không chuyển.

Ngày 4/6, tức 45 hôm sau khi khai quật, Kanaphông qua đời.

Hôvớc tiếp tục tiến hành các bước còn lại. Ông thấy chiếc quan tài rất lớn còn chứa bên trong ba cái quách nhỏ, khảm ngọc ngà, cái trong cùng bọc sợi kim tuyến ra, thì đó chính là xác ướp của Tulankhamun, dung mạo tươi tắn như đương ngủ.

Lạ lùng thay, trên mặt hoàng đế có một vết hệt như vết con côn trùng nọ đã đốt huân tước. Ngẫu nhiên hay tất nhiên? Không ai giải thích nổi.

'Điều đáng ngạc nhiên nữa là: sau đó 1 năm, toàn bộ những người tham gia khai quật đều lần lượt qua đời hết.'

Điều đáng ngạc nhiên nữa là: sau đó 1 năm, toàn bộ những người tham gia khai quật đều lần lượt qua đời hết.

Người thì bảo: Người Ai Cập chứa uranium trong hầm mộ, dùng tia phóng xạ để trừ khử những người dám xâm phạm đến nơi an nghỉ của các Pharaông.

Lại có người bảo: người Ai Cập cổ đã dự trữ một bộ độc tố sau nhiều thế kỷ mới phát bệnh để nghiêm trị những tên đào bới mộ cổ. Nhưng cả hai cách giải thích ấy, chưa cách nào được nhiều người tán thành.

Được biết, đối với khu đền Đế Thiên Đế Thích (Ăngko Thom và Ăngko Vát bên Campuchia) cũng có tình hình như vậy: các nhà thám hiểm người Pháp đều bỏ mạng sau cuộc phát hiện lịch sử.

Dường như người xưa tỏ ra rất thiêng trong sự bảo vệ những công trình thần bí của mình. Hiện nay người ta chưa lý giải được hiện tượng bí ẩn đ

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập21
  • Hôm nay24,228
  • Tháng hiện tại136,336
  • Tổng lượt truy cập36,190,891
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây