Những gì chúng ta biết về thế giới này mới chỉ như hạt muối dưới biển sâu. Có những điều tưởng chừng quá rõ ràng, nhưng sự thật lại chẳng hề như vậy đâu.
Everest không phải đỉnh núi cao nhất thế giới.
Everest chỉ là đỉnh núi cao nhất, nếu bạn đo từ mực nước biển. Nếu tính cả chân núi ngầm dưới đại dương thì Mauna Kea ở Hawaii mới là cao nhất, với tổng độ cao lên tới hơn 14.4 km.
Những bộ lạc bí hiểm:
Trên thế giới hiện vẫn còn một vài bộ lạc sống tách biệt hoàn toàn với phần còn lại của thế giới. Họ chẳng biết gì về chúng ta, mà chúng ta cũng chẳng biết gì mấy về họ. Nhiều nước còn ra lệnh cấm người ngoài không được xâm phạm lãnh thổ của những bộ lạc này, phần lớn là do lo sợ những dịch bệnh mà chúng ta mang tới có thể khiến họ biến mất hoàn toàn.
Thác máu ở Nam Cực:
Ở Nam cực có một dòng thác ngày đêm xối xả dòng nước đỏ văng như máu. Lý do chẳng phải vì ma thuật hay lời nguyền nào cả, mà là vì nước ở nơi đây chứa quá nhiều sắt nên tạo thành màu như vậy. Theo các nhà Khoa học, thác này bắt nguồn từ một hồ nước ngậm sắt cực lớn, bị che phủ bởi lớp băng dày 400 mét.
Hệ thống cấp nước cổ đại nhất thế giới:
Những chiếc lỗ này được gọi là Qanat, kết nối với hệ thống ống nước ngầm mà người Ba Tư dùng để cung cấp nước uống, tưới tiêu từ 3000 năm trước.
Dải lỗ bí hiểm:
Bạn có thể tìm và xem tận mắt những chiếc hố này qua Google Earth. Chúng trải dài từ Bắc xuống Nam tại Peru. Các nhà Khảo cổ tin rằng đây là cách để người dân Inca xa xưa dự trữ lương thực.
Những hồ nước "bùng nổ”:
Việt Nam có Hồ Than Thở (nhưng không than thở), ngoại quốc có hồ biết nổ. Chúng không nguy hiểm vì sâu mà là vì chứa những thứ khí ga cực nguy hiểm phía dưới. Một thảm họa ở hồ Nyos, Cameroon đã xảy ra vào năm 1986 khiến 1770 người phải gánh chịu hậu quả vì quá nhiều khí CO2 bị thải ra bầu khí quyển.
Nơi khô nhất thế giới:
Đoán xem nào, nơi khô nhất thế giới không phải sa mạc Sahara đâu, mà là thung lũng McMurdo ở Châu Nam Cực. Khí hậu nơi đây được ví là khắc nghiệt không kém gì bề mặt sao Hỏa, và một số vùng quanh đó chưa hề có mưa trong hơn 2 triệu năm qua!
Trái đất từng có màu tím?
Nhiều nhà Khoa học khẳng định cây cỏ từ 400 triệu năm trước không có màu xanh như bây giờ. Sắc tố màu tím hồi đó rất phổ biến, khiến trái đất trông không khác chiếc cằm nhăn nheo của Thanos là mấy.
Biển xanh bí hiểm:
Sự thật là chúng ta mới chỉ biết tới khoảng 5% những gì đang xảy ra dưới đại dương. Các nhà Khoa học vẫn đang tìm ra những loài Động thực vật biển mới hàng ngày. Bức ảnh trên đây là 4 trong số những loài vật mới được phát hiện vào tháng 9 năm 2017.
Những núi cát biết hát:
Hiện tượng này xảy ra khi các tinh thể cát va chạm, cọ sát nhau trong quá trình di chuyển. Khối lượng cát càng lớn, âm thanh chúng phát ra càng lớn, nghe như thể một dàn đồng ca giọng nam trầm ngân vang vậy.
Cánh rừng “cong”:
Cánh rừng này nằm ở phía Tây Ba Lan. Nhiều cây cối nơi đây đều mọc cong vòng một cách khó hiểu. Nhiều người tin rằng chúng có hình dáng vậy vì bão lũ, một số khác thì lại nghĩ do con người bẻ cong từ khi cây còn bé.
Con mắt của Châu Phi:
Con mắt có tên chính thức là Cấu trúc Richat, kích thước lớn đến nỗi các Phi Hành Gia còn dùng nó để định hướng. Dù trông như một cú va chạm của thiên thạch với Trái Đất, nhưng thực ra con mắt của Châu Phi lại là kết quả của sự sói mòn.
Những hòn đá biết đi:
Ở thung lũng Chết tại Mỹ, có một hiện tượng gọi là Đá biết đi, trông như thể những cục đá to đùng tự di chuyển từ chỗ này ra chỗ khác. Sự thật thì chúng là những tảng băng, di chuyển vì địa hình hoặc gió thổi khi lớp băng phía dưới tan dần ra.
THEO HELINO.
Tác giả bài viết: THEO HELINO
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn