4 câu hỏi lớn được giải đáp sau bức ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ

Thứ bảy - 13/04/2019 23:54

4 câu hỏi lớn được giải đáp sau bức ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ

Tối 10/4, lần đầu tiên trong lịch sử, loài người đã được nhìn thấy hình ảnh thực tế một hố đen. Kết quả này có được nhờ Kính thiên văn Event Horizon, mạng lưới gồm tám đài quan sát vô tuyến trên toàn cầu, chuyên nhiệm vụ quan sát các hố đen suốt từ 2012 đến nay.

Hình ảnh mang tính lịch sử này sẽ cung cấp những đầu mối để trả lời 4 câu hỏi đã giới thiên văn, vật lý đau đầu suốt bao năm qua.

Hình dáng thực sự một hố đen

Các hố đen đúng với tên gọi của chúng. Những vật thể bí ẩn này không phát ra bất kì ánh sáng nào thuộc phổ điện từ, vì vậy bản thân chúng gần như vô hình.

Nhưng các nhà thiên văn biết hố đen tồn tại nhờ nghiên cứu lực hấp dẫn của chúng tác động lên tất cả các vật chất gần chúng. Khi một hố đen hút khí, bụi, các vật chất này lắng xuống tạo thành một đĩa bồi tụ quay quanh, với những nguyên tử chen lấn nhau bằng tốc độ cực cao.

Tốc độ cao gây ra va chạm và làm nóng vật chất, vì vậy chúng phát ra tia X và các bức xạ năng lượng cao khác. Những lỗ đen "phàm ăn" nhất trong vũ trụ có các đĩa sáng hơn tất cả các ngôi sao cộng lại trong thiên hà của chúng.

Bức ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ con người chụp được.
Bức ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ con người chụp được. (Ảnh: EHT).

Trước đó, mô phỏng máy tính và các định luật vật lý hấp dẫn đã cho phép giới thiên văn hình dung những gì họ mong đợi nhận được từ ảnh thực. Do lực hấp dẫn cực mạnh gần một lỗ đen, ánh sáng từ đĩa sẽ bị bẻ cong xung quanh chân trời sự kiện (event horizon), nên chúng ta có thể thấy được hình ảnh của đĩa sáng đằng sau lỗ đen.

Đến khi hình ảnh thực xuất hiện, nó không đối xứng như những gì người ta thường thấy trong phim. Lực hấp dẫn bẻ cong ánh sáng từ phần bên trong của đĩa về phía Trái đất mạnh hơn phần bên ngoài, làm cho một phần vòng tròn sẽ sáng hơn.

Độ chính xác của thuyết tương đối rộng khi áp dụng cho hố đen

Hình dạng chính xác của vòng sáng thu được có thể giúp phá vỡ một trong những bế tắc khó chịu nhất của vật lý lý thuyết.

Hai trụ cột của vật lý là thuyết tương đối rộng của Einstein, chi phối những thứ khổng lồ, có lực hấp dẫn lớn như lỗ đen và cơ học lượng tử, chi phối thế giới kỳ lạ của các hạt hạ nguyên tử.

Song 2 học thuyết này lại ‘'không chơi với nhau”, mỗi lý thuyết chỉ chính xác cho kích cỡ nhất định của vật chất (không đưa lý thuyết của Einstein vào cơ học lượng tử được và ngược lại).

Thuyết tương đối rộng đang bị mắc kẹt ở hố đen (điểm kỳ dị), nên các hình ảnh từ hố đen có thể chỉ ra chỗ cần bổ khuyết để hoàn thiện học thuyết, từ đó có thể kết hợp 2 học thuyết lớn lại với nhau.

Vì các hố đen là môi trường có lực hấp dẫn cực đoan nhất trong vũ trụ, chúng rất lý tưởng để kiểm tra các lý thuyết về lực hấp dẫn. Nếu thuyết tương đối rộng đứng vững, hố đen sẽ có hình dạng này, nếu nó không đứng vững, hố đen sẽ có hình dạng khác. Các nhà khoa học đều học hỏi được theo mọi cách.

Nhà nghiên cứu vật lý Lia Medeiros thuộc Đại học Arizona (Mỹ) và đồng nghiệp chạy mô phỏng hơn 12.000 hình dạng hố đen khác nhau, khác với cả với tiên đoán của Einstein.

“Nếu hình ảnh thực có gì đó sai khác với mô phỏng (tức là có một giả thuyết khác về nguồn gốc của lực hấp dẫn), xem như giới khoa học được nhận quà Giáng sinh sớm”, cô nói.

 

Các sao pulsar có bao quanh hố đen của Thiên hà?

Một cách khác để kiểm tra thuyết tương đối tổng quát xung quanh các lỗ đen là quan sát các ngôi sao xung quanh chúng. Khi ánh sáng thoát khỏi lực hấp dẫn cực hạn trong vùng lân cận lỗ đen, sóng của nó bị kéo dài ra, làm cho ánh sáng có vẻ đỏ hơn.

Quá trình này gọi là dịch chuyển đỏ hấp dẫn, dự đoán bởi thuyết tương đối rộng và được quan sát gần lỗ đen SgrA * hồi năm ngoái. Tính tới thời điểm này, Einstein vẫn đúng.

Đối tượng thực hiện thử nghiệm tốt nhất là với một pulsar - ngôi sao đã tắt quay cực nhanh và phát ra bức xạ theo nhịp đều đặn khiến nó được gọi là sao xung (pulse - xung). Dịch chuyển đỏ hấp dẫn sẽ làm xáo trộn nhịp độ của sao pulsar, từ đó người ta xem xét tiên đoán của thuyết tương đối về độ xáo trộn này.

"Nghiên cứu SgrA *, cũng đồng nghĩa việc cố gắng tìm ra một sao pulsar quay quanh hố đen này", nhà thiên văn học Scott Ransom thuộc Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia ở thành phố C-harlottesville cho biết.

Sao Pulsar PSR J1745-2900
Sao Pulsar PSR J1745-2900 (bên trái) được phát hiện vào năm 2013 cách lỗ đen ở trung tâm thiên hà khoảng 150 năm ánh sáng. (Ảnh: MPIFR).

Dù đã tìm kiếm cẩn thận, không có sao pulsar nào được tìm thấy gần SgrA *, một phần vì khí và bụi trong trung tâm thiên hà làm tán xạ chùm tia của chúng, khiến chúng khó bị phát hiện.

Nhưng EHT đang có dữ liệu ảnh tốt nhất về trung tâm hố đen ở toàn phổ các bước sóng vô tuyến, vì vậy Ransom và các đồng nghiệp hy vọng có thể phát hiện ra một số sao pulsar chưa được tìm thấy.

"Đây như một cuộc câu cá thám hiểm, và cơ hội bắt được cá to là rất nhỏ", ông Ransom nói. “Tuy nhiên, nếu chúng ta dám làm, kết quả chắc chắn sẽ xứng đáng".

Các dòng khí siêu sáng của một số hố đen

Một số hố đen là những con quái vật háu ăn và rất hung hăng. Chúng hút một lượng lớn khí và bụi, trong khi những hố đen khác thì kén ăn. Không ai biết tại sao nhưng SgrA * dường như là một trong những hố đen kén chọn, với đĩa bồi tụ không sáng lắm dù có sức nặng gấp 4 triệu lần khối lượng Mặt trời.

Một mục tiêu khác của EHT là lỗ đen trong thiên hà M87. Đây là kẻ phàm ăn, có khối lượng lớn hơn 3,5 tỷ đến 7,22 tỷ lần Mặt trời. Nó không chỉ có một đĩa bồi tụ sáng xung quanh, mà còn phóng ra một luồng sáng, gồm các hạt hạ nguyên tử tích điện. Luồng sáng này dài tới 5.000 năm ánh sáng.

Chuyên gia vật lý thiên văn Thomas Krichbaum thuộc Viện thiên văn vô tuyến Max Planck ở Bonn, Đức cho biết điều này có vẻ hơi sai vì thông thường mọi người nghĩ rằng hố đen chỉ nuốt sạch vật chất chứ không hề phun ra cái gì cả.

Nhiều lỗ đen khác tạo ra các luồng sáng dài và rộng hơn cả thiên hà, chúng có thể trải dài hàng tỷ năm ánh sáng tính từ trung tâm. Câu hỏi được đặt ra: Năng lượng nào đủ mạnh để phóng những luồng sáng này xa đến như vậy?

Những mô phỏng trước đây được thực hiện bởi máy tính, thuật toán 3D chứ không phải hình thật.
Những mô phỏng trước đây được thực hiện bởi máy tính, thuật toán 3D chứ không phải hình thật. (Ảnh: Independent).

Các phép đo của EHT đối với lỗ đen M87 sẽ giúp ước tính cường độ từ trường của nó. Các nhà thiên văn học cho rằng điều này có liên quan đến cơ chế phóng luồng sáng và các phép đo thuộc tính của luồng sáng khi nó gần với lỗ đen sẽ giúp xác định nơi bắt nguồn của nó - ở phần trong cùng của đĩa bồi tụ, hay từ chính lỗ đen.

Những quan sát này cũng có thể tiết lộ liệu luồng sáng được phóng bởi một cái gì đó trong lỗ đen hay bởi vật liệu chuyển động cực nhanh trong đĩa bồi tụ.

Vì các luồng sáng có thể mang vật chất ra khỏi trung tâm thiên hà và đưa vào không gian liên thiên hà, chúng có thể ảnh hưởng đến cách các thiên hà phát triển, thậm chí đến cả vị trí các ngôi sao và hành tinh hình thành trong thiên hà.

Đây là mấu chốt quan trọng để hiểu được sự tiến hóa của các thiên hà, từ sự hình thành sớm của các lỗ đen đến hình thành các ngôi sao, sau đó là hình thành của sự sống, theo Krichbaum.

“Đây là một câu chuyện rất lớn, mà trong đó các nghiên cứu về luồng sáng từ lỗ đen chỉ là một mảnh ghép nhỏ mà thôi", ông nói.

Cập nhật: 11/04/2019 Theo Zing
 

Giải mã thành công bí ẩn trăm năm của nàng Mona Lisa

Đã hơn 500 năm từ ngày tuyệt phẩm "Mona Lisa" của đại danh họa toàn năng Leonardo da Vinci ra đời, giới khoa học và nghệ thuật khắp thế giới vẫn không ngừng giải mã những bí ẩn chứa trong đôi mắt, cặp mắt không mày và nụ cười của nàng.

Tỉ lệ vàng trên khuôn mặt Mona Lisa
Tỉ lệ vàng trên khuôn mặt Mona Lisa: Khuôn mặt nằm gọn trong một hình chữ nhật vàng và cấu trúc phần còn lại của bức tranh cũng cấu trúc theo một vòng xoắn ốc vàng.

Sự mơ hồ khó đoán định của nàng cùng nét vẽ đầy điêu luyện của Da Vinci luôn là đề tài có sức hấp dẫn không ngừng trong các công trình nghiên cứu của các học giả cũng như trong các tác phẩm của giới nghệ thuật thế giới hơn nửa thiên niên kỷ qua.

Trong số những bí ẩn ẩn chứa trong họa phẩm của Da Vinci thì "tâm trạng của nàng Mona Lisa" chính là thách thức được cả người yêu nghệ thuật lẫn các chuyên gia thuộc ngành y học, tâm lý học và vật lý học "mổ xẻ" nhiều nhất.

Tuyệt phẩm 'Mona Lisa' của đại danh họa toàn năng Leonardo da Vinci (vẽ từ năm 1503–1506).
Tuyệt phẩm "Mona Lisa" của đại danh họa toàn năng Leonardo da Vinci (vẽ từ năm 1503–1506). (Ảnh: AFP).

Giải mã thành công bí ẩn trăm năm của nàng Mona Lisa

Mới đây, tiến sĩ, nhà thần kinh học người Đức Juergen Kornmeier, thuộc trường Đại học Freiburg (Đức) đã có phát hiện mới nhất về biểu hiện cảm xúc trên gương mặt của nàng Mona Lisa.

Phát biểu với hãng thông tấn AFP (Pháp), tiến sĩ Juergen Kornmeier và cộng sự cho biết, sau khi tiến hành thí nghiệm, nhóm nhận định nàng Mona Lisa hoàn toàn đang hạnh phúc

Để hiểu phát hiện này khiến các chuyên gia Đức ngạc nhiên như thế nào, ta phải so sánh với những nghiên cứu đã từng được các nhà khoa học thuộc trường Đại học Amsterdam (Hà Lan) và trường Đại học Illinois (Mỹ) công bố năm 2005:

Gương mặt của Mona Lisa có đầy đủ các cảm xúc "hỉ, nộ, ái, ố", cụ thể, gương mặt nàng thể hiện 83% hạnh phúc, 9% chán ghét, 6% sợ hãi, tức giận 2%, ít hơn 1% trung tính và 0% ngạc nhiên.

Nụ cười bí ẩn hàng trăm năm.
Nụ cười bí ẩn hàng trăm năm. (Ảnh: Internet).

Từ nhiều năm nay, giới học giả nhận định, khi mới nhìn "Mona Lisa", bạn sẽ thấy nàng đang nở một nụ cười ngọt ngào, nhưng cảm xúc trên gương mặt nàng sẽ dần chuyển sáng buồn man mác hay có chút cao ngạo nếu ta nhìn nàng một lúc lâu.

Quay trở lại với đội nghiên cứu của tiến sĩ Juergen Kornmeier, sử dụng phương pháp phân tích mọi yếu tố trên mặt (ánh mắt, nụ cười) để đánh giá cảm xúc trên gương mặt của con người cũng như nghiên cứu bản vẽ lại Mona Lisa, đội nghiên cứu đã dịch chuyển miệng của nàng Mona Lisa theo nhiều góc độ khác nhau để tạo ra 8 hình ảnh thay đổi của khóe miệng Mona Lisa.

8 hình ảnh khác nhau thể hiện sự chuyển động của khóe miệng nàng được đội tình nguyện gồm 12 chuyên gia đánh giá khoảng 30 lần.

Đội nghiên cứu đã dịch chuyển miệng của nàng Mona Lisa theo nhiều góc độ khác nhau
Đội nghiên cứu đã dịch chuyển miệng của nàng Mona Lisa theo nhiều góc độ khác nhau để tạo ra 8 hình ảnh thay đổi của khóe miệng Mona Lisa.

"Gần 100% chuyên gia tham gia đánh giá đều tin rằng, Mona Lisa ĐANG cười. Nàng thực sự ĐANG hạnh phúc. Mặc dù có một nét thoáng buồn nhưng chính điều đó càng khiến cho tác phẩm của Da Vinci trở nên hấp dẫn chúng ta hơn bao giờ hết", tiến sĩ Juergen Kornmeier, người đứng đầu nghiên cứu, kết luận.

Giải thích dưới góc độ tâm lý học, tiến sĩ Juergen Kornmeier cho biết, não bộ của chúng ta không có sự phân định chính xác 100% giữa cảm xúc hạnh phúc hay buồn bã khi quan sát gương mặt của người đối diện vì để hiểu người đó đang buồn hay vui còn phải xét vào ngữ cảnh.

Tự họa của Leonardo da Vinci, vẽ bằng phấn đỏ trong khoảng 1512 và 1515.
Tự họa của Leonardo da Vinci, vẽ bằng phấn đỏ trong khoảng 1512 và 1515.

Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Freiburg (Đức) vui mừng thông báo:

"Bằng tài năng xuất chúng của mình, Da Vinci đã tạo nên một tuyệt phẩm hội họa. Mặc dù, bức tranh còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, song chúng tôi đã giải mã được một trong những bí ẩn trăm năm của Mona Lisa và kết luận: Gương mặt nàng biểu lộ niềm hạnh phúc".

"Phải diện kiến trước nàng, bạn mới có thể hiểu vì sao nàng lại bí ẩn đến cuốn hút vô cùng như thế!", Pascal Cotte - một chuyên gia mỹ thuật của Pháp nhận định.

Bức tranh Mona Lisa

Mona Lisa (La Gioconda hay La Joconde, Chân dung Lisa Gherardini, vợ của Francesco del Giocondo) là một bức chân dung thế kỷ 16 được vẽ bằng sơn dầu trên một tấm gỗ dương tại Florence bởi Leonardo da Vinci trong thời kì Phục Hưng Italia. Tác phẩm thuộc sở hữu của Chính phủ Pháp và hiện được trưng bày tại bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp với tên gọi Chân dung Lisa Gherardini, vợ của Francesco del Giocondo.

Bức tranh là một bức chân dung nửa người và thể hiện một phụ nữ có những nét thể hiện trên khuôn mặt thường được miêu tả là bí ẩn. Sự mơ hồ trong nét thể hiện của người mẫu, sự lạ thường của thành phần nửa khuôn mặt, và sự huyền ảo của các kiểu mẫu hình thức và không khí hư ảo là những tính chất mới lạ góp phần vào sức mê hoặc của bức tranh. Có lẽ nó là bức tranh nổi tiếng nhất từng bị đánh cắp và được thu hồi về bảo tàng Louvre. Ít tác phẩm nghệ thuật khác từng là chủ đề của nhiều sự chăm sóc kỹ lưỡng, nghiên cứu, thần thoại hoá và bắt chước tới như vậy. 

Cập nhật: 13/03/2019 Theo Trí Thức Trẻ

 
 
 

Giải mã bí ẩn "Hiệu ứng Nàng Mona Lisa": Vì sao cứ ngỡ như đang bị nhìn?

Mona Lisa vốn là một tuyệt tác hội họa của nhà thiên tài Leonardo da Vinci – kèm theo đó mà một loạt bí ẩn mà mãi đến nay các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu.

Đặc biệt, đối với nhiều người đã thưởng lãm trực tiếp tác phẩm này tại bảo tàng Louvre (Paris, Pháp), họ thường cảm thấy rằng rằng: Ánh mắt của "nàng" đang dõi theo họ trong phòng trưng bày - dù không nhìn trực diện vào bức tranh. Người ta gọi đó là "hiệu ứng Mona Lisa".

Với mục đích tìm hiểu sâu hơn, các nhà khoa học đã quyết định kiểm tra hiệu ứng này. Các chuyên gia từ ĐH Bielefeld (Đức) đã tập hợp 24 tình nguyện viên, yêu cầu họ chỉ ra hướng nhìn của Mona Lisa khi ngồi trước bức tranh – được hiển thị qua màn hình vi tính.

Bức tranh Mona Lisa của Leonardo da Vinci.
Bức tranh Mona Lisa của Leonardo da Vinci.

Qua khảo sát ở nhiều góc cắt, cũng như khoảng cách của bức tranh với người xem, đội ngũ nghiên cứu đã thu thập được khoảng 2.000 đánh giá khác nhau. Họ nhận thấy góc nhìn của Mona Lisa hơi chếch về phía bên phải khoảng 15,4 độ - thay vì là nhìn trực diện như đã phỏng đoán trước đây.

Các khảo sát trước đó cho thấy: khi bức vẽ phác họa người hay ảnh có hướng nhìn lệch vào khoảng dưới 5 độ, sẽ có hiệu ứng làm người xem cảm thấy như thể tác phẩm đang nhìn theo họ, dù có đang đứng ở góc nào trong phòng đi chăng nữa.

Khoa học xác nhận Hiệu ứng Mona Lisa có tồn tại, nhưng không phải trên tác phẩm Mona Lisa
Khoa học xác nhận Hiệu ứng Mona Lisa có tồn tại, nhưng không phải trên tác phẩm Mona Lisa.

"Hiệu ứng ánh nhìn là không thể phủ nhận" - nhà tâm lý học học Sebastian Loth, thành viên của đội nghiên cứu cho biết.

Tuy nhiên, Mona Lisa thì khác!

"Nhưng với tác phẩm Mona Lisa, chúng tôi không nhận thấy được hiệu ứng này" - Loth khẳng định.

Theo nhóm nghiên cứu, dù ở bất kì góc độ/ khoảng cách nào (dựa trên 2000 góc cắt), nàng Mona Lisa vẫn chếch về phía bên phải mà thôi.

"Cần hiểu rằng hiệu ứng Mona Lisa vốn dĩ có thật, nhưng cái tên thì cần được xem lại".

Dù sao thì Mona Lisa tuy không là "chuẩn" khi nói về hiệu ứng ảo ảnh đã đề cập, nhưng nàng vẫn luôn tạo ra những bất ngờ đối với chúng ta. Như nụ cười của nàng chẳng hạn, vẫn luôn đem lại thứ gì đó rất bí ẩn dù đã được rất nhiều nhà khoa học để ý và tìm hiểu.

 

4 câu hỏi lớn được giải đáp sau bức ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ

Tối 10/4, lần đầu tiên trong lịch sử, loài người đã được nhìn thấy hình ảnh thực tế một hố đen. Kết quả này có được nhờ Kính thiên văn Event Horizon, mạng lưới gồm tám đài quan sát vô tuyến trên toàn cầu, chuyên nhiệm vụ quan sát các hố đen suốt từ 2012 đến nay.

Hình ảnh mang tính lịch sử này sẽ cung cấp những đầu mối để trả lời 4 câu hỏi đã giới thiên văn, vật lý đau đầu suốt bao năm qua.

Hình dáng thực sự một hố đen

Các hố đen đúng với tên gọi của chúng. Những vật thể bí ẩn này không phát ra bất kì ánh sáng nào thuộc phổ điện từ, vì vậy bản thân chúng gần như vô hình.

Nhưng các nhà thiên văn biết hố đen tồn tại nhờ nghiên cứu lực hấp dẫn của chúng tác động lên tất cả các vật chất gần chúng. Khi một hố đen hút khí, bụi, các vật chất này lắng xuống tạo thành một đĩa bồi tụ quay quanh, với những nguyên tử chen lấn nhau bằng tốc độ cực cao.

Tốc độ cao gây ra va chạm và làm nóng vật chất, vì vậy chúng phát ra tia X và các bức xạ năng lượng cao khác. Những lỗ đen "phàm ăn" nhất trong vũ trụ có các đĩa sáng hơn tất cả các ngôi sao cộng lại trong thiên hà của chúng.

Bức ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ con người chụp được.
Bức ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ con người chụp được. (Ảnh: EHT).

Trước đó, mô phỏng máy tính và các định luật vật lý hấp dẫn đã cho phép giới thiên văn hình dung những gì họ mong đợi nhận được từ ảnh thực. Do lực hấp dẫn cực mạnh gần một lỗ đen, ánh sáng từ đĩa sẽ bị bẻ cong xung quanh chân trời sự kiện (event horizon), nên chúng ta có thể thấy được hình ảnh của đĩa sáng đằng sau lỗ đen.

Đến khi hình ảnh thực xuất hiện, nó không đối xứng như những gì người ta thường thấy trong phim. Lực hấp dẫn bẻ cong ánh sáng từ phần bên trong của đĩa về phía Trái đất mạnh hơn phần bên ngoài, làm cho một phần vòng tròn sẽ sáng hơn.

Độ chính xác của thuyết tương đối rộng khi áp dụng cho hố đen

Hình dạng chính xác của vòng sáng thu được có thể giúp phá vỡ một trong những bế tắc khó chịu nhất của vật lý lý thuyết.

Hai trụ cột của vật lý là thuyết tương đối rộng của Einstein, chi phối những thứ khổng lồ, có lực hấp dẫn lớn như lỗ đen và cơ học lượng tử, chi phối thế giới kỳ lạ của các hạt hạ nguyên tử.

Song 2 học thuyết này lại ‘'không chơi với nhau”, mỗi lý thuyết chỉ chính xác cho kích cỡ nhất định của vật chất (không đưa lý thuyết của Einstein vào cơ học lượng tử được và ngược lại).

Thuyết tương đối rộng đang bị mắc kẹt ở hố đen (điểm kỳ dị), nên các hình ảnh từ hố đen có thể chỉ ra chỗ cần bổ khuyết để hoàn thiện học thuyết, từ đó có thể kết hợp 2 học thuyết lớn lại với nhau.

Vì các hố đen là môi trường có lực hấp dẫn cực đoan nhất trong vũ trụ, chúng rất lý tưởng để kiểm tra các lý thuyết về lực hấp dẫn. Nếu thuyết tương đối rộng đứng vững, hố đen sẽ có hình dạng này, nếu nó không đứng vững, hố đen sẽ có hình dạng khác. Các nhà khoa học đều học hỏi được theo mọi cách.

Nhà nghiên cứu vật lý Lia Medeiros thuộc Đại học Arizona (Mỹ) và đồng nghiệp chạy mô phỏng hơn 12.000 hình dạng hố đen khác nhau, khác với cả với tiên đoán của Einstein.

“Nếu hình ảnh thực có gì đó sai khác với mô phỏng (tức là có một giả thuyết khác về nguồn gốc của lực hấp dẫn), xem như giới khoa học được nhận quà Giáng sinh sớm”, cô nói.

 

Các sao pulsar có bao quanh hố đen của Thiên hà?

Một cách khác để kiểm tra thuyết tương đối tổng quát xung quanh các lỗ đen là quan sát các ngôi sao xung quanh chúng. Khi ánh sáng thoát khỏi lực hấp dẫn cực hạn trong vùng lân cận lỗ đen, sóng của nó bị kéo dài ra, làm cho ánh sáng có vẻ đỏ hơn.

Quá trình này gọi là dịch chuyển đỏ hấp dẫn, dự đoán bởi thuyết tương đối rộng và được quan sát gần lỗ đen SgrA * hồi năm ngoái. Tính tới thời điểm này, Einstein vẫn đúng.

Đối tượng thực hiện thử nghiệm tốt nhất là với một pulsar - ngôi sao đã tắt quay cực nhanh và phát ra bức xạ theo nhịp đều đặn khiến nó được gọi là sao xung (pulse - xung). Dịch chuyển đỏ hấp dẫn sẽ làm xáo trộn nhịp độ của sao pulsar, từ đó người ta xem xét tiên đoán của thuyết tương đối về độ xáo trộn này.

"Nghiên cứu SgrA *, cũng đồng nghĩa việc cố gắng tìm ra một sao pulsar quay quanh hố đen này", nhà thiên văn học Scott Ransom thuộc Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia ở thành phố C-harlottesville cho biết.

Sao Pulsar PSR J1745-2900
Sao Pulsar PSR J1745-2900 (bên trái) được phát hiện vào năm 2013 cách lỗ đen ở trung tâm thiên hà khoảng 150 năm ánh sáng. (Ảnh: MPIFR).

Dù đã tìm kiếm cẩn thận, không có sao pulsar nào được tìm thấy gần SgrA *, một phần vì khí và bụi trong trung tâm thiên hà làm tán xạ chùm tia của chúng, khiến chúng khó bị phát hiện.

Nhưng EHT đang có dữ liệu ảnh tốt nhất về trung tâm hố đen ở toàn phổ các bước sóng vô tuyến, vì vậy Ransom và các đồng nghiệp hy vọng có thể phát hiện ra một số sao pulsar chưa được tìm thấy.

"Đây như một cuộc câu cá thám hiểm, và cơ hội bắt được cá to là rất nhỏ", ông Ransom nói. “Tuy nhiên, nếu chúng ta dám làm, kết quả chắc chắn sẽ xứng đáng".

Các dòng khí siêu sáng của một số hố đen

Một số hố đen là những con quái vật háu ăn và rất hung hăng. Chúng hút một lượng lớn khí và bụi, trong khi những hố đen khác thì kén ăn. Không ai biết tại sao nhưng SgrA * dường như là một trong những hố đen kén chọn, với đĩa bồi tụ không sáng lắm dù có sức nặng gấp 4 triệu lần khối lượng Mặt trời.

Một mục tiêu khác của EHT là lỗ đen trong thiên hà M87. Đây là kẻ phàm ăn, có khối lượng lớn hơn 3,5 tỷ đến 7,22 tỷ lần Mặt trời. Nó không chỉ có một đĩa bồi tụ sáng xung quanh, mà còn phóng ra một luồng sáng, gồm các hạt hạ nguyên tử tích điện. Luồng sáng này dài tới 5.000 năm ánh sáng.

Chuyên gia vật lý thiên văn Thomas Krichbaum thuộc Viện thiên văn vô tuyến Max Planck ở Bonn, Đức cho biết điều này có vẻ hơi sai vì thông thường mọi người nghĩ rằng hố đen chỉ nuốt sạch vật chất chứ không hề phun ra cái gì cả.

Nhiều lỗ đen khác tạo ra các luồng sáng dài và rộng hơn cả thiên hà, chúng có thể trải dài hàng tỷ năm ánh sáng tính từ trung tâm. Câu hỏi được đặt ra: Năng lượng nào đủ mạnh để phóng những luồng sáng này xa đến như vậy?

Những mô phỏng trước đây được thực hiện bởi máy tính, thuật toán 3D chứ không phải hình thật.
Những mô phỏng trước đây được thực hiện bởi máy tính, thuật toán 3D chứ không phải hình thật. (Ảnh: Independent).

Các phép đo của EHT đối với lỗ đen M87 sẽ giúp ước tính cường độ từ trường của nó. Các nhà thiên văn học cho rằng điều này có liên quan đến cơ chế phóng luồng sáng và các phép đo thuộc tính của luồng sáng khi nó gần với lỗ đen sẽ giúp xác định nơi bắt nguồn của nó - ở phần trong cùng của đĩa bồi tụ, hay từ chính lỗ đen.

Những quan sát này cũng có thể tiết lộ liệu luồng sáng được phóng bởi một cái gì đó trong lỗ đen hay bởi vật liệu chuyển động cực nhanh trong đĩa bồi tụ.

Vì các luồng sáng có thể mang vật chất ra khỏi trung tâm thiên hà và đưa vào không gian liên thiên hà, chúng có thể ảnh hưởng đến cách các thiên hà phát triển, thậm chí đến cả vị trí các ngôi sao và hành tinh hình thành trong thiên hà.

Đây là mấu chốt quan trọng để hiểu được sự tiến hóa của các thiên hà, từ sự hình thành sớm của các lỗ đen đến hình thành các ngôi sao, sau đó là hình thành của sự sống, theo Krichbaum.

“Đây là một câu chuyện rất lớn, mà trong đó các nghiên cứu về luồng sáng từ lỗ đen chỉ là một mảnh ghép nhỏ mà thôi", ông nói.

Cập nhật: 11/04/2019 Theo Zing
 

Giải mã thành công bí ẩn trăm năm của nàng Mona Lisa

Đã hơn 500 năm từ ngày tuyệt phẩm "Mona Lisa" của đại danh họa toàn năng Leonardo da Vinci ra đời, giới khoa học và nghệ thuật khắp thế giới vẫn không ngừng giải mã những bí ẩn chứa trong đôi mắt, cặp mắt không mày và nụ cười của nàng.

Tỉ lệ vàng trên khuôn mặt Mona Lisa
Tỉ lệ vàng trên khuôn mặt Mona Lisa: Khuôn mặt nằm gọn trong một hình chữ nhật vàng và cấu trúc phần còn lại của bức tranh cũng cấu trúc theo một vòng xoắn ốc vàng.

Sự mơ hồ khó đoán định của nàng cùng nét vẽ đầy điêu luyện của Da Vinci luôn là đề tài có sức hấp dẫn không ngừng trong các công trình nghiên cứu của các học giả cũng như trong các tác phẩm của giới nghệ thuật thế giới hơn nửa thiên niên kỷ qua.

Trong số những bí ẩn ẩn chứa trong họa phẩm của Da Vinci thì "tâm trạng của nàng Mona Lisa" chính là thách thức được cả người yêu nghệ thuật lẫn các chuyên gia thuộc ngành y học, tâm lý học và vật lý học "mổ xẻ" nhiều nhất.

Tuyệt phẩm 'Mona Lisa' của đại danh họa toàn năng Leonardo da Vinci (vẽ từ năm 1503–1506).
Tuyệt phẩm "Mona Lisa" của đại danh họa toàn năng Leonardo da Vinci (vẽ từ năm 1503–1506). (Ảnh: AFP).

Giải mã thành công bí ẩn trăm năm của nàng Mona Lisa

Mới đây, tiến sĩ, nhà thần kinh học người Đức Juergen Kornmeier, thuộc trường Đại học Freiburg (Đức) đã có phát hiện mới nhất về biểu hiện cảm xúc trên gương mặt của nàng Mona Lisa.

Phát biểu với hãng thông tấn AFP (Pháp), tiến sĩ Juergen Kornmeier và cộng sự cho biết, sau khi tiến hành thí nghiệm, nhóm nhận định nàng Mona Lisa hoàn toàn đang hạnh phúc

Để hiểu phát hiện này khiến các chuyên gia Đức ngạc nhiên như thế nào, ta phải so sánh với những nghiên cứu đã từng được các nhà khoa học thuộc trường Đại học Amsterdam (Hà Lan) và trường Đại học Illinois (Mỹ) công bố năm 2005:

Gương mặt của Mona Lisa có đầy đủ các cảm xúc "hỉ, nộ, ái, ố", cụ thể, gương mặt nàng thể hiện 83% hạnh phúc, 9% chán ghét, 6% sợ hãi, tức giận 2%, ít hơn 1% trung tính và 0% ngạc nhiên.

Nụ cười bí ẩn hàng trăm năm.
Nụ cười bí ẩn hàng trăm năm. (Ảnh: Internet).

Từ nhiều năm nay, giới học giả nhận định, khi mới nhìn "Mona Lisa", bạn sẽ thấy nàng đang nở một nụ cười ngọt ngào, nhưng cảm xúc trên gương mặt nàng sẽ dần chuyển sáng buồn man mác hay có chút cao ngạo nếu ta nhìn nàng một lúc lâu.

Quay trở lại với đội nghiên cứu của tiến sĩ Juergen Kornmeier, sử dụng phương pháp phân tích mọi yếu tố trên mặt (ánh mắt, nụ cười) để đánh giá cảm xúc trên gương mặt của con người cũng như nghiên cứu bản vẽ lại Mona Lisa, đội nghiên cứu đã dịch chuyển miệng của nàng Mona Lisa theo nhiều góc độ khác nhau để tạo ra 8 hình ảnh thay đổi của khóe miệng Mona Lisa.

8 hình ảnh khác nhau thể hiện sự chuyển động của khóe miệng nàng được đội tình nguyện gồm 12 chuyên gia đánh giá khoảng 30 lần.

Đội nghiên cứu đã dịch chuyển miệng của nàng Mona Lisa theo nhiều góc độ khác nhau
Đội nghiên cứu đã dịch chuyển miệng của nàng Mona Lisa theo nhiều góc độ khác nhau để tạo ra 8 hình ảnh thay đổi của khóe miệng Mona Lisa.

"Gần 100% chuyên gia tham gia đánh giá đều tin rằng, Mona Lisa ĐANG cười. Nàng thực sự ĐANG hạnh phúc. Mặc dù có một nét thoáng buồn nhưng chính điều đó càng khiến cho tác phẩm của Da Vinci trở nên hấp dẫn chúng ta hơn bao giờ hết", tiến sĩ Juergen Kornmeier, người đứng đầu nghiên cứu, kết luận.

Giải thích dưới góc độ tâm lý học, tiến sĩ Juergen Kornmeier cho biết, não bộ của chúng ta không có sự phân định chính xác 100% giữa cảm xúc hạnh phúc hay buồn bã khi quan sát gương mặt của người đối diện vì để hiểu người đó đang buồn hay vui còn phải xét vào ngữ cảnh.

Tự họa của Leonardo da Vinci, vẽ bằng phấn đỏ trong khoảng 1512 và 1515.
Tự họa của Leonardo da Vinci, vẽ bằng phấn đỏ trong khoảng 1512 và 1515.

Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Freiburg (Đức) vui mừng thông báo:

"Bằng tài năng xuất chúng của mình, Da Vinci đã tạo nên một tuyệt phẩm hội họa. Mặc dù, bức tranh còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, song chúng tôi đã giải mã được một trong những bí ẩn trăm năm của Mona Lisa và kết luận: Gương mặt nàng biểu lộ niềm hạnh phúc".

"Phải diện kiến trước nàng, bạn mới có thể hiểu vì sao nàng lại bí ẩn đến cuốn hút vô cùng như thế!", Pascal Cotte - một chuyên gia mỹ thuật của Pháp nhận định.

Bức tranh Mona Lisa

Mona Lisa (La Gioconda hay La Joconde, Chân dung Lisa Gherardini, vợ của Francesco del Giocondo) là một bức chân dung thế kỷ 16 được vẽ bằng sơn dầu trên một tấm gỗ dương tại Florence bởi Leonardo da Vinci trong thời kì Phục Hưng Italia. Tác phẩm thuộc sở hữu của Chính phủ Pháp và hiện được trưng bày tại bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp với tên gọi Chân dung Lisa Gherardini, vợ của Francesco del Giocondo.

Bức tranh là một bức chân dung nửa người và thể hiện một phụ nữ có những nét thể hiện trên khuôn mặt thường được miêu tả là bí ẩn. Sự mơ hồ trong nét thể hiện của người mẫu, sự lạ thường của thành phần nửa khuôn mặt, và sự huyền ảo của các kiểu mẫu hình thức và không khí hư ảo là những tính chất mới lạ góp phần vào sức mê hoặc của bức tranh. Có lẽ nó là bức tranh nổi tiếng nhất từng bị đánh cắp và được thu hồi về bảo tàng Louvre. Ít tác phẩm nghệ thuật khác từng là chủ đề của nhiều sự chăm sóc kỹ lưỡng, nghiên cứu, thần thoại hoá và bắt chước tới như vậy. 

Cập nhật: 13/03/2019 Theo Trí Thức Trẻ

 
 
 

Giải mã bí ẩn "Hiệu ứng Nàng Mona Lisa": Vì sao cứ ngỡ như đang bị nhìn?

Mona Lisa vốn là một tuyệt tác hội họa của nhà thiên tài Leonardo da Vinci – kèm theo đó mà một loạt bí ẩn mà mãi đến nay các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu.

Đặc biệt, đối với nhiều người đã thưởng lãm trực tiếp tác phẩm này tại bảo tàng Louvre (Paris, Pháp), họ thường cảm thấy rằng rằng: Ánh mắt của "nàng" đang dõi theo họ trong phòng trưng bày - dù không nhìn trực diện vào bức tranh. Người ta gọi đó là "hiệu ứng Mona Lisa".

Với mục đích tìm hiểu sâu hơn, các nhà khoa học đã quyết định kiểm tra hiệu ứng này. Các chuyên gia từ ĐH Bielefeld (Đức) đã tập hợp 24 tình nguyện viên, yêu cầu họ chỉ ra hướng nhìn của Mona Lisa khi ngồi trước bức tranh – được hiển thị qua màn hình vi tính.

Bức tranh Mona Lisa của Leonardo da Vinci.
Bức tranh Mona Lisa của Leonardo da Vinci.

Qua khảo sát ở nhiều góc cắt, cũng như khoảng cách của bức tranh với người xem, đội ngũ nghiên cứu đã thu thập được khoảng 2.000 đánh giá khác nhau. Họ nhận thấy góc nhìn của Mona Lisa hơi chếch về phía bên phải khoảng 15,4 độ - thay vì là nhìn trực diện như đã phỏng đoán trước đây.

Các khảo sát trước đó cho thấy: khi bức vẽ phác họa người hay ảnh có hướng nhìn lệch vào khoảng dưới 5 độ, sẽ có hiệu ứng làm người xem cảm thấy như thể tác phẩm đang nhìn theo họ, dù có đang đứng ở góc nào trong phòng đi chăng nữa.

Khoa học xác nhận Hiệu ứng Mona Lisa có tồn tại, nhưng không phải trên tác phẩm Mona Lisa
Khoa học xác nhận Hiệu ứng Mona Lisa có tồn tại, nhưng không phải trên tác phẩm Mona Lisa.

"Hiệu ứng ánh nhìn là không thể phủ nhận" - nhà tâm lý học học Sebastian Loth, thành viên của đội nghiên cứu cho biết.

Tuy nhiên, Mona Lisa thì khác!

"Nhưng với tác phẩm Mona Lisa, chúng tôi không nhận thấy được hiệu ứng này" - Loth khẳng định.

Theo nhóm nghiên cứu, dù ở bất kì góc độ/ khoảng cách nào (dựa trên 2000 góc cắt), nàng Mona Lisa vẫn chếch về phía bên phải mà thôi.

"Cần hiểu rằng hiệu ứng Mona Lisa vốn dĩ có thật, nhưng cái tên thì cần được xem lại".

Dù sao thì Mona Lisa tuy không là "chuẩn" khi nói về hiệu ứng ảo ảnh đã đề cập, nhưng nàng vẫn luôn tạo ra những bất ngờ đối với chúng ta. Như nụ cười của nàng chẳng hạn, vẫn luôn đem lại thứ gì đó rất bí ẩn dù đã được rất nhiều nhà khoa học để ý và tìm hiểu.

 

Tác giả bài viết: Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập51
  • Hôm nay14,270
  • Tháng hiện tại256,085
  • Tổng lượt truy cập32,722,610
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây