Xã hội bạo lực và sự cứu rỗi cuối cùng

Thứ tư - 10/04/2019 10:00

Xã hội bạo lực và sự cứu rỗi cuối cùng

Tình trạng bạo lực đang được phơi bày thời gian gần đây không chỉ nguy hiểm ở việc gây tổn thương nghiêm trọng về thân thể, mà đáng sợ hơn, đó là việc làm nhục công khai, là sự thách thức đối với nhân tính.

Xã hội bạo lực và sự cứu rỗi cuối cùng

 

 

Nhân danh công lý, nhân danh tình yêu, nhân danh chân lý, nhân danh lẽ phải… dù có nhân danh ai hay cái gì đi nữa, thì việc làm nhục người khác cuối cùng vẫn là thể hiện sự bất lực, cô đơn và ti tiện của con người.

Để cứu rỗi những tâm hồn lạnh lẽo vì xa rời đức Nhân và đẩy xã hội tới chỗ u tối của vũng sình căm ghét, đấu đá, lại chỉ có một cách duy nhất, vốn đã bị đánh giá thấp bấy lâu nay. Nhưng đã đến lúc ta phải cầu tới sự cứu rỗi cuối cùng.

“Tất cả sự độc ác đều bắt nguồn từ sự yếu đuối”

“Tất cả sự độc ác đều bắt nguồn từ sự yếu đuối”. Nhà triết học Lucius Annaeus Seneca đã nói như vậy. Bởi khi ta không đủ mạnh mẽ và hiểu biết để buông bỏ được cảm giác bị tổn thương, yếu thế, bị xâm phạm hay bất công, thì ta sẽ bị thôi thúc hành động để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình. Khi những thứ đó bị phóng đại quá mức cần thiết, ta sẽ sẵn sàng đè bẹp lợi ích và quan điểm của người khác, đó chính là bất Thiện, là cái ác.

Chẳng vậy mà chữ “Tôi” trong ngôn ngữ tượng hình giàu nội hàm (我 – ngã) lại gồm bộ thủ (cái tay) cộng với bộ qua (một loại vũ khí). Đó là vì, khi bạn chỉ nghĩ tới hay quá coi trọng cảm giác, suy nghĩ và lý lẽ của mình, là bạn đang cầm vũ khí trong tay để chiến đấu với người khác.

Người vợ vì cảm thấy bất công, đau khổ khi bị chồng lừa dối, đã kéo theo hội chị em bạn dì đi “bắt quả tang” và “dạy” cho cô nhân tình của chồng “một bài học”. Sự uất ức, hận thù đẩy cô vợ từ cái thế của người bị hại trở thành kẻ hành ác. Những đòn thù thâm độc vào chỗ hiểm, những câu chửi rủa, lột quần áo, cắt tóc gọt đầu, đè con người ta xuống vũng lầy nhục nhã. Nó chỉ thể hiện rằng chị đang bất lực và phải tìm cách lấy lại công bằng một cách vô minh.

Những em học sinh lột đồ, đánh “hội đồng” một người bạn không có khả năng tự vệ từ ngày này sang ngày khác vì không muốn thấy kẻ ngứa mắt, yếm thế, không xứng đáng được xuất hiện chung trong bầu không khí cùng đẳng cấp với số đông. Các em cũng đang nhân danh cái lý lẽ mà mình cho là phải, hay đơn giản và đau đớn hơn, là thích làm vậy mà không cần lý do gì xác đáng.

Những người nhân danh là thực thi pháp luật sẵn sàng ra tay mạnh mẽ không cần thiết với người vi phạm giao thông, người buôn bán trên vỉa hè, hay dân làng đứng ra bảo vệ cái đúng dẫn tới đánh chết một kẻ trộm chó. Đó là khi cái lý mà họ cho là đúng trở thành cái cớ để tháo xích cho sự căm giận, tức tối, là cái cớ để hiện thức hóa ước muốn thể hiện quyền lực, muốn lấy lại công bằng từ vị thể bị đè nén, bị cho ra rìa của mình.

Câu nói “Tôi cho rằng độc ác chỉ là sự cô đơn được hóa trang thành cay đắng” của diễn viên Tom Hiddleston có vẻ đã đúng.

Những người không được giáo dục đầy đủ và cơ bản về các giá trị đạo đức, hoặc thiếu đức tin sẽ chẳng có cách nào lý giải những đau khổ và bất công trong xã hội và trong cuộc đời mình. Họ cũng không biết cách nhận ra những điều tốt đẹp của chính bản thân. Họ không biết cách giao cảm với những người xa lạ, họ cô đơn không chỗ bám víu, họ thấy bị bỏ rơi và cần khẳng định mình. Họ cần tìm được cảm hứng trong cuộc sống. Và vì như Franz Schönthan von Pernwaldt đã nói: Nếu họ không vui được vì cái đẹp của bản thân thì sẽ vui vì cái xấu xí của người khác.

Nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên thời gian gần đây. (Ảnh minh họa: vietbao.vn)

Sự cứu rỗi cuối cùng

Tội ác tới từ sự yếu đuối khi người ta thấy mình là nạn nhân, từ sự bất lực và bế tắc. Chính là vì con người không còn hệ thống triết lý nào để lý giải những khổ đau và bất công trong đời, đồng thời họ không có hệ thống đạo lý cơ bản để câu thúc, níu giữ đạo đức.

Người xưa sở dĩ giữ được thái độ trung dung, điềm đạm và cao quý, không phải vì họ mặc kệ sự đời, cam chịu và lãnh đạm, mà bởi họ có được sự lý giải từ những quan sát lấy con người trong mối quan hệ với vũ trụ làm trung tâm. Đó không phải là lĩnh vực nghiên cứu của khoa học thực chứng ngày nay. Nhưng dựa trên những quan sát của các triết gia, họ nhận thấy có những quy luật vô hình nhưng hiện hữu và tác động được tới đời sống con người. Họ nhận thấy Thiện ác đều có báo ứng, mỗi người sinh ra và lớn lên với rất nhiều sự khác biệt mà có vẻ đầy bất công nhưng mọi thứ đều có nguyên do của nó. Trong mối quan hệ với thiên nhiên, vũ trụ, họ nhận ra con người nếu cũng thuận theo Đạo của tự nhiên thì sẽ đạt được tới trạng thái cân bằng và an yên. Đối diện với những thứ bất công, xấu xí, bạn không cần phải dùng cách xấu xí để thay Trời hành đạo. Nếu bạn có niềm tin và sự hiểu biết, hành động của bạn tự nhiên sẽ bình tĩnh và trí tuệ hơn.

Triết gia Plato từng nói: “Có hai thứ mà người ta không bao giờ nên tức giận về chúng, đó là cái mà người ta có thể thay đổi được và cái mà người ta không thay đổi được”. Nếu đã như vậy thì chẳng có thứ gì trên đời mà bạn cần phải tức giận vì nó.

Hệ thống triết lý phương Đông cổ xưa như Nho giáo lại cho rằng, trí tuệ cao xa chính là thể hiện ở lòng dạ quang minh chính đại, khoan dung độ lượng. Người quân tử (hình ảnh của lẽ phải, của trí tuệ thấu triệt nhân sinh) lấy tĩnh chế động, bình ổn hòa ái, không làm chuyện thất thố, luôn lấy tu thân làm trọng chứ không phải hướng ánh mắt phán xét về phía người khác. Đạo lý của người quân tử nhân đức là vì xã hội, vì người khác. Nho giáo cũng có một hệ thống những khái niệm Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín để câu thúc đạo đức con người. Nên người thực hành theo sẽ tự khắc có phong thái cao, không thái quá cực đoan trong cảm xúc, không tùy tiện trong hành động.

Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Người quân tử thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thường hay lo lắng, ưu sầu”. Bởi người quân tử luôn biết tự xét bản thân, đối với bất công xảy ra ngay lập tức nhìn lại xem mình đã sai ở đâu để thay đổi, người mình có thể thay đổi chỉ có thể là mình.

Các quy tắc tiêu chuẩn của văn hóa truyền thống vốn đã duy trì đạo đức của nhân loại hàng ngàn năm nay. (Ảnh minh họa: mafengwo.cn)

Có rất nhiều những hệ thống triết lý cổ xưa từ phương Đông sang phương Tây đều hướng con người tới sự lý giải có lý và hòa ái nhất để họ không cực đoan, mất phương hướng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tín ngưỡng cũng là một sợi chỉ buộc chân voi để cái ác trong con người không đâm quàng đạp bậy. Những người không có tín ngưỡng, dễ có xu hướng tức giận bởi tự cảm thấy vô vị, vô nghĩa và sự hữu hạn của cuộc đời. Họ có khi căm giận cả bố mẹ, Thiên Địa vì sao sinh họ ra. Họ không thể tìm ra được lý do vì sao phải sống cho tử tế với người, với đời và đó là căn nguyên của rất nhiều tội ác.

Thế nên, niềm tin tâm linh hay những triết lý đạo đức trong văn hóa truyền thống xa xưa chính là chiếc phanh níu giữ đạo đức nhân loại. Dù được phát biểu dưới bao nhiêu câu nói, kinh thư, khái quát bằng bao nhiêu hệ thống tôn giáo và đạo lý, văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân loại xa xưa đều bao gồm trong đó những giá trị Chân Thiện Nhẫn. Đắm mình trong thứ văn hóa đó, con người ta trở nên chân thành, thiện lương, bao dung và hòa ái hơn. Đó là sự cứu rỗi cuối cùng và triệt để nhất đối với đạo đức nhân loại.

Khi người Hàn Quốc thấy đất nước “đang biến thành vương quốc đầy súc vật”, họ đã tìm lại phương cách xưa cũ bằng việc phục hưng học viên Nho giáo Seowon (서원). “Chúng ta đã xây dựng được nền kinh tế mạnh mẽ, nhưng đạo đức của dân tộc đang trên bờ vực của sự sụp đổ. Chúng ta phải khôi phục lại nó và đây là nơi chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời”, ông Park Seok Hong đã nói như thế về các học viện Nho giáo tại nước này. Ông Park là người phục dựng Sosu Seowon, một khu phức hợp gồm 11 giảng đường Nho giáo và khu ký túc xá. Khu phức hợp này nằm ở một thị trấn phía đông nam, cách Seoul 160 km và được mở cửa vào năm 1543.

Và không chỉ có ở Hàn Quốc, trường Nho giáo cũng đã bắt đầu rộ lên ở Trung Quốc, cái nôi của Nho giáo và cũng là nơi ruồng rẫy Nho giáo một thời. Khác với học viện Khổng Tử mang đầy màu sắc chính trị được mở ở nước ngoài, các ngôi trường Nho giáo dạy cho trẻ nhỏ ở Trung Quốc phần lớn là do tư nhân mở với mục đích nuôi dưỡng những hạt mầm của lòng nhân.

Quay trở về với văn hóa truyền thống đầy nhân văn, giải oan cho những vu khống, chụp mũ sai lầm đầy mục đích một thời về tôn giáo và các giáo lý xa xưa, nhìn nhận lại triết học cổ bằng con mắt khiêm cung hơn, ta sẽ thấy lời giải cho sự tuột dốc của lương tri ngày nay.

“Để giành được quyền tự do thực sự, bạn phải là nô lệ cho triết học” – Lucius Annaeus Seneca.

Triết học không phải là những giáo lý cao siêu, đó hoàn toàn có thể là những hệ thống tư tưởng giàu nhân văn và có tính câu thúc đạo đức trong văn hóa truyền thống. Và tự do thực sự, chính là việc bạn không để cho nỗi sợ hãi, cô đơn, bất mãn, căm giận điều khiển hành động của mình. Tự do thực sự, cũng là bạn không để hành động của người khác điều khiển cảm xúc, hành động của mình. Họ có thể sai, nhưng bạn không nên vì thế mà cũng sai.

Thuần Dương

Bạo lực ngày càng lan tràn xã hội, nguyên nhân sâu xa nhất nằm ở đâu?

 

Có người nói, giờ đây họ không dám đọc báo hàng ngày nữa, vì hầu như ngày nào cũng có tin đâm chém, bạo hành, cướp giết… Bạo lực trong xã hội ngày càng gia tăng và trên nhiều phương diện, từ trong gia đình cho tới trường học, từ trên đường tới cơ quan, từ làng xã tới thành thị, thậm chí ngay ở cả những người thi hành pháp luật.

Chỉ trong vài ngày gần đây, xã hội đã đủ chấn động với những tin trẻ nhỏ mới một tháng tuổi bị bạo hành dã man, bà giết cháu, bố và mẹ kế đánh con đến rạn sọ não, người dân đánh trộm đột nhập đến thập tử nhất sinh… Trước đó thì cũng đã có rất nhiều những vụ bạo hành trẻ em nghe như chỉ có trên phim biến thái, kinh dị, những vụ giết bạn tình một cách hung tàn, cướp đột nhập giết cả nhà không trừ trẻ nhỏ vô tri, người thi hành công vụ thượng cẳng chân hạ cẳng tay, rồi người ta còn có thể đánh chết người chỉ vì va chạm khi tham gia giao thông… Những hiện tượng mà quả thật 20 năm trước thôi, ai nghe thấy cũng phải giật mình kinh sợ, thì ngày nay đầy rẫy trên các mặt báo hàng ngày.

Có người lý giải rằng, những việc như thế này vẫn có trong xã hội từ lâu rồi, chẳng qua bây giờ với sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội nên thông tin đến được với mọi người nhanh và nhiều hơn thôi. Nhưng trên thực tế, các số liệu báo cáo về bạo lực gia đình ở Việt Nam luôn tăng cao qua các năm. Một khi ở ngay chính từng tế bào của xã hội là gia đình, bạo lực hình thành và phát triển thì tình trạng bạo lực trong xã hội gia tăng là điều dễ hình dung. Và cũng chẳng cần nhiều số liệu để dẫn chứng, những người sinh ra từ những thập niên cuối của thế kỷ trước đều có trải nghiệm qua năm tháng, và chắc hẳn mọi người đều có cùng một cảm nhận rằng, xã hội ngày nay đang ngày càng bất ổn và nhiều bạo lực hơn so với thời trước.

Hơn thế, mức độ bạo lực cũng càng ngày đáng lo ngại hơn. Thời nào thì cũng có những kẻ mà máu nóng che lấp mất trí khôn, luôn dùng chân tay để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột. Nhưng dù phàm phu tục tử, nóng nảy, mất nhân tính tới đâu, họ vẫn còn giới hạn trước người già và trẻ nhỏ, phụ nữ có thai… Kể cả tù nhân phạm trọng tội vào nhà lao cũng sẽ vẫn bị bạn tù coi thường và thay pháp luật “xử lý” nếu họ phạm phải tội ác có liên quan tới trẻ em.

Mấy ngày qua dư luận đang xôn xao trước sự việc bé trai Trần G.K. (10 tuổi, từng ở cùng bố đẻ tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) bị chính bố đẻ và mẹ kế bạo hành dã man. (Ảnh: kenh14.vn)

Thế nhưng ngày nay, từ những cô giáo mầm non cho tới người thân trong gia đình cũng có thể ra tay tàn nhẫn với những sinh linh bé nhỏ, không có đến một chút năng lực phòng vệ. Thời xưa, người ta vì uất hận tột cùng, vì gia sản lớn làm lóa mắt, vì tình yêu mù quáng… dẫn khởi mà dám tước đoạt mạng người. Ngày nay, chỉ vì vài chục nghìn đồng, vì cái “nhìn đểu”, vì bị “tạt đầu” xe, vì bị vợ chửi mà người ta đã đủ lý do để ra tay tàn độc.

Điều gì đã khiến một xã hội hiền hòa thuở nào trở thành một xã hội bạo lực như vậy? Nếu nói rằng là do pháp luật chưa đủ nghiêm minh thì cũng chưa đủ. Pháp luật chỉ có thể trừng phạt những tội ác đã xảy ra rồi, không pháp luật kiện toàn nào có thể chế ước được những mầm mống tà ác từ trong suy nghĩ. Tất nhiên sự nghiêm minh của pháp luật có thể khiến người ta vì sợ mà không dám hành động sai, nhưng khi những suy nghĩ điên loạn, lệch lạc hình thành mà không có một sự ước thúc nào thì chỉ cần có điều kiện thuận lợi, nó sẽ phát tác thành hậu quả khôn lường.

Hơn nữa pháp luật cũng là do con người viết nên, nó sẽ luôn luôn đi theo sau những rủi ro phát sinh tội ác kiểu mới. Không ai dám đảm bảo rằng họ có thể dự đoán được trước mọi khả năng có thể vi phạm của con người để viết ra bộ luật không có sơ hở nào. Vì thế nên luật pháp cũng luôn phải bổ sung, hoàn thiện, chạy theo sau sự sa đọa của đạo đức xã hội.

Nhưng những xã hội cổ xưa đều có một “sợi chỉ buộc chân voi” đầy uy quyền và hiệu quả. Để duy trì được đạo đức tốt đẹp, vốn là sợi chỉ mong manh nhưng ngăn được con voi vô luân của con người không đâm quàng đạp bậy, cái gốc vẫn là ở giáo dục.

Điều gì đã khiến một xã hội hiền hòa thuở nào trở thành một xã hội bạo lực như vậy? (Ảnh: hanoimoi.com.vn)

Giáo dục để làm gì?

Thử nhìn lại tư tưởng giáo dục của vị “Vạn thế Sư biểu” – Bậc thầy của muôn đời – Khổng Tử để xem triết lý giáo dục xưa và nay đã khác xa như thế nào. Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử nói: “Con em ở trong nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài thì kính nhường bậc huynh trưởng, thận trọng lời nói mà thành thực, yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức; làm được thế vậy rồi mà còn dư sức thì sẽ học văn (tức học Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch…)”.

Nghĩa là khi học thì phải học làm người trước tiên, làm được vậy rồi mới học tới kiến thức, kỹ năng. Hiện nay, những nền giáo dục được coi là văn minh nhất trên thế giới như Hà Lan, Nhật Bản, Đan Mạch, Đức… đều đề cao việc học làm người tốt chứ không phải là người tài lên hàng đầu.

Giáo dục Việt Nam hiện nay lại làm ngược lại, trẻ nhỏ bị nhồi nhét một lượng kiến thức quá tải vào đầu tới mất cả tuổi thơ. Thời gian để học đạo đức, học đối nhân xử thế chẳng còn là bao và chỉ gói gọn trong một môn học luôn bị coi là môn phụ gọi là môn “giáo dục công dân”.

Theo Khổng Tử, một nền giáo dục đặt trọng tâm vào truyền thụ kiến thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức lối sống thì chỉ là dạy tiểu xảo chứ không phải dạy làm người. Suy ngẫm một chút, dù con người có nắm nhiều tri thức đến đâu cũng không thể bằng một chiếc máy vi tính chứa hàng tỉ dữ liệu. Tuy nhiên, con người có đạo đức thì không một cỗ máy nào sánh được.

Nhưng không phải vì vậy mà người xưa không ham học, cái ham học đó được định nghĩa như sau: “Quân tử, thực vô cầu bảo, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chính yên, khả vị hiếu học dã dĩ”.

Dịch nghĩa: Người quân tử ăn không cầu được đầy đủ, ở không cầu được yên vui, làm việc siêng năng mà thận trọng lời nói, tìm người đạo đức để (thụ giáo) sửa mình; như vậy có thể gọi là người ham học.

Theo Khổng Tử, một nền giáo dục đặt trọng tâm vào truyền thụ kiến thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức lối sống thì chỉ là dạy tiểu xảo chứ không phải dạy làm người. (Ảnh: tinhhoa.net)

Nghĩa là “người ham học” chính là chỉ người ham tu sửa bản thân mình theo Đạo. Hậu thế lại quên mất lời dạy của Thánh nhân, cho mục đích của việc học là để thành danh phát tài. Mục đích chân chính của sự học là rèn giũa, thăng hoa nhân cách con người sao cho hòa hợp với Đạo, hội đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, chứ không phải để no đủ về vật chất. Khi đã hòa hợp với Đạo, trí tuệ khai mở, tấm lòng rộng rãi, tâm thế tĩnh tại, khiêm nhường, thì việc học các tri thức, kỹ năng mới sẽ theo đó mà tự nhiên dễ dàng, thực chất hơn. Thế nên mới nói

Đức hạnh đầy đủ thì lo gì không có cơm ăn, áo mặc?

Chính vì việc học là để có đủ đức hạnh nên từ đó con người khi xử lý vấn đề hiện tại và giải quyết các rắc rối, xung đột sẽ bằng tâm thái hòa ái, đĩnh đạc, biết nghĩ tới người khác, nghĩ tới đại cục, chứ không chỉ chăm chăm bảo vệ bản thân, không biết tiết chế cảm xúc và dục vọng. Ngày nay người ta chỉ cần va chạm với nhau trên đường là mắt thì lườm nguýt, mồm thì văng ngay vài lời trách cứ “đi đứng kiểu gì đấy?” một cách vô thức, không có tiết chế. Người kia mà cũng như thế, là có thể dẫn đến cãi vã, thậm chí đánh nhau hay sát thương lẫn nhau. Nếu ai cũng đều được hưởng một hệ thống giáo dục có nội hàm, trọng đạo đức, thì chắc chắn xã hội sẽ ổn định, an hòa hơn. Đó là điều sự giáo dục bằng trừng phạt của hệ thống pháp luật không thể làm được.

Tư tưởng giáo dục ngày nay không những không theo kịp thời xưa, mà còn ngày càng dung nạp vào trong mình những triết lý lệch lạc, thiếu gốc rễ xuất phát từ nền tảng đạo đức lâu đời.

Những tư tưởng đang âm thầm phá hủy đạo đức nhân loại

Như thuyết tiến hóa được đưa vào chương trình học một cách thiếu thuyết phục là một ví dụ. Ngày nay, người ta đã chứng minh được sự vô lý và thiếu tính khoa học của thuyết này. Nhiều quốc gia từ lâu đã không còn dậy nữa, thế nhưng vẫn có quán tính vô hình khiến việc thay đổi sách giáo khoa ở nhiều quốc gia khác rất chậm chạp, ảnh hưởng không nhỏ tới cả mấy thế hệ. Có thể nói rằng, một môn học thuật đề cao hoặc duy hộ đạo đức cơ bản của xã hội, đối với con người mà xét, thì có thể gọi là học thuyết chân chính, còn loại học thuyết phá hoại đạo đức loài người, đả kích bản tính lương thiện của loài người, thì thứ học thuyết đó chính là tà ác.

Con người sở dĩ là người chứ không phải là động vật, chính là nhờ ở ràng buộc về luân lý đạo đức. Thế nhưng thuyết tiến hóa lại phá hủy quan niệm đạo đức cơ bản của loài người vốn được truyền thừa suốt mấy ngàn năm qua, nó khuyến khích tính ích kỷ, tà ác của con người.

Học thuyết tiến hóa của Darwin phá hoại đạo đức loài người, con người sở dĩ là người chứ không phải là động vật. (Ảnh: tinhhoa.net)

Quá khứ mấy ngàn năm trước, người phương Tây đối với việc “Thượng Đế tạo ra con người” rất tin tưởng không nghi ngờ. Tại phương Đông, mọi người tôn thờ đạo lý “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, “Trên đầu 3 thước có Thần linh”. Học thuyết nhà nho của Trung Quốc đều là xoay quanh “Con người tu thân trọng Đức như thế nào” mà giảng, trong sách “Đạo đức kinh” có mấy ngàn chữ, thực ra đều là xoay quanh “Đạo, Đức” mà giảng. Nói cách khác, hàng trăm hàn ngàn năm qua con người đều tin tưởng rằng Thiện là mặt chủ đạo của nhân tính, những kẻ mang ma tính ích kỷ thì không xứng đáng làm người, và tính ích kỷ là thứ mà con người cần cố gắng trừ bỏ đi.

“Tu thân trị quốc bình thiên hạ” chính là để ức chế tính ích kỷ cá nhân, tu thành người nho nhã lễ độ, muốn làm việc lớn đến mấy thì đầu tiên vẫn là phải tu thân. Được ước thúc bởi đạo đức cơ bản, con người không dễ dàng bị ma tính khống chế, bản tính lương thiện chiếm địa vị chủ đạo, xã hội phát triển ổn định, nền văn minh vì thế mà được duy trì lâu dài.

Nhưng tư tưởng nòng cốt của thuyết tiến hóa là “Thích giả sinh tồn” (“Kẻ thích nghi được thì tồn tại”) khiến con người hiện đại tìm được căn cứ, tìm thấy chỗ dựa cho những thứ quan niệm đã bại hoại của họ, tìm được cái cớ để lường gạt lương tâm của chính mình. Trong quan niệm “Thích giả sinh tồn” của Thuyết tiến hóa, “Sinh tồn” dường như là ý nghĩa duy nhất của sự tồn tại của sinh mệnh: chỉ cần ngươi có thể sống sót trong đời sống tàn khốc (của tự nhiên), thì ngươi là kẻ thắng cuộc (không quan tâm ngươi dùng thủ đoạn gì).

Những thứ quan niệm như “Người không vì mình, trời tru đất diệt” (trong khi nguyên gốc là “Người không tu mình, trời tru đất diệt”) thể hiện rõ rằng ma tính ích kỷ đã thay thế phần rất lớn những quan niệm đạo đức chính thống cơ bản của con người. Trong xã hội một người nào còn tốt, một sinh mệnh còn tốt đẹp nếu không thể “Thích ứng với sự biến hóa của hoàn cảnh” thì sẽ bị đào thải, bất kể người ấy lương thiện như thế nào.

Khi người ta phát hiện ra rằng những người lương thiện thành thật dễ dàng bị kẻ khác làm tổn hại, mọi người liền thúc giục chính mình trở nên gian trá và giảo hoạt. Bị môi trường như thế này lôi kéo, mỗi phụ huynh đều tính toán làm thế nào để con cái của mình có thể thích ứng được với cái “Xã hội cạnh tranh” này… Giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn. Mỗi người đều căm ghét loại phương hướng giáo dục như thế này, nhưng hoàn toàn không nhận thức ra rằng, con cái mình phải chịu nhận tất cả những điều đó chính là do cái tâm “Hy vọng con cái trở thành rồng” của chính cha mẹ chúng tạo thành.

Hiện nay hầu như giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn. (Ảnh: tuoitre.vn)

Bởi thay đổi một cách từ từ rất tinh vi do thuyết tiến hóa gây ra, nên con người cứ làm hại nhau, để đạt được thắng lợi trong cạnh tranh họ không từ bất cứ việc xấu, ác nào. Vấn nạn của xã hội liên tục xuất hiện, sự băng hoại của đạo đức nhân loại đã đến mức đáng sợ, môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người cũng lâm vào tình cảnh bị hủy hoại và tàn phá đến mức chưa từng có. Bởi con người tự cho mình cái khả năng có thể làm chủ tự nhiên, bắt thiên nhiên phải phục tùng mình.

Đi đôi với đó là thuyết vô thần, phủ nhận sự ước thúc duy nhất có thể lý giải đối với những hành vi xấu của con người. Bản thân thuyết vô thần có nguồn gốc từ thuyết hữu thần. Từ thế kỷ 14, đã có người hoài nghi rằng, thật ra những đặc tính của Chúa là đồng dạng với con người, nhưng ở mức độ cao hơn, siêu việt hơn, hay có thể nói con người hoàn toàn cũng có thể trở thành Thần. Sự linh thiêng của Thần bị phai mờ đi, lâu dần, sự hoài nghi này phát triển theo một hướng cực đoan và dẫn tới việc phủ nhận Thần. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ở trong mọi lĩnh vực, người ta đã dần coi khoa học hiện đại cũng giống như chân lý một cách không tự biết. Trên thực tế từ khoa học (Science) bắt nguồn từ trong chữ La tinh, nghĩa nguyên gốc là “học vấn”. Học vấn, tri thức không phải luôn là chân lý.

Chân lý ở ngoài kia, bao la và bao hàm mọi điều, nhưng con người không thể nhìn thấy. Chỉ tin những gì nhìn thấy được, chẳng phải cũng là một loại mê tín và phản khoa học hay sao. Sóng radio vô hình, sao ta vẫn chấp nhận khái niệm và sự tồn tại của nó? Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, đã từng phát biểu rằng: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”. Vậy nên khoa học chân chính không phải là phủ nhận hoàn toàn thuyết hữu thần.

Thuyết vô thần đã khiến con người không còn sợi dây níu giữ cái ác trong mình, họ không còn lo sợ bị trừng phạt, không tin “Trên đầu ba thước có thần linh”, không tin nhân quả, nên cũng không tin luân hồi nghiệp báo. Chính vì tin rằng, con người chỉ sống một lần, nên họ phải cố gắng hưởng thụ, làm những gì mình mong muốn, thậm chí bất chấp cái giá phải trả, chà đạp lên lợi ích của người khác. Nên xã hội mới ngày càng nhiều tội ác, bạo lực và không có kỷ cương.

Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, đã từng phát biểu rằng: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”. (Ảnh: infogram.com)

Nếu như một người trong khi làm việc tốt, nghĩ đến việc hành thiện tích đức có thể mang đến phúc báo cho bản thân và con cháu đời sau, thậm chí có thể lên thiên đường, vậy thì người này sẽ không chỉ vì bản thân mình mà bất chấp mọi việc. Khi toàn bộ xã hội đều duy trì lý niệm như thế này, mỗi người đều ước thúc nội tâm của bản thân mình, ngay cả suy nghĩ xấu cũng không dám nghĩ tới, thế thì làm sao có chuyện giết người phóng hỏa, coi mạng người như cỏ rác được. Có lẽ ngay cả cảnh sát cũng chẳng cần đến nữa. Trong nội tâm mỗi người đều có một cảnh sát rồi, đều tự mình đang tự quản bản thân mình, thì đâu cần người khác quản. Cho dù thỉnh thoảng vẫn có người làm việc xấu, người xung quanh lập tức có thể nhìn thấy ngay, rằng đây là việc sai trái, bởi vì có tiêu chuẩn đạo đức bày ngay tại đó rồi.

Mặc dù con người nhìn không thấy thiên đường và địa ngục, nhưng việc tin vào những luật vô hình nhưng công bằng của vũ trụ sẽ khiến ai ai cũng có khát vọng hạnh phúc và nỗi sợ hãi bị trừng phạt.

Có thể thấy rằng tư tưởng giáo dục trái ngược so với tiền nhân, cộng thêm những thứ biến dị đi lệch hẳn ra với con đường phát triển tư tưởng của loài người từ hàng nghìn năm và sự đứt gẫy trong dòng suối truyền thừa của văn hóa truyền thống đã khiến con người thời nay phải tiếp thu những tư duy không chính ngay từ khi còn nhỏ. Quay lại với văn hóa truyền thống đầy nội hàm, lấy tu dưỡng làm mục đích và động lực, tin tưởng vào việc con người phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm sẽ là cách duy nhất phục hưng đạo đức nhân loại. Bởi tư duy của con người là không thể nắm giữ, chỉ có thể khuyến thiện và ước thúc.

Thuần Dương

 
 

Xã hội bạo lực và sự cứu rỗi cuối cùng

Xã hội bạo lực và sự cứu rỗi cuối cùng
 

Tình trạng bạo lực đang được phơi bày thời gian gần đây không chỉ nguy hiểm ở việc gây tổn thương nghiêm trọng về thân thể, mà đáng sợ hơn, đó là việc làm nhục công khai, là sự thách thức đối với nhân tính.

Nhân danh công lý, nhân danh tình yêu, nhân danh chân lý, nhân danh lẽ phải… dù có nhân danh ai hay cái gì đi nữa, thì việc làm nhục người khác cuối cùng vẫn là thể hiện sự bất lực, cô đơn và ti tiện của con người.

Để cứu rỗi những tâm hồn lạnh lẽo vì xa rời đức Nhân và đẩy xã hội tới chỗ u tối của vũng sình căm ghét, đấu đá, lại chỉ có một cách duy nhất, vốn đã bị đánh giá thấp bấy lâu nay. Nhưng đã đến lúc ta phải cầu tới sự cứu rỗi cuối cùng.

“Tất cả sự độc ác đều bắt nguồn từ sự yếu đuối”

“Tất cả sự độc ác đều bắt nguồn từ sự yếu đuối”. Nhà triết học Lucius Annaeus Seneca đã nói như vậy. Bởi khi ta không đủ mạnh mẽ và hiểu biết để buông bỏ được cảm giác bị tổn thương, yếu thế, bị xâm phạm hay bất công, thì ta sẽ bị thôi thúc hành động để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình. Khi những thứ đó bị phóng đại quá mức cần thiết, ta sẽ sẵn sàng đè bẹp lợi ích và quan điểm của người khác, đó chính là bất Thiện, là cái ác.

Chẳng vậy mà chữ “Tôi” trong ngôn ngữ tượng hình giàu nội hàm (我 – ngã) lại gồm bộ thủ (cái tay) cộng với bộ qua (một loại vũ khí). Đó là vì, khi bạn chỉ nghĩ tới hay quá coi trọng cảm giác, suy nghĩ và lý lẽ của mình, là bạn đang cầm vũ khí trong tay để chiến đấu với người khác.

Người vợ vì cảm thấy bất công, đau khổ khi bị chồng lừa dối, đã kéo theo hội chị em bạn dì đi “bắt quả tang” và “dạy” cho cô nhân tình của chồng “một bài học”. Sự uất ức, hận thù đẩy cô vợ từ cái thế của người bị hại trở thành kẻ hành ác. Những đòn thù thâm độc vào chỗ hiểm, những câu chửi rủa, lột quần áo, cắt tóc gọt đầu, đè con người ta xuống vũng lầy nhục nhã. Nó chỉ thể hiện rằng chị đang bất lực và phải tìm cách lấy lại công bằng một cách vô minh.

Những em học sinh lột đồ, đánh “hội đồng” một người bạn không có khả năng tự vệ từ ngày này sang ngày khác vì không muốn thấy kẻ ngứa mắt, yếm thế, không xứng đáng được xuất hiện chung trong bầu không khí cùng đẳng cấp với số đông. Các em cũng đang nhân danh cái lý lẽ mà mình cho là phải, hay đơn giản và đau đớn hơn, là thích làm vậy mà không cần lý do gì xác đáng.

Những người nhân danh là thực thi pháp luật sẵn sàng ra tay mạnh mẽ không cần thiết với người vi phạm giao thông, người buôn bán trên vỉa hè, hay dân làng đứng ra bảo vệ cái đúng dẫn tới đánh chết một kẻ trộm chó. Đó là khi cái lý mà họ cho là đúng trở thành cái cớ để tháo xích cho sự căm giận, tức tối, là cái cớ để hiện thức hóa ước muốn thể hiện quyền lực, muốn lấy lại công bằng từ vị thể bị đè nén, bị cho ra rìa của mình.

Câu nói “Tôi cho rằng độc ác chỉ là sự cô đơn được hóa trang thành cay đắng” của diễn viên Tom Hiddleston có vẻ đã đúng.

Những người không được giáo dục đầy đủ và cơ bản về các giá trị đạo đức, hoặc thiếu đức tin sẽ chẳng có cách nào lý giải những đau khổ và bất công trong xã hội và trong cuộc đời mình. Họ cũng không biết cách nhận ra những điều tốt đẹp của chính bản thân. Họ không biết cách giao cảm với những người xa lạ, họ cô đơn không chỗ bám víu, họ thấy bị bỏ rơi và cần khẳng định mình. Họ cần tìm được cảm hứng trong cuộc sống. Và vì như Franz Schönthan von Pernwaldt đã nói: Nếu họ không vui được vì cái đẹp của bản thân thì sẽ vui vì cái xấu xí của người khác.

Nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên thời gian gần đây. (Ảnh minh họa: vietbao.vn)

Sự cứu rỗi cuối cùng

Tội ác tới từ sự yếu đuối khi người ta thấy mình là nạn nhân, từ sự bất lực và bế tắc. Chính là vì con người không còn hệ thống triết lý nào để lý giải những khổ đau và bất công trong đời, đồng thời họ không có hệ thống đạo lý cơ bản để câu thúc, níu giữ đạo đức.

Người xưa sở dĩ giữ được thái độ trung dung, điềm đạm và cao quý, không phải vì họ mặc kệ sự đời, cam chịu và lãnh đạm, mà bởi họ có được sự lý giải từ những quan sát lấy con người trong mối quan hệ với vũ trụ làm trung tâm. Đó không phải là lĩnh vực nghiên cứu của khoa học thực chứng ngày nay. Nhưng dựa trên những quan sát của các triết gia, họ nhận thấy có những quy luật vô hình nhưng hiện hữu và tác động được tới đời sống con người. Họ nhận thấy Thiện ác đều có báo ứng, mỗi người sinh ra và lớn lên với rất nhiều sự khác biệt mà có vẻ đầy bất công nhưng mọi thứ đều có nguyên do của nó. Trong mối quan hệ với thiên nhiên, vũ trụ, họ nhận ra con người nếu cũng thuận theo Đạo của tự nhiên thì sẽ đạt được tới trạng thái cân bằng và an yên. Đối diện với những thứ bất công, xấu xí, bạn không cần phải dùng cách xấu xí để thay Trời hành đạo. Nếu bạn có niềm tin và sự hiểu biết, hành động của bạn tự nhiên sẽ bình tĩnh và trí tuệ hơn.

Triết gia Plato từng nói: “Có hai thứ mà người ta không bao giờ nên tức giận về chúng, đó là cái mà người ta có thể thay đổi được và cái mà người ta không thay đổi được”. Nếu đã như vậy thì chẳng có thứ gì trên đời mà bạn cần phải tức giận vì nó.

Hệ thống triết lý phương Đông cổ xưa như Nho giáo lại cho rằng, trí tuệ cao xa chính là thể hiện ở lòng dạ quang minh chính đại, khoan dung độ lượng. Người quân tử (hình ảnh của lẽ phải, của trí tuệ thấu triệt nhân sinh) lấy tĩnh chế động, bình ổn hòa ái, không làm chuyện thất thố, luôn lấy tu thân làm trọng chứ không phải hướng ánh mắt phán xét về phía người khác. Đạo lý của người quân tử nhân đức là vì xã hội, vì người khác. Nho giáo cũng có một hệ thống những khái niệm Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín để câu thúc đạo đức con người. Nên người thực hành theo sẽ tự khắc có phong thái cao, không thái quá cực đoan trong cảm xúc, không tùy tiện trong hành động.

Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Người quân tử thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thường hay lo lắng, ưu sầu”. Bởi người quân tử luôn biết tự xét bản thân, đối với bất công xảy ra ngay lập tức nhìn lại xem mình đã sai ở đâu để thay đổi, người mình có thể thay đổi chỉ có thể là mình.

Các quy tắc tiêu chuẩn của văn hóa truyền thống vốn đã duy trì đạo đức của nhân loại hàng ngàn năm nay. (Ảnh minh họa: mafengwo.cn)

Có rất nhiều những hệ thống triết lý cổ xưa từ phương Đông sang phương Tây đều hướng con người tới sự lý giải có lý và hòa ái nhất để họ không cực đoan, mất phương hướng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tín ngưỡng cũng là một sợi chỉ buộc chân voi để cái ác trong con người không đâm quàng đạp bậy. Những người không có tín ngưỡng, dễ có xu hướng tức giận bởi tự cảm thấy vô vị, vô nghĩa và sự hữu hạn của cuộc đời. Họ có khi căm giận cả bố mẹ, Thiên Địa vì sao sinh họ ra. Họ không thể tìm ra được lý do vì sao phải sống cho tử tế với người, với đời và đó là căn nguyên của rất nhiều tội ác.

Thế nên, niềm tin tâm linh hay những triết lý đạo đức trong văn hóa truyền thống xa xưa chính là chiếc phanh níu giữ đạo đức nhân loại. Dù được phát biểu dưới bao nhiêu câu nói, kinh thư, khái quát bằng bao nhiêu hệ thống tôn giáo và đạo lý, văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân loại xa xưa đều bao gồm trong đó những giá trị Chân Thiện Nhẫn. Đắm mình trong thứ văn hóa đó, con người ta trở nên chân thành, thiện lương, bao dung và hòa ái hơn. Đó là sự cứu rỗi cuối cùng và triệt để nhất đối với đạo đức nhân loại.

Khi người Hàn Quốc thấy đất nước “đang biến thành vương quốc đầy súc vật”, họ đã tìm lại phương cách xưa cũ bằng việc phục hưng học viên Nho giáo Seowon (서원). “Chúng ta đã xây dựng được nền kinh tế mạnh mẽ, nhưng đạo đức của dân tộc đang trên bờ vực của sự sụp đổ. Chúng ta phải khôi phục lại nó và đây là nơi chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời”, ông Park Seok Hong đã nói như thế về các học viện Nho giáo tại nước này. Ông Park là người phục dựng Sosu Seowon, một khu phức hợp gồm 11 giảng đường Nho giáo và khu ký túc xá. Khu phức hợp này nằm ở một thị trấn phía đông nam, cách Seoul 160 km và được mở cửa vào năm 1543.

Và không chỉ có ở Hàn Quốc, trường Nho giáo cũng đã bắt đầu rộ lên ở Trung Quốc, cái nôi của Nho giáo và cũng là nơi ruồng rẫy Nho giáo một thời. Khác với học viện Khổng Tử mang đầy màu sắc chính trị được mở ở nước ngoài, các ngôi trường Nho giáo dạy cho trẻ nhỏ ở Trung Quốc phần lớn là do tư nhân mở với mục đích nuôi dưỡng những hạt mầm của lòng nhân.

Quay trở về với văn hóa truyền thống đầy nhân văn, giải oan cho những vu khống, chụp mũ sai lầm đầy mục đích một thời về tôn giáo và các giáo lý xa xưa, nhìn nhận lại triết học cổ bằng con mắt khiêm cung hơn, ta sẽ thấy lời giải cho sự tuột dốc của lương tri ngày nay.

“Để giành được quyền tự do thực sự, bạn phải là nô lệ cho triết học” – Lucius Annaeus Seneca.

Triết học không phải là những giáo lý cao siêu, đó hoàn toàn có thể là những hệ thống tư tưởng giàu nhân văn và có tính câu thúc đạo đức trong văn hóa truyền thống. Và tự do thực sự, chính là việc bạn không để cho nỗi sợ hãi, cô đơn, bất mãn, căm giận điều khiển hành động của mình. Tự do thực sự, cũng là bạn không để hành động của người khác điều khiển cảm xúc, hành động của mình. Họ có thể sai, nhưng bạn không nên vì thế mà cũng sai.

Thuần Dương

Bạo lực ngày càng lan tràn xã hội, nguyên nhân sâu xa nhất nằm ở đâu?

 

Có người nói, giờ đây họ không dám đọc báo hàng ngày nữa, vì hầu như ngày nào cũng có tin đâm chém, bạo hành, cướp giết… Bạo lực trong xã hội ngày càng gia tăng và trên nhiều phương diện, từ trong gia đình cho tới trường học, từ trên đường tới cơ quan, từ làng xã tới thành thị, thậm chí ngay ở cả những người thi hành pháp luật.

Chỉ trong vài ngày gần đây, xã hội đã đủ chấn động với những tin trẻ nhỏ mới một tháng tuổi bị bạo hành dã man, bà giết cháu, bố và mẹ kế đánh con đến rạn sọ não, người dân đánh trộm đột nhập đến thập tử nhất sinh… Trước đó thì cũng đã có rất nhiều những vụ bạo hành trẻ em nghe như chỉ có trên phim biến thái, kinh dị, những vụ giết bạn tình một cách hung tàn, cướp đột nhập giết cả nhà không trừ trẻ nhỏ vô tri, người thi hành công vụ thượng cẳng chân hạ cẳng tay, rồi người ta còn có thể đánh chết người chỉ vì va chạm khi tham gia giao thông… Những hiện tượng mà quả thật 20 năm trước thôi, ai nghe thấy cũng phải giật mình kinh sợ, thì ngày nay đầy rẫy trên các mặt báo hàng ngày.

Có người lý giải rằng, những việc như thế này vẫn có trong xã hội từ lâu rồi, chẳng qua bây giờ với sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội nên thông tin đến được với mọi người nhanh và nhiều hơn thôi. Nhưng trên thực tế, các số liệu báo cáo về bạo lực gia đình ở Việt Nam luôn tăng cao qua các năm. Một khi ở ngay chính từng tế bào của xã hội là gia đình, bạo lực hình thành và phát triển thì tình trạng bạo lực trong xã hội gia tăng là điều dễ hình dung. Và cũng chẳng cần nhiều số liệu để dẫn chứng, những người sinh ra từ những thập niên cuối của thế kỷ trước đều có trải nghiệm qua năm tháng, và chắc hẳn mọi người đều có cùng một cảm nhận rằng, xã hội ngày nay đang ngày càng bất ổn và nhiều bạo lực hơn so với thời trước.

Hơn thế, mức độ bạo lực cũng càng ngày đáng lo ngại hơn. Thời nào thì cũng có những kẻ mà máu nóng che lấp mất trí khôn, luôn dùng chân tay để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột. Nhưng dù phàm phu tục tử, nóng nảy, mất nhân tính tới đâu, họ vẫn còn giới hạn trước người già và trẻ nhỏ, phụ nữ có thai… Kể cả tù nhân phạm trọng tội vào nhà lao cũng sẽ vẫn bị bạn tù coi thường và thay pháp luật “xử lý” nếu họ phạm phải tội ác có liên quan tới trẻ em.

Mấy ngày qua dư luận đang xôn xao trước sự việc bé trai Trần G.K. (10 tuổi, từng ở cùng bố đẻ tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) bị chính bố đẻ và mẹ kế bạo hành dã man. (Ảnh: kenh14.vn)

Thế nhưng ngày nay, từ những cô giáo mầm non cho tới người thân trong gia đình cũng có thể ra tay tàn nhẫn với những sinh linh bé nhỏ, không có đến một chút năng lực phòng vệ. Thời xưa, người ta vì uất hận tột cùng, vì gia sản lớn làm lóa mắt, vì tình yêu mù quáng… dẫn khởi mà dám tước đoạt mạng người. Ngày nay, chỉ vì vài chục nghìn đồng, vì cái “nhìn đểu”, vì bị “tạt đầu” xe, vì bị vợ chửi mà người ta đã đủ lý do để ra tay tàn độc.

Điều gì đã khiến một xã hội hiền hòa thuở nào trở thành một xã hội bạo lực như vậy? Nếu nói rằng là do pháp luật chưa đủ nghiêm minh thì cũng chưa đủ. Pháp luật chỉ có thể trừng phạt những tội ác đã xảy ra rồi, không pháp luật kiện toàn nào có thể chế ước được những mầm mống tà ác từ trong suy nghĩ. Tất nhiên sự nghiêm minh của pháp luật có thể khiến người ta vì sợ mà không dám hành động sai, nhưng khi những suy nghĩ điên loạn, lệch lạc hình thành mà không có một sự ước thúc nào thì chỉ cần có điều kiện thuận lợi, nó sẽ phát tác thành hậu quả khôn lường.

Hơn nữa pháp luật cũng là do con người viết nên, nó sẽ luôn luôn đi theo sau những rủi ro phát sinh tội ác kiểu mới. Không ai dám đảm bảo rằng họ có thể dự đoán được trước mọi khả năng có thể vi phạm của con người để viết ra bộ luật không có sơ hở nào. Vì thế nên luật pháp cũng luôn phải bổ sung, hoàn thiện, chạy theo sau sự sa đọa của đạo đức xã hội.

Nhưng những xã hội cổ xưa đều có một “sợi chỉ buộc chân voi” đầy uy quyền và hiệu quả. Để duy trì được đạo đức tốt đẹp, vốn là sợi chỉ mong manh nhưng ngăn được con voi vô luân của con người không đâm quàng đạp bậy, cái gốc vẫn là ở giáo dục.

Điều gì đã khiến một xã hội hiền hòa thuở nào trở thành một xã hội bạo lực như vậy? (Ảnh: hanoimoi.com.vn)

Giáo dục để làm gì?

Thử nhìn lại tư tưởng giáo dục của vị “Vạn thế Sư biểu” – Bậc thầy của muôn đời – Khổng Tử để xem triết lý giáo dục xưa và nay đã khác xa như thế nào. Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử nói: “Con em ở trong nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài thì kính nhường bậc huynh trưởng, thận trọng lời nói mà thành thực, yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức; làm được thế vậy rồi mà còn dư sức thì sẽ học văn (tức học Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch…)”.

Nghĩa là khi học thì phải học làm người trước tiên, làm được vậy rồi mới học tới kiến thức, kỹ năng. Hiện nay, những nền giáo dục được coi là văn minh nhất trên thế giới như Hà Lan, Nhật Bản, Đan Mạch, Đức… đều đề cao việc học làm người tốt chứ không phải là người tài lên hàng đầu.

Giáo dục Việt Nam hiện nay lại làm ngược lại, trẻ nhỏ bị nhồi nhét một lượng kiến thức quá tải vào đầu tới mất cả tuổi thơ. Thời gian để học đạo đức, học đối nhân xử thế chẳng còn là bao và chỉ gói gọn trong một môn học luôn bị coi là môn phụ gọi là môn “giáo dục công dân”.

Theo Khổng Tử, một nền giáo dục đặt trọng tâm vào truyền thụ kiến thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức lối sống thì chỉ là dạy tiểu xảo chứ không phải dạy làm người. Suy ngẫm một chút, dù con người có nắm nhiều tri thức đến đâu cũng không thể bằng một chiếc máy vi tính chứa hàng tỉ dữ liệu. Tuy nhiên, con người có đạo đức thì không một cỗ máy nào sánh được.

Nhưng không phải vì vậy mà người xưa không ham học, cái ham học đó được định nghĩa như sau: “Quân tử, thực vô cầu bảo, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chính yên, khả vị hiếu học dã dĩ”.

Dịch nghĩa: Người quân tử ăn không cầu được đầy đủ, ở không cầu được yên vui, làm việc siêng năng mà thận trọng lời nói, tìm người đạo đức để (thụ giáo) sửa mình; như vậy có thể gọi là người ham học.

Theo Khổng Tử, một nền giáo dục đặt trọng tâm vào truyền thụ kiến thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức lối sống thì chỉ là dạy tiểu xảo chứ không phải dạy làm người. (Ảnh: tinhhoa.net)

Nghĩa là “người ham học” chính là chỉ người ham tu sửa bản thân mình theo Đạo. Hậu thế lại quên mất lời dạy của Thánh nhân, cho mục đích của việc học là để thành danh phát tài. Mục đích chân chính của sự học là rèn giũa, thăng hoa nhân cách con người sao cho hòa hợp với Đạo, hội đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, chứ không phải để no đủ về vật chất. Khi đã hòa hợp với Đạo, trí tuệ khai mở, tấm lòng rộng rãi, tâm thế tĩnh tại, khiêm nhường, thì việc học các tri thức, kỹ năng mới sẽ theo đó mà tự nhiên dễ dàng, thực chất hơn. Thế nên mới nói

Đức hạnh đầy đủ thì lo gì không có cơm ăn, áo mặc?

Chính vì việc học là để có đủ đức hạnh nên từ đó con người khi xử lý vấn đề hiện tại và giải quyết các rắc rối, xung đột sẽ bằng tâm thái hòa ái, đĩnh đạc, biết nghĩ tới người khác, nghĩ tới đại cục, chứ không chỉ chăm chăm bảo vệ bản thân, không biết tiết chế cảm xúc và dục vọng. Ngày nay người ta chỉ cần va chạm với nhau trên đường là mắt thì lườm nguýt, mồm thì văng ngay vài lời trách cứ “đi đứng kiểu gì đấy?” một cách vô thức, không có tiết chế. Người kia mà cũng như thế, là có thể dẫn đến cãi vã, thậm chí đánh nhau hay sát thương lẫn nhau. Nếu ai cũng đều được hưởng một hệ thống giáo dục có nội hàm, trọng đạo đức, thì chắc chắn xã hội sẽ ổn định, an hòa hơn. Đó là điều sự giáo dục bằng trừng phạt của hệ thống pháp luật không thể làm được.

Tư tưởng giáo dục ngày nay không những không theo kịp thời xưa, mà còn ngày càng dung nạp vào trong mình những triết lý lệch lạc, thiếu gốc rễ xuất phát từ nền tảng đạo đức lâu đời.

Những tư tưởng đang âm thầm phá hủy đạo đức nhân loại

Như thuyết tiến hóa được đưa vào chương trình học một cách thiếu thuyết phục là một ví dụ. Ngày nay, người ta đã chứng minh được sự vô lý và thiếu tính khoa học của thuyết này. Nhiều quốc gia từ lâu đã không còn dậy nữa, thế nhưng vẫn có quán tính vô hình khiến việc thay đổi sách giáo khoa ở nhiều quốc gia khác rất chậm chạp, ảnh hưởng không nhỏ tới cả mấy thế hệ. Có thể nói rằng, một môn học thuật đề cao hoặc duy hộ đạo đức cơ bản của xã hội, đối với con người mà xét, thì có thể gọi là học thuyết chân chính, còn loại học thuyết phá hoại đạo đức loài người, đả kích bản tính lương thiện của loài người, thì thứ học thuyết đó chính là tà ác.

Con người sở dĩ là người chứ không phải là động vật, chính là nhờ ở ràng buộc về luân lý đạo đức. Thế nhưng thuyết tiến hóa lại phá hủy quan niệm đạo đức cơ bản của loài người vốn được truyền thừa suốt mấy ngàn năm qua, nó khuyến khích tính ích kỷ, tà ác của con người.

Học thuyết tiến hóa của Darwin phá hoại đạo đức loài người, con người sở dĩ là người chứ không phải là động vật. (Ảnh: tinhhoa.net)

Quá khứ mấy ngàn năm trước, người phương Tây đối với việc “Thượng Đế tạo ra con người” rất tin tưởng không nghi ngờ. Tại phương Đông, mọi người tôn thờ đạo lý “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, “Trên đầu 3 thước có Thần linh”. Học thuyết nhà nho của Trung Quốc đều là xoay quanh “Con người tu thân trọng Đức như thế nào” mà giảng, trong sách “Đạo đức kinh” có mấy ngàn chữ, thực ra đều là xoay quanh “Đạo, Đức” mà giảng. Nói cách khác, hàng trăm hàn ngàn năm qua con người đều tin tưởng rằng Thiện là mặt chủ đạo của nhân tính, những kẻ mang ma tính ích kỷ thì không xứng đáng làm người, và tính ích kỷ là thứ mà con người cần cố gắng trừ bỏ đi.

“Tu thân trị quốc bình thiên hạ” chính là để ức chế tính ích kỷ cá nhân, tu thành người nho nhã lễ độ, muốn làm việc lớn đến mấy thì đầu tiên vẫn là phải tu thân. Được ước thúc bởi đạo đức cơ bản, con người không dễ dàng bị ma tính khống chế, bản tính lương thiện chiếm địa vị chủ đạo, xã hội phát triển ổn định, nền văn minh vì thế mà được duy trì lâu dài.

Nhưng tư tưởng nòng cốt của thuyết tiến hóa là “Thích giả sinh tồn” (“Kẻ thích nghi được thì tồn tại”) khiến con người hiện đại tìm được căn cứ, tìm thấy chỗ dựa cho những thứ quan niệm đã bại hoại của họ, tìm được cái cớ để lường gạt lương tâm của chính mình. Trong quan niệm “Thích giả sinh tồn” của Thuyết tiến hóa, “Sinh tồn” dường như là ý nghĩa duy nhất của sự tồn tại của sinh mệnh: chỉ cần ngươi có thể sống sót trong đời sống tàn khốc (của tự nhiên), thì ngươi là kẻ thắng cuộc (không quan tâm ngươi dùng thủ đoạn gì).

Những thứ quan niệm như “Người không vì mình, trời tru đất diệt” (trong khi nguyên gốc là “Người không tu mình, trời tru đất diệt”) thể hiện rõ rằng ma tính ích kỷ đã thay thế phần rất lớn những quan niệm đạo đức chính thống cơ bản của con người. Trong xã hội một người nào còn tốt, một sinh mệnh còn tốt đẹp nếu không thể “Thích ứng với sự biến hóa của hoàn cảnh” thì sẽ bị đào thải, bất kể người ấy lương thiện như thế nào.

Khi người ta phát hiện ra rằng những người lương thiện thành thật dễ dàng bị kẻ khác làm tổn hại, mọi người liền thúc giục chính mình trở nên gian trá và giảo hoạt. Bị môi trường như thế này lôi kéo, mỗi phụ huynh đều tính toán làm thế nào để con cái của mình có thể thích ứng được với cái “Xã hội cạnh tranh” này… Giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn. Mỗi người đều căm ghét loại phương hướng giáo dục như thế này, nhưng hoàn toàn không nhận thức ra rằng, con cái mình phải chịu nhận tất cả những điều đó chính là do cái tâm “Hy vọng con cái trở thành rồng” của chính cha mẹ chúng tạo thành.

Hiện nay hầu như giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn. (Ảnh: tuoitre.vn)

Bởi thay đổi một cách từ từ rất tinh vi do thuyết tiến hóa gây ra, nên con người cứ làm hại nhau, để đạt được thắng lợi trong cạnh tranh họ không từ bất cứ việc xấu, ác nào. Vấn nạn của xã hội liên tục xuất hiện, sự băng hoại của đạo đức nhân loại đã đến mức đáng sợ, môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người cũng lâm vào tình cảnh bị hủy hoại và tàn phá đến mức chưa từng có. Bởi con người tự cho mình cái khả năng có thể làm chủ tự nhiên, bắt thiên nhiên phải phục tùng mình.

Đi đôi với đó là thuyết vô thần, phủ nhận sự ước thúc duy nhất có thể lý giải đối với những hành vi xấu của con người. Bản thân thuyết vô thần có nguồn gốc từ thuyết hữu thần. Từ thế kỷ 14, đã có người hoài nghi rằng, thật ra những đặc tính của Chúa là đồng dạng với con người, nhưng ở mức độ cao hơn, siêu việt hơn, hay có thể nói con người hoàn toàn cũng có thể trở thành Thần. Sự linh thiêng của Thần bị phai mờ đi, lâu dần, sự hoài nghi này phát triển theo một hướng cực đoan và dẫn tới việc phủ nhận Thần. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ở trong mọi lĩnh vực, người ta đã dần coi khoa học hiện đại cũng giống như chân lý một cách không tự biết. Trên thực tế từ khoa học (Science) bắt nguồn từ trong chữ La tinh, nghĩa nguyên gốc là “học vấn”. Học vấn, tri thức không phải luôn là chân lý.

Chân lý ở ngoài kia, bao la và bao hàm mọi điều, nhưng con người không thể nhìn thấy. Chỉ tin những gì nhìn thấy được, chẳng phải cũng là một loại mê tín và phản khoa học hay sao. Sóng radio vô hình, sao ta vẫn chấp nhận khái niệm và sự tồn tại của nó? Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, đã từng phát biểu rằng: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”. Vậy nên khoa học chân chính không phải là phủ nhận hoàn toàn thuyết hữu thần.

Thuyết vô thần đã khiến con người không còn sợi dây níu giữ cái ác trong mình, họ không còn lo sợ bị trừng phạt, không tin “Trên đầu ba thước có thần linh”, không tin nhân quả, nên cũng không tin luân hồi nghiệp báo. Chính vì tin rằng, con người chỉ sống một lần, nên họ phải cố gắng hưởng thụ, làm những gì mình mong muốn, thậm chí bất chấp cái giá phải trả, chà đạp lên lợi ích của người khác. Nên xã hội mới ngày càng nhiều tội ác, bạo lực và không có kỷ cương.

Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, đã từng phát biểu rằng: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”. (Ảnh: infogram.com)

Nếu như một người trong khi làm việc tốt, nghĩ đến việc hành thiện tích đức có thể mang đến phúc báo cho bản thân và con cháu đời sau, thậm chí có thể lên thiên đường, vậy thì người này sẽ không chỉ vì bản thân mình mà bất chấp mọi việc. Khi toàn bộ xã hội đều duy trì lý niệm như thế này, mỗi người đều ước thúc nội tâm của bản thân mình, ngay cả suy nghĩ xấu cũng không dám nghĩ tới, thế thì làm sao có chuyện giết người phóng hỏa, coi mạng người như cỏ rác được. Có lẽ ngay cả cảnh sát cũng chẳng cần đến nữa. Trong nội tâm mỗi người đều có một cảnh sát rồi, đều tự mình đang tự quản bản thân mình, thì đâu cần người khác quản. Cho dù thỉnh thoảng vẫn có người làm việc xấu, người xung quanh lập tức có thể nhìn thấy ngay, rằng đây là việc sai trái, bởi vì có tiêu chuẩn đạo đức bày ngay tại đó rồi.

Mặc dù con người nhìn không thấy thiên đường và địa ngục, nhưng việc tin vào những luật vô hình nhưng công bằng của vũ trụ sẽ khiến ai ai cũng có khát vọng hạnh phúc và nỗi sợ hãi bị trừng phạt.

Có thể thấy rằng tư tưởng giáo dục trái ngược so với tiền nhân, cộng thêm những thứ biến dị đi lệch hẳn ra với con đường phát triển tư tưởng của loài người từ hàng nghìn năm và sự đứt gẫy trong dòng suối truyền thừa của văn hóa truyền thống đã khiến con người thời nay phải tiếp thu những tư duy không chính ngay từ khi còn nhỏ. Quay lại với văn hóa truyền thống đầy nội hàm, lấy tu dưỡng làm mục đích và động lực, tin tưởng vào việc con người phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm sẽ là cách duy nhất phục hưng đạo đức nhân loại. Bởi tư duy của con người là không thể nắm giữ, chỉ có thể khuyến thiện và ước thúc.

Thuần Dương

Xã hội bạo lực và sự cứu rỗi cuối cùng

Xã hội bạo lực và sự cứu rỗi cuối cùng
 

Tình trạng bạo lực đang được phơi bày thời gian gần đây không chỉ nguy hiểm ở việc gây tổn thương nghiêm trọng về thân thể, mà đáng sợ hơn, đó là việc làm nhục công khai, là sự thách thức đối với nhân tính.

Nhân danh công lý, nhân danh tình yêu, nhân danh chân lý, nhân danh lẽ phải… dù có nhân danh ai hay cái gì đi nữa, thì việc làm nhục người khác cuối cùng vẫn là thể hiện sự bất lực, cô đơn và ti tiện của con người.

Để cứu rỗi những tâm hồn lạnh lẽo vì xa rời đức Nhân và đẩy xã hội tới chỗ u tối của vũng sình căm ghét, đấu đá, lại chỉ có một cách duy nhất, vốn đã bị đánh giá thấp bấy lâu nay. Nhưng đã đến lúc ta phải cầu tới sự cứu rỗi cuối cùng.

“Tất cả sự độc ác đều bắt nguồn từ sự yếu đuối”

“Tất cả sự độc ác đều bắt nguồn từ sự yếu đuối”. Nhà triết học Lucius Annaeus Seneca đã nói như vậy. Bởi khi ta không đủ mạnh mẽ và hiểu biết để buông bỏ được cảm giác bị tổn thương, yếu thế, bị xâm phạm hay bất công, thì ta sẽ bị thôi thúc hành động để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình. Khi những thứ đó bị phóng đại quá mức cần thiết, ta sẽ sẵn sàng đè bẹp lợi ích và quan điểm của người khác, đó chính là bất Thiện, là cái ác.

Chẳng vậy mà chữ “Tôi” trong ngôn ngữ tượng hình giàu nội hàm (我 – ngã) lại gồm bộ thủ (cái tay) cộng với bộ qua (một loại vũ khí). Đó là vì, khi bạn chỉ nghĩ tới hay quá coi trọng cảm giác, suy nghĩ và lý lẽ của mình, là bạn đang cầm vũ khí trong tay để chiến đấu với người khác.

Người vợ vì cảm thấy bất công, đau khổ khi bị chồng lừa dối, đã kéo theo hội chị em bạn dì đi “bắt quả tang” và “dạy” cho cô nhân tình của chồng “một bài học”. Sự uất ức, hận thù đẩy cô vợ từ cái thế của người bị hại trở thành kẻ hành ác. Những đòn thù thâm độc vào chỗ hiểm, những câu chửi rủa, lột quần áo, cắt tóc gọt đầu, đè con người ta xuống vũng lầy nhục nhã. Nó chỉ thể hiện rằng chị đang bất lực và phải tìm cách lấy lại công bằng một cách vô minh.

Những em học sinh lột đồ, đánh “hội đồng” một người bạn không có khả năng tự vệ từ ngày này sang ngày khác vì không muốn thấy kẻ ngứa mắt, yếm thế, không xứng đáng được xuất hiện chung trong bầu không khí cùng đẳng cấp với số đông. Các em cũng đang nhân danh cái lý lẽ mà mình cho là phải, hay đơn giản và đau đớn hơn, là thích làm vậy mà không cần lý do gì xác đáng.

Những người nhân danh là thực thi pháp luật sẵn sàng ra tay mạnh mẽ không cần thiết với người vi phạm giao thông, người buôn bán trên vỉa hè, hay dân làng đứng ra bảo vệ cái đúng dẫn tới đánh chết một kẻ trộm chó. Đó là khi cái lý mà họ cho là đúng trở thành cái cớ để tháo xích cho sự căm giận, tức tối, là cái cớ để hiện thức hóa ước muốn thể hiện quyền lực, muốn lấy lại công bằng từ vị thể bị đè nén, bị cho ra rìa của mình.

Câu nói “Tôi cho rằng độc ác chỉ là sự cô đơn được hóa trang thành cay đắng” của diễn viên Tom Hiddleston có vẻ đã đúng.

Những người không được giáo dục đầy đủ và cơ bản về các giá trị đạo đức, hoặc thiếu đức tin sẽ chẳng có cách nào lý giải những đau khổ và bất công trong xã hội và trong cuộc đời mình. Họ cũng không biết cách nhận ra những điều tốt đẹp của chính bản thân. Họ không biết cách giao cảm với những người xa lạ, họ cô đơn không chỗ bám víu, họ thấy bị bỏ rơi và cần khẳng định mình. Họ cần tìm được cảm hứng trong cuộc sống. Và vì như Franz Schönthan von Pernwaldt đã nói: Nếu họ không vui được vì cái đẹp của bản thân thì sẽ vui vì cái xấu xí của người khác.

Nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên thời gian gần đây. (Ảnh minh họa: vietbao.vn)

Sự cứu rỗi cuối cùng

Tội ác tới từ sự yếu đuối khi người ta thấy mình là nạn nhân, từ sự bất lực và bế tắc. Chính là vì con người không còn hệ thống triết lý nào để lý giải những khổ đau và bất công trong đời, đồng thời họ không có hệ thống đạo lý cơ bản để câu thúc, níu giữ đạo đức.

Người xưa sở dĩ giữ được thái độ trung dung, điềm đạm và cao quý, không phải vì họ mặc kệ sự đời, cam chịu và lãnh đạm, mà bởi họ có được sự lý giải từ những quan sát lấy con người trong mối quan hệ với vũ trụ làm trung tâm. Đó không phải là lĩnh vực nghiên cứu của khoa học thực chứng ngày nay. Nhưng dựa trên những quan sát của các triết gia, họ nhận thấy có những quy luật vô hình nhưng hiện hữu và tác động được tới đời sống con người. Họ nhận thấy Thiện ác đều có báo ứng, mỗi người sinh ra và lớn lên với rất nhiều sự khác biệt mà có vẻ đầy bất công nhưng mọi thứ đều có nguyên do của nó. Trong mối quan hệ với thiên nhiên, vũ trụ, họ nhận ra con người nếu cũng thuận theo Đạo của tự nhiên thì sẽ đạt được tới trạng thái cân bằng và an yên. Đối diện với những thứ bất công, xấu xí, bạn không cần phải dùng cách xấu xí để thay Trời hành đạo. Nếu bạn có niềm tin và sự hiểu biết, hành động của bạn tự nhiên sẽ bình tĩnh và trí tuệ hơn.

Triết gia Plato từng nói: “Có hai thứ mà người ta không bao giờ nên tức giận về chúng, đó là cái mà người ta có thể thay đổi được và cái mà người ta không thay đổi được”. Nếu đã như vậy thì chẳng có thứ gì trên đời mà bạn cần phải tức giận vì nó.

Hệ thống triết lý phương Đông cổ xưa như Nho giáo lại cho rằng, trí tuệ cao xa chính là thể hiện ở lòng dạ quang minh chính đại, khoan dung độ lượng. Người quân tử (hình ảnh của lẽ phải, của trí tuệ thấu triệt nhân sinh) lấy tĩnh chế động, bình ổn hòa ái, không làm chuyện thất thố, luôn lấy tu thân làm trọng chứ không phải hướng ánh mắt phán xét về phía người khác. Đạo lý của người quân tử nhân đức là vì xã hội, vì người khác. Nho giáo cũng có một hệ thống những khái niệm Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín để câu thúc đạo đức con người. Nên người thực hành theo sẽ tự khắc có phong thái cao, không thái quá cực đoan trong cảm xúc, không tùy tiện trong hành động.

Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Người quân tử thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thường hay lo lắng, ưu sầu”. Bởi người quân tử luôn biết tự xét bản thân, đối với bất công xảy ra ngay lập tức nhìn lại xem mình đã sai ở đâu để thay đổi, người mình có thể thay đổi chỉ có thể là mình.

Các quy tắc tiêu chuẩn của văn hóa truyền thống vốn đã duy trì đạo đức của nhân loại hàng ngàn năm nay. (Ảnh minh họa: mafengwo.cn)

Có rất nhiều những hệ thống triết lý cổ xưa từ phương Đông sang phương Tây đều hướng con người tới sự lý giải có lý và hòa ái nhất để họ không cực đoan, mất phương hướng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tín ngưỡng cũng là một sợi chỉ buộc chân voi để cái ác trong con người không đâm quàng đạp bậy. Những người không có tín ngưỡng, dễ có xu hướng tức giận bởi tự cảm thấy vô vị, vô nghĩa và sự hữu hạn của cuộc đời. Họ có khi căm giận cả bố mẹ, Thiên Địa vì sao sinh họ ra. Họ không thể tìm ra được lý do vì sao phải sống cho tử tế với người, với đời và đó là căn nguyên của rất nhiều tội ác.

Thế nên, niềm tin tâm linh hay những triết lý đạo đức trong văn hóa truyền thống xa xưa chính là chiếc phanh níu giữ đạo đức nhân loại. Dù được phát biểu dưới bao nhiêu câu nói, kinh thư, khái quát bằng bao nhiêu hệ thống tôn giáo và đạo lý, văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân loại xa xưa đều bao gồm trong đó những giá trị Chân Thiện Nhẫn. Đắm mình trong thứ văn hóa đó, con người ta trở nên chân thành, thiện lương, bao dung và hòa ái hơn. Đó là sự cứu rỗi cuối cùng và triệt để nhất đối với đạo đức nhân loại.

Khi người Hàn Quốc thấy đất nước “đang biến thành vương quốc đầy súc vật”, họ đã tìm lại phương cách xưa cũ bằng việc phục hưng học viên Nho giáo Seowon (서원). “Chúng ta đã xây dựng được nền kinh tế mạnh mẽ, nhưng đạo đức của dân tộc đang trên bờ vực của sự sụp đổ. Chúng ta phải khôi phục lại nó và đây là nơi chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời”, ông Park Seok Hong đã nói như thế về các học viện Nho giáo tại nước này. Ông Park là người phục dựng Sosu Seowon, một khu phức hợp gồm 11 giảng đường Nho giáo và khu ký túc xá. Khu phức hợp này nằm ở một thị trấn phía đông nam, cách Seoul 160 km và được mở cửa vào năm 1543.

Và không chỉ có ở Hàn Quốc, trường Nho giáo cũng đã bắt đầu rộ lên ở Trung Quốc, cái nôi của Nho giáo và cũng là nơi ruồng rẫy Nho giáo một thời. Khác với học viện Khổng Tử mang đầy màu sắc chính trị được mở ở nước ngoài, các ngôi trường Nho giáo dạy cho trẻ nhỏ ở Trung Quốc phần lớn là do tư nhân mở với mục đích nuôi dưỡng những hạt mầm của lòng nhân.

Quay trở về với văn hóa truyền thống đầy nhân văn, giải oan cho những vu khống, chụp mũ sai lầm đầy mục đích một thời về tôn giáo và các giáo lý xa xưa, nhìn nhận lại triết học cổ bằng con mắt khiêm cung hơn, ta sẽ thấy lời giải cho sự tuột dốc của lương tri ngày nay.

“Để giành được quyền tự do thực sự, bạn phải là nô lệ cho triết học” – Lucius Annaeus Seneca.

Triết học không phải là những giáo lý cao siêu, đó hoàn toàn có thể là những hệ thống tư tưởng giàu nhân văn và có tính câu thúc đạo đức trong văn hóa truyền thống. Và tự do thực sự, chính là việc bạn không để cho nỗi sợ hãi, cô đơn, bất mãn, căm giận điều khiển hành động của mình. Tự do thực sự, cũng là bạn không để hành động của người khác điều khiển cảm xúc, hành động của mình. Họ có thể sai, nhưng bạn không nên vì thế mà cũng sai.

Thuần Dương

Bạo lực ngày càng lan tràn xã hội, nguyên nhân sâu xa nhất nằm ở đâu?

 

Có người nói, giờ đây họ không dám đọc báo hàng ngày nữa, vì hầu như ngày nào cũng có tin đâm chém, bạo hành, cướp giết… Bạo lực trong xã hội ngày càng gia tăng và trên nhiều phương diện, từ trong gia đình cho tới trường học, từ trên đường tới cơ quan, từ làng xã tới thành thị, thậm chí ngay ở cả những người thi hành pháp luật.

Chỉ trong vài ngày gần đây, xã hội đã đủ chấn động với những tin trẻ nhỏ mới một tháng tuổi bị bạo hành dã man, bà giết cháu, bố và mẹ kế đánh con đến rạn sọ não, người dân đánh trộm đột nhập đến thập tử nhất sinh… Trước đó thì cũng đã có rất nhiều những vụ bạo hành trẻ em nghe như chỉ có trên phim biến thái, kinh dị, những vụ giết bạn tình một cách hung tàn, cướp đột nhập giết cả nhà không trừ trẻ nhỏ vô tri, người thi hành công vụ thượng cẳng chân hạ cẳng tay, rồi người ta còn có thể đánh chết người chỉ vì va chạm khi tham gia giao thông… Những hiện tượng mà quả thật 20 năm trước thôi, ai nghe thấy cũng phải giật mình kinh sợ, thì ngày nay đầy rẫy trên các mặt báo hàng ngày.

Có người lý giải rằng, những việc như thế này vẫn có trong xã hội từ lâu rồi, chẳng qua bây giờ với sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội nên thông tin đến được với mọi người nhanh và nhiều hơn thôi. Nhưng trên thực tế, các số liệu báo cáo về bạo lực gia đình ở Việt Nam luôn tăng cao qua các năm. Một khi ở ngay chính từng tế bào của xã hội là gia đình, bạo lực hình thành và phát triển thì tình trạng bạo lực trong xã hội gia tăng là điều dễ hình dung. Và cũng chẳng cần nhiều số liệu để dẫn chứng, những người sinh ra từ những thập niên cuối của thế kỷ trước đều có trải nghiệm qua năm tháng, và chắc hẳn mọi người đều có cùng một cảm nhận rằng, xã hội ngày nay đang ngày càng bất ổn và nhiều bạo lực hơn so với thời trước.

Hơn thế, mức độ bạo lực cũng càng ngày đáng lo ngại hơn. Thời nào thì cũng có những kẻ mà máu nóng che lấp mất trí khôn, luôn dùng chân tay để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột. Nhưng dù phàm phu tục tử, nóng nảy, mất nhân tính tới đâu, họ vẫn còn giới hạn trước người già và trẻ nhỏ, phụ nữ có thai… Kể cả tù nhân phạm trọng tội vào nhà lao cũng sẽ vẫn bị bạn tù coi thường và thay pháp luật “xử lý” nếu họ phạm phải tội ác có liên quan tới trẻ em.

Mấy ngày qua dư luận đang xôn xao trước sự việc bé trai Trần G.K. (10 tuổi, từng ở cùng bố đẻ tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) bị chính bố đẻ và mẹ kế bạo hành dã man. (Ảnh: kenh14.vn)

Thế nhưng ngày nay, từ những cô giáo mầm non cho tới người thân trong gia đình cũng có thể ra tay tàn nhẫn với những sinh linh bé nhỏ, không có đến một chút năng lực phòng vệ. Thời xưa, người ta vì uất hận tột cùng, vì gia sản lớn làm lóa mắt, vì tình yêu mù quáng… dẫn khởi mà dám tước đoạt mạng người. Ngày nay, chỉ vì vài chục nghìn đồng, vì cái “nhìn đểu”, vì bị “tạt đầu” xe, vì bị vợ chửi mà người ta đã đủ lý do để ra tay tàn độc.

Điều gì đã khiến một xã hội hiền hòa thuở nào trở thành một xã hội bạo lực như vậy? Nếu nói rằng là do pháp luật chưa đủ nghiêm minh thì cũng chưa đủ. Pháp luật chỉ có thể trừng phạt những tội ác đã xảy ra rồi, không pháp luật kiện toàn nào có thể chế ước được những mầm mống tà ác từ trong suy nghĩ. Tất nhiên sự nghiêm minh của pháp luật có thể khiến người ta vì sợ mà không dám hành động sai, nhưng khi những suy nghĩ điên loạn, lệch lạc hình thành mà không có một sự ước thúc nào thì chỉ cần có điều kiện thuận lợi, nó sẽ phát tác thành hậu quả khôn lường.

Hơn nữa pháp luật cũng là do con người viết nên, nó sẽ luôn luôn đi theo sau những rủi ro phát sinh tội ác kiểu mới. Không ai dám đảm bảo rằng họ có thể dự đoán được trước mọi khả năng có thể vi phạm của con người để viết ra bộ luật không có sơ hở nào. Vì thế nên luật pháp cũng luôn phải bổ sung, hoàn thiện, chạy theo sau sự sa đọa của đạo đức xã hội.

Nhưng những xã hội cổ xưa đều có một “sợi chỉ buộc chân voi” đầy uy quyền và hiệu quả. Để duy trì được đạo đức tốt đẹp, vốn là sợi chỉ mong manh nhưng ngăn được con voi vô luân của con người không đâm quàng đạp bậy, cái gốc vẫn là ở giáo dục.

Điều gì đã khiến một xã hội hiền hòa thuở nào trở thành một xã hội bạo lực như vậy? (Ảnh: hanoimoi.com.vn)

Giáo dục để làm gì?

Thử nhìn lại tư tưởng giáo dục của vị “Vạn thế Sư biểu” – Bậc thầy của muôn đời – Khổng Tử để xem triết lý giáo dục xưa và nay đã khác xa như thế nào. Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử nói: “Con em ở trong nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài thì kính nhường bậc huynh trưởng, thận trọng lời nói mà thành thực, yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức; làm được thế vậy rồi mà còn dư sức thì sẽ học văn (tức học Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch…)”.

Nghĩa là khi học thì phải học làm người trước tiên, làm được vậy rồi mới học tới kiến thức, kỹ năng. Hiện nay, những nền giáo dục được coi là văn minh nhất trên thế giới như Hà Lan, Nhật Bản, Đan Mạch, Đức… đều đề cao việc học làm người tốt chứ không phải là người tài lên hàng đầu.

Giáo dục Việt Nam hiện nay lại làm ngược lại, trẻ nhỏ bị nhồi nhét một lượng kiến thức quá tải vào đầu tới mất cả tuổi thơ. Thời gian để học đạo đức, học đối nhân xử thế chẳng còn là bao và chỉ gói gọn trong một môn học luôn bị coi là môn phụ gọi là môn “giáo dục công dân”.

Theo Khổng Tử, một nền giáo dục đặt trọng tâm vào truyền thụ kiến thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức lối sống thì chỉ là dạy tiểu xảo chứ không phải dạy làm người. Suy ngẫm một chút, dù con người có nắm nhiều tri thức đến đâu cũng không thể bằng một chiếc máy vi tính chứa hàng tỉ dữ liệu. Tuy nhiên, con người có đạo đức thì không một cỗ máy nào sánh được.

Nhưng không phải vì vậy mà người xưa không ham học, cái ham học đó được định nghĩa như sau: “Quân tử, thực vô cầu bảo, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chính yên, khả vị hiếu học dã dĩ”.

Dịch nghĩa: Người quân tử ăn không cầu được đầy đủ, ở không cầu được yên vui, làm việc siêng năng mà thận trọng lời nói, tìm người đạo đức để (thụ giáo) sửa mình; như vậy có thể gọi là người ham học.

Theo Khổng Tử, một nền giáo dục đặt trọng tâm vào truyền thụ kiến thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức lối sống thì chỉ là dạy tiểu xảo chứ không phải dạy làm người. (Ảnh: tinhhoa.net)

Nghĩa là “người ham học” chính là chỉ người ham tu sửa bản thân mình theo Đạo. Hậu thế lại quên mất lời dạy của Thánh nhân, cho mục đích của việc học là để thành danh phát tài. Mục đích chân chính của sự học là rèn giũa, thăng hoa nhân cách con người sao cho hòa hợp với Đạo, hội đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, chứ không phải để no đủ về vật chất. Khi đã hòa hợp với Đạo, trí tuệ khai mở, tấm lòng rộng rãi, tâm thế tĩnh tại, khiêm nhường, thì việc học các tri thức, kỹ năng mới sẽ theo đó mà tự nhiên dễ dàng, thực chất hơn. Thế nên mới nói

Đức hạnh đầy đủ thì lo gì không có cơm ăn, áo mặc?

Chính vì việc học là để có đủ đức hạnh nên từ đó con người khi xử lý vấn đề hiện tại và giải quyết các rắc rối, xung đột sẽ bằng tâm thái hòa ái, đĩnh đạc, biết nghĩ tới người khác, nghĩ tới đại cục, chứ không chỉ chăm chăm bảo vệ bản thân, không biết tiết chế cảm xúc và dục vọng. Ngày nay người ta chỉ cần va chạm với nhau trên đường là mắt thì lườm nguýt, mồm thì văng ngay vài lời trách cứ “đi đứng kiểu gì đấy?” một cách vô thức, không có tiết chế. Người kia mà cũng như thế, là có thể dẫn đến cãi vã, thậm chí đánh nhau hay sát thương lẫn nhau. Nếu ai cũng đều được hưởng một hệ thống giáo dục có nội hàm, trọng đạo đức, thì chắc chắn xã hội sẽ ổn định, an hòa hơn. Đó là điều sự giáo dục bằng trừng phạt của hệ thống pháp luật không thể làm được.

Tư tưởng giáo dục ngày nay không những không theo kịp thời xưa, mà còn ngày càng dung nạp vào trong mình những triết lý lệch lạc, thiếu gốc rễ xuất phát từ nền tảng đạo đức lâu đời.

Những tư tưởng đang âm thầm phá hủy đạo đức nhân loại

Như thuyết tiến hóa được đưa vào chương trình học một cách thiếu thuyết phục là một ví dụ. Ngày nay, người ta đã chứng minh được sự vô lý và thiếu tính khoa học của thuyết này. Nhiều quốc gia từ lâu đã không còn dậy nữa, thế nhưng vẫn có quán tính vô hình khiến việc thay đổi sách giáo khoa ở nhiều quốc gia khác rất chậm chạp, ảnh hưởng không nhỏ tới cả mấy thế hệ. Có thể nói rằng, một môn học thuật đề cao hoặc duy hộ đạo đức cơ bản của xã hội, đối với con người mà xét, thì có thể gọi là học thuyết chân chính, còn loại học thuyết phá hoại đạo đức loài người, đả kích bản tính lương thiện của loài người, thì thứ học thuyết đó chính là tà ác.

Con người sở dĩ là người chứ không phải là động vật, chính là nhờ ở ràng buộc về luân lý đạo đức. Thế nhưng thuyết tiến hóa lại phá hủy quan niệm đạo đức cơ bản của loài người vốn được truyền thừa suốt mấy ngàn năm qua, nó khuyến khích tính ích kỷ, tà ác của con người.

Học thuyết tiến hóa của Darwin phá hoại đạo đức loài người, con người sở dĩ là người chứ không phải là động vật. (Ảnh: tinhhoa.net)

Quá khứ mấy ngàn năm trước, người phương Tây đối với việc “Thượng Đế tạo ra con người” rất tin tưởng không nghi ngờ. Tại phương Đông, mọi người tôn thờ đạo lý “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, “Trên đầu 3 thước có Thần linh”. Học thuyết nhà nho của Trung Quốc đều là xoay quanh “Con người tu thân trọng Đức như thế nào” mà giảng, trong sách “Đạo đức kinh” có mấy ngàn chữ, thực ra đều là xoay quanh “Đạo, Đức” mà giảng. Nói cách khác, hàng trăm hàn ngàn năm qua con người đều tin tưởng rằng Thiện là mặt chủ đạo của nhân tính, những kẻ mang ma tính ích kỷ thì không xứng đáng làm người, và tính ích kỷ là thứ mà con người cần cố gắng trừ bỏ đi.

“Tu thân trị quốc bình thiên hạ” chính là để ức chế tính ích kỷ cá nhân, tu thành người nho nhã lễ độ, muốn làm việc lớn đến mấy thì đầu tiên vẫn là phải tu thân. Được ước thúc bởi đạo đức cơ bản, con người không dễ dàng bị ma tính khống chế, bản tính lương thiện chiếm địa vị chủ đạo, xã hội phát triển ổn định, nền văn minh vì thế mà được duy trì lâu dài.

Nhưng tư tưởng nòng cốt của thuyết tiến hóa là “Thích giả sinh tồn” (“Kẻ thích nghi được thì tồn tại”) khiến con người hiện đại tìm được căn cứ, tìm thấy chỗ dựa cho những thứ quan niệm đã bại hoại của họ, tìm được cái cớ để lường gạt lương tâm của chính mình. Trong quan niệm “Thích giả sinh tồn” của Thuyết tiến hóa, “Sinh tồn” dường như là ý nghĩa duy nhất của sự tồn tại của sinh mệnh: chỉ cần ngươi có thể sống sót trong đời sống tàn khốc (của tự nhiên), thì ngươi là kẻ thắng cuộc (không quan tâm ngươi dùng thủ đoạn gì).

Những thứ quan niệm như “Người không vì mình, trời tru đất diệt” (trong khi nguyên gốc là “Người không tu mình, trời tru đất diệt”) thể hiện rõ rằng ma tính ích kỷ đã thay thế phần rất lớn những quan niệm đạo đức chính thống cơ bản của con người. Trong xã hội một người nào còn tốt, một sinh mệnh còn tốt đẹp nếu không thể “Thích ứng với sự biến hóa của hoàn cảnh” thì sẽ bị đào thải, bất kể người ấy lương thiện như thế nào.

Khi người ta phát hiện ra rằng những người lương thiện thành thật dễ dàng bị kẻ khác làm tổn hại, mọi người liền thúc giục chính mình trở nên gian trá và giảo hoạt. Bị môi trường như thế này lôi kéo, mỗi phụ huynh đều tính toán làm thế nào để con cái của mình có thể thích ứng được với cái “Xã hội cạnh tranh” này… Giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn. Mỗi người đều căm ghét loại phương hướng giáo dục như thế này, nhưng hoàn toàn không nhận thức ra rằng, con cái mình phải chịu nhận tất cả những điều đó chính là do cái tâm “Hy vọng con cái trở thành rồng” của chính cha mẹ chúng tạo thành.

Hiện nay hầu như giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn. (Ảnh: tuoitre.vn)

Bởi thay đổi một cách từ từ rất tinh vi do thuyết tiến hóa gây ra, nên con người cứ làm hại nhau, để đạt được thắng lợi trong cạnh tranh họ không từ bất cứ việc xấu, ác nào. Vấn nạn của xã hội liên tục xuất hiện, sự băng hoại của đạo đức nhân loại đã đến mức đáng sợ, môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người cũng lâm vào tình cảnh bị hủy hoại và tàn phá đến mức chưa từng có. Bởi con người tự cho mình cái khả năng có thể làm chủ tự nhiên, bắt thiên nhiên phải phục tùng mình.

Đi đôi với đó là thuyết vô thần, phủ nhận sự ước thúc duy nhất có thể lý giải đối với những hành vi xấu của con người. Bản thân thuyết vô thần có nguồn gốc từ thuyết hữu thần. Từ thế kỷ 14, đã có người hoài nghi rằng, thật ra những đặc tính của Chúa là đồng dạng với con người, nhưng ở mức độ cao hơn, siêu việt hơn, hay có thể nói con người hoàn toàn cũng có thể trở thành Thần. Sự linh thiêng của Thần bị phai mờ đi, lâu dần, sự hoài nghi này phát triển theo một hướng cực đoan và dẫn tới việc phủ nhận Thần. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ở trong mọi lĩnh vực, người ta đã dần coi khoa học hiện đại cũng giống như chân lý một cách không tự biết. Trên thực tế từ khoa học (Science) bắt nguồn từ trong chữ La tinh, nghĩa nguyên gốc là “học vấn”. Học vấn, tri thức không phải luôn là chân lý.

Chân lý ở ngoài kia, bao la và bao hàm mọi điều, nhưng con người không thể nhìn thấy. Chỉ tin những gì nhìn thấy được, chẳng phải cũng là một loại mê tín và phản khoa học hay sao. Sóng radio vô hình, sao ta vẫn chấp nhận khái niệm và sự tồn tại của nó? Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, đã từng phát biểu rằng: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”. Vậy nên khoa học chân chính không phải là phủ nhận hoàn toàn thuyết hữu thần.

Thuyết vô thần đã khiến con người không còn sợi dây níu giữ cái ác trong mình, họ không còn lo sợ bị trừng phạt, không tin “Trên đầu ba thước có thần linh”, không tin nhân quả, nên cũng không tin luân hồi nghiệp báo. Chính vì tin rằng, con người chỉ sống một lần, nên họ phải cố gắng hưởng thụ, làm những gì mình mong muốn, thậm chí bất chấp cái giá phải trả, chà đạp lên lợi ích của người khác. Nên xã hội mới ngày càng nhiều tội ác, bạo lực và không có kỷ cương.

Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, đã từng phát biểu rằng: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”. (Ảnh: infogram.com)

Nếu như một người trong khi làm việc tốt, nghĩ đến việc hành thiện tích đức có thể mang đến phúc báo cho bản thân và con cháu đời sau, thậm chí có thể lên thiên đường, vậy thì người này sẽ không chỉ vì bản thân mình mà bất chấp mọi việc. Khi toàn bộ xã hội đều duy trì lý niệm như thế này, mỗi người đều ước thúc nội tâm của bản thân mình, ngay cả suy nghĩ xấu cũng không dám nghĩ tới, thế thì làm sao có chuyện giết người phóng hỏa, coi mạng người như cỏ rác được. Có lẽ ngay cả cảnh sát cũng chẳng cần đến nữa. Trong nội tâm mỗi người đều có một cảnh sát rồi, đều tự mình đang tự quản bản thân mình, thì đâu cần người khác quản. Cho dù thỉnh thoảng vẫn có người làm việc xấu, người xung quanh lập tức có thể nhìn thấy ngay, rằng đây là việc sai trái, bởi vì có tiêu chuẩn đạo đức bày ngay tại đó rồi.

Mặc dù con người nhìn không thấy thiên đường và địa ngục, nhưng việc tin vào những luật vô hình nhưng công bằng của vũ trụ sẽ khiến ai ai cũng có khát vọng hạnh phúc và nỗi sợ hãi bị trừng phạt.

Có thể thấy rằng tư tưởng giáo dục trái ngược so với tiền nhân, cộng thêm những thứ biến dị đi lệch hẳn ra với con đường phát triển tư tưởng của loài người từ hàng nghìn năm và sự đứt gẫy trong dòng suối truyền thừa của văn hóa truyền thống đã khiến con người thời nay phải tiếp thu những tư duy không chính ngay từ khi còn nhỏ. Quay lại với văn hóa truyền thống đầy nội hàm, lấy tu dưỡng làm mục đích và động lực, tin tưởng vào việc con người phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm sẽ là cách duy nhất phục hưng đạo đức nhân loại. Bởi tư duy của con người là không thể nắm giữ, chỉ có thể khuyến thiện và ước thúc.

Thuần Dương

Xã hội bạo lực và sự cứu rỗi cuối cùng

Xã hội bạo lực và sự cứu rỗi cuối cùng
 

Tình trạng bạo lực đang được phơi bày thời gian gần đây không chỉ nguy hiểm ở việc gây tổn thương nghiêm trọng về thân thể, mà đáng sợ hơn, đó là việc làm nhục công khai, là sự thách thức đối với nhân tính.

Nhân danh công lý, nhân danh tình yêu, nhân danh chân lý, nhân danh lẽ phải… dù có nhân danh ai hay cái gì đi nữa, thì việc làm nhục người khác cuối cùng vẫn là thể hiện sự bất lực, cô đơn và ti tiện của con người.

Để cứu rỗi những tâm hồn lạnh lẽo vì xa rời đức Nhân và đẩy xã hội tới chỗ u tối của vũng sình căm ghét, đấu đá, lại chỉ có một cách duy nhất, vốn đã bị đánh giá thấp bấy lâu nay. Nhưng đã đến lúc ta phải cầu tới sự cứu rỗi cuối cùng.

“Tất cả sự độc ác đều bắt nguồn từ sự yếu đuối”

“Tất cả sự độc ác đều bắt nguồn từ sự yếu đuối”. Nhà triết học Lucius Annaeus Seneca đã nói như vậy. Bởi khi ta không đủ mạnh mẽ và hiểu biết để buông bỏ được cảm giác bị tổn thương, yếu thế, bị xâm phạm hay bất công, thì ta sẽ bị thôi thúc hành động để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình. Khi những thứ đó bị phóng đại quá mức cần thiết, ta sẽ sẵn sàng đè bẹp lợi ích và quan điểm của người khác, đó chính là bất Thiện, là cái ác.

Chẳng vậy mà chữ “Tôi” trong ngôn ngữ tượng hình giàu nội hàm (我 – ngã) lại gồm bộ thủ (cái tay) cộng với bộ qua (một loại vũ khí). Đó là vì, khi bạn chỉ nghĩ tới hay quá coi trọng cảm giác, suy nghĩ và lý lẽ của mình, là bạn đang cầm vũ khí trong tay để chiến đấu với người khác.

Người vợ vì cảm thấy bất công, đau khổ khi bị chồng lừa dối, đã kéo theo hội chị em bạn dì đi “bắt quả tang” và “dạy” cho cô nhân tình của chồng “một bài học”. Sự uất ức, hận thù đẩy cô vợ từ cái thế của người bị hại trở thành kẻ hành ác. Những đòn thù thâm độc vào chỗ hiểm, những câu chửi rủa, lột quần áo, cắt tóc gọt đầu, đè con người ta xuống vũng lầy nhục nhã. Nó chỉ thể hiện rằng chị đang bất lực và phải tìm cách lấy lại công bằng một cách vô minh.

Những em học sinh lột đồ, đánh “hội đồng” một người bạn không có khả năng tự vệ từ ngày này sang ngày khác vì không muốn thấy kẻ ngứa mắt, yếm thế, không xứng đáng được xuất hiện chung trong bầu không khí cùng đẳng cấp với số đông. Các em cũng đang nhân danh cái lý lẽ mà mình cho là phải, hay đơn giản và đau đớn hơn, là thích làm vậy mà không cần lý do gì xác đáng.

Những người nhân danh là thực thi pháp luật sẵn sàng ra tay mạnh mẽ không cần thiết với người vi phạm giao thông, người buôn bán trên vỉa hè, hay dân làng đứng ra bảo vệ cái đúng dẫn tới đánh chết một kẻ trộm chó. Đó là khi cái lý mà họ cho là đúng trở thành cái cớ để tháo xích cho sự căm giận, tức tối, là cái cớ để hiện thức hóa ước muốn thể hiện quyền lực, muốn lấy lại công bằng từ vị thể bị đè nén, bị cho ra rìa của mình.

Câu nói “Tôi cho rằng độc ác chỉ là sự cô đơn được hóa trang thành cay đắng” của diễn viên Tom Hiddleston có vẻ đã đúng.

Những người không được giáo dục đầy đủ và cơ bản về các giá trị đạo đức, hoặc thiếu đức tin sẽ chẳng có cách nào lý giải những đau khổ và bất công trong xã hội và trong cuộc đời mình. Họ cũng không biết cách nhận ra những điều tốt đẹp của chính bản thân. Họ không biết cách giao cảm với những người xa lạ, họ cô đơn không chỗ bám víu, họ thấy bị bỏ rơi và cần khẳng định mình. Họ cần tìm được cảm hứng trong cuộc sống. Và vì như Franz Schönthan von Pernwaldt đã nói: Nếu họ không vui được vì cái đẹp của bản thân thì sẽ vui vì cái xấu xí của người khác.

Nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên thời gian gần đây. (Ảnh minh họa: vietbao.vn)

Sự cứu rỗi cuối cùng

Tội ác tới từ sự yếu đuối khi người ta thấy mình là nạn nhân, từ sự bất lực và bế tắc. Chính là vì con người không còn hệ thống triết lý nào để lý giải những khổ đau và bất công trong đời, đồng thời họ không có hệ thống đạo lý cơ bản để câu thúc, níu giữ đạo đức.

Người xưa sở dĩ giữ được thái độ trung dung, điềm đạm và cao quý, không phải vì họ mặc kệ sự đời, cam chịu và lãnh đạm, mà bởi họ có được sự lý giải từ những quan sát lấy con người trong mối quan hệ với vũ trụ làm trung tâm. Đó không phải là lĩnh vực nghiên cứu của khoa học thực chứng ngày nay. Nhưng dựa trên những quan sát của các triết gia, họ nhận thấy có những quy luật vô hình nhưng hiện hữu và tác động được tới đời sống con người. Họ nhận thấy Thiện ác đều có báo ứng, mỗi người sinh ra và lớn lên với rất nhiều sự khác biệt mà có vẻ đầy bất công nhưng mọi thứ đều có nguyên do của nó. Trong mối quan hệ với thiên nhiên, vũ trụ, họ nhận ra con người nếu cũng thuận theo Đạo của tự nhiên thì sẽ đạt được tới trạng thái cân bằng và an yên. Đối diện với những thứ bất công, xấu xí, bạn không cần phải dùng cách xấu xí để thay Trời hành đạo. Nếu bạn có niềm tin và sự hiểu biết, hành động của bạn tự nhiên sẽ bình tĩnh và trí tuệ hơn.

Triết gia Plato từng nói: “Có hai thứ mà người ta không bao giờ nên tức giận về chúng, đó là cái mà người ta có thể thay đổi được và cái mà người ta không thay đổi được”. Nếu đã như vậy thì chẳng có thứ gì trên đời mà bạn cần phải tức giận vì nó.

Hệ thống triết lý phương Đông cổ xưa như Nho giáo lại cho rằng, trí tuệ cao xa chính là thể hiện ở lòng dạ quang minh chính đại, khoan dung độ lượng. Người quân tử (hình ảnh của lẽ phải, của trí tuệ thấu triệt nhân sinh) lấy tĩnh chế động, bình ổn hòa ái, không làm chuyện thất thố, luôn lấy tu thân làm trọng chứ không phải hướng ánh mắt phán xét về phía người khác. Đạo lý của người quân tử nhân đức là vì xã hội, vì người khác. Nho giáo cũng có một hệ thống những khái niệm Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín để câu thúc đạo đức con người. Nên người thực hành theo sẽ tự khắc có phong thái cao, không thái quá cực đoan trong cảm xúc, không tùy tiện trong hành động.

Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Người quân tử thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thường hay lo lắng, ưu sầu”. Bởi người quân tử luôn biết tự xét bản thân, đối với bất công xảy ra ngay lập tức nhìn lại xem mình đã sai ở đâu để thay đổi, người mình có thể thay đổi chỉ có thể là mình.

Các quy tắc tiêu chuẩn của văn hóa truyền thống vốn đã duy trì đạo đức của nhân loại hàng ngàn năm nay. (Ảnh minh họa: mafengwo.cn)

Có rất nhiều những hệ thống triết lý cổ xưa từ phương Đông sang phương Tây đều hướng con người tới sự lý giải có lý và hòa ái nhất để họ không cực đoan, mất phương hướng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tín ngưỡng cũng là một sợi chỉ buộc chân voi để cái ác trong con người không đâm quàng đạp bậy. Những người không có tín ngưỡng, dễ có xu hướng tức giận bởi tự cảm thấy vô vị, vô nghĩa và sự hữu hạn của cuộc đời. Họ có khi căm giận cả bố mẹ, Thiên Địa vì sao sinh họ ra. Họ không thể tìm ra được lý do vì sao phải sống cho tử tế với người, với đời và đó là căn nguyên của rất nhiều tội ác.

Thế nên, niềm tin tâm linh hay những triết lý đạo đức trong văn hóa truyền thống xa xưa chính là chiếc phanh níu giữ đạo đức nhân loại. Dù được phát biểu dưới bao nhiêu câu nói, kinh thư, khái quát bằng bao nhiêu hệ thống tôn giáo và đạo lý, văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân loại xa xưa đều bao gồm trong đó những giá trị Chân Thiện Nhẫn. Đắm mình trong thứ văn hóa đó, con người ta trở nên chân thành, thiện lương, bao dung và hòa ái hơn. Đó là sự cứu rỗi cuối cùng và triệt để nhất đối với đạo đức nhân loại.

Khi người Hàn Quốc thấy đất nước “đang biến thành vương quốc đầy súc vật”, họ đã tìm lại phương cách xưa cũ bằng việc phục hưng học viên Nho giáo Seowon (서원). “Chúng ta đã xây dựng được nền kinh tế mạnh mẽ, nhưng đạo đức của dân tộc đang trên bờ vực của sự sụp đổ. Chúng ta phải khôi phục lại nó và đây là nơi chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời”, ông Park Seok Hong đã nói như thế về các học viện Nho giáo tại nước này. Ông Park là người phục dựng Sosu Seowon, một khu phức hợp gồm 11 giảng đường Nho giáo và khu ký túc xá. Khu phức hợp này nằm ở một thị trấn phía đông nam, cách Seoul 160 km và được mở cửa vào năm 1543.

Và không chỉ có ở Hàn Quốc, trường Nho giáo cũng đã bắt đầu rộ lên ở Trung Quốc, cái nôi của Nho giáo và cũng là nơi ruồng rẫy Nho giáo một thời. Khác với học viện Khổng Tử mang đầy màu sắc chính trị được mở ở nước ngoài, các ngôi trường Nho giáo dạy cho trẻ nhỏ ở Trung Quốc phần lớn là do tư nhân mở với mục đích nuôi dưỡng những hạt mầm của lòng nhân.

Quay trở về với văn hóa truyền thống đầy nhân văn, giải oan cho những vu khống, chụp mũ sai lầm đầy mục đích một thời về tôn giáo và các giáo lý xa xưa, nhìn nhận lại triết học cổ bằng con mắt khiêm cung hơn, ta sẽ thấy lời giải cho sự tuột dốc của lương tri ngày nay.

“Để giành được quyền tự do thực sự, bạn phải là nô lệ cho triết học” – Lucius Annaeus Seneca.

Triết học không phải là những giáo lý cao siêu, đó hoàn toàn có thể là những hệ thống tư tưởng giàu nhân văn và có tính câu thúc đạo đức trong văn hóa truyền thống. Và tự do thực sự, chính là việc bạn không để cho nỗi sợ hãi, cô đơn, bất mãn, căm giận điều khiển hành động của mình. Tự do thực sự, cũng là bạn không để hành động của người khác điều khiển cảm xúc, hành động của mình. Họ có thể sai, nhưng bạn không nên vì thế mà cũng sai.

Thuần Dương

Bạo lực ngày càng lan tràn xã hội, nguyên nhân sâu xa nhất nằm ở đâu?

 

Có người nói, giờ đây họ không dám đọc báo hàng ngày nữa, vì hầu như ngày nào cũng có tin đâm chém, bạo hành, cướp giết… Bạo lực trong xã hội ngày càng gia tăng và trên nhiều phương diện, từ trong gia đình cho tới trường học, từ trên đường tới cơ quan, từ làng xã tới thành thị, thậm chí ngay ở cả những người thi hành pháp luật.

Chỉ trong vài ngày gần đây, xã hội đã đủ chấn động với những tin trẻ nhỏ mới một tháng tuổi bị bạo hành dã man, bà giết cháu, bố và mẹ kế đánh con đến rạn sọ não, người dân đánh trộm đột nhập đến thập tử nhất sinh… Trước đó thì cũng đã có rất nhiều những vụ bạo hành trẻ em nghe như chỉ có trên phim biến thái, kinh dị, những vụ giết bạn tình một cách hung tàn, cướp đột nhập giết cả nhà không trừ trẻ nhỏ vô tri, người thi hành công vụ thượng cẳng chân hạ cẳng tay, rồi người ta còn có thể đánh chết người chỉ vì va chạm khi tham gia giao thông… Những hiện tượng mà quả thật 20 năm trước thôi, ai nghe thấy cũng phải giật mình kinh sợ, thì ngày nay đầy rẫy trên các mặt báo hàng ngày.

Có người lý giải rằng, những việc như thế này vẫn có trong xã hội từ lâu rồi, chẳng qua bây giờ với sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội nên thông tin đến được với mọi người nhanh và nhiều hơn thôi. Nhưng trên thực tế, các số liệu báo cáo về bạo lực gia đình ở Việt Nam luôn tăng cao qua các năm. Một khi ở ngay chính từng tế bào của xã hội là gia đình, bạo lực hình thành và phát triển thì tình trạng bạo lực trong xã hội gia tăng là điều dễ hình dung. Và cũng chẳng cần nhiều số liệu để dẫn chứng, những người sinh ra từ những thập niên cuối của thế kỷ trước đều có trải nghiệm qua năm tháng, và chắc hẳn mọi người đều có cùng một cảm nhận rằng, xã hội ngày nay đang ngày càng bất ổn và nhiều bạo lực hơn so với thời trước.

Hơn thế, mức độ bạo lực cũng càng ngày đáng lo ngại hơn. Thời nào thì cũng có những kẻ mà máu nóng che lấp mất trí khôn, luôn dùng chân tay để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột. Nhưng dù phàm phu tục tử, nóng nảy, mất nhân tính tới đâu, họ vẫn còn giới hạn trước người già và trẻ nhỏ, phụ nữ có thai… Kể cả tù nhân phạm trọng tội vào nhà lao cũng sẽ vẫn bị bạn tù coi thường và thay pháp luật “xử lý” nếu họ phạm phải tội ác có liên quan tới trẻ em.

Mấy ngày qua dư luận đang xôn xao trước sự việc bé trai Trần G.K. (10 tuổi, từng ở cùng bố đẻ tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) bị chính bố đẻ và mẹ kế bạo hành dã man. (Ảnh: kenh14.vn)

Thế nhưng ngày nay, từ những cô giáo mầm non cho tới người thân trong gia đình cũng có thể ra tay tàn nhẫn với những sinh linh bé nhỏ, không có đến một chút năng lực phòng vệ. Thời xưa, người ta vì uất hận tột cùng, vì gia sản lớn làm lóa mắt, vì tình yêu mù quáng… dẫn khởi mà dám tước đoạt mạng người. Ngày nay, chỉ vì vài chục nghìn đồng, vì cái “nhìn đểu”, vì bị “tạt đầu” xe, vì bị vợ chửi mà người ta đã đủ lý do để ra tay tàn độc.

Điều gì đã khiến một xã hội hiền hòa thuở nào trở thành một xã hội bạo lực như vậy? Nếu nói rằng là do pháp luật chưa đủ nghiêm minh thì cũng chưa đủ. Pháp luật chỉ có thể trừng phạt những tội ác đã xảy ra rồi, không pháp luật kiện toàn nào có thể chế ước được những mầm mống tà ác từ trong suy nghĩ. Tất nhiên sự nghiêm minh của pháp luật có thể khiến người ta vì sợ mà không dám hành động sai, nhưng khi những suy nghĩ điên loạn, lệch lạc hình thành mà không có một sự ước thúc nào thì chỉ cần có điều kiện thuận lợi, nó sẽ phát tác thành hậu quả khôn lường.

Hơn nữa pháp luật cũng là do con người viết nên, nó sẽ luôn luôn đi theo sau những rủi ro phát sinh tội ác kiểu mới. Không ai dám đảm bảo rằng họ có thể dự đoán được trước mọi khả năng có thể vi phạm của con người để viết ra bộ luật không có sơ hở nào. Vì thế nên luật pháp cũng luôn phải bổ sung, hoàn thiện, chạy theo sau sự sa đọa của đạo đức xã hội.

Nhưng những xã hội cổ xưa đều có một “sợi chỉ buộc chân voi” đầy uy quyền và hiệu quả. Để duy trì được đạo đức tốt đẹp, vốn là sợi chỉ mong manh nhưng ngăn được con voi vô luân của con người không đâm quàng đạp bậy, cái gốc vẫn là ở giáo dục.

Điều gì đã khiến một xã hội hiền hòa thuở nào trở thành một xã hội bạo lực như vậy? (Ảnh: hanoimoi.com.vn)

Giáo dục để làm gì?

Thử nhìn lại tư tưởng giáo dục của vị “Vạn thế Sư biểu” – Bậc thầy của muôn đời – Khổng Tử để xem triết lý giáo dục xưa và nay đã khác xa như thế nào. Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử nói: “Con em ở trong nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài thì kính nhường bậc huynh trưởng, thận trọng lời nói mà thành thực, yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức; làm được thế vậy rồi mà còn dư sức thì sẽ học văn (tức học Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch…)”.

Nghĩa là khi học thì phải học làm người trước tiên, làm được vậy rồi mới học tới kiến thức, kỹ năng. Hiện nay, những nền giáo dục được coi là văn minh nhất trên thế giới như Hà Lan, Nhật Bản, Đan Mạch, Đức… đều đề cao việc học làm người tốt chứ không phải là người tài lên hàng đầu.

Giáo dục Việt Nam hiện nay lại làm ngược lại, trẻ nhỏ bị nhồi nhét một lượng kiến thức quá tải vào đầu tới mất cả tuổi thơ. Thời gian để học đạo đức, học đối nhân xử thế chẳng còn là bao và chỉ gói gọn trong một môn học luôn bị coi là môn phụ gọi là môn “giáo dục công dân”.

Theo Khổng Tử, một nền giáo dục đặt trọng tâm vào truyền thụ kiến thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức lối sống thì chỉ là dạy tiểu xảo chứ không phải dạy làm người. Suy ngẫm một chút, dù con người có nắm nhiều tri thức đến đâu cũng không thể bằng một chiếc máy vi tính chứa hàng tỉ dữ liệu. Tuy nhiên, con người có đạo đức thì không một cỗ máy nào sánh được.

Nhưng không phải vì vậy mà người xưa không ham học, cái ham học đó được định nghĩa như sau: “Quân tử, thực vô cầu bảo, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chính yên, khả vị hiếu học dã dĩ”.

Dịch nghĩa: Người quân tử ăn không cầu được đầy đủ, ở không cầu được yên vui, làm việc siêng năng mà thận trọng lời nói, tìm người đạo đức để (thụ giáo) sửa mình; như vậy có thể gọi là người ham học.

Theo Khổng Tử, một nền giáo dục đặt trọng tâm vào truyền thụ kiến thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức lối sống thì chỉ là dạy tiểu xảo chứ không phải dạy làm người. (Ảnh: tinhhoa.net)

Nghĩa là “người ham học” chính là chỉ người ham tu sửa bản thân mình theo Đạo. Hậu thế lại quên mất lời dạy của Thánh nhân, cho mục đích của việc học là để thành danh phát tài. Mục đích chân chính của sự học là rèn giũa, thăng hoa nhân cách con người sao cho hòa hợp với Đạo, hội đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, chứ không phải để no đủ về vật chất. Khi đã hòa hợp với Đạo, trí tuệ khai mở, tấm lòng rộng rãi, tâm thế tĩnh tại, khiêm nhường, thì việc học các tri thức, kỹ năng mới sẽ theo đó mà tự nhiên dễ dàng, thực chất hơn. Thế nên mới nói

Đức hạnh đầy đủ thì lo gì không có cơm ăn, áo mặc?

Chính vì việc học là để có đủ đức hạnh nên từ đó con người khi xử lý vấn đề hiện tại và giải quyết các rắc rối, xung đột sẽ bằng tâm thái hòa ái, đĩnh đạc, biết nghĩ tới người khác, nghĩ tới đại cục, chứ không chỉ chăm chăm bảo vệ bản thân, không biết tiết chế cảm xúc và dục vọng. Ngày nay người ta chỉ cần va chạm với nhau trên đường là mắt thì lườm nguýt, mồm thì văng ngay vài lời trách cứ “đi đứng kiểu gì đấy?” một cách vô thức, không có tiết chế. Người kia mà cũng như thế, là có thể dẫn đến cãi vã, thậm chí đánh nhau hay sát thương lẫn nhau. Nếu ai cũng đều được hưởng một hệ thống giáo dục có nội hàm, trọng đạo đức, thì chắc chắn xã hội sẽ ổn định, an hòa hơn. Đó là điều sự giáo dục bằng trừng phạt của hệ thống pháp luật không thể làm được.

Tư tưởng giáo dục ngày nay không những không theo kịp thời xưa, mà còn ngày càng dung nạp vào trong mình những triết lý lệch lạc, thiếu gốc rễ xuất phát từ nền tảng đạo đức lâu đời.

Những tư tưởng đang âm thầm phá hủy đạo đức nhân loại

Như thuyết tiến hóa được đưa vào chương trình học một cách thiếu thuyết phục là một ví dụ. Ngày nay, người ta đã chứng minh được sự vô lý và thiếu tính khoa học của thuyết này. Nhiều quốc gia từ lâu đã không còn dậy nữa, thế nhưng vẫn có quán tính vô hình khiến việc thay đổi sách giáo khoa ở nhiều quốc gia khác rất chậm chạp, ảnh hưởng không nhỏ tới cả mấy thế hệ. Có thể nói rằng, một môn học thuật đề cao hoặc duy hộ đạo đức cơ bản của xã hội, đối với con người mà xét, thì có thể gọi là học thuyết chân chính, còn loại học thuyết phá hoại đạo đức loài người, đả kích bản tính lương thiện của loài người, thì thứ học thuyết đó chính là tà ác.

Con người sở dĩ là người chứ không phải là động vật, chính là nhờ ở ràng buộc về luân lý đạo đức. Thế nhưng thuyết tiến hóa lại phá hủy quan niệm đạo đức cơ bản của loài người vốn được truyền thừa suốt mấy ngàn năm qua, nó khuyến khích tính ích kỷ, tà ác của con người.

Học thuyết tiến hóa của Darwin phá hoại đạo đức loài người, con người sở dĩ là người chứ không phải là động vật. (Ảnh: tinhhoa.net)

Quá khứ mấy ngàn năm trước, người phương Tây đối với việc “Thượng Đế tạo ra con người” rất tin tưởng không nghi ngờ. Tại phương Đông, mọi người tôn thờ đạo lý “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, “Trên đầu 3 thước có Thần linh”. Học thuyết nhà nho của Trung Quốc đều là xoay quanh “Con người tu thân trọng Đức như thế nào” mà giảng, trong sách “Đạo đức kinh” có mấy ngàn chữ, thực ra đều là xoay quanh “Đạo, Đức” mà giảng. Nói cách khác, hàng trăm hàn ngàn năm qua con người đều tin tưởng rằng Thiện là mặt chủ đạo của nhân tính, những kẻ mang ma tính ích kỷ thì không xứng đáng làm người, và tính ích kỷ là thứ mà con người cần cố gắng trừ bỏ đi.

“Tu thân trị quốc bình thiên hạ” chính là để ức chế tính ích kỷ cá nhân, tu thành người nho nhã lễ độ, muốn làm việc lớn đến mấy thì đầu tiên vẫn là phải tu thân. Được ước thúc bởi đạo đức cơ bản, con người không dễ dàng bị ma tính khống chế, bản tính lương thiện chiếm địa vị chủ đạo, xã hội phát triển ổn định, nền văn minh vì thế mà được duy trì lâu dài.

Nhưng tư tưởng nòng cốt của thuyết tiến hóa là “Thích giả sinh tồn” (“Kẻ thích nghi được thì tồn tại”) khiến con người hiện đại tìm được căn cứ, tìm thấy chỗ dựa cho những thứ quan niệm đã bại hoại của họ, tìm được cái cớ để lường gạt lương tâm của chính mình. Trong quan niệm “Thích giả sinh tồn” của Thuyết tiến hóa, “Sinh tồn” dường như là ý nghĩa duy nhất của sự tồn tại của sinh mệnh: chỉ cần ngươi có thể sống sót trong đời sống tàn khốc (của tự nhiên), thì ngươi là kẻ thắng cuộc (không quan tâm ngươi dùng thủ đoạn gì).

Những thứ quan niệm như “Người không vì mình, trời tru đất diệt” (trong khi nguyên gốc là “Người không tu mình, trời tru đất diệt”) thể hiện rõ rằng ma tính ích kỷ đã thay thế phần rất lớn những quan niệm đạo đức chính thống cơ bản của con người. Trong xã hội một người nào còn tốt, một sinh mệnh còn tốt đẹp nếu không thể “Thích ứng với sự biến hóa của hoàn cảnh” thì sẽ bị đào thải, bất kể người ấy lương thiện như thế nào.

Khi người ta phát hiện ra rằng những người lương thiện thành thật dễ dàng bị kẻ khác làm tổn hại, mọi người liền thúc giục chính mình trở nên gian trá và giảo hoạt. Bị môi trường như thế này lôi kéo, mỗi phụ huynh đều tính toán làm thế nào để con cái của mình có thể thích ứng được với cái “Xã hội cạnh tranh” này… Giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn. Mỗi người đều căm ghét loại phương hướng giáo dục như thế này, nhưng hoàn toàn không nhận thức ra rằng, con cái mình phải chịu nhận tất cả những điều đó chính là do cái tâm “Hy vọng con cái trở thành rồng” của chính cha mẹ chúng tạo thành.

Hiện nay hầu như giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn. (Ảnh: tuoitre.vn)

Bởi thay đổi một cách từ từ rất tinh vi do thuyết tiến hóa gây ra, nên con người cứ làm hại nhau, để đạt được thắng lợi trong cạnh tranh họ không từ bất cứ việc xấu, ác nào. Vấn nạn của xã hội liên tục xuất hiện, sự băng hoại của đạo đức nhân loại đã đến mức đáng sợ, môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người cũng lâm vào tình cảnh bị hủy hoại và tàn phá đến mức chưa từng có. Bởi con người tự cho mình cái khả năng có thể làm chủ tự nhiên, bắt thiên nhiên phải phục tùng mình.

Đi đôi với đó là thuyết vô thần, phủ nhận sự ước thúc duy nhất có thể lý giải đối với những hành vi xấu của con người. Bản thân thuyết vô thần có nguồn gốc từ thuyết hữu thần. Từ thế kỷ 14, đã có người hoài nghi rằng, thật ra những đặc tính của Chúa là đồng dạng với con người, nhưng ở mức độ cao hơn, siêu việt hơn, hay có thể nói con người hoàn toàn cũng có thể trở thành Thần. Sự linh thiêng của Thần bị phai mờ đi, lâu dần, sự hoài nghi này phát triển theo một hướng cực đoan và dẫn tới việc phủ nhận Thần. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ở trong mọi lĩnh vực, người ta đã dần coi khoa học hiện đại cũng giống như chân lý một cách không tự biết. Trên thực tế từ khoa học (Science) bắt nguồn từ trong chữ La tinh, nghĩa nguyên gốc là “học vấn”. Học vấn, tri thức không phải luôn là chân lý.

Chân lý ở ngoài kia, bao la và bao hàm mọi điều, nhưng con người không thể nhìn thấy. Chỉ tin những gì nhìn thấy được, chẳng phải cũng là một loại mê tín và phản khoa học hay sao. Sóng radio vô hình, sao ta vẫn chấp nhận khái niệm và sự tồn tại của nó? Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, đã từng phát biểu rằng: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”. Vậy nên khoa học chân chính không phải là phủ nhận hoàn toàn thuyết hữu thần.

Thuyết vô thần đã khiến con người không còn sợi dây níu giữ cái ác trong mình, họ không còn lo sợ bị trừng phạt, không tin “Trên đầu ba thước có thần linh”, không tin nhân quả, nên cũng không tin luân hồi nghiệp báo. Chính vì tin rằng, con người chỉ sống một lần, nên họ phải cố gắng hưởng thụ, làm những gì mình mong muốn, thậm chí bất chấp cái giá phải trả, chà đạp lên lợi ích của người khác. Nên xã hội mới ngày càng nhiều tội ác, bạo lực và không có kỷ cương.

Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, đã từng phát biểu rằng: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”. (Ảnh: infogram.com)

Nếu như một người trong khi làm việc tốt, nghĩ đến việc hành thiện tích đức có thể mang đến phúc báo cho bản thân và con cháu đời sau, thậm chí có thể lên thiên đường, vậy thì người này sẽ không chỉ vì bản thân mình mà bất chấp mọi việc. Khi toàn bộ xã hội đều duy trì lý niệm như thế này, mỗi người đều ước thúc nội tâm của bản thân mình, ngay cả suy nghĩ xấu cũng không dám nghĩ tới, thế thì làm sao có chuyện giết người phóng hỏa, coi mạng người như cỏ rác được. Có lẽ ngay cả cảnh sát cũng chẳng cần đến nữa. Trong nội tâm mỗi người đều có một cảnh sát rồi, đều tự mình đang tự quản bản thân mình, thì đâu cần người khác quản. Cho dù thỉnh thoảng vẫn có người làm việc xấu, người xung quanh lập tức có thể nhìn thấy ngay, rằng đây là việc sai trái, bởi vì có tiêu chuẩn đạo đức bày ngay tại đó rồi.

Mặc dù con người nhìn không thấy thiên đường và địa ngục, nhưng việc tin vào những luật vô hình nhưng công bằng của vũ trụ sẽ khiến ai ai cũng có khát vọng hạnh phúc và nỗi sợ hãi bị trừng phạt.

Có thể thấy rằng tư tưởng giáo dục trái ngược so với tiền nhân, cộng thêm những thứ biến dị đi lệch hẳn ra với con đường phát triển tư tưởng của loài người từ hàng nghìn năm và sự đứt gẫy trong dòng suối truyền thừa của văn hóa truyền thống đã khiến con người thời nay phải tiếp thu những tư duy không chính ngay từ khi còn nhỏ. Quay lại với văn hóa truyền thống đầy nội hàm, lấy tu dưỡng làm mục đích và động lực, tin tưởng vào việc con người phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm sẽ là cách duy nhất phục hưng đạo đức nhân loại. Bởi tư duy của con người là không thể nắm giữ, chỉ có thể khuyến thiện và ước thúc.

Thuần Dương

Xã hội bạo lực và sự cứu rỗi cuối cùng

Xã hội bạo lực và sự cứu rỗi cuối cùng
 

Tình trạng bạo lực đang được phơi bày thời gian gần đây không chỉ nguy hiểm ở việc gây tổn thương nghiêm trọng về thân thể, mà đáng sợ hơn, đó là việc làm nhục công khai, là sự thách thức đối với nhân tính.

Nhân danh công lý, nhân danh tình yêu, nhân danh chân lý, nhân danh lẽ phải… dù có nhân danh ai hay cái gì đi nữa, thì việc làm nhục người khác cuối cùng vẫn là thể hiện sự bất lực, cô đơn và ti tiện của con người.

Để cứu rỗi những tâm hồn lạnh lẽo vì xa rời đức Nhân và đẩy xã hội tới chỗ u tối của vũng sình căm ghét, đấu đá, lại chỉ có một cách duy nhất, vốn đã bị đánh giá thấp bấy lâu nay. Nhưng đã đến lúc ta phải cầu tới sự cứu rỗi cuối cùng.

“Tất cả sự độc ác đều bắt nguồn từ sự yếu đuối”

“Tất cả sự độc ác đều bắt nguồn từ sự yếu đuối”. Nhà triết học Lucius Annaeus Seneca đã nói như vậy. Bởi khi ta không đủ mạnh mẽ và hiểu biết để buông bỏ được cảm giác bị tổn thương, yếu thế, bị xâm phạm hay bất công, thì ta sẽ bị thôi thúc hành động để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình. Khi những thứ đó bị phóng đại quá mức cần thiết, ta sẽ sẵn sàng đè bẹp lợi ích và quan điểm của người khác, đó chính là bất Thiện, là cái ác.

Chẳng vậy mà chữ “Tôi” trong ngôn ngữ tượng hình giàu nội hàm (我 – ngã) lại gồm bộ thủ (cái tay) cộng với bộ qua (một loại vũ khí). Đó là vì, khi bạn chỉ nghĩ tới hay quá coi trọng cảm giác, suy nghĩ và lý lẽ của mình, là bạn đang cầm vũ khí trong tay để chiến đấu với người khác.

Người vợ vì cảm thấy bất công, đau khổ khi bị chồng lừa dối, đã kéo theo hội chị em bạn dì đi “bắt quả tang” và “dạy” cho cô nhân tình của chồng “một bài học”. Sự uất ức, hận thù đẩy cô vợ từ cái thế của người bị hại trở thành kẻ hành ác. Những đòn thù thâm độc vào chỗ hiểm, những câu chửi rủa, lột quần áo, cắt tóc gọt đầu, đè con người ta xuống vũng lầy nhục nhã. Nó chỉ thể hiện rằng chị đang bất lực và phải tìm cách lấy lại công bằng một cách vô minh.

Những em học sinh lột đồ, đánh “hội đồng” một người bạn không có khả năng tự vệ từ ngày này sang ngày khác vì không muốn thấy kẻ ngứa mắt, yếm thế, không xứng đáng được xuất hiện chung trong bầu không khí cùng đẳng cấp với số đông. Các em cũng đang nhân danh cái lý lẽ mà mình cho là phải, hay đơn giản và đau đớn hơn, là thích làm vậy mà không cần lý do gì xác đáng.

Những người nhân danh là thực thi pháp luật sẵn sàng ra tay mạnh mẽ không cần thiết với người vi phạm giao thông, người buôn bán trên vỉa hè, hay dân làng đứng ra bảo vệ cái đúng dẫn tới đánh chết một kẻ trộm chó. Đó là khi cái lý mà họ cho là đúng trở thành cái cớ để tháo xích cho sự căm giận, tức tối, là cái cớ để hiện thức hóa ước muốn thể hiện quyền lực, muốn lấy lại công bằng từ vị thể bị đè nén, bị cho ra rìa của mình.

Câu nói “Tôi cho rằng độc ác chỉ là sự cô đơn được hóa trang thành cay đắng” của diễn viên Tom Hiddleston có vẻ đã đúng.

Những người không được giáo dục đầy đủ và cơ bản về các giá trị đạo đức, hoặc thiếu đức tin sẽ chẳng có cách nào lý giải những đau khổ và bất công trong xã hội và trong cuộc đời mình. Họ cũng không biết cách nhận ra những điều tốt đẹp của chính bản thân. Họ không biết cách giao cảm với những người xa lạ, họ cô đơn không chỗ bám víu, họ thấy bị bỏ rơi và cần khẳng định mình. Họ cần tìm được cảm hứng trong cuộc sống. Và vì như Franz Schönthan von Pernwaldt đã nói: Nếu họ không vui được vì cái đẹp của bản thân thì sẽ vui vì cái xấu xí của người khác.

Nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên thời gian gần đây. (Ảnh minh họa: vietbao.vn)

Sự cứu rỗi cuối cùng

Tội ác tới từ sự yếu đuối khi người ta thấy mình là nạn nhân, từ sự bất lực và bế tắc. Chính là vì con người không còn hệ thống triết lý nào để lý giải những khổ đau và bất công trong đời, đồng thời họ không có hệ thống đạo lý cơ bản để câu thúc, níu giữ đạo đức.

Người xưa sở dĩ giữ được thái độ trung dung, điềm đạm và cao quý, không phải vì họ mặc kệ sự đời, cam chịu và lãnh đạm, mà bởi họ có được sự lý giải từ những quan sát lấy con người trong mối quan hệ với vũ trụ làm trung tâm. Đó không phải là lĩnh vực nghiên cứu của khoa học thực chứng ngày nay. Nhưng dựa trên những quan sát của các triết gia, họ nhận thấy có những quy luật vô hình nhưng hiện hữu và tác động được tới đời sống con người. Họ nhận thấy Thiện ác đều có báo ứng, mỗi người sinh ra và lớn lên với rất nhiều sự khác biệt mà có vẻ đầy bất công nhưng mọi thứ đều có nguyên do của nó. Trong mối quan hệ với thiên nhiên, vũ trụ, họ nhận ra con người nếu cũng thuận theo Đạo của tự nhiên thì sẽ đạt được tới trạng thái cân bằng và an yên. Đối diện với những thứ bất công, xấu xí, bạn không cần phải dùng cách xấu xí để thay Trời hành đạo. Nếu bạn có niềm tin và sự hiểu biết, hành động của bạn tự nhiên sẽ bình tĩnh và trí tuệ hơn.

Triết gia Plato từng nói: “Có hai thứ mà người ta không bao giờ nên tức giận về chúng, đó là cái mà người ta có thể thay đổi được và cái mà người ta không thay đổi được”. Nếu đã như vậy thì chẳng có thứ gì trên đời mà bạn cần phải tức giận vì nó.

Hệ thống triết lý phương Đông cổ xưa như Nho giáo lại cho rằng, trí tuệ cao xa chính là thể hiện ở lòng dạ quang minh chính đại, khoan dung độ lượng. Người quân tử (hình ảnh của lẽ phải, của trí tuệ thấu triệt nhân sinh) lấy tĩnh chế động, bình ổn hòa ái, không làm chuyện thất thố, luôn lấy tu thân làm trọng chứ không phải hướng ánh mắt phán xét về phía người khác. Đạo lý của người quân tử nhân đức là vì xã hội, vì người khác. Nho giáo cũng có một hệ thống những khái niệm Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín để câu thúc đạo đức con người. Nên người thực hành theo sẽ tự khắc có phong thái cao, không thái quá cực đoan trong cảm xúc, không tùy tiện trong hành động.

Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Người quân tử thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thường hay lo lắng, ưu sầu”. Bởi người quân tử luôn biết tự xét bản thân, đối với bất công xảy ra ngay lập tức nhìn lại xem mình đã sai ở đâu để thay đổi, người mình có thể thay đổi chỉ có thể là mình.

Các quy tắc tiêu chuẩn của văn hóa truyền thống vốn đã duy trì đạo đức của nhân loại hàng ngàn năm nay. (Ảnh minh họa: mafengwo.cn)

Có rất nhiều những hệ thống triết lý cổ xưa từ phương Đông sang phương Tây đều hướng con người tới sự lý giải có lý và hòa ái nhất để họ không cực đoan, mất phương hướng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tín ngưỡng cũng là một sợi chỉ buộc chân voi để cái ác trong con người không đâm quàng đạp bậy. Những người không có tín ngưỡng, dễ có xu hướng tức giận bởi tự cảm thấy vô vị, vô nghĩa và sự hữu hạn của cuộc đời. Họ có khi căm giận cả bố mẹ, Thiên Địa vì sao sinh họ ra. Họ không thể tìm ra được lý do vì sao phải sống cho tử tế với người, với đời và đó là căn nguyên của rất nhiều tội ác.

Thế nên, niềm tin tâm linh hay những triết lý đạo đức trong văn hóa truyền thống xa xưa chính là chiếc phanh níu giữ đạo đức nhân loại. Dù được phát biểu dưới bao nhiêu câu nói, kinh thư, khái quát bằng bao nhiêu hệ thống tôn giáo và đạo lý, văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân loại xa xưa đều bao gồm trong đó những giá trị Chân Thiện Nhẫn. Đắm mình trong thứ văn hóa đó, con người ta trở nên chân thành, thiện lương, bao dung và hòa ái hơn. Đó là sự cứu rỗi cuối cùng và triệt để nhất đối với đạo đức nhân loại.

Khi người Hàn Quốc thấy đất nước “đang biến thành vương quốc đầy súc vật”, họ đã tìm lại phương cách xưa cũ bằng việc phục hưng học viên Nho giáo Seowon (서원). “Chúng ta đã xây dựng được nền kinh tế mạnh mẽ, nhưng đạo đức của dân tộc đang trên bờ vực của sự sụp đổ. Chúng ta phải khôi phục lại nó và đây là nơi chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời”, ông Park Seok Hong đã nói như thế về các học viện Nho giáo tại nước này. Ông Park là người phục dựng Sosu Seowon, một khu phức hợp gồm 11 giảng đường Nho giáo và khu ký túc xá. Khu phức hợp này nằm ở một thị trấn phía đông nam, cách Seoul 160 km và được mở cửa vào năm 1543.

Và không chỉ có ở Hàn Quốc, trường Nho giáo cũng đã bắt đầu rộ lên ở Trung Quốc, cái nôi của Nho giáo và cũng là nơi ruồng rẫy Nho giáo một thời. Khác với học viện Khổng Tử mang đầy màu sắc chính trị được mở ở nước ngoài, các ngôi trường Nho giáo dạy cho trẻ nhỏ ở Trung Quốc phần lớn là do tư nhân mở với mục đích nuôi dưỡng những hạt mầm của lòng nhân.

Quay trở về với văn hóa truyền thống đầy nhân văn, giải oan cho những vu khống, chụp mũ sai lầm đầy mục đích một thời về tôn giáo và các giáo lý xa xưa, nhìn nhận lại triết học cổ bằng con mắt khiêm cung hơn, ta sẽ thấy lời giải cho sự tuột dốc của lương tri ngày nay.

“Để giành được quyền tự do thực sự, bạn phải là nô lệ cho triết học” – Lucius Annaeus Seneca.

Triết học không phải là những giáo lý cao siêu, đó hoàn toàn có thể là những hệ thống tư tưởng giàu nhân văn và có tính câu thúc đạo đức trong văn hóa truyền thống. Và tự do thực sự, chính là việc bạn không để cho nỗi sợ hãi, cô đơn, bất mãn, căm giận điều khiển hành động của mình. Tự do thực sự, cũng là bạn không để hành động của người khác điều khiển cảm xúc, hành động của mình. Họ có thể sai, nhưng bạn không nên vì thế mà cũng sai.

Thuần Dương

Bạo lực ngày càng lan tràn xã hội, nguyên nhân sâu xa nhất nằm ở đâu?

 

Có người nói, giờ đây họ không dám đọc báo hàng ngày nữa, vì hầu như ngày nào cũng có tin đâm chém, bạo hành, cướp giết… Bạo lực trong xã hội ngày càng gia tăng và trên nhiều phương diện, từ trong gia đình cho tới trường học, từ trên đường tới cơ quan, từ làng xã tới thành thị, thậm chí ngay ở cả những người thi hành pháp luật.

Chỉ trong vài ngày gần đây, xã hội đã đủ chấn động với những tin trẻ nhỏ mới một tháng tuổi bị bạo hành dã man, bà giết cháu, bố và mẹ kế đánh con đến rạn sọ não, người dân đánh trộm đột nhập đến thập tử nhất sinh… Trước đó thì cũng đã có rất nhiều những vụ bạo hành trẻ em nghe như chỉ có trên phim biến thái, kinh dị, những vụ giết bạn tình một cách hung tàn, cướp đột nhập giết cả nhà không trừ trẻ nhỏ vô tri, người thi hành công vụ thượng cẳng chân hạ cẳng tay, rồi người ta còn có thể đánh chết người chỉ vì va chạm khi tham gia giao thông… Những hiện tượng mà quả thật 20 năm trước thôi, ai nghe thấy cũng phải giật mình kinh sợ, thì ngày nay đầy rẫy trên các mặt báo hàng ngày.

Có người lý giải rằng, những việc như thế này vẫn có trong xã hội từ lâu rồi, chẳng qua bây giờ với sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội nên thông tin đến được với mọi người nhanh và nhiều hơn thôi. Nhưng trên thực tế, các số liệu báo cáo về bạo lực gia đình ở Việt Nam luôn tăng cao qua các năm. Một khi ở ngay chính từng tế bào của xã hội là gia đình, bạo lực hình thành và phát triển thì tình trạng bạo lực trong xã hội gia tăng là điều dễ hình dung. Và cũng chẳng cần nhiều số liệu để dẫn chứng, những người sinh ra từ những thập niên cuối của thế kỷ trước đều có trải nghiệm qua năm tháng, và chắc hẳn mọi người đều có cùng một cảm nhận rằng, xã hội ngày nay đang ngày càng bất ổn và nhiều bạo lực hơn so với thời trước.

Hơn thế, mức độ bạo lực cũng càng ngày đáng lo ngại hơn. Thời nào thì cũng có những kẻ mà máu nóng che lấp mất trí khôn, luôn dùng chân tay để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột. Nhưng dù phàm phu tục tử, nóng nảy, mất nhân tính tới đâu, họ vẫn còn giới hạn trước người già và trẻ nhỏ, phụ nữ có thai… Kể cả tù nhân phạm trọng tội vào nhà lao cũng sẽ vẫn bị bạn tù coi thường và thay pháp luật “xử lý” nếu họ phạm phải tội ác có liên quan tới trẻ em.

Mấy ngày qua dư luận đang xôn xao trước sự việc bé trai Trần G.K. (10 tuổi, từng ở cùng bố đẻ tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) bị chính bố đẻ và mẹ kế bạo hành dã man. (Ảnh: kenh14.vn)

Thế nhưng ngày nay, từ những cô giáo mầm non cho tới người thân trong gia đình cũng có thể ra tay tàn nhẫn với những sinh linh bé nhỏ, không có đến một chút năng lực phòng vệ. Thời xưa, người ta vì uất hận tột cùng, vì gia sản lớn làm lóa mắt, vì tình yêu mù quáng… dẫn khởi mà dám tước đoạt mạng người. Ngày nay, chỉ vì vài chục nghìn đồng, vì cái “nhìn đểu”, vì bị “tạt đầu” xe, vì bị vợ chửi mà người ta đã đủ lý do để ra tay tàn độc.

Điều gì đã khiến một xã hội hiền hòa thuở nào trở thành một xã hội bạo lực như vậy? Nếu nói rằng là do pháp luật chưa đủ nghiêm minh thì cũng chưa đủ. Pháp luật chỉ có thể trừng phạt những tội ác đã xảy ra rồi, không pháp luật kiện toàn nào có thể chế ước được những mầm mống tà ác từ trong suy nghĩ. Tất nhiên sự nghiêm minh của pháp luật có thể khiến người ta vì sợ mà không dám hành động sai, nhưng khi những suy nghĩ điên loạn, lệch lạc hình thành mà không có một sự ước thúc nào thì chỉ cần có điều kiện thuận lợi, nó sẽ phát tác thành hậu quả khôn lường.

Hơn nữa pháp luật cũng là do con người viết nên, nó sẽ luôn luôn đi theo sau những rủi ro phát sinh tội ác kiểu mới. Không ai dám đảm bảo rằng họ có thể dự đoán được trước mọi khả năng có thể vi phạm của con người để viết ra bộ luật không có sơ hở nào. Vì thế nên luật pháp cũng luôn phải bổ sung, hoàn thiện, chạy theo sau sự sa đọa của đạo đức xã hội.

Nhưng những xã hội cổ xưa đều có một “sợi chỉ buộc chân voi” đầy uy quyền và hiệu quả. Để duy trì được đạo đức tốt đẹp, vốn là sợi chỉ mong manh nhưng ngăn được con voi vô luân của con người không đâm quàng đạp bậy, cái gốc vẫn là ở giáo dục.

Điều gì đã khiến một xã hội hiền hòa thuở nào trở thành một xã hội bạo lực như vậy? (Ảnh: hanoimoi.com.vn)

Giáo dục để làm gì?

Thử nhìn lại tư tưởng giáo dục của vị “Vạn thế Sư biểu” – Bậc thầy của muôn đời – Khổng Tử để xem triết lý giáo dục xưa và nay đã khác xa như thế nào. Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử nói: “Con em ở trong nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài thì kính nhường bậc huynh trưởng, thận trọng lời nói mà thành thực, yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức; làm được thế vậy rồi mà còn dư sức thì sẽ học văn (tức học Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch…)”.

Nghĩa là khi học thì phải học làm người trước tiên, làm được vậy rồi mới học tới kiến thức, kỹ năng. Hiện nay, những nền giáo dục được coi là văn minh nhất trên thế giới như Hà Lan, Nhật Bản, Đan Mạch, Đức… đều đề cao việc học làm người tốt chứ không phải là người tài lên hàng đầu.

Giáo dục Việt Nam hiện nay lại làm ngược lại, trẻ nhỏ bị nhồi nhét một lượng kiến thức quá tải vào đầu tới mất cả tuổi thơ. Thời gian để học đạo đức, học đối nhân xử thế chẳng còn là bao và chỉ gói gọn trong một môn học luôn bị coi là môn phụ gọi là môn “giáo dục công dân”.

Theo Khổng Tử, một nền giáo dục đặt trọng tâm vào truyền thụ kiến thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức lối sống thì chỉ là dạy tiểu xảo chứ không phải dạy làm người. Suy ngẫm một chút, dù con người có nắm nhiều tri thức đến đâu cũng không thể bằng một chiếc máy vi tính chứa hàng tỉ dữ liệu. Tuy nhiên, con người có đạo đức thì không một cỗ máy nào sánh được.

Nhưng không phải vì vậy mà người xưa không ham học, cái ham học đó được định nghĩa như sau: “Quân tử, thực vô cầu bảo, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chính yên, khả vị hiếu học dã dĩ”.

Dịch nghĩa: Người quân tử ăn không cầu được đầy đủ, ở không cầu được yên vui, làm việc siêng năng mà thận trọng lời nói, tìm người đạo đức để (thụ giáo) sửa mình; như vậy có thể gọi là người ham học.

Theo Khổng Tử, một nền giáo dục đặt trọng tâm vào truyền thụ kiến thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức lối sống thì chỉ là dạy tiểu xảo chứ không phải dạy làm người. (Ảnh: tinhhoa.net)

Nghĩa là “người ham học” chính là chỉ người ham tu sửa bản thân mình theo Đạo. Hậu thế lại quên mất lời dạy của Thánh nhân, cho mục đích của việc học là để thành danh phát tài. Mục đích chân chính của sự học là rèn giũa, thăng hoa nhân cách con người sao cho hòa hợp với Đạo, hội đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, chứ không phải để no đủ về vật chất. Khi đã hòa hợp với Đạo, trí tuệ khai mở, tấm lòng rộng rãi, tâm thế tĩnh tại, khiêm nhường, thì việc học các tri thức, kỹ năng mới sẽ theo đó mà tự nhiên dễ dàng, thực chất hơn. Thế nên mới nói

Đức hạnh đầy đủ thì lo gì không có cơm ăn, áo mặc?

Chính vì việc học là để có đủ đức hạnh nên từ đó con người khi xử lý vấn đề hiện tại và giải quyết các rắc rối, xung đột sẽ bằng tâm thái hòa ái, đĩnh đạc, biết nghĩ tới người khác, nghĩ tới đại cục, chứ không chỉ chăm chăm bảo vệ bản thân, không biết tiết chế cảm xúc và dục vọng. Ngày nay người ta chỉ cần va chạm với nhau trên đường là mắt thì lườm nguýt, mồm thì văng ngay vài lời trách cứ “đi đứng kiểu gì đấy?” một cách vô thức, không có tiết chế. Người kia mà cũng như thế, là có thể dẫn đến cãi vã, thậm chí đánh nhau hay sát thương lẫn nhau. Nếu ai cũng đều được hưởng một hệ thống giáo dục có nội hàm, trọng đạo đức, thì chắc chắn xã hội sẽ ổn định, an hòa hơn. Đó là điều sự giáo dục bằng trừng phạt của hệ thống pháp luật không thể làm được.

Tư tưởng giáo dục ngày nay không những không theo kịp thời xưa, mà còn ngày càng dung nạp vào trong mình những triết lý lệch lạc, thiếu gốc rễ xuất phát từ nền tảng đạo đức lâu đời.

Những tư tưởng đang âm thầm phá hủy đạo đức nhân loại

Như thuyết tiến hóa được đưa vào chương trình học một cách thiếu thuyết phục là một ví dụ. Ngày nay, người ta đã chứng minh được sự vô lý và thiếu tính khoa học của thuyết này. Nhiều quốc gia từ lâu đã không còn dậy nữa, thế nhưng vẫn có quán tính vô hình khiến việc thay đổi sách giáo khoa ở nhiều quốc gia khác rất chậm chạp, ảnh hưởng không nhỏ tới cả mấy thế hệ. Có thể nói rằng, một môn học thuật đề cao hoặc duy hộ đạo đức cơ bản của xã hội, đối với con người mà xét, thì có thể gọi là học thuyết chân chính, còn loại học thuyết phá hoại đạo đức loài người, đả kích bản tính lương thiện của loài người, thì thứ học thuyết đó chính là tà ác.

Con người sở dĩ là người chứ không phải là động vật, chính là nhờ ở ràng buộc về luân lý đạo đức. Thế nhưng thuyết tiến hóa lại phá hủy quan niệm đạo đức cơ bản của loài người vốn được truyền thừa suốt mấy ngàn năm qua, nó khuyến khích tính ích kỷ, tà ác của con người.

Học thuyết tiến hóa của Darwin phá hoại đạo đức loài người, con người sở dĩ là người chứ không phải là động vật. (Ảnh: tinhhoa.net)

Quá khứ mấy ngàn năm trước, người phương Tây đối với việc “Thượng Đế tạo ra con người” rất tin tưởng không nghi ngờ. Tại phương Đông, mọi người tôn thờ đạo lý “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, “Trên đầu 3 thước có Thần linh”. Học thuyết nhà nho của Trung Quốc đều là xoay quanh “Con người tu thân trọng Đức như thế nào” mà giảng, trong sách “Đạo đức kinh” có mấy ngàn chữ, thực ra đều là xoay quanh “Đạo, Đức” mà giảng. Nói cách khác, hàng trăm hàn ngàn năm qua con người đều tin tưởng rằng Thiện là mặt chủ đạo của nhân tính, những kẻ mang ma tính ích kỷ thì không xứng đáng làm người, và tính ích kỷ là thứ mà con người cần cố gắng trừ bỏ đi.

“Tu thân trị quốc bình thiên hạ” chính là để ức chế tính ích kỷ cá nhân, tu thành người nho nhã lễ độ, muốn làm việc lớn đến mấy thì đầu tiên vẫn là phải tu thân. Được ước thúc bởi đạo đức cơ bản, con người không dễ dàng bị ma tính khống chế, bản tính lương thiện chiếm địa vị chủ đạo, xã hội phát triển ổn định, nền văn minh vì thế mà được duy trì lâu dài.

Nhưng tư tưởng nòng cốt của thuyết tiến hóa là “Thích giả sinh tồn” (“Kẻ thích nghi được thì tồn tại”) khiến con người hiện đại tìm được căn cứ, tìm thấy chỗ dựa cho những thứ quan niệm đã bại hoại của họ, tìm được cái cớ để lường gạt lương tâm của chính mình. Trong quan niệm “Thích giả sinh tồn” của Thuyết tiến hóa, “Sinh tồn” dường như là ý nghĩa duy nhất của sự tồn tại của sinh mệnh: chỉ cần ngươi có thể sống sót trong đời sống tàn khốc (của tự nhiên), thì ngươi là kẻ thắng cuộc (không quan tâm ngươi dùng thủ đoạn gì).

Những thứ quan niệm như “Người không vì mình, trời tru đất diệt” (trong khi nguyên gốc là “Người không tu mình, trời tru đất diệt”) thể hiện rõ rằng ma tính ích kỷ đã thay thế phần rất lớn những quan niệm đạo đức chính thống cơ bản của con người. Trong xã hội một người nào còn tốt, một sinh mệnh còn tốt đẹp nếu không thể “Thích ứng với sự biến hóa của hoàn cảnh” thì sẽ bị đào thải, bất kể người ấy lương thiện như thế nào.

Khi người ta phát hiện ra rằng những người lương thiện thành thật dễ dàng bị kẻ khác làm tổn hại, mọi người liền thúc giục chính mình trở nên gian trá và giảo hoạt. Bị môi trường như thế này lôi kéo, mỗi phụ huynh đều tính toán làm thế nào để con cái của mình có thể thích ứng được với cái “Xã hội cạnh tranh” này… Giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn. Mỗi người đều căm ghét loại phương hướng giáo dục như thế này, nhưng hoàn toàn không nhận thức ra rằng, con cái mình phải chịu nhận tất cả những điều đó chính là do cái tâm “Hy vọng con cái trở thành rồng” của chính cha mẹ chúng tạo thành.

Hiện nay hầu như giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn. (Ảnh: tuoitre.vn)

Bởi thay đổi một cách từ từ rất tinh vi do thuyết tiến hóa gây ra, nên con người cứ làm hại nhau, để đạt được thắng lợi trong cạnh tranh họ không từ bất cứ việc xấu, ác nào. Vấn nạn của xã hội liên tục xuất hiện, sự băng hoại của đạo đức nhân loại đã đến mức đáng sợ, môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người cũng lâm vào tình cảnh bị hủy hoại và tàn phá đến mức chưa từng có. Bởi con người tự cho mình cái khả năng có thể làm chủ tự nhiên, bắt thiên nhiên phải phục tùng mình.

Đi đôi với đó là thuyết vô thần, phủ nhận sự ước thúc duy nhất có thể lý giải đối với những hành vi xấu của con người. Bản thân thuyết vô thần có nguồn gốc từ thuyết hữu thần. Từ thế kỷ 14, đã có người hoài nghi rằng, thật ra những đặc tính của Chúa là đồng dạng với con người, nhưng ở mức độ cao hơn, siêu việt hơn, hay có thể nói con người hoàn toàn cũng có thể trở thành Thần. Sự linh thiêng của Thần bị phai mờ đi, lâu dần, sự hoài nghi này phát triển theo một hướng cực đoan và dẫn tới việc phủ nhận Thần. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ở trong mọi lĩnh vực, người ta đã dần coi khoa học hiện đại cũng giống như chân lý một cách không tự biết. Trên thực tế từ khoa học (Science) bắt nguồn từ trong chữ La tinh, nghĩa nguyên gốc là “học vấn”. Học vấn, tri thức không phải luôn là chân lý.

Chân lý ở ngoài kia, bao la và bao hàm mọi điều, nhưng con người không thể nhìn thấy. Chỉ tin những gì nhìn thấy được, chẳng phải cũng là một loại mê tín và phản khoa học hay sao. Sóng radio vô hình, sao ta vẫn chấp nhận khái niệm và sự tồn tại của nó? Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, đã từng phát biểu rằng: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”. Vậy nên khoa học chân chính không phải là phủ nhận hoàn toàn thuyết hữu thần.

Thuyết vô thần đã khiến con người không còn sợi dây níu giữ cái ác trong mình, họ không còn lo sợ bị trừng phạt, không tin “Trên đầu ba thước có thần linh”, không tin nhân quả, nên cũng không tin luân hồi nghiệp báo. Chính vì tin rằng, con người chỉ sống một lần, nên họ phải cố gắng hưởng thụ, làm những gì mình mong muốn, thậm chí bất chấp cái giá phải trả, chà đạp lên lợi ích của người khác. Nên xã hội mới ngày càng nhiều tội ác, bạo lực và không có kỷ cương.

Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, đã từng phát biểu rằng: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”. (Ảnh: infogram.com)

Nếu như một người trong khi làm việc tốt, nghĩ đến việc hành thiện tích đức có thể mang đến phúc báo cho bản thân và con cháu đời sau, thậm chí có thể lên thiên đường, vậy thì người này sẽ không chỉ vì bản thân mình mà bất chấp mọi việc. Khi toàn bộ xã hội đều duy trì lý niệm như thế này, mỗi người đều ước thúc nội tâm của bản thân mình, ngay cả suy nghĩ xấu cũng không dám nghĩ tới, thế thì làm sao có chuyện giết người phóng hỏa, coi mạng người như cỏ rác được. Có lẽ ngay cả cảnh sát cũng chẳng cần đến nữa. Trong nội tâm mỗi người đều có một cảnh sát rồi, đều tự mình đang tự quản bản thân mình, thì đâu cần người khác quản. Cho dù thỉnh thoảng vẫn có người làm việc xấu, người xung quanh lập tức có thể nhìn thấy ngay, rằng đây là việc sai trái, bởi vì có tiêu chuẩn đạo đức bày ngay tại đó rồi.

Mặc dù con người nhìn không thấy thiên đường và địa ngục, nhưng việc tin vào những luật vô hình nhưng công bằng của vũ trụ sẽ khiến ai ai cũng có khát vọng hạnh phúc và nỗi sợ hãi bị trừng phạt.

Có thể thấy rằng tư tưởng giáo dục trái ngược so với tiền nhân, cộng thêm những thứ biến dị đi lệch hẳn ra với con đường phát triển tư tưởng của loài người từ hàng nghìn năm và sự đứt gẫy trong dòng suối truyền thừa của văn hóa truyền thống đã khiến con người thời nay phải tiếp thu những tư duy không chính ngay từ khi còn nhỏ. Quay lại với văn hóa truyền thống đầy nội hàm, lấy tu dưỡng làm mục đích và động lực, tin tưởng vào việc con người phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm sẽ là cách duy nhất phục hưng đạo đức nhân loại. Bởi tư duy của con người là không thể nắm giữ, chỉ có thể khuyến thiện và ước thúc.

Thuần Dương

Xã hội bạo lực và sự cứu rỗi cuối cùng

Xã hội bạo lực và sự cứu rỗi cuối cùng
 

Tình trạng bạo lực đang được phơi bày thời gian gần đây không chỉ nguy hiểm ở việc gây tổn thương nghiêm trọng về thân thể, mà đáng sợ hơn, đó là việc làm nhục công khai, là sự thách thức đối với nhân tính.

Nhân danh công lý, nhân danh tình yêu, nhân danh chân lý, nhân danh lẽ phải… dù có nhân danh ai hay cái gì đi nữa, thì việc làm nhục người khác cuối cùng vẫn là thể hiện sự bất lực, cô đơn và ti tiện của con người.

Để cứu rỗi những tâm hồn lạnh lẽo vì xa rời đức Nhân và đẩy xã hội tới chỗ u tối của vũng sình căm ghét, đấu đá, lại chỉ có một cách duy nhất, vốn đã bị đánh giá thấp bấy lâu nay. Nhưng đã đến lúc ta phải cầu tới sự cứu rỗi cuối cùng.

“Tất cả sự độc ác đều bắt nguồn từ sự yếu đuối”

“Tất cả sự độc ác đều bắt nguồn từ sự yếu đuối”. Nhà triết học Lucius Annaeus Seneca đã nói như vậy. Bởi khi ta không đủ mạnh mẽ và hiểu biết để buông bỏ được cảm giác bị tổn thương, yếu thế, bị xâm phạm hay bất công, thì ta sẽ bị thôi thúc hành động để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình. Khi những thứ đó bị phóng đại quá mức cần thiết, ta sẽ sẵn sàng đè bẹp lợi ích và quan điểm của người khác, đó chính là bất Thiện, là cái ác.

Chẳng vậy mà chữ “Tôi” trong ngôn ngữ tượng hình giàu nội hàm (我 – ngã) lại gồm bộ thủ (cái tay) cộng với bộ qua (một loại vũ khí). Đó là vì, khi bạn chỉ nghĩ tới hay quá coi trọng cảm giác, suy nghĩ và lý lẽ của mình, là bạn đang cầm vũ khí trong tay để chiến đấu với người khác.

Người vợ vì cảm thấy bất công, đau khổ khi bị chồng lừa dối, đã kéo theo hội chị em bạn dì đi “bắt quả tang” và “dạy” cho cô nhân tình của chồng “một bài học”. Sự uất ức, hận thù đẩy cô vợ từ cái thế của người bị hại trở thành kẻ hành ác. Những đòn thù thâm độc vào chỗ hiểm, những câu chửi rủa, lột quần áo, cắt tóc gọt đầu, đè con người ta xuống vũng lầy nhục nhã. Nó chỉ thể hiện rằng chị đang bất lực và phải tìm cách lấy lại công bằng một cách vô minh.

Những em học sinh lột đồ, đánh “hội đồng” một người bạn không có khả năng tự vệ từ ngày này sang ngày khác vì không muốn thấy kẻ ngứa mắt, yếm thế, không xứng đáng được xuất hiện chung trong bầu không khí cùng đẳng cấp với số đông. Các em cũng đang nhân danh cái lý lẽ mà mình cho là phải, hay đơn giản và đau đớn hơn, là thích làm vậy mà không cần lý do gì xác đáng.

Những người nhân danh là thực thi pháp luật sẵn sàng ra tay mạnh mẽ không cần thiết với người vi phạm giao thông, người buôn bán trên vỉa hè, hay dân làng đứng ra bảo vệ cái đúng dẫn tới đánh chết một kẻ trộm chó. Đó là khi cái lý mà họ cho là đúng trở thành cái cớ để tháo xích cho sự căm giận, tức tối, là cái cớ để hiện thức hóa ước muốn thể hiện quyền lực, muốn lấy lại công bằng từ vị thể bị đè nén, bị cho ra rìa của mình.

Câu nói “Tôi cho rằng độc ác chỉ là sự cô đơn được hóa trang thành cay đắng” của diễn viên Tom Hiddleston có vẻ đã đúng.

Những người không được giáo dục đầy đủ và cơ bản về các giá trị đạo đức, hoặc thiếu đức tin sẽ chẳng có cách nào lý giải những đau khổ và bất công trong xã hội và trong cuộc đời mình. Họ cũng không biết cách nhận ra những điều tốt đẹp của chính bản thân. Họ không biết cách giao cảm với những người xa lạ, họ cô đơn không chỗ bám víu, họ thấy bị bỏ rơi và cần khẳng định mình. Họ cần tìm được cảm hứng trong cuộc sống. Và vì như Franz Schönthan von Pernwaldt đã nói: Nếu họ không vui được vì cái đẹp của bản thân thì sẽ vui vì cái xấu xí của người khác.

Nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên thời gian gần đây. (Ảnh minh họa: vietbao.vn)

Sự cứu rỗi cuối cùng

Tội ác tới từ sự yếu đuối khi người ta thấy mình là nạn nhân, từ sự bất lực và bế tắc. Chính là vì con người không còn hệ thống triết lý nào để lý giải những khổ đau và bất công trong đời, đồng thời họ không có hệ thống đạo lý cơ bản để câu thúc, níu giữ đạo đức.

Người xưa sở dĩ giữ được thái độ trung dung, điềm đạm và cao quý, không phải vì họ mặc kệ sự đời, cam chịu và lãnh đạm, mà bởi họ có được sự lý giải từ những quan sát lấy con người trong mối quan hệ với vũ trụ làm trung tâm. Đó không phải là lĩnh vực nghiên cứu của khoa học thực chứng ngày nay. Nhưng dựa trên những quan sát của các triết gia, họ nhận thấy có những quy luật vô hình nhưng hiện hữu và tác động được tới đời sống con người. Họ nhận thấy Thiện ác đều có báo ứng, mỗi người sinh ra và lớn lên với rất nhiều sự khác biệt mà có vẻ đầy bất công nhưng mọi thứ đều có nguyên do của nó. Trong mối quan hệ với thiên nhiên, vũ trụ, họ nhận ra con người nếu cũng thuận theo Đạo của tự nhiên thì sẽ đạt được tới trạng thái cân bằng và an yên. Đối diện với những thứ bất công, xấu xí, bạn không cần phải dùng cách xấu xí để thay Trời hành đạo. Nếu bạn có niềm tin và sự hiểu biết, hành động của bạn tự nhiên sẽ bình tĩnh và trí tuệ hơn.

Triết gia Plato từng nói: “Có hai thứ mà người ta không bao giờ nên tức giận về chúng, đó là cái mà người ta có thể thay đổi được và cái mà người ta không thay đổi được”. Nếu đã như vậy thì chẳng có thứ gì trên đời mà bạn cần phải tức giận vì nó.

Hệ thống triết lý phương Đông cổ xưa như Nho giáo lại cho rằng, trí tuệ cao xa chính là thể hiện ở lòng dạ quang minh chính đại, khoan dung độ lượng. Người quân tử (hình ảnh của lẽ phải, của trí tuệ thấu triệt nhân sinh) lấy tĩnh chế động, bình ổn hòa ái, không làm chuyện thất thố, luôn lấy tu thân làm trọng chứ không phải hướng ánh mắt phán xét về phía người khác. Đạo lý của người quân tử nhân đức là vì xã hội, vì người khác. Nho giáo cũng có một hệ thống những khái niệm Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín để câu thúc đạo đức con người. Nên người thực hành theo sẽ tự khắc có phong thái cao, không thái quá cực đoan trong cảm xúc, không tùy tiện trong hành động.

Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Người quân tử thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thường hay lo lắng, ưu sầu”. Bởi người quân tử luôn biết tự xét bản thân, đối với bất công xảy ra ngay lập tức nhìn lại xem mình đã sai ở đâu để thay đổi, người mình có thể thay đổi chỉ có thể là mình.

Các quy tắc tiêu chuẩn của văn hóa truyền thống vốn đã duy trì đạo đức của nhân loại hàng ngàn năm nay. (Ảnh minh họa: mafengwo.cn)

Có rất nhiều những hệ thống triết lý cổ xưa từ phương Đông sang phương Tây đều hướng con người tới sự lý giải có lý và hòa ái nhất để họ không cực đoan, mất phương hướng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tín ngưỡng cũng là một sợi chỉ buộc chân voi để cái ác trong con người không đâm quàng đạp bậy. Những người không có tín ngưỡng, dễ có xu hướng tức giận bởi tự cảm thấy vô vị, vô nghĩa và sự hữu hạn của cuộc đời. Họ có khi căm giận cả bố mẹ, Thiên Địa vì sao sinh họ ra. Họ không thể tìm ra được lý do vì sao phải sống cho tử tế với người, với đời và đó là căn nguyên của rất nhiều tội ác.

Thế nên, niềm tin tâm linh hay những triết lý đạo đức trong văn hóa truyền thống xa xưa chính là chiếc phanh níu giữ đạo đức nhân loại. Dù được phát biểu dưới bao nhiêu câu nói, kinh thư, khái quát bằng bao nhiêu hệ thống tôn giáo và đạo lý, văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân loại xa xưa đều bao gồm trong đó những giá trị Chân Thiện Nhẫn. Đắm mình trong thứ văn hóa đó, con người ta trở nên chân thành, thiện lương, bao dung và hòa ái hơn. Đó là sự cứu rỗi cuối cùng và triệt để nhất đối với đạo đức nhân loại.

Khi người Hàn Quốc thấy đất nước “đang biến thành vương quốc đầy súc vật”, họ đã tìm lại phương cách xưa cũ bằng việc phục hưng học viên Nho giáo Seowon (서원). “Chúng ta đã xây dựng được nền kinh tế mạnh mẽ, nhưng đạo đức của dân tộc đang trên bờ vực của sự sụp đổ. Chúng ta phải khôi phục lại nó và đây là nơi chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời”, ông Park Seok Hong đã nói như thế về các học viện Nho giáo tại nước này. Ông Park là người phục dựng Sosu Seowon, một khu phức hợp gồm 11 giảng đường Nho giáo và khu ký túc xá. Khu phức hợp này nằm ở một thị trấn phía đông nam, cách Seoul 160 km và được mở cửa vào năm 1543.

Và không chỉ có ở Hàn Quốc, trường Nho giáo cũng đã bắt đầu rộ lên ở Trung Quốc, cái nôi của Nho giáo và cũng là nơi ruồng rẫy Nho giáo một thời. Khác với học viện Khổng Tử mang đầy màu sắc chính trị được mở ở nước ngoài, các ngôi trường Nho giáo dạy cho trẻ nhỏ ở Trung Quốc phần lớn là do tư nhân mở với mục đích nuôi dưỡng những hạt mầm của lòng nhân.

Quay trở về với văn hóa truyền thống đầy nhân văn, giải oan cho những vu khống, chụp mũ sai lầm đầy mục đích một thời về tôn giáo và các giáo lý xa xưa, nhìn nhận lại triết học cổ bằng con mắt khiêm cung hơn, ta sẽ thấy lời giải cho sự tuột dốc của lương tri ngày nay.

“Để giành được quyền tự do thực sự, bạn phải là nô lệ cho triết học” – Lucius Annaeus Seneca.

Triết học không phải là những giáo lý cao siêu, đó hoàn toàn có thể là những hệ thống tư tưởng giàu nhân văn và có tính câu thúc đạo đức trong văn hóa truyền thống. Và tự do thực sự, chính là việc bạn không để cho nỗi sợ hãi, cô đơn, bất mãn, căm giận điều khiển hành động của mình. Tự do thực sự, cũng là bạn không để hành động của người khác điều khiển cảm xúc, hành động của mình. Họ có thể sai, nhưng bạn không nên vì thế mà cũng sai.

Thuần Dương

Bạo lực ngày càng lan tràn xã hội, nguyên nhân sâu xa nhất nằm ở đâu?

 

Có người nói, giờ đây họ không dám đọc báo hàng ngày nữa, vì hầu như ngày nào cũng có tin đâm chém, bạo hành, cướp giết… Bạo lực trong xã hội ngày càng gia tăng và trên nhiều phương diện, từ trong gia đình cho tới trường học, từ trên đường tới cơ quan, từ làng xã tới thành thị, thậm chí ngay ở cả những người thi hành pháp luật.

Chỉ trong vài ngày gần đây, xã hội đã đủ chấn động với những tin trẻ nhỏ mới một tháng tuổi bị bạo hành dã man, bà giết cháu, bố và mẹ kế đánh con đến rạn sọ não, người dân đánh trộm đột nhập đến thập tử nhất sinh… Trước đó thì cũng đã có rất nhiều những vụ bạo hành trẻ em nghe như chỉ có trên phim biến thái, kinh dị, những vụ giết bạn tình một cách hung tàn, cướp đột nhập giết cả nhà không trừ trẻ nhỏ vô tri, người thi hành công vụ thượng cẳng chân hạ cẳng tay, rồi người ta còn có thể đánh chết người chỉ vì va chạm khi tham gia giao thông… Những hiện tượng mà quả thật 20 năm trước thôi, ai nghe thấy cũng phải giật mình kinh sợ, thì ngày nay đầy rẫy trên các mặt báo hàng ngày.

Có người lý giải rằng, những việc như thế này vẫn có trong xã hội từ lâu rồi, chẳng qua bây giờ với sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội nên thông tin đến được với mọi người nhanh và nhiều hơn thôi. Nhưng trên thực tế, các số liệu báo cáo về bạo lực gia đình ở Việt Nam luôn tăng cao qua các năm. Một khi ở ngay chính từng tế bào của xã hội là gia đình, bạo lực hình thành và phát triển thì tình trạng bạo lực trong xã hội gia tăng là điều dễ hình dung. Và cũng chẳng cần nhiều số liệu để dẫn chứng, những người sinh ra từ những thập niên cuối của thế kỷ trước đều có trải nghiệm qua năm tháng, và chắc hẳn mọi người đều có cùng một cảm nhận rằng, xã hội ngày nay đang ngày càng bất ổn và nhiều bạo lực hơn so với thời trước.

Hơn thế, mức độ bạo lực cũng càng ngày đáng lo ngại hơn. Thời nào thì cũng có những kẻ mà máu nóng che lấp mất trí khôn, luôn dùng chân tay để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột. Nhưng dù phàm phu tục tử, nóng nảy, mất nhân tính tới đâu, họ vẫn còn giới hạn trước người già và trẻ nhỏ, phụ nữ có thai… Kể cả tù nhân phạm trọng tội vào nhà lao cũng sẽ vẫn bị bạn tù coi thường và thay pháp luật “xử lý” nếu họ phạm phải tội ác có liên quan tới trẻ em.

Mấy ngày qua dư luận đang xôn xao trước sự việc bé trai Trần G.K. (10 tuổi, từng ở cùng bố đẻ tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) bị chính bố đẻ và mẹ kế bạo hành dã man. (Ảnh: kenh14.vn)

Thế nhưng ngày nay, từ những cô giáo mầm non cho tới người thân trong gia đình cũng có thể ra tay tàn nhẫn với những sinh linh bé nhỏ, không có đến một chút năng lực phòng vệ. Thời xưa, người ta vì uất hận tột cùng, vì gia sản lớn làm lóa mắt, vì tình yêu mù quáng… dẫn khởi mà dám tước đoạt mạng người. Ngày nay, chỉ vì vài chục nghìn đồng, vì cái “nhìn đểu”, vì bị “tạt đầu” xe, vì bị vợ chửi mà người ta đã đủ lý do để ra tay tàn độc.

Điều gì đã khiến một xã hội hiền hòa thuở nào trở thành một xã hội bạo lực như vậy? Nếu nói rằng là do pháp luật chưa đủ nghiêm minh thì cũng chưa đủ. Pháp luật chỉ có thể trừng phạt những tội ác đã xảy ra rồi, không pháp luật kiện toàn nào có thể chế ước được những mầm mống tà ác từ trong suy nghĩ. Tất nhiên sự nghiêm minh của pháp luật có thể khiến người ta vì sợ mà không dám hành động sai, nhưng khi những suy nghĩ điên loạn, lệch lạc hình thành mà không có một sự ước thúc nào thì chỉ cần có điều kiện thuận lợi, nó sẽ phát tác thành hậu quả khôn lường.

Hơn nữa pháp luật cũng là do con người viết nên, nó sẽ luôn luôn đi theo sau những rủi ro phát sinh tội ác kiểu mới. Không ai dám đảm bảo rằng họ có thể dự đoán được trước mọi khả năng có thể vi phạm của con người để viết ra bộ luật không có sơ hở nào. Vì thế nên luật pháp cũng luôn phải bổ sung, hoàn thiện, chạy theo sau sự sa đọa của đạo đức xã hội.

Nhưng những xã hội cổ xưa đều có một “sợi chỉ buộc chân voi” đầy uy quyền và hiệu quả. Để duy trì được đạo đức tốt đẹp, vốn là sợi chỉ mong manh nhưng ngăn được con voi vô luân của con người không đâm quàng đạp bậy, cái gốc vẫn là ở giáo dục.

Điều gì đã khiến một xã hội hiền hòa thuở nào trở thành một xã hội bạo lực như vậy? (Ảnh: hanoimoi.com.vn)

Giáo dục để làm gì?

Thử nhìn lại tư tưởng giáo dục của vị “Vạn thế Sư biểu” – Bậc thầy của muôn đời – Khổng Tử để xem triết lý giáo dục xưa và nay đã khác xa như thế nào. Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử nói: “Con em ở trong nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài thì kính nhường bậc huynh trưởng, thận trọng lời nói mà thành thực, yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức; làm được thế vậy rồi mà còn dư sức thì sẽ học văn (tức học Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch…)”.

Nghĩa là khi học thì phải học làm người trước tiên, làm được vậy rồi mới học tới kiến thức, kỹ năng. Hiện nay, những nền giáo dục được coi là văn minh nhất trên thế giới như Hà Lan, Nhật Bản, Đan Mạch, Đức… đều đề cao việc học làm người tốt chứ không phải là người tài lên hàng đầu.

Giáo dục Việt Nam hiện nay lại làm ngược lại, trẻ nhỏ bị nhồi nhét một lượng kiến thức quá tải vào đầu tới mất cả tuổi thơ. Thời gian để học đạo đức, học đối nhân xử thế chẳng còn là bao và chỉ gói gọn trong một môn học luôn bị coi là môn phụ gọi là môn “giáo dục công dân”.

Theo Khổng Tử, một nền giáo dục đặt trọng tâm vào truyền thụ kiến thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức lối sống thì chỉ là dạy tiểu xảo chứ không phải dạy làm người. Suy ngẫm một chút, dù con người có nắm nhiều tri thức đến đâu cũng không thể bằng một chiếc máy vi tính chứa hàng tỉ dữ liệu. Tuy nhiên, con người có đạo đức thì không một cỗ máy nào sánh được.

Nhưng không phải vì vậy mà người xưa không ham học, cái ham học đó được định nghĩa như sau: “Quân tử, thực vô cầu bảo, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chính yên, khả vị hiếu học dã dĩ”.

Dịch nghĩa: Người quân tử ăn không cầu được đầy đủ, ở không cầu được yên vui, làm việc siêng năng mà thận trọng lời nói, tìm người đạo đức để (thụ giáo) sửa mình; như vậy có thể gọi là người ham học.

Theo Khổng Tử, một nền giáo dục đặt trọng tâm vào truyền thụ kiến thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức lối sống thì chỉ là dạy tiểu xảo chứ không phải dạy làm người. (Ảnh: tinhhoa.net)

Nghĩa là “người ham học” chính là chỉ người ham tu sửa bản thân mình theo Đạo. Hậu thế lại quên mất lời dạy của Thánh nhân, cho mục đích của việc học là để thành danh phát tài. Mục đích chân chính của sự học là rèn giũa, thăng hoa nhân cách con người sao cho hòa hợp với Đạo, hội đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, chứ không phải để no đủ về vật chất. Khi đã hòa hợp với Đạo, trí tuệ khai mở, tấm lòng rộng rãi, tâm thế tĩnh tại, khiêm nhường, thì việc học các tri thức, kỹ năng mới sẽ theo đó mà tự nhiên dễ dàng, thực chất hơn. Thế nên mới nói

Đức hạnh đầy đủ thì lo gì không có cơm ăn, áo mặc?

Chính vì việc học là để có đủ đức hạnh nên từ đó con người khi xử lý vấn đề hiện tại và giải quyết các rắc rối, xung đột sẽ bằng tâm thái hòa ái, đĩnh đạc, biết nghĩ tới người khác, nghĩ tới đại cục, chứ không chỉ chăm chăm bảo vệ bản thân, không biết tiết chế cảm xúc và dục vọng. Ngày nay người ta chỉ cần va chạm với nhau trên đường là mắt thì lườm nguýt, mồm thì văng ngay vài lời trách cứ “đi đứng kiểu gì đấy?” một cách vô thức, không có tiết chế. Người kia mà cũng như thế, là có thể dẫn đến cãi vã, thậm chí đánh nhau hay sát thương lẫn nhau. Nếu ai cũng đều được hưởng một hệ thống giáo dục có nội hàm, trọng đạo đức, thì chắc chắn xã hội sẽ ổn định, an hòa hơn. Đó là điều sự giáo dục bằng trừng phạt của hệ thống pháp luật không thể làm được.

Tư tưởng giáo dục ngày nay không những không theo kịp thời xưa, mà còn ngày càng dung nạp vào trong mình những triết lý lệch lạc, thiếu gốc rễ xuất phát từ nền tảng đạo đức lâu đời.

Những tư tưởng đang âm thầm phá hủy đạo đức nhân loại

Như thuyết tiến hóa được đưa vào chương trình học một cách thiếu thuyết phục là một ví dụ. Ngày nay, người ta đã chứng minh được sự vô lý và thiếu tính khoa học của thuyết này. Nhiều quốc gia từ lâu đã không còn dậy nữa, thế nhưng vẫn có quán tính vô hình khiến việc thay đổi sách giáo khoa ở nhiều quốc gia khác rất chậm chạp, ảnh hưởng không nhỏ tới cả mấy thế hệ. Có thể nói rằng, một môn học thuật đề cao hoặc duy hộ đạo đức cơ bản của xã hội, đối với con người mà xét, thì có thể gọi là học thuyết chân chính, còn loại học thuyết phá hoại đạo đức loài người, đả kích bản tính lương thiện của loài người, thì thứ học thuyết đó chính là tà ác.

Con người sở dĩ là người chứ không phải là động vật, chính là nhờ ở ràng buộc về luân lý đạo đức. Thế nhưng thuyết tiến hóa lại phá hủy quan niệm đạo đức cơ bản của loài người vốn được truyền thừa suốt mấy ngàn năm qua, nó khuyến khích tính ích kỷ, tà ác của con người.

Học thuyết tiến hóa của Darwin phá hoại đạo đức loài người, con người sở dĩ là người chứ không phải là động vật. (Ảnh: tinhhoa.net)

Quá khứ mấy ngàn năm trước, người phương Tây đối với việc “Thượng Đế tạo ra con người” rất tin tưởng không nghi ngờ. Tại phương Đông, mọi người tôn thờ đạo lý “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, “Trên đầu 3 thước có Thần linh”. Học thuyết nhà nho của Trung Quốc đều là xoay quanh “Con người tu thân trọng Đức như thế nào” mà giảng, trong sách “Đạo đức kinh” có mấy ngàn chữ, thực ra đều là xoay quanh “Đạo, Đức” mà giảng. Nói cách khác, hàng trăm hàn ngàn năm qua con người đều tin tưởng rằng Thiện là mặt chủ đạo của nhân tính, những kẻ mang ma tính ích kỷ thì không xứng đáng làm người, và tính ích kỷ là thứ mà con người cần cố gắng trừ bỏ đi.

“Tu thân trị quốc bình thiên hạ” chính là để ức chế tính ích kỷ cá nhân, tu thành người nho nhã lễ độ, muốn làm việc lớn đến mấy thì đầu tiên vẫn là phải tu thân. Được ước thúc bởi đạo đức cơ bản, con người không dễ dàng bị ma tính khống chế, bản tính lương thiện chiếm địa vị chủ đạo, xã hội phát triển ổn định, nền văn minh vì thế mà được duy trì lâu dài.

Nhưng tư tưởng nòng cốt của thuyết tiến hóa là “Thích giả sinh tồn” (“Kẻ thích nghi được thì tồn tại”) khiến con người hiện đại tìm được căn cứ, tìm thấy chỗ dựa cho những thứ quan niệm đã bại hoại của họ, tìm được cái cớ để lường gạt lương tâm của chính mình. Trong quan niệm “Thích giả sinh tồn” của Thuyết tiến hóa, “Sinh tồn” dường như là ý nghĩa duy nhất của sự tồn tại của sinh mệnh: chỉ cần ngươi có thể sống sót trong đời sống tàn khốc (của tự nhiên), thì ngươi là kẻ thắng cuộc (không quan tâm ngươi dùng thủ đoạn gì).

Những thứ quan niệm như “Người không vì mình, trời tru đất diệt” (trong khi nguyên gốc là “Người không tu mình, trời tru đất diệt”) thể hiện rõ rằng ma tính ích kỷ đã thay thế phần rất lớn những quan niệm đạo đức chính thống cơ bản của con người. Trong xã hội một người nào còn tốt, một sinh mệnh còn tốt đẹp nếu không thể “Thích ứng với sự biến hóa của hoàn cảnh” thì sẽ bị đào thải, bất kể người ấy lương thiện như thế nào.

Khi người ta phát hiện ra rằng những người lương thiện thành thật dễ dàng bị kẻ khác làm tổn hại, mọi người liền thúc giục chính mình trở nên gian trá và giảo hoạt. Bị môi trường như thế này lôi kéo, mỗi phụ huynh đều tính toán làm thế nào để con cái của mình có thể thích ứng được với cái “Xã hội cạnh tranh” này… Giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn. Mỗi người đều căm ghét loại phương hướng giáo dục như thế này, nhưng hoàn toàn không nhận thức ra rằng, con cái mình phải chịu nhận tất cả những điều đó chính là do cái tâm “Hy vọng con cái trở thành rồng” của chính cha mẹ chúng tạo thành.

Hiện nay hầu như giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn. (Ảnh: tuoitre.vn)

Bởi thay đổi một cách từ từ rất tinh vi do thuyết tiến hóa gây ra, nên con người cứ làm hại nhau, để đạt được thắng lợi trong cạnh tranh họ không từ bất cứ việc xấu, ác nào. Vấn nạn của xã hội liên tục xuất hiện, sự băng hoại của đạo đức nhân loại đã đến mức đáng sợ, môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người cũng lâm vào tình cảnh bị hủy hoại và tàn phá đến mức chưa từng có. Bởi con người tự cho mình cái khả năng có thể làm chủ tự nhiên, bắt thiên nhiên phải phục tùng mình.

Đi đôi với đó là thuyết vô thần, phủ nhận sự ước thúc duy nhất có thể lý giải đối với những hành vi xấu của con người. Bản thân thuyết vô thần có nguồn gốc từ thuyết hữu thần. Từ thế kỷ 14, đã có người hoài nghi rằng, thật ra những đặc tính của Chúa là đồng dạng với con người, nhưng ở mức độ cao hơn, siêu việt hơn, hay có thể nói con người hoàn toàn cũng có thể trở thành Thần. Sự linh thiêng của Thần bị phai mờ đi, lâu dần, sự hoài nghi này phát triển theo một hướng cực đoan và dẫn tới việc phủ nhận Thần. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ở trong mọi lĩnh vực, người ta đã dần coi khoa học hiện đại cũng giống như chân lý một cách không tự biết. Trên thực tế từ khoa học (Science) bắt nguồn từ trong chữ La tinh, nghĩa nguyên gốc là “học vấn”. Học vấn, tri thức không phải luôn là chân lý.

Chân lý ở ngoài kia, bao la và bao hàm mọi điều, nhưng con người không thể nhìn thấy. Chỉ tin những gì nhìn thấy được, chẳng phải cũng là một loại mê tín và phản khoa học hay sao. Sóng radio vô hình, sao ta vẫn chấp nhận khái niệm và sự tồn tại của nó? Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, đã từng phát biểu rằng: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”. Vậy nên khoa học chân chính không phải là phủ nhận hoàn toàn thuyết hữu thần.

Thuyết vô thần đã khiến con người không còn sợi dây níu giữ cái ác trong mình, họ không còn lo sợ bị trừng phạt, không tin “Trên đầu ba thước có thần linh”, không tin nhân quả, nên cũng không tin luân hồi nghiệp báo. Chính vì tin rằng, con người chỉ sống một lần, nên họ phải cố gắng hưởng thụ, làm những gì mình mong muốn, thậm chí bất chấp cái giá phải trả, chà đạp lên lợi ích của người khác. Nên xã hội mới ngày càng nhiều tội ác, bạo lực và không có kỷ cương.

Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, đã từng phát biểu rằng: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”. (Ảnh: infogram.com)

Nếu như một người trong khi làm việc tốt, nghĩ đến việc hành thiện tích đức có thể mang đến phúc báo cho bản thân và con cháu đời sau, thậm chí có thể lên thiên đường, vậy thì người này sẽ không chỉ vì bản thân mình mà bất chấp mọi việc. Khi toàn bộ xã hội đều duy trì lý niệm như thế này, mỗi người đều ước thúc nội tâm của bản thân mình, ngay cả suy nghĩ xấu cũng không dám nghĩ tới, thế thì làm sao có chuyện giết người phóng hỏa, coi mạng người như cỏ rác được. Có lẽ ngay cả cảnh sát cũng chẳng cần đến nữa. Trong nội tâm mỗi người đều có một cảnh sát rồi, đều tự mình đang tự quản bản thân mình, thì đâu cần người khác quản. Cho dù thỉnh thoảng vẫn có người làm việc xấu, người xung quanh lập tức có thể nhìn thấy ngay, rằng đây là việc sai trái, bởi vì có tiêu chuẩn đạo đức bày ngay tại đó rồi.

Mặc dù con người nhìn không thấy thiên đường và địa ngục, nhưng việc tin vào những luật vô hình nhưng công bằng của vũ trụ sẽ khiến ai ai cũng có khát vọng hạnh phúc và nỗi sợ hãi bị trừng phạt.

Có thể thấy rằng tư tưởng giáo dục trái ngược so với tiền nhân, cộng thêm những thứ biến dị đi lệch hẳn ra với con đường phát triển tư tưởng của loài người từ hàng nghìn năm và sự đứt gẫy trong dòng suối truyền thừa của văn hóa truyền thống đã khiến con người thời nay phải tiếp thu những tư duy không chính ngay từ khi còn nhỏ. Quay lại với văn hóa truyền thống đầy nội hàm, lấy tu dưỡng làm mục đích và động lực, tin tưởng vào việc con người phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm sẽ là cách duy nhất phục hưng đạo đức nhân loại. Bởi tư duy của con người là không thể nắm giữ, chỉ có thể khuyến thiện và ước thúc.

 


Tác giả bài viết: Thuần Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập49
  • Hôm nay10,040
  • Tháng hiện tại56,140
  • Tổng lượt truy cập35,702,485
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây