1. Lông trên cơ thể.
Ngọa trừ lông mày có chức năng giữ mồ hôi không chảy vào mắt, lông mi để giữ bụi, hay râu của nam giới để hấp dẫn bạn tình... Thì theo nghiên cứu phần lớn các loại lông khác còn lại trên cơ thể con người không có chức năng gì sẽ bị mất dần qua từng thế hệ.
Không ai biết được lý do tại sao chúng ta vẫn còn khoang chứa chất nhầy này. ngoại trừ nguyên do có thể chúng làm cho đầu ta nhẹ hơn.
Ở một số động vật, như thỏ và chó, chúng có thể cử động tai một cách riêng lẻ để nghe ngóng môi trường nhờ loại cơ kỳ lạ này. Tương tự với người, chúng ta cũng có cơ tai ngoài nên một số người có thể nhích tai. Nhưng với đa số thì cơ này không có tác dụng.
Loài người vượn cổ phải nhai cây cỏ, thịt sống chưa có dao để thái mỏng để sống sót qua ngày nên cần nhiều răng hơn người hiện đại. Ngày nay, chỉ có khoảng 5% dân số trên thế giới mọc răng khôn. Có lẽ rằng răng khôn sẽ biến mất ở những thế hệ sau. Điều đó lại càng tốt - chúng ta sẽ không phải tốn chi phí nha khoa cho loại răng vô dụng này nữa!
Chỉ còn khoảng 1% dân số có xương sống cổ sót lại từ thời đại bò sát. Một số người có nó ở bên trái hoặc bên phải. Một số người chỉ có ở bên trái hoặc phải, đôi người lại có cả ở hai bên. Tuy nhiên, loại xương phiền phức này lại thường gây ra các vấn đề về thần kinh và động mạch.
Cơ hẹp dài này chạy từ khuỷu tay đến cổ tay và chỉ còn lại ở 11% số người ngày nay. Cơ này không cần thiết với hầu hết mọi người, trừ khi bạn là một võ sư hoặc là vận động viên leo núi.
Cả nam giới và phụ nữ đều có núm vú vì trong giai đoạn phát triển thai nhi không có giới tính. Đàn ông nói chung thiếu chất prolactin cần thiết để kích thích sản sinh sữa và tuyến vú không phát triển to ra như phụ nữ nên không có bầu vú.
Những cơ nhỏ này cho phép động vật xù lông lên để giữ nhiệt trong thời tiết giá lạnh hay để làm cho chúng trông to lớn hơn để hăm dọa kẻ thù. Mặc dù con người không cần phải làm những điều này, chúng ta vẫn còn giữ được khả năng này mặc dù lông đã gần như hoàn toàn tiêu biến so với thời xưa.
Ruột thừa là ống cơ hẹp gắn với ruột già như một vùng đặc biệt để tiêu hóa Xen-lu-lô ở người ăn chay phải ăn nhiều thực vật hơn động vật.Khúc ruột này gần như không tham gia vào quá trình tiêu hóa thông thường ở con người ăn thịt nên rất dễ bị viêm nhiễm.
Loài vật họ hàng gần với con người nhất là tinh tinh và khỉ đột thì có thêm 1 xương sườn. Hầu hết chúng ta có 12 xương sườn, chỉ 8% số người có xương sườn thứ 13.
Các nhà khoa học nhận thấy lúc trước con người thường đi bộ và giữ thăng bằng trên đường bằng phần giữa của chân. Nhưng bây giờ chúng ta đã dần dần chuyển sang giữ thăng bằng hướng về phần phía ngón chân cái.Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trọng tâm cân bằng của chúng ta vẫn đang chuyển hướng vào bên trong. Nếu xu hướng này vẫn tiếp tục thì chúng ta sẽ không còn cần đến ngón chân nữa.
Xương cụt hay còn được gọi "xương đuôi" là phần tiêu biến còn lại của đuôi mà hầu hết động vật có vú sử dụng để giữ cơ thể cân bằng và giao tiếp với nhau.
Tổ tiên chúng ta, hay ở loài chim và động vật có vú có thể đã có một màng bảo vệ mắt để ngăn chặn và quét sạch bụi bặm. Do đó giờ đây con người vẫn còn giữ lại một nếp gấp nhỏ ở góc trong của mắt.
Một phân da gập nhỏ ở phần phía trên của đôi tai đôi lúc có thể tìm thấy trên cơ thể của một số người này nay. Nó có thể là bộ phận tàn dư của một điểm gập lớn hơn của đôi tai tổ tiên của chúng ta giúp tập trung âm thanh ở xa.
Cơ nhỏ này kéo dài từ dưới vai từ xương sườn đầu tiên đến xương đòn, có thể nó sẽ hữu ích nếu con người ngày nay vẫn sử dụng 4 chân như loài vượn cổ. Một số người có một hoặc hai, hoặc cũng có thể không có cơ này.
Biên tập: Bird Eyes
Nguồn: Bright Side
Tác giả bài viết: Van Thanh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn