Loại năng lượng này được cho là tiêu cực bởi nó tạo nên những cảm xúc tồi tệ đối với người khác, khi họ phải chịu đựng sự bùng cháy của cơn giận dữ. Nó thậm chí khiến cho những người nóng tính cảm thấy tồi tệ về bản thân họ và thế giới xung quanh.
Nhưng liệu rằng những nguồn năng lượng tiêu cực này có thể được sử dụng vào những mục đích tốt? Phải chăng nó luôn bị coi là một thứ không tốt và sẽ gây ra những ảnh hưởng hay tổn hại đến tất cả mọi người?
Sự tích cực trong cảm xúc tức giận
Tức giận được tìm thấy ở hầu hết các động vật có cảm xúc, điều này giải thích cho việc tại sao ngay từ đầu chúng ta lại có thể cảm nhận được cảm xúc.
Lý do là để sinh tồn. Công việc của chúng là phản ứng lại với các tình huống một cách hiệu quả nếu chúng ta cảm thấy bị đe doạ hay tấn công, lúc đó chúng ta cần thông báo cho bầy đàn của mình rút lui hoặc dừng lại để đảm bảo sự an toàn.
Nhưng tức giận cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Các nhà nghiên cứu ảnh hưởng của sự tức giận và sợ hãi đối với một cá nhân khi nhìn nhận rủi ro đã phát hiện rằng, sự tức giận cho bạn thấy một viễn cảnh rủi ro tương tự như với hạnh phúc. Vậy điều này nghĩa là gì? Một người tức giận sẽ có một cái nhìn lạc quan khi đánh giá rủi ro. Theo tác giả và các nhà nghiên cứu, họ nghiêng về việc chấp nhận rủi ro có tính hiệu quả, điều này có nghĩa là bạn có thể dùng những khuynh hướng vốn có này để thay đổi những thói quen xấu của mình và xây dựng những thói quen tốt đẹp.
Bí mật để sử dụng sự tức giận theo hướng tích cực
Các nhà nghiên cứu tiếp tục giải thích rằng, “kỹ năng này là chuyển hướng sự tức giận của bạn ra khỏi những hoàn cảnh bên ngoài và thay vào đó là tập trung vào những gì bạn muốn thay đổi bản thân. Không phải do ông sếp khó tính hay những trách nhiệm quá sức khiến bạn mắng chửi một người xa lạ khi bạn lái xe. Bạn nên tức giận bởi nó đã tốn quá nhiều thời gian để bạn nhận ra rằng bạn có quyền thay đổi hoàn cảnh của mình. Sử dụng sự tức giận để bắt đầu chuyển đổi sang những hướng tích cực mà bạn cần để thay đổi cuộc sống.”
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể sử dụng sự tức giận một cách tích cực và thay đổi không chỉ thế giới nội tâm mà còn cả nhận thức của chúng ta đối với bên ngoài?
Trước tiên, bạn cần xác định sự giận dữ của mình
Việc chú ý từng cung bậc cảm xúc khi bước vào cơn tức giận sẽ có thể khó khăn lúc đầu nhưng điều này cũng giúp bạn luyện tập lại sự nhận thức tích cực của mình. Bạn có thể không thấy ngay tác dụng của nó nhưng nó là sức mạnh tiềm ẩn mà sẽ càng mạnh mẽ khi bạn càng sử dụng nó. Sức mạnh tiềm ẩn này sẽ phục vụ bạn trong suốt quãng đời của mình, vì vậy bạn đang phát triển một công cụ cảm xúc có thể giúp bạn thư giãn. Học cách thoát khỏi tình huống và sử dụng những kỹ thuật hít thở để hồi phục sẽ giúp bạn trong nhiều tình huống căng thẳng khác mà bạn gặp phải sau này.
Sử dụng sự tức giận để học cách xử lý xung đột có hiệu quả
Giận dữ thường đồng nghĩa với việc tranh luận. Nếu bạn thấy mình đang khá hiếu chiến khi bạn đang trong trạng thái tức giận, muốn cãi nhau thì điều đó có nghĩa là bạn có cơ hội để thực hành việc tự nhận thức hơn. Các kỹ thuật như nói chậm lại, tạm dừng và hít thở, giảm âm lượng xuống, tất cả đều có thể giúp bạn bình tĩnh trong thời điểm đó. Bạn thậm chí còn còn có thể thấy người khác bắt chước mình để không khí được thoải mái hơn.
Đây cũng là một cơ hội để nhìn lại người khác, tại sao họ có ý kiến như vậy và thực hiện nó mà không suy nghĩ gì. Có lẽ họ đã không hiểu điều bạn muốn nói hay họ cũng không để tâm đến việc bạn đang tức giận như thế nào ngay lúc này. Những khoảnh khắc đó là cơ hội tuyệt vời để phát triển bản thân, nhận thức tích cực và đồng cảm với người khác.
Sử dụng năng lực của sự tức giận làm động lực
Tức giận là cảm xúc thiết yếu vì nó cho phép chúng ta xử lý các cảm xúc tiêu cực và giúp ta có thể vượt qua được các tình huống trong cuộc sống. Khi cơn giận vẫn còn tiếp diễn và kéo dài thì nó sẽ còn gây tổn hại tới hạnh phúc của chúng ta.
Định hướng năng lượng tiêu cực vào một thứ tích cực là cách tốt nhất để đối phó với những cơn tức giận đó. Những vận động cơ thể là cách tốt nhất để làm điều này, bởi sự giận dữ khiến cơ thể chúng ta hoạt động nhanh hơn. Nếu bạn cần cải thiện hiệu suất trong bất kỳ hoạt động thể chất nào như chạy bộ, bơi lội hay những môn thể thao khác, thì việc thực hiện chúng trong một trạng thái tức giận sẽ giúp cải thiện thành tích cá nhân hơn.
Lợi ích của giận dữ là bạn có thể lựa chọn sử dụng nó để thúc đẩy mong muốn của bạn hơn là tập trung vào những sai lầm. Nó thậm chí có thể giúp phân tích hiệu quả khi suy nghĩ tìm kiếm các giải pháp. Bằng cách này bạn đang chuyển dần năng lượng tiêu cực đang hướng vào sự giận dữ và đưa chúng tập trung nhiều hơn vào một giải pháp tích cực.
Sử dụng sự tức giận như một cơ hội để phát triển
Tức giận có thể là một vấn đề nhưng cũng cần biết rằng đó là một phần thiết yếu của mỗi người và là cách cảm xúc của chúng ta hồi phục. Nếu bạn thấy bạn rất dễ bị kích động thì điều đó có nghĩa là bạn đã đưa nó vào cuộc sống của mình nhiều hơn cần thiết. Nhưng điều này không hẳn là xấu. Đây thực sự là cơ hội để bạn tìm hiểu về bản thân cũng như những khả năng của mình. Giúp bạn nhận ra rằng đó là một cơ hội để tạo thói quen dựa vào sức mạnh tiềm ẩn bên trong, tạo ra giải pháp cho các vấn đề, hiểu người khác hơn và thậm chí tạo động lực để bạn có thể hoàn thành công việc một cách năng suất.
Tức giận không cần phải trở nên quá tiêu cực. Hãy để nó giúp bạn phát triển.
Dịch: Lab Your Soul
Làm thế nào để khiến người đang tức giận trở nên vui vẻ, thoải mái?
Trong cuộc sống hằng ngày, bạn không thể tránh khỏi những rắc rối, xung đột dẫn đến những cảm xúc tiêu cực, điển hình như sự tức giận. Làm thế nào để bạn có thể xoay chuyển được cảm xúc từ tức giận sang vui vẻ, thoải mái?
5 bước sau đây sẽ giúp bạn khắc phục và kiểm soát được điều đó, hãy cùng nhau xem nhé!
1. Tránh sự trả thù
Nguyên tắc đầu tiên chính là tránh sự trả thù. Cho dù ai đó làm gì bạn khiến bạn cảm thấy không hài lòng hay khó chịu, bạn cũng không nên cư xử hoặc làm điều tương tự với họ để trả thù. Cụ thể là nếu ai đó chạy vượt mặt qua bạn trên đường chỉ vì bạn chạy chậm hơn họ, bạn tuyệt đối không nên cố gắng vượt lại, vì như thế sẽ rất nguy hiểm. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến tính mạng của bạn mà còn cả với những người giao thông xung quanh.
Tuy là rất khó để dẹp bỏ cái tôi của mình, dù bạn có cảm thấy bản thân không được tôn trọng đi nữa, bạn vẫn phải cố gắng kìm nén sự tức giận đó. Bởi đôi lúc, chẳng ai quan tâm đến việc bạn đã gặp phải chuyện gì, họ chỉ nhìn vào hậu quả mà bạn đã gây ra để đánh giá sự việc mà thôi!
2. Quan tâm đến cảm xúc của mọi người
Thay vì có thái độ tức giận, bạn hãy thật bình tĩnh và nói cho họ biết về vấn đề khiến họ tức giận. Bạn sẽ nhận ra rằng, đôi khi người khác tức giận là vì họ đang hiểu lầm bạn. Hãy dành thời gian của mình để lắng nghe và giúp họ hiểu ra vấn đề cũng như thay đổi thái độ của họ sang hướng tích cực hơn. Một vài câu hỏi quan tâm nhỏ nhẹ có thể giúp ích cho tình huống này:
“Chuyện gì đã khiến bạn tức giận? Bạn có cần tôi giúp gì không?” “Hình như có sự hiểu lầm ở đây. Chúng ta từ từ tìm hiểu và cùng giải quyết nhé!” “Tôi không biết tại sao bạn lại tức giận, nếu có gì cần giúp đỡ, hãy nói tôi biết nhé!”
Những lời nói nhẹ nhàng này góp phần không nhỏ vào việc giúp họ ổn định và bình tĩnh hơn. Bạn có thể tìm hiểu những vấn đề họ đang gặp phải thông qua những điều mà họ nói sau đó rồi hãy tìm hướng giải quyết nhé!
3. Nói lên cảm xúc của bản thân
Một cách khác để giải tỏa sự tức giận của đối phương, hãy nói lên cảm xúc của bản thân bạn (lo lắng, sợ hãi, bối rối,…) đối với sự tức giận của người đó. Đây được xem là một cách nhanh nhất để giúp bạn kiềm chế sự giận dữ.
Hãy thử nghĩ xem, nếu như bạn đang tức giận và người bạn của bạn bỗng trở nên sợ hãi và nói: “Bạn làm mình sợ đấy!”, thì có phải bạn sẽ có chút mềm lòng không? Hãy chắc chắn rằng, cảm xúc và hành động mà bạn làm sẽ không khiến người đang tức giận trở nên áy náy vì quá đà nhé!
4. Thay đổi tâm trạng bằng niềm vui
Hãy giúp đối phương trở nên thoải mái hơn, bằng cách nở một nụ cười, kể một mẩu chuyện hài, hoặc đưa ra một số ý kiến trong vấn đề mà họ đang gặp phải nhưng không gây ảnh hưởng quá lớn. Tuyệt đối phải cẩn thận với cách này, bởi nếu bạn cười không đúng chỗ rất dễ để lại ấn tượng xấu cho đối phương.
Một người có thể thay đổi được tâm trạng khi có một điều gì đó vui vẻ tác động vào, nếu bạn biết cách để áp dụng và có một chút khiếu hài hước thì cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều đấy!
5. Đừng để người khác làm ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn
Trong những tình huống xấu nhất, dù bạn rất cố gắng để giúp ai đó tránh khỏi sự tức giận của bản thân họ nhưng điều đó hoàn toàn vô dụng. Bởi vì họ vẫn khư khư giữ cho mình những cảm xúc tiêu cực ấy mà không thèm quan tâm hay tiếp thu ý kiến của bạn. Hãy bỏ qua điều đó và tin rằng bạn đã hoàn thành tốt khả năng của mình, đừng để họ ảnh hưởng đến tâm trạng vui vẻ của chính bạn. Hãy luôn sống tốt và lạc quan như bạn đã từng nhé!
Nguồn: lifehack
Dịch và chỉnh sửa: Quyên Nguyễn
9 tuyệt chiêu giúp bạn
kiểm soát cơn giận
Sự tức giận có thể làm tổn thương các mối quan hệ cũng như sức khỏe của bạn. Tuy nhiên cơn tức giận có thể được kiểm soát.
Bạn cần có
Sự điều chỉnh thái độNhiều cơ hội cười vui hơn.Biết tha thứ.
Bước 1: Hãy tránh những hành động gây tức giận
Hãy biết kiềm chế sự tức giận
Nếu buổi tối thứ 6 việc nhậu với các đồng nghiệp của bạn trở thành một buổi tối tồi tệ nhất hàng tuần mà có thể khiến bạn bực tức thì hãy tìm việc gì đó thú vị hơn để làm.
Hãy tìm việc gì đó thú vị hơn để làm !
Bước 2: Điều chỉnh thái độ của bạn
Điều chỉnh thái độ của bạn
Ví dụ, tự nhắc nhở mình là gào thét và bóp còi sẽ không làm cho giao thông di chuyển nhanh hơn!
Bước 3: Hãy cười chút để xóa tan điều bực mình
Hãy cười chút để xóa tan điều bực mình trước khi bản thân bạn cuốn vào trạng thái nóng nảy. Ví dụ như, nếu sếp là người lãnh đạo thậm tệ, hãy giành ra 5 phút để đọc các truyện cười trên internet.
Hãy ghi nhớ rằng: Luôn có những vấn đề trong cuộc sống mà bạn không kiểm soát được nhưng bạn luôn luôn có thể điều khiển được phản ứng đối với vấn đề đó.
Bước 4: Hãy hít thở thật sâu
Hãy hít thở sâu từ cơ hoành của bạn để dạ dày và không khí ở ngực phồng lên. Đây là một mẹo cũ nhưng nó có tác dụng.
Bước 5: Hãy đếm chậm đến 10 nào!
Khi bạn thấy cơn thịnh nộ của mình đang tăng lên hãy đếm chậm đến 10 nhé! Thường thì chúng ta phản ứng lại bằng các phản ứng ngẫu nhiên mà không dừng lại để suy nghĩ xem điều gì mới thực sự đang làm cho chúng ta tức giận hoặc cách chúng ta có thể đối phó có lí trí.
Bước 6: Hãy nhận ra rằng bạn đang tức giận
Hãy nhận ra rằng bạn đang tức giận tuy nhiên hãy hoãn lại cơn giận lại vào một thời điểm thích hợp hơn. Hãy tự nhắc bản thân là bạn có quyền thất vọng tuy nhiên bạn có khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả hơn nếu bạn bình tĩnh và nghĩ về điều đó trước đó.
Bước 7: Yoga có thể giúp tập trung và làm đầu óc bình tĩnh hơn.
Luyện tập thể thao thường xuyên giúp bạn giảm bớt căng thẳng, như vậy chúng không gia tăng và sau đó bùng nổ. Một bài tập kiềm chế, chậm như yoga có thể giúp tập trung và làm đầu óc bình tĩnh hơn.
Bướ 8: Say rượu làm bạn không kiểm soát được sự tức giận
Không uống rượu khi bạn đang tức giận. Say rượu làm cơn giận phát triển nhanh chóng bằng cách giảm nồng độ serotomin, chất ở não giúp làm tăng sự điềm tĩnh.
Bước 9: Hãy vị tha nhiều hơn - vì lợi ích của chính bạn!
Một nghiên cứu chứng minh rằng sự vị tha làm giảm sự tức giận và các triệu chứng căng thẳng của cơ thể.
Hãy vị tha nhiều hơn!
Bạn có biết?
Ước lượng khoảng 16 triệu người Mỹ có triệu chứng rối loạn bùng nổ gián đoạn hoặc hành vi bạo lực, cáu giận liên tục không phù hợp với tình huống giống như tình trạng cãi lộn của các lái xe khi tham gia giao thông!