Đôi khi, việc làm này đem đến kết quả không ngờ - dường như chiếc điều khiển đã trở nên biết "nghe lời" hơn. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao bạn hay nhiều người lại có thói quen đó chưa?
Sự thật là, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc tác động vật lý vào một thiết bị để nó hoạt động bình thường là một hành động khá phổ biến trong quá khứ. Những cách tác động lên thiết bị thời xưa khá đa dạng, đó có thể là vỗ vỗ, đập đập, rung lắc hay thậm chí đá cả vào thiết bị - chiếc TV để không còn nhiễu hình.
Lý giải rõ hơn về vấn đề này, nhà nghiên cứu Mack Blakely thuộc Hội các nhà cung cấp dịch vụ Điện tử Quốc gia Mỹ cho biết: "Thời xưa, các thiết bị điện tử được ghép lại với nhau bằng những bộ phận khá cơ khí.
Tuy nhiên, do khoa học công nghệ chưa thực phát triển nên chúng không được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ. Do đó, việc rung lắc nhẹ có thể giúp các đầu mối gắn kết lại với nhau như lúc đầu".
Cụ thể, mối hàn lỏng lẻo có thể được tái kết nối khi được rung lắc, vỗ nhẹ. Tuy nhiên, hiệu quả của việc làm này không kéo dài và lần sau, bạn lại tiếp tục "vỗ - đập" thiết bị như cũ.
Ngày nay, một vài người vẫn giữ logic suy nghĩ này và áp dụng cho các thiết bị. Nếu vào khoảng cuối thập niên 1980, việc vỗ, đập nhẹ lên thiết bị có thể tạm thời kết nối những mấu nối lỏng lẻo thì hiện nay, đó có thể là nguy cơ khiến bệnh tình của thiết bị ngày một trầm trọng hơn.
Điển hình như cú đập có thể khiến phần ổ cứng của thiết bị ảnh hưởng, hậu quả là toàn bộ phần này sẽ bị hỏng, khó có thể phục hồi nguyên trạng.
Ông Blakely chia sẻ, với những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm, họ có thể gõ nhẹ để xác định chỗ hở trong bảng mạch. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh là gõ nhẹ chứ hem vỗ, đập hay một lực tác động mạnh nào vào thiết bị.
Lý do là bởi, các thiết bị điện tử hiện nay được chế tạo ngày một tinh vi hơn, các vi mạch ngày một nhỏ hơn. Do đó, những va đập mạnh có thể khiến vi mạch điện tử này bị đứt, gãy, khiến chuyên gia sửa chữa gặp nhiều khó khăn trong việc khắc phục hơn mà thôi.
Trên thực tế, cách tiếp cận có phần "bạo lực" được sử dụng trong việc cấp cứu người bị nạn. Các nhân viên y tế có thể thực hiện thao tác đấm ngực (precordial thump) khi tim bệnh nhân ngừng đập.
Thoạt nhìn, hành động này có vẻ thô bạo nhưng có chuyên môn vững vàng, thực hiện đúng thời điểm, đúng kỹ thuật thì có thể giúp tim các nạn nhân đập lại. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp mạnh mẽ này không có mấy tác dụng với thiết bị ngày nay.