Chuyện của mẹ: Tự tay phá thai cho con mình. Thư gửi người tự tay phá thai cho con mình. Từ giết người đến bị người giết.

Thứ bảy - 24/01/2015 08:26

Chuyện của mẹ: Tự tay phá thai cho con mình. Thư gửi người tự tay phá thai cho con mình. Từ giết người đến bị người giết.

Chuyện xảy ra ở vùng ven, cách TP.HCM chưa đầy 100km. Một cô học trò lởp 8 mang bầu."Tác giả" là một cậu bạn cùng tuổi. Cha cô xích con ngoài cửa, đánh đập. Mẹcoo - một bác sỹ sản khoa- đã tự tay phá bỏ bào thai của con gái mình ... Câu chuyện nói lên rất nhiều về "trục trặc đầu đời" của nhiều bạn trẻ, nỗi đau đớn của những người làm cha mẹ, sự loay hoay của họ để tìm một cách ứng xử phù hợp trước cú sốc của con mình ...
 

Chuyện của mẹ: TỰ TAY PHÁ THAI CHO CON MÌNH
Mai Hoa - Diệu Nguyễn ghi
Kỳ 1
Trích báo TUỔI TRẺ ngày Thứ Sáu 23-1-2015
 
Tiệm thuốc tẩy mở tại nhà Bà Phương (42 tuổi) lúc nào cũng đông khách, ngồi chưa ấm chỗ đã có người hỏi mua hàng, nhờ tư vấn. Bà rất đẹp, Hiền hậu, dịu dàng, mái tóc buộc hờ sau lưng trông Quí phái khác hẳn với những phụ nữ trong vùng, vốn chủ yếu làm nghề buôn bán nhỏ, làm thuê, chạy chợ.
 
Nếu không nghe chính Bà kể về câu chuyện nói trên, chắc hẳn không ai hình dung được những gì bà đã phải trải qua, giằng xé, đớn đau, ám, ảnh đến mức đôi lần Bà đã đi tìm cái chết để giải thoát chính mình... Tôi thường mơ thấy một đứa bé khóc oe oe gọi
 
 
Ngoại ơi, con chết rồi !
 
Ba năm qua, chưa đêm nào tôi trọn giấc. Những cơn ác mộng hành hạ tôi hằng đêm. Tôi thường mơ thấy một đứa bé khóc oe oe gọi "ngoại ơi, ngoại ơi". Có bữa tôi mơ thấy nó ôm tôi, thì thầm : "Ngoại ơi, con chết rồi!" Rồi cắn vào tai tôi bật máu. Ngày ấy nó gần 4 tháng tuổi, đã mang hình hài của một đứa bé con.
 
Hồi đó, ngoài giờ làm trong một bệnh viện, tôi còn làm thêm TẠI một phòng khám tư chuyên về sản khoa của một bác sỹ quen. Trong đời làm việc của mình, tôi đã tự tay điều hoà, nạo hút khá nhiều ca.  Nhỏ có mà lớn cũng có. Khi biết bé Na con  mình mang bầu, sau phút hoảng loạn, giận dữ, tôi bàn với chồng đưa cháu đến phòng khám tôi đang làm việc và tôi sẽ trực tiếp làm. Phải bí mật. Dù gi gia đình tôi cũng có chút danh tiếng trong vùng này, và con tôi thì còn nhỏ quá,  nếu lộ ra, búa rìu dư luận nó làm sao đi học tiếp, làm sao lấy được chồng nữa? Lứa tuổi này mà có con thì tương lai coi như chấm hết.
 
Bao nhiêu kinh nghiệm suốt gần 20 năm làm nghề, bao nhiêu lý trí mới giúp tôi đứng vững vào giờ phút ấy. Tôi hít một hơi thật sâu, đeo găng tay, trấn tĩnh tiêm một liều thuốc vào đứa con gái đang nấm yên trên bàn. Rồi, cái thai trôi ra, dĩ nhiên là đã chết ngạt. Thân thể tái nhợt. Không còn nguyên vẹn. Nó không giống nhưnhuwxng hình hài khác đã bị vứt bỏ qua bàn tay tôi: nó mang trong mình một phần dòng máu của chính tôi. Và giờ nó đã trôi ra, đã chết. Dưới bàn tay tôi.  Chẳng hiểu sao, tôi thấy nó giống hệt con gái tôi lúc mới chào đời. Mắt tôi hoa lên, tối Sầm lại. Cầm máu xong, trước khi té nhào xuống nền nhà bất tỉnh, tôi vẫn còn kịp gọi chồng vào trông con.
 
Ca đó nói chung thành công, không có tai biến gì nghiêm trọng, nhưng đó cũng là ca làm việc cuối cùng của tôi. Vì chỉ Cần nghĩ đến hình ảnh đứa bé con ngày hôm đó, tôi đã thấy ngạt thở, mắt hoa lên như bị ai bóp cổ.
 
 
Tại sao lại là con tôi ? 
 
Câu hỏi ấy cứ đeo đuổi, dằn vặt tôi mãi tới giờ. Từ nhỏ, cháu rất ngoan, gia đình tôi cũng thuộc hàng gia giáo trong vùng. Chẳng phải con hát mẹ khen hay, nhưng thật sự cháu rất xinh đẹp và nhiều tài. Bảy năm học đầu tiên năm nào cháu cũng đứng đầu trường.  Cháu tham gia hoạt động ngoại khoá rất tích cực, thi hát, thi kiến thức... Đều đoạt giải cao. Vợ chồng tôi chiều con lắm, nhưng cháu cũng không ỷ lại vào sự chiều chuộng đó mà càng chăm ngoan khiến chúng tôi rất vừa lòng.
 
Đến cuối năm lớp 7, khi bắt đầu dậy thì, tôi nhận thấy tâm tính con biến đổi rất nhanh, tôi cố theo mà không kịp. Con thích chơi với đám "bạn xấu", -mấy đứa mà khi đi họp phụ huynh cô giáo vẫn chê là lười biếng, thi thoảng lại rủ nhau nghỉ học đi chơi đâu đó vài ngày, chửi lộn, đánh lộn... Tôi căn vặn thì cháu quại lại, sao mẹ cứnghix không tốt cho các bạn con là sao? Tôicafng làm dữ, cháu càng tỏ ra bướng bỉthday, chỉ "dính" với đám bạn này. Có lần tôi tìm thấy con trong quán bida mà lẽ ra giờ ấy phải đang trong lớp học.
 
Đầu năm lớp 8,  mới khai giảng được ít hôm, cháu bỏ đi ba ngày, cùng với 2 triệu đồng tiền lẻ tôi để trong tủ để thợ lại cho khách. Vợ chồng tôi tá hỏa tam tinh,  hỏi han khắp nơi thì biết cháu đã có "bạn trai" rồi.  Đó là cậu bạn cùng lớp, nhà cách nhà tôi chừng 2-3km, thuộc nhóm ham chơi lười học.  Lần đó nó tự mò về sau khi tiêu hết sạch tiền.  Ba nó định "tẩn" cho một trận tới bời, nhưng tôi thương con, khóc lóc xin xỏ mãi ổng mới tha.
 
Nhưng yên ổn chưa được nửa năm, nó lại đi nữa. Lần này đi hơn 20 ngày. Nó viết thư nhờ một người xe ôm chuyển về nhà, ghi kín ba trang giấy học trò. Bức thư ấy tôi vẫn còn giữ. Nó viết nó sẽ đi không về nữa, để ba mẹ phải "hối hận"  vì đã đối XỬ với con không ra gì.  Trong nhà này anh hai cũng là nhất, con chỉ là đồ thừa thãi.  Con lớn rồi, thế nào cũng tự sống  được., ba mẹ không phải lo". Trời đất ơi, vợ chồng tôi thương yêu nó không để đâu cho hết, chẳng biết từ bao giờ, vì đâu nó lại nghĩ ra được những lời ấy ? Sau hết tiền, lang thang, vạ vật, cãi nhau với cậu bạn kia rồi gọi điện cho tôi tới đón về. Thì ra hai đứa nó đi tuốt luốt tới Bình Dương  ở chung với nhau.
 
Tôi chẳng bao giờ nghĩ chuyện này có thể xảy đến với nhà mình. Mấy tháng sau, tôi phát hiện con có biểu hiện lạ như người có bầu. Tôi tra hỏi mãi, nó cứ khăng khăng không nhận vì mỗi lần làm chuyện đó hai đứa đều dùng bao do nó lấy trộm ở nhà mang đi. Nhưng kiểm tra thì có khó gì. Nhìn kết quả trên que thử,  mặt nó xám ngoét. Còn tôi, từ bàng hoàng, sợ hãi, cho tới giận điên người. Tôi không ngăn nổi việc ba nó xích tay nó vào chiếc cột ngoài hiên, ngày đánh nó hai lần. Đánh rất dữ, nhưng nó không khóc. Còn ba nó thì vừa chửi mắng, vừa quật roi tới tấp mà nước mắt giàn giụa. Nửa chừng, ông quăng roi ra sân, chạy vào phòng khóc rưng rức. Nhà tôi rộng lắm nên hàng xóm chắc cũng không mấy người biết, tôi cũng tự an ủi mình vậy.
 
Đến đêm, đợi chồng đã ngủ mệt,  tôi mở trói cho con dìu nó vào phòng. Hai mẹ on ôm nhau mà khóc. Tôi khóc vì xót xa, thương con, thương mình. Nó khóc vì đau, vì sợ, vì oán giận. Đợi tâm lý con ổn định trở lại, tôi quyết định phá ngay cái thai đi, dù nó đã gần 15 tuổi.
 
 
.......................................................
 
 
 
Không có tôi bên cạnh cùng con?
 
Tôi gửi con đi học một trường thật xa, cho nội trú luôn. Tôi hiểu đó dầu sao cũng là cú sốc đầu đời quá lớn với con, nó Cần phải quên đi, tương lai còn dài ở phía trước. Bây giờ cháu đã học tới lớp 12, sắp thi đại học. Cháu ít khi về nhà.
 
Về phần mình, câu chuyện đó là một vết thương mà mỗi kho nhắc đến tôi cảm thấy đau đớn đến mức có thể lịm đi. Tòi nghỉ việc, chỉ ở nhà bán thuốc. Trong thời gian này tôi có dịp nghĩ lại cách mình dạy dỗ, đồng hành với con khi mới lớn lên. Có lẽ những ngày tháng khó khăn đó, nó đã cảm thấy cô độc, không có tôi bên cạnh. Nó là đứa có cá tính mạnh, và tôi, chỉ vì bộn bề công việc, lơi lỏng chuyện dạy con mà để xảy ra chuyện. Trong mắt tôi, nó vẫn là đứa con ngoan, chuyện đó chỉ là một sai lầm của tuổi trẻ. Nhưng có phải ai cũng nghĩ như vậy đâu.
 
     
---------------------------------------------------------------------
 

THƯ GỬI NGƯỜI TỰ TAY PHÁ THAI CHO CON MÌNH!
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.  
23/1/2015
 

 
 
Thư gửi người tự tay phá thai cho con mình!

Cô Phương kính mến, 

Tôi vừa đọc bài chia sẻ của cô trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 23.1.2015 , với nhiều tâm trạng khác nhau. Tôi nghĩ là ít ai dám can đảm “vạch áo cho người xem lưng”, chẳng mấy ai can đảm thú nhận tội lỗi của mình với công chúng. Bởi thế, tôi rất cảm động và cầu nguyện nhiều cho cô sớm được bình an, thoát khỏi những dày vò tâm hồn. Qua những chia sẻ về nỗi bức bối, áy náy và tội lỗi của cô sau lần tự tay phá thai cho con gái của mình, chắc hẳn cô muốn gửi thông điệp cho thế giới: hãy tôn trọng sự sống của con người. Tôi viết cho cô vài dòng ngắn ngủi này để chia sẻ chút tâm tình và suy nghĩ của mình về một thực trạng vốn đang nổi cộm ở Việt Nam.

Cô ơi! Sự sống là món quà vô giá mà Thượng Đế đã ưu ái dành tặng cho con người. Dù có tin vào Thiên Chúa hay không, mọi người đều chân nhận sự sống con người là cái gì đó rất cao quý, độc nhất và huyền nhiệm! Quyền sống hay chết của một nhân linh không thuộc về con người, nhưng thuộc về Đấng ban cho món quà ấy. Một cảm giác giằng xé, đau đớn, ám ảnh, hối hận, và tội lỗi sẽ luôn dậy sóng trong lòng mỗi khi ta lạm quyền của Thượng Đế. Nếu vì lợi ích trước mắt hay những toan tính thiệt hơn mà sẵn lòng hủy đi một mầm sống, là máu mủ của mình, thì hệ quả để lại sẽ là một mặc cảm tội lỗi nặng nề, một cuộc sống khó chịu bất an. Bởi lẽ khi phá thai, ta có tội với trời và có lỗi với một hài nhi vô tội. Nhưng dù sao trong hoàn cảnh của cô, lương tri hay lương tâm còn thôi thúc cô trở về để ăn năn và hoán cải. Đó là một tín hiệu đáng mừng, cô ạ!

Quả thực, tiếng nói lương tâm của con người thường báo hiệu cho chủ thể một điều gì đó bất ổn, rối bời và bất an khi làm điều sai trái. Suốt ba năm qua, chưa đêm nào cô trọn giấc. Những cơn ác mộng hành hạ cô hằng đêm cùng với tiếng khóc gọi của trẻ thơ: “Ngoại ơi, con chết rồi!” Một ám ảnh không dễ dàng vượt qua, cô nhỉ? Tôi xin được san sẻ những dằn vặt và đau đớn này với cô và cầu nguyện với Thượng Đế đầy lòng thương xót cho cô sớm được an bình. Bên cạnh đó, một dấu hiệu đáng mừng là tiếng nói lương tâm của cô còn đủ mạnh để hướng thiện, để hối hận và chuộc lỗi bằng cách dấn thân vào hoạt động bảo vệ sự sống mà nghề nghiệp tư vấn về sản khoa của cô cho phép. Ước chi, tiếng nói lương tâm của những ai đang định phá thai cũng rung lên mạnh mẽ để ngăn cản một hành vi giết chết con mình. 

Đứng vào hoàn cảnh của cô trước khi phá thai cho con gái mình, đúng là có khi người ta “rối quá làm liều”. Cô là một phụ nữ rất đẹp, hiền hậu, dịu dàng, mái tóc buộc hờ sau lưng trông quý phái. Cô thương mến đứa con gái xinh đẹp và nhiều tài của mình. Phải chăng vì một chút bồng bột của tuổi mới lớn mà con cô đã “bỏ nhà theo trai”, rồi “mang thai về nhà”. Hệ quả là khiến cô cân nhắc giữa việc giữ thanh danh cho gia đình hay để cháu ngoại được mở mắt chào đời. Đúng là rất khó để cô giữ được cả hai! Lúc đó, cô đã nghiêng về việc làm sao tránh khỏi búa rìu dư luận nếu vụ việc lộ ra! Nhưng thử hỏi dư luận có cho ta được hạnh phúc và bình an? Dư luận có quyền gì mà đẩy ta vào chỗ giết người? Nạn phá thai vẫn đang diễn ra hằng ngày phần lớn là vì dư luận. Mình làm sao cấm được miệng đời? Lúc ấy giá mà cô nhận ra quyền được sống và sự sống thánh thiêng của bào thai lớn hơn rất nhiều so với tai tiếng của dư luận, chắc hẳn cô đã yêu thương để cháu ngoại mình được mở mắt chào đời. Đằng này, cô đã tự tay phá thai cho chính con gái yêu quý của mình; cái thai trôi ra, dĩ nhiên là đã chết ngạt, lại là cháu ngoại của cô với thân thể tái nhợt. Cô đã thú nhận rằng: “chẳng hiểu sao, tôi nhìn nó thấy giống hệt con gái tôi lúc mới chào đời!”

Cô thân mến,

Hôm nay, chuyện buồn của cô như một bài học lớn lao dành cho những ai đã, đang và sẽ có ý định phá thai. Qua những lời chia sẻ chân tình đầy nước mắt hối hận của cô, tôi tin rằng cô ước muốn làm chút gì đó để đền tội với cháu ngoại của mình. Nếu thế, tôi rất cảm kích và ủng hộ cô. Biết đâu với những lời thú nhận “cảm giác tội lỗi khi cô tự tay phá thai cho con gái mình” trên mặt báo, lại là tiếng chuông cảnh tỉnh cho mọi người: hãy yêu quý sự sống của thai nhi. Ước sao mọi người hãy chung tay dựng xây một nền văn minh tình thương và sự sống, chứ đừng vì ích lợi nào đó mà nỡ giết hại bào thai vô tội.

Sau cùng, tôi tiếp tục cầu nguyện cho cô và gia đình cô luôn được bình an và luôn dấn thân góp phần bảo vệ sự sống cho những thai nhi vô tội:

Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm ơn đã ban tặng cho mỗi người chúng con món quà sự sống. Quyền sống ấy không ai được phép xâm phạm hay tước đoạn đi. Xin Chúa giúp mọi người luôn biết quý trọng sự sống của mình và của người khác. Được như thế, chúng con tin rằng mỗi gia đình sẽ nhận được ơn lành và hạnh phúc đích thực mà Chúa hứa ban cho những ai tuân theo huấn lệnh của Chúa: chớ giết người. Xin Chúa chúc lành cho cô và gia đình cô để họ sớm thoát khỏi dằn vặt của tội lỗi, để với tình yêu và lòng thương xót của Chúa, cô có lại được sự bình an trong cuộc sống. 

Thủ Đức, 24/01/2015 

Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
 
 
 
-------------------------------------
 
 
TỪ GIẾT NGƯỜI ĐẾN BỊ NGƯỜI GIẾT

Posted: 22 Jan 2015 10:57 AM PST


VRNs (23.01.2015) – Sài Gòn – Phiên họp định mệnh

Gần trưa, tuần báo trào phúng C-harlie có buổi họp ban biên tập lúc 11g30 tại tòa soạn và trị sự ở số 10, đường Nicolas-Appert nằm trong địa phận quận nội thành số 11 của thủ đô Paris. Hôm ấy là thứ Tư, ngày 7/01/2015. Buổi họp có đông đủ ban chủ nhiệm và chủ biên cùng các cộng tác viên thân tín nhất hiện diện, để thảo luận về các khó khăn trong quá trình vừa qua – đặc biệt là sau khi tòa soạn báo C-harlie đã bị phóng hỏa thiêu rụi một lần vào tháng 11/2011 và bản thân họa sĩ chủ bút Stéphane C-harbonnier bị phe khủng bố al-Qaeda liệt kê vào danh sách cần tìm giết của chúng. Trận hỏa hoạn đã xảy ra đúng vào ngày phát hành của số báo đăng trên trang bìa trước hình châm biếm vẽ Thiên sứ Mohammed với câu nói bỡn cợt,“Phạt quất 100 roi độc giả nào không chết vì cười bò lê bò càng”.Mười tháng sau, giữa không khí sôi sục vì cuốn phim chống Islam mang tên “Sự ngây thơ của tín đồ Hồi giáo” của đạo diễn Alan Roberts vừa được tung ra thị trường, báo C-harlie lại tung ra số báo khác chế nhạo nhà thiên sứ, với tranh vẽ Mohammed tàn tật ngồi xe lăn, phải cậy nhờ một rabbi Do Thái giáo đẩy đi. Sự xuất hiện của số báo đã làm tình hình bấy giờ căng thẳng đến độ chính phủ Pháp phải ra lệnh đóng cửa một loạt sứ quán và trường học trên 20 quốc gia khác nhau để đề phòng bạo loạn, mặc dù ký giả Laurent Leger của tòa báo biện luận rằng chủ trương của C-harlie Hebdo không nhằm tạo giận dữ hay bạo động, “Mục đích của chúng tôi chỉ nhằm chọc cười. Chúng tôi muốn cười vào mặt bọn khủng bố, vào mũi mỗi tay cực đoan. Họ có thể là Hồi giáo, Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo. Mỗi người đều có thể là tín đồ ngoan đạo, nhưng não trạng và hành động cực đoan của họ là cái mà chúng tôi không chấp nhận. Tại nước Pháp nầy, chúng ta luôn luôn có quyền tự do để viết và vẽ. Rồi nếu có cá nhân nào đấy không bằng lòng, thì cứ việc kiện chúng tôi, để chúng tôi vác chiếu đến hầu tòa. Thế mới là dân chủ. Quí vị không cần ném bom, mà cần tranh luận hay thảo luận, miễn là đừng hành động bằng bạo lực. Chúng tôi có nhiệm vụ chống lại việc lấy khủng bố để lấn áp.”

Trên trang bìa số báo cuối cùng ngay trước biến cố thảm sát hôm thứ Tư, ban biên tập cho đăng tranh của Luz, vẽ một ông lão với câu nói, “Năm 2015, tôi rụng hết răng. Năm 2022, tôi sẽ chủ trì tuần nhịn chay Ramadan” – trùng hợp với lời chúc đầu năm của lãnh tụ Nhà nước Hồi giáo (ISIS) Abu Bakr al-Baghdadi với nội dung “Trên tất cả mọi điều, là sức khỏe.”

Trước khi khai hỏa, các hung thủ trùm kín đầu đã ập vào căn nhà số 6 đường Nicolas-Appert và quát lớn “Đây có phải là tòa soạn C-harlie Hebdo không?”, nhưng tức khắc chúng biết chúng lộn địa chỉ, nên rút lui để nhào vào căn kế cận, ở số 10 cùng đường Nicolas-Appert. Tại đây, chúng đòi giết đứa con gái nhỏ của nữ họa sĩ Corinne Rey vừa đón từ nhà trẻ đến nơi làm việc, để buộc chị phải bấm mật mã mở cửa cho chúng lọt vào. Chị Rey kể lại với phóng viên báo L’Humanité (Nhân Loại) rằng sau khi phải bấm mật mã, chị đã tức khắc báo động ngay cho các bàn giấy trong tòa soạn, nhưng đã quá trễ.

Theo phóng viên thường trú tại Paris của đài CNN, ký giả Jim Bittermann đã tiết lộ rằng cho đến gần đây, việc canh phòng an ninh quanh khu vực tòa soạn được kể là nghiêm ngặt, và khi hai hung thủ mang mặt nạ ập vào và khai hỏa, tòa soạn đang họp trị sự vào giờ ăn trưa trên lầu hai.

Cedric Le Bechec, một người chứng đã tận tai nghe bọn khủng bố tuyến bố: “Chúng mầy có thể cho bọn truyền thông hay rằng chúng tao là người của al-Qaeda bên Yemen”, trước khi hô to “Allāhu Akbar” (اللأكبر, biểu thức vinh danh bằng tiếng Ả Rập của tín đồ Hồi giáo có nghĩa “Thượng đế Vĩ đại nhất”), rồi kêu tên từng họa sĩ, và nổ súng. Ập vào phòng họp, các tay khủng bố vũ trang bằng tiểu liên AK-47 và súng phóng pháo vác vai đã tiến thẳng lại phía chủ nhiệm Stéphane C-harbonnier (được độc giả biết đến qua nét vẽ ký tên tắt “C-harb”) và bắn gục anh trước tiên, rồi đến người cảnh sát bảo vệ cho anh, trước khi giết thêm những người khác, trong đó có thêm ba họa sĩ nữa, gồm Georges Wolinski, Jean Cabut và Bernard Verlhac.

Sau khi gây án mạng trong vòng 5 phút, hai hung thủ lao ra khỏi hiện trường, tiến đến một chiếc xe màu đen chờ sẵn bên trước. Thấy một cảnh sát bị thương đang nằm trăn trở trên mặt đất, một trong hai tên sát nhân đã thản nhiên kê súng vào đầu nạn nhân bấm cò. Trên đường tẩu thoát, xe của bọn sát nhân đã đụng một xe khác ngoài đường phố, nên chúng cướp cạn một xe khác nữa để biến mất giữa thanh thiên bạch nhật. Trong đoạn videoquay tự động từ cao ốc kế cận, cảnh sát thấy một trong hai tên la lớn bằng tiếng Pháp rất chuẩn mực, “Ê! Chúng ta đã trả thù cho Thiên sứ Mohammed! Chúng ta đã giết xong bọn C-harlie Hebdo!”

Tám nhà báo, hai cảnh sát viên làm nhiệm vụ bảo vệ, một nhân viên bảo trì và một vị khách đã bị thảm sát, với thêm 11 người khác bị thương, trong đó có 4 người thập tử nhất sinh.

 

Những nhà báo họa sĩ bị thảm sát

Nhận định về vai trò của các họa sĩ châm biếm, ông Daniel Leconte, một nhà làm phim vừa hoàn tất cuốn phim tài liệu về các họa sĩ hí họa, cho rằng những nghệ sĩ nầy chẳng khác các nhà bình luận của một tờ báo lớn. Ông nói: “Dĩ nhiên khi vẽ tranh tếu, họ phải hết sức đơn giản và giữ một quan điểm thật triệt để. Họa sĩ châm biến là chiến sĩ ở tuyến lửa đầu tiên, giao tranh với tín đồ Islam, khi phải tạo tràng cười hay nụ cười mĩm để làm vũ khí cho mình.”

Françoise Mouly, chào đời tại Pháp, trưởng thành bằng tranh vẽ của báo C-harlie Hebdo, hiện là chủ biên nghệ thuật của tờ The New Yorker cho biết thêm rằng “không giống như trường hợp đa số họa sĩ châm biếm khác cứ làm việc đơn độc, ban chủ biên của tạp chí C-harlie Hebdo rất hỗ tương nhau, sinh hoạt chung và cùng nhau phác thảo công việc. Ở tòa báo nầy, gần như không có chuyện vẽ rồi nộp tác phẩm cho một ông chủ bút. Họ làm việc với nhau, và tạo nụ cười cho người khác trong nhóm. Trong cung cách ấy, họ sống và làm việc với nhau như những con người thực, thay vì được mướn để sản xuất tranh vẽ. Mỗi người tự biết những nguy hiểm mà tòa báo phải đối diện. Tòa soạn từng bị đốt và dọa đặt bom. Nhưng họ thực sự ngồi xổm lên kiểu hù dọa của bọn khủng bố, cứ đem chuyện bom đạn hay cái chết để cả vú lấp miệng em.” Bốn nhà báo vừa tử nạn với cây cọ của mình là:

Georges Wolinski, 80 tuổi, chào đời tại Tunisia với bà mẹ lai Pháp Ý và ông bố gốc Do Thái tại Ba Lan. Cao niên, nhưng vẽ rất đều, nhất là tranh châm chọc các điều cấm kỵ của con người. Với Wolinski không có gì là thiêng liêng thần thánh hết, từ chuyện đàn bà cho đến lãnh đạo tôn giáo. Riêng cung cách phá vỡ các giới hạn của ông gợi hứng cho nhiều nghệ sĩ bạn đàn em và đàn cháu. Ông luôn tìm cách chọc thủng và vượt quá hệ lụy của thông tục xưa cũ về nhận thức thẩm mỹ, đạo đức, bằng cách dùng lối hí họa nhanh, gọn, sắc bén nhưng vẫn tập trung vào chủ đề chính. Nét vẽ của ông tạo một trường phái riêng cho mình.

Stéphane C-harbonnier, 47 tuổi, ký tên C-harb trên tranh vẽ, là chủ biên của tờ báo, vừa là bộ mặt của tờ báo trên phòng tuyến đả kích Thiên sứ Mohammed. Ông là một nhà hoạt động xã hội cánh tả, trưởng thành trong một gia đình cộng sản. Ông có học thức, có văn hóa – hai thứ trở thành cá tính nghiêm túc của mình, nhưng đồng thời, ông cũng rất triệt để. Chủ trương của ông khi đăng tranh vẽ châm biếm nhà thiên sứ của Islam không nhằm vào ý thức hệ tôn giáo, mà là “sự tự do và quyền tự do”. Nhiều bạn bè nhận xét rằng “C-harb là con người của tự do. Ông không muốn thấy bất cứ ngăn trở gì trong suy tưởng của mình. Cách thức sống của ông là cứ việc bày tỏ ý mình, vì đó chính là quyền tự do ngôn luận.”

Jean Cabut, ký trên tranh vẽ là Cabu, sinh năm 1938, theo học ngành nghệ thuật tại Paris, sau khi làm nghĩa vụ quân sự bên Algeria về đồng sáng lập tờ báo Hara-Kiri, tiền thân của tờ C-harlie Hebdo. Theo nhà làm phim Daniel Leconte, “Cabu là một nghệ sĩ hội họa, một nhà thơ, một người đàn ông ngọt ngào và là một nhà báo lớn. Tay ông luôn phác thảo, luôn phóng bút vẽ, dù là những sinh hoạt và các nơi mà ông vẫn thấy mỗi ngày.” Nét vẽ của Cabu thuộc trường phái châm biếm chính trị, tương tự của họa sĩ Saul Steinberg hay Jules Feiffer, gần gũi với cách thưởng ngoạn của người Mỹ. Không có gì ngăn được ông không nguệch ngọac đôi nét về Mohammed, nhất là khi có một mẩu tin nóng về nhân vật nầy.

Bernard Verlhac được biết đến dưới bút hiệu Tignous, sinh năm 1957, cùng lúc cộng tác với nhiều tạp chí. Theo tường thuật của tờ báo ngày Le Monde (Thế Giới), ông là người mới gia nhập đội ngũ C-harlie Hebdo. Tignous có tính cả thẹn trước mọi chuyện và mọi người – chỉ trừ khi ông cầm bút để vẽ, với lối vẽ truyền chân sôi nổi của mình.

Chân dung thủ phạm vụ giết người tập thể

Tương tự như hai thủ phạm vụ ném bom trong cuộc chạy việt dã ở Boston ngày 15/04/2013 là hai anh em ruột Dzhokhar và Tamerlan Tsarnaev, thủ phạm vụ tàn sát ban biên tập báo C-harlie Hebdo cũng là hai anh em ruột một nhà: Saïd Kouachi (sinh ngày 7/09/1980) và Chérif Kouachi (sinh ngày 29/11/1982). Mặc dù chẳng xa lạ gì với nhà chức trách Pháp, hai đứa có cuộc sống âm thầm tại kinh đô ánh sáng của châu Âu. Cả hai cùng chào đời tại Pháp, con của cặp vợ chồng gốc Algeria di cư qua Pháp. Hai ông bà mất sớm, cả hai trở thành mồ côi từ bé. Thằng em Chérif sống trong gia đình cha mẹ nuôi ở thị trấn Rennes nằm cách thủ đô 350 cây số về phía tây, đã qua một lớp để trở thành huấn luyện viên thể dục trước khi dời về Paris sống chung với thằng anh trong gia đình một người mới theo đạo Islam. Làm em, nhưng Chérif tỏ ra vượt trội về quyền biến và bản lĩnh. Chérif giấu kín các kinh nghiệm quân sự của mình. Trong thời gian quần quật với một chuỗi những công việc thấp kém kể cả đi giao pizza khắp hang cùng ngõ hẻm thủ đô, hắn đã có dịp tiếp xúc với các đường dây hoạt động thánh chiến bí mật. Dưới bí danh Abu Issen, hắn là thành viên của mạng lưới Buttes-Chaumontchuyên tuyển mộ và gởi các phần tử “thánh chiến” (jihadist) để chiến đấu dưới cờ al-Qaeda sau khi Mỹ và đồng minh đổ quân vào Iraq. Đầu năm 2005, mới 22 tuổi, hắn đã bị bắt khi cùng một đồng bọn chuẩn bị qua Syria để cầm súng đánh Mỹ. Trong thời gian ngồi nhà tù Fleury-Mérogis ở phía nam Paris từ tháng 1/2005 tới 10/2006, hắn móc nối được với trùm khủng bố Djamel Beghal. Tên nầy sinh năm 1965, cùng gốc Algeria như hắn, bị bắt ngày 28/07/2001 tại phi trường quốc tế Dubai khi đang chờ đổi chuyến máy bay từ Pakistan tới, để bay đi châu Âu, với hộ chiếu giả của nước Pháp. Bị bắt, Beghal thú nhận với nhà chức trách Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) rằng hắn đang định thực hiện âm mưu làm nổ tung sứ quán Mỹ tại Paris. Ba tháng sau, hắn bị dẫn độ sang Pháp, và đã khai tiếp với chánh thẩm Jean-Louis Bruguière rằng hắn đã từng gặp Osama bin Laden tại Afghanistan để lên kế hoạch đánh bom tự sát. Với các thành tích âm mưu khủng bố kể trên, hắn và 5 đồng bọn được chính phủ Pháp tặng bản án dài bằng 10 cuốn lịch để bóc dần.

Tại Paris, thằng Chérif thụ giáo với thầy Farid Benyettou, là một nhà truyền giáo Muslim ở đền Addawa trong quận nội thành số 19. Hơn một lần hắn muốn làm thịt người Do Thái ở Pháp, nhưng sư phụ can ngăn hắn, rằng không như bên Iraq, nước Pháp không là “miền đất dung thân của thánh chiến”. Tới năm 2008, Chérif lại ta tòa, bị kêu án 3 năm tù giam cộng thêm 18 tháng tù treo vì tội khủng bố khi tham gia gởi chiến binh tuyển mộ được sang Iraq cho nhóm Hồi giáo vũ trang của Abu Musab al-Zarqawi, cộng thêm tội danh là thành viên của tổ chức chiêu mộ thanh niên Hồi giáo tại Pháp để đi cầm súng cho al-Qaeda bên Iraq.

Mãn án tù, Chérif cặp được cô bạn gái tương đối vững vàng, và vào tháng 9/2009 hắn kiếm được một chân bán cá tôm trong siêu thị Leclerc tại khu vực Conflans Sainte Honorine – hai yếu tố để mọi người nghĩ đến lúc hắn đã rửa tay gác kiếm, để mặc cho dĩ vãng trôi qua và làm lại cuộc đời. Tại chỗ làm, hắn đánh lừa được cả bà quản đốc, là người chứng minh rằng khi hé môi, hắn chỉ đề cập tới một chuyện duy nhất là các loại cá và giá cả cá mú trên thị trường. Nhưng thực ra, theo điều tra của báo Le Monde, hắn đã lẳng lặng bắt liên lạc lại với các đồng bọn cũ của mình, để bị lọt vào cái bẫy của mạng lưới tình báo cài bên trong đội ngũ “thánh chiến”, nhằm âm mưu tổ chức vượt ngục cho một tên bị án chung thân tên Smaïn Aït Ali Belkacem. Belkacem lại cũng là dân gốc Algeria, một thành viên nhóm Hồi giáo vũ trang bị bắt trong đêm 2/11/2005 tại căn chung cư của mình với nhiều hỏa pháo, 4.8 kí thuốc súng, 183 viên đạn, 3 súng lục. Ngoài ra, Belkacem là một trong những thủ phạm vụ nổ bom ga tàu điện Musée d’Orsay ở Paris làm thiệt mạng 8 thường dân vô can. Anh em Kouachi thoát khỏi bị truy tố vụ vượt ngục của Belkacem vì không có đủ tang chứng cụ thể, nhưng trong hồ sơ vụ án ghi rõ “mặc dù nguồn gốc đương sự được chứng minh có liên quan đến phe Islam cực đoan cũng như chính đương sự bộc lộ quan điểm muốn biện hộ cho việc tổ chức thánh chiến có vũ trang là hợp pháp.”

Năm 2011, thằng anh Saïd Kouachi tới thăm Yemen và lưu trú nhiều tháng để được các tay vũ trang al-Qaeda phân bộ Bán đảo Ả rập huấn luyện quân sự. Thời gian nầy, hắn đã gặp tay trùm Anwar al-Awlaki tại một địa điểm ở tỉnh Shabwa ở phía nam, trước khi al-Awlaki bị máy bay không người lái của Mỹ giết vào tháng Chín cùng năm.

Với tổng số hơn 5 triệu tín đồ Islam trong nước, quốc gia Pháp có đông hơn bất cứ nước nào tại châu Âu, nên chính phủ vất vả tìm cách theo bén gót các thành phần cực đoan mà không quá lộ liễu để làm phật lòng các tín hữu Islam chân chính, nhằm tránh tình trạng gia tăng bạo loạn do rút mây động rừng. Jonathan Laurence, tác giả cuốn Vấn đề tín đồ Islam tại châu Âu nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại gần đây rằng lực lượng an ninh của các nước châu Âu có quá nhiều công dân là cảm tình viên với phong trào thánh chiến đến độ vượt quá mức kiểm soát hay theo dõi, để có thể phân loại những kẻ chỉ nói ủng hộ thánh chiến bằng mồm ra khỏi những phần tử sẵn lòng cầm vũ khí để khạc đạn hay liệng bom vào người khác. Ông nầy giải thích: “Canh chừng cả khối đông quần chúng không thể là một giải pháp thực tế vì các quyền tự do dân sự cần phải được quân bình với thành quả mà việc canh chừng có thể thu hoạch được.”

Trong vụ thảm sát C-harlie Hebdo, cảnh sát cho biết có một người thứ ba, 18 tuổi, thất nghiệp, theo đạo Hồi, quốc tịch Pháp gốc Bắc Phi là tài xế chở hai hung thủ tẩu thoát. Tên nầy cư trú tại thị trấn C-harleville-Mézières, nằm sát biên giới nước Bỉ, cách Paris 200 km. Sáng sớm hôm sau án mạng, có một người như thế đã tới đầu thú với nhân viên công lực tại C-harleville-Mézières, nhưng thanh niên nầy khai là lúc hai anh em Kouachi gây án, hắn còn ngồi trong lớp học. Điều nầy được nhiều bạn học của hắn xác nhận, do đó, đến giờ nầy hắn vẫn chưa bị truy tố trước luật pháp, và đã được phóng thích sau 50 tiếng đồng hồ lấy lời khai, vì liên quan duy nhất giữa người nầy với hai anh em nhà Kouachi chỉ là dây mơ rể má qua đường hôn nhân.

Hung thủ bị giết

Gây án xong, một trong hai hung thủ đánh rơi lại giấy căn cước trên chiếc xe mà chúng tẩu thoát, đụng vào xe khác để phải bỏ xe lại. 23 giờ sau, hai hung thủ được dân chúng báo cáo xuất hiện tại Aisne, ở phía đông bắc Paris. Các lực lượng an ninh vũ trang, kể cả Cục Cảnh sát Quốc gia và Lực lượng Cảnh sát Can thiệp Toàn quốc được huy động để tầm nã các can phạm. Qua buổi chiều, lực lượng tầm nã tập trung ở vùng Picardy, đặc biệt là ở khu bao quanh Villers-Cotterêts và ngôi làng Longpont, sau khi hai nghi can đánh cướp một cây xăng tại đây và bỏ xe lại để lẫn vào rừng. Cuộc truy lùng mở rộng tới khu vực bao quanh Rừng Retz, là một trong các cánh rừng rộng lớn nhất nước.

Qua ngày thứ ba, cuộc săn người tiếp diễn sau khi cảnh sát được báo chúng lai vãng vào buổi sáng ngày 9/01 với chiếc xe Peugeot mà chúng mới đánh cướp gần thị trấn Crepy-en-Valois. Cảnh sát đã rượt đuổi chúng trên đoạn đường dài 27 km, đến khi chúng vất bỏ xe, bắn trả với cảnh sát ở gần làng Dammartin-en-Goële, nằm cách Paris 35 km về phía đông bắc. Vụ chạm súng nầy làm nhiều người bị thương, trong đó chính thằng anh bị thương nhẹ vào cổ, nhưng không ai thiệt mạng.

Khoảng 9g30 sáng, hai anh em Kouachi trốn vào văn phòng của Création Tendance Découverte, một cơ sở in ấn nằm trong khu kỹ nghệ Dammartin-en-Goële, nơi ông chủ Michel Catalano đang có mặt cùng với nam chuyên viên ấn họa 26 tuổi tên Lilian Lepère. Catalano bảo Lepère vào trốn trong kho, còn anh ngồi lại bàn giấy một mình khi các hung thủ bước vào. Ngay sau đó, một khách hàng tên Didier đến đặt hàng in, đã gặp Catalano bước ra cùng với Chérif Kouachi cầm súng. Thằng em đã tự giới thiệu với Didier là cảnh sát đang truy lùng bọn sát nhân, sau khi bắt tay nhau, hắn căn dặn thêm, “Ông đi đi. Dù gì chúng tôi cũng không giết người thường dân.” Chính câu nói nầy làm Didier nghi ngờ Chérif là tên khủng bố, nên báo động ngay cho cảnh sát.

Sau khi Didier rời nhà in, Catalano quay vào bên trong và khép cửa lại. Ông chủ pha cà phê cho hai tên khủng bố, và băng bó cho thằng anh vừa bị thương ở cổ trước đó. Anh ta thề thốt rằng chỉ có anh ở tiệm một mình, và ngậm tăm về sự có mặt của Lepère trong kho, trong khi đó, nằm trong một chiếc thùng giấy lớn, Lepère dùng điện thoại di động gởi lời nhắn báo cho cảnh sát biết mọi diễn tiến trong suốt ba tiếng đồng hồ nhà in bị bao vây. Cảnh sát ở bên ngoài đã nắm vững tất cả tình hình bên trong, kể cả các yếu tố chiến thuật như vị trí chính xác của Catalano và của mỗi tay khủng bố.

Vì chỉ cách vòng vây quanh nhà in không quá 10km, phi trường quốc tế C-harles de Gaulle đã ra lệnh đóng hai phi đạo chính để đề phòng tai nạn. Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve căn dặn cảnh sát tìm cách vô hiệu hóa các tên khủng bố, nhưng đã cố gắng thiết lập đối thoại với chúng để điều đình việc di tản học sinh và thầy giáo của một ngôi trường chỉ cách đó nửa cây số, nhưng hai tên khủng bố không trả lời nhân viên công lực. Cuộc bao vây kéo dài tới gần tròn tám tiếng đồng hồ. Tới 4:30 chiều, có ba tiếng nổ thật lớn gần tòa nhà đặt cơ sở in. Ba mươi phút sau, một toán cảnh sát chiến đấu đổ bộ xuống mái nhà in, trong khi một trực thăng vũ trang khác đáp ngay xuống sát nhà in. Trước khi cảnh sát phá cửa xung phong vào, hai tên khủng bố chạy ùa ra sân, vừa bắn tới tấp về phía cảnh sát. Đúng như chúng đã tuyên bố trước đó rằng chúng muốn chọn cái chết của kẻ tử đạo, cuộc bao vây kết thúc sau khi cả hai anh em thằng Kouachi bị bắn chết vì trận mưa đạn của công lý. Anh Lepère được giải thoát không sứt mẻ một sợi tóc, và anh Catalano cũng bình an. Cảnh sát đã thu nhặt các cây súng AK, bom xăng và súng phóng hỏa tiễn mang về làm tang chứng tội ác.

Thánh chiến: thêm một vị thánh đi chiến đấu

Vụ thảm sát tại tòa soạn báo C-harlie Hebdo không riêng lẻ, và không chỉ do hai tên khủng bố nổi cơn cuồng tín đột xuất. Chúng đã tính toán và sắp xếp, để cùng lúc gây đổ máu tại hơn một địa điểm trong thủ đô Paris – nhân danh Thiên sứ Mohammed và đạo Islam, để làm “thánh chiến” và gây chết chóc cho hàng loạt người vô tội. Vị “thánh” thứ ba nhân danh đạo Islam để “chiến đấu” có tên Amedy Coulibaly. Hắn sinh ngày 27/02/1982, là đồng bọn của Saïd và Chérif Kouachi, đột nhập siêu thị Do Thái và bắt cóc cũng như bắn chết con tin.

Coulibaly chào đời ở Juvisy-sur-Orge, một vùng ngoại ô Paris, có nguồn gốc từ nước Senegal. Bắt đầu từ tuổi 17, hắn đã bị kêu án nhiều lần vì tội trộm cắp, và thêm một lần mang án buôn bán ma túy. Khi thụ án cướp có vũ khí vào năm 2005, trong tù, hắn gặp Chérif Kouachi. Mãn án tù, hắn kết hôn theo nghi thức tôn giáo với cô Hayat Boumeddiene, nhưng không đăng ký kết hôn theo pháp luật. Tháng 5/2010, cảnh sát lục soát căn chung cư của hắn và bắt gặp 240 viên đạn súng trường cỡ 7.62 ly mà hắn khai là để buôn đi bán lại kiếm lời. Tên hắn có trong danh sách các buổi tụ tập ở công viên Parc des Buttes Chaumont, nơi hắn và Chérif Kouachi thường tụ tập với các thành viên cực đoan người Pháp gốc Algeria khác. Hắn thường bày tỏ nguyện vọng được sang Iraq hay Syria cầm súng giết Mỹ. Năm 2010, hắn lãnh án 5 năm vì dính dấp tới âm mưu phá nhà ngục để Smain Ait Ali Belkacem trốn thoát. Sau đó, hắn được tha sớm.

Một ngày sau vụ thảm sát ở tòa báo C-harlie Hebdo, Coulibaly bắt đầu ra tay bằng việc lạnh lùng bắn chết một nữ cảnh sát tại Montrouge, rồi đột nhập siêu thị Do Thái ở Porte de Vincennes, cũng tại Paris. Khi khống chế siêu thị bằng con tin, Coulibaly bỏ một khẩu súng trên quầy tính tiền, trong khi tay vẫn thủ một khẩu AK khác. Khẩu súng trên quầy bị kẹt đạn nên hắn không dùng tới nữa, nhưng một nhân viên siêu thị tên Lassana Bathily không hề biết. Lợi dụng lúc hung thủ đang đứng quay lưng, Lassana chụp lấy súng trên quầy, nhắm vào lưng tên khủng bố, bóp cò. Súng không nổ. Anh bị Coulibaly quay lại, xả một tràng đạn, quỵ xuống chết tức khắc trên vũng máu. Hắn tự giới thiệu với các con tin và ra lệnh cho họ gọi phôn báo lại cho báo chí ở bên ngoài: “Tôi tên Amedi Coulibaly, là tín đồ Islam. Tôi là người của Quốc gia Hồi giáo.” Hắn cũng tự xác nhận chính hắn đã sát hại người nữ cảnh sát ngày hôm trước, cũng như hắn đang ra tay để hợp đồng hành động với hai anh em vừa gây nợ máu tại tòa soạn báo C-harlie Hebdo.

Một người con tin tên Michael B. đã bị hắn ra lệnh gọi ra cho nhà báo. Sau đó anh nầy lén lút gọi tiếp cho cảnh sát biết tình hình bên trong chợ. Cảnh sát dặn dò anh để anh nhắn lại cho các con tin khác: “chừng nào cuộc tấn công xẩy ra, mọi người phải nhanh chóng nằm sát xuống sàn nhà. Cuộc đột nhập sắp bắt đầu sớm.” Bên trong, tên khủng bố đã chuẩn bị để đón nhận cái chết mà hắn gọi là phần thưởng của hắn. Mỗi tay hắn giữ chặt một khẩu súng, kề bên là các thùng đạn. Bỗng dưng hắn bắt đầu cầu kinh. Điện thoại của anh Michael vẫn chưa tắt, cảnh sát bên ngoài nghe rõ tất cả. Ít phút sau, khung cửa lưới của chợ thình lình được kéo lên. Màn ảnh truyền hình trên thế giới chiếu cảnh khoảng 30 cảnh sát vũ trang tràn tới cửa chính của chợ. Máy quay ghi lại cảnh lựu đạn được ném vào, trước khi một người cảnh sát đơn độc và can trường lao qua cửa chính. Xác một con tin nằm ngay trên sàn nhà, cạnh cửa. Các cảnh sát cùng ập vào, vừa nổ súng. Một cảnh sát phía bên phải cửa chính hướng nòng súng lên, trong tích tắc, một thây người đổ xuống. Đó là xác Coulibaly. Sau đó, các con tin ùa ra khỏi cửa, hít thở không khí tự do. Cảnh sát tịch thu cây AK và khẩu súng lục mà Coulibaly đã dùng để bắn lại họ. Sau khi hắn chết, họ còn tìm thấy thêm hai súng lục Tokarev do Nga chế tạo, hai súng máy, một áo giáp và nhiều thùng đạn, chưa kể 15 khối chất nổ và một bộ phận kích hỏa mà hung thủ gài quanh siêu thị. Phía con tin có 4 người chết, trong đó có Yoav Hattab, mới 22 tuổi, con trai của giáo sĩ Do Thái tên Betto Hattab.

 

Thánh tử đạo?

Những tên khủng bố bị bắn chết đợt nầy tự nhận là làm thánh chiến để trả thù cho hành động châm biếm vị thiên sứ của họ. Đọc toàn thể 114 chương (surah) của Thiên kinh Qur’ran, chúng ta sẽ không thấy đạo Islam khuyên bảo tín đồ phục hận hay giết người. Ngược lại, sách kinh nhắc đi nhắc lại về bản chất nhân từ và sự thứ tha của Allah, rõ rệt nhất là ở các câu số 182, 199, 218, 226 và 235 của chương 2 (al-Baqara), hay các câu 89 và 155 của chương 3 (al-‘Imran).

Chúng tôi đã mang vấn đề tế nhị nầy ra hỏi, và được học giả Dohamide Abu Talib thuộc Islamic Society of Indochina trả lời:“Cần phân biệt rõ hành động của các bè nhóm từng vùng, từng địa phương, trong bối cảnh chánh trị riêng. ISIS xuất phát từ Iraq và Syria không tiêu biểu cho toàn bộ tôn giáo Islam mà căn bản tín lý là an bình chớ không phải giết chóc man rợ.”

Ngoài ra, khi chúng tôi đặt vấn đề “Có phải Islam phát huy khủng bố và làm cho khủng bố thành một đe dọa cho thế giới?” ông Dohamide đã giải thích như sau: “Islam và khủng bố là các đối nghịch rõ ràng. Các tín lý căn bản của Islam đều hướng các tín đồ duy trì và phát huy an bình xuyên suốt thế giới. Islam là đức tin của sự ôn hòa, như vậy, một người Muslim chân chính và biết kính sợ Allah không thể là một kẻ cuồng tín và cũng không phải là một người cực đoan. Không đời nào Islam lại tha thứ các vụ cưỡng chiếm, bắt cóc và hành hạ hay giết hại người vô tội để đạt các mục tiêu riêng của mình.”

Như thế, hành động giết ký giả khi họ đối lập với mình chỉ là trò dã man dành riêng cho thành phần hèn hạ, ngụy Hồi giáo, hay cho đảng viên cộng sản, như khi họ giết ký giả Từ Chung tại Sài Gòn vào ngày 30 tháng 12 cách đây vừa chẳn 50 năm.

NgyThanh

 

 

Tác giả bài viết: Dau Vuong Quyen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập21
  • Hôm nay24,836
  • Tháng hiện tại293,517
  • Tổng lượt truy cập32,760,042
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây