Những kiểu lừa đảo theo mô hình Ponzi Mô hình Ponzi

Thứ bảy - 28/01/2023 08:56
h 1
h 1

Được đặt theo tên của Charles Ponzi, kẻ lừa đảo nổi tiếng đầu thế kỷ 20, bằng cách vay tiền của người này để trả nợ cho người khác. Kẻ đi vay đưa ra cam kết trả lãi rất cao nhằm đánh vào lòng tham của những người cho vay hòng thu hút nguồn tiền vay lớn. Người cho vay bị hấp dẫn bởi lãi cao nên lại tiếp tục giới thiệu cho những người khác,.. cứ thế kẻ đi vay càng ngày càng có được nhiều tiền từ những khoản vay ngày càng lớn của những người đến sau. Đến một thời điểm nào đó, kẻ đi vay sẽ biến mất cùng với số tiền kếch sù đã vay được. Hình thức lừa đảo này còn gọi là “lấy mỡ nó rán nó”. Trên thế giới đã có những vụ lừa đảo gây chấn động như vụ Enron, vụ WorldCom và đặc biệt là vụ Bernie Madoff được đánh giá là vụ lừa thế kỷ gây ra thiệt hại tới hơn 50 tỷ đô la, các bạn có thể google về các vụ này để tìm hiểu kỹ hơn. Tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng có khá nhiều vụ lừa đảo theo mô hình Ponzi được phanh phui. Hình thức lừa đảo  nào còn nguy hại hơn cả mô hình kim tự tháp bởi người có chủ ý lừa đảo có thể tiếp cận đến toàn bộ nguồn tiền và chiếm đoạt toàn bộ. Cách thức lừa đảo này thường diễn ra như sau:
 – Tự make up bản thân thành doanh nhân thành đạt với biệt thự, xe sang, tài sản hàng trăm tỷ (thực chất là chém gió, nhà thuê, xe mượn hoặc mua trả góp,…)
 – Vẽ ra các dự án thật hoành tráng từ BĐS, Vàng, Tiền ảo (như Bitcoin), Thuốc trị ung thư, Dịch vụ tài chính,… Đưa ra các tuyên bố hùng hồn về tốc độ tăng trưởng tài sản, kêu gọi đầu tư với sự hứa hẹn những khoản lợi nhuận không tưởng (10- 30%/tháng) nhằm tạo lòng tham của người tham gia đầu tư – Ban đầu các nhà đầu tư tham gia với khoản tiền nhỏ, và kẻ lừa đảo luôn luôn trả lãi cao đúng như cam kết và đúng thời hạn, thậm chí trước thời hạn, khiến cho những người này tin tưởng lợi nhuận là thật
– Cam kết trả thêm % cho những ai mời được nhà đầu tư mới tham gia. Những người đã được trả lãi cao đúng hạn trong cơn say tiền đã chủ động đi mời gọi hết người thân quen, bạn bè tham gia đầu tư/cho vay với những khoản ngày càng lớn hòng mong thu về lợi nhuận nhiều
 – Kẻ lừa đảo dùng tiền của những người tham gia sau để trả lãi cho những người trước đó, lòng tin càng được củng cố và số tiền kêu gọi đầu tư ngày một nhiều
 – Khi lượng tiền đổ về đủ lớn, kẻ lừa đảo sẽ ôm trọn và bỏ trốn hoặc khi không còn đủ khả năng trả sẽ tuyên bố phá sản. Với cách thức lừa đảo trên, có thể kể đến các tên như Huyền Như, IDT, TGG, sàn Bitcoin, sàn cho vay tài chính, sàn vàng,… đã chiếm dụng tiền của rất nhiều người, khiến cho những ai  tham gia vì lòng tham mà mất trắng. Do vậy hãy tỉnh táo với những thông tin bất thường. Luôn ghi nhớ rằng: lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao, không có cơ chế kinh doanh nào mà lợi nhuận cao khi rủi ro thấp hoặc không có rủi ro. Những lời cam kết như vậy thực chất là những lời lừa đảo mà thôi. Làm người giỏi đã khó, người giỏi nhưng giả vờ ngốc mới là tuyệt đỉnh Có một cậu bé người Mỹ tên Wilson, thoạt nhìn rất khờ khạo, do đó rất nhiều người trong thị trấn thích đùa với cậu, giống như là nhân vật hề mua vui cho mọi người. Một ngày nọ, bạn cùng lớp của Wilson cầm trên tay một đồng 1 đô la và một đồng 5 cent, rồi hỏi Wilson là chọn đồng tiền nào. Cậu bé Wilson lúc đó đã không cần suy nghĩ mà trả lời ngay: “Tớ chọn đồng 5 cent”. Bạn học cười khoái trí nói: “Ha ha, cậu ấy không chọn 1 đô la mà lại chọn đồng 5 cent”. Sau đó tất cả học sinh trong trường đã lan truyền nhau chuyện cười này. Rất nhiều người đã không tin, sao Wilson lại ngốc đến vậy, họ đã đem tiền đến trước mặt Wilson để kiểm nghiệm, nhưng lần nào cũng nhận được cùng một kết quả. Mỗi lần cậu đều nói: “Tớ muốn 5 cent”. Tất cả học sinh của trường đều dùng cách này để kiểm tra và sau đó mỗi người rời đi với nụ cười của sự hài lòng. Cuối cùng, câu chuyện đã đến tai của thầy giáo. Ở trước mặt Wilson, thầy giáo hỏi: “Chẳng lẽ trò không phân biệt được giá trị lớn nhỏ của đồng 1 đô la và 5 cent sao?” Trò Wilson đáp: “Đương nhiên là trò biết rõ ạ. Nếu như trò chọn đồng 1 đô la thì sẽ không có ai mang tiền đến để thử nữa, như vậy trò cũng không thể có nhiều đồng 5 cent như thế này.” Người thầy nghe xong như bừng ngộ ra một đạo lý lớn. Wilson không đặt sự thông minh vào món lợi nhỏ mà suy nghĩ về cái  ngốc của người thông minh. Nhiều năm sau, ông trở thành tổng thống thứ 28 của nước Mỹ. Rất nhiều người thông minh, họ phán đoán suy nghĩ của người khác một cách nhanh chóng và không bao giờ bị mắc lừa. Họ tính toán chi li, so đo từng chút để làm sao không thua thiệt, không bị người lừa gạt. Nhưng họ lại quên câu: “Thông minh quá sẽ bị thông minh hại.” bởi vì quá thông minh nên người này thường bị người khác phòng bị. Kỳ thực, thông minh cũng không phải là xấu. Tuy nhiên, đôi khi trong cuộc sống lại cần chúng ta ngốc một chút mới tốt, hơn thế, làm được người thông minh giả ngốc quả không dễ dàng. Cho nên, người xưa cho rằng người thông minh nhưng giả ngốc mới là đạo xử thế của nhà thông thái. Giả thiếu hiểu biết khiến mọi việc được tiến triển thuận lợi hơn. Biểu hiện của ngốc nghếch ở người thông minh chính là một loại trạng thái bình tĩnh, không hiểu cái đạo lý của người đại ngốc thì khó thành tựu đại sự. Tiếc rằng thời thời nay, kẻ ngốc nhưng cố tỏ ra thông minh lại quá nhiều. Góc nhìn khác biệt Trong thế chiến thứ II, không lực Anh và Hoa Kỳ rất lo lắng khi nhiều máy bay của họ bị bắn hạ. Họ muốn bọc sắt thêm vào những chỗ trọng yếu trên máy bay nhưng không biết nên bọc vào chỗ nào. Abraham Wald – nhà toán học nghiên cứu về thống kê người Hungary lúc đó được thuê để làm việc này, và ông đã đánh dấu các vết đạn trên các máy bay sau khi ra trận quay về. Ông phát hiện hai khu vực quan trọng trên thân máy bay – chỗ giữa đôi cánh và chỗ giữa hai đuôi là nơi có ít vết đạn hơn cả. Ông quyết định bọc thép vào những chỗ này, chỗ mà có ít vết đạn hơn. Tại sao ông lại làm vậy? Theo lẽ thông thường thì phải gia cố những chỗ có nhiều vết đạn nhất chứ? Theo Wald, vì máy bay trúng đạn một cách ngẫu nhiên, những chiếc ông khảo sát đều là những chiếc đã quay trở về được, có nghĩa là dù dính đạn nhưng chưa bị rơi. Như vậy chính những lỗ đạn ông không nhìn thấy trên những chiếc không trở về mới là nguyên nhân làm máy bay rơi và là vị trí cần tăng cường bảo vệ. Trong doanh nghiệp, chúng ta thường chỉ để ý những vấn đề mà ta có thể nhìn thấy và tìm cách sửa chữa nó. Thế nhưng nếu đó là việc vẫn xảy ra thường xuyên và chưa tạo ra nguy cơ gì, thì có lẽ những vấn đề ta nhìn thấy chưa hẳn là nguyên nhân gây tổn hại đến doanh nghiệp mà nguyên nhân chính là những cơn sóng ngầm đang âm ỉ, những lỗ hổng mà chính chúng ta không nhìn ra được mới là nơi cần phải xem xét củng cố lại. Khi nhìn sự vật, hiện tượng thông thường theo một góc nhìn mới, một tư duy khác biệt ta có thể phát hiện ra nhiều điều thú vị và biến nó trở nên hiệu quả một cách không ngờ.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập216
  • Hôm nay17,391
  • Tháng hiện tại447,724
  • Tổng lượt truy cập32,431,447
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây