Tại sao nên cảm ơn & xin lỗi Chúa và với nhau?

Thứ sáu - 25/10/2024 08:58
unnamed
unnamed
Kính thưa Quý Cha và Quý Vị,


Cha Thánh Gioan Don-Bosco, Cây Đại Thụ Giáo Dục của Giáo Hội Công Giáo, đã để lại cho hậu thế một kho báu vô giá, hôm nay chúng con xin chia sẻ hai chỉ dạy của Ngài:
1.              “Nếu tôi đi giảng mà người ta chỉ cho tôi nói “MỘT ĐIỀU”, thì tôi sẽ nói đến cái Tòa Giải Tội”. Tại sao vậy? Có lẽ chúng con quá bất xứng để trình bày về nội dung cao sâu này, mà chỉ dám nêu lên một thực hành cụ thể, ai cũng làm được, luôn đem lại kết quả tức thời và lâu dài…, cách nên Thánh đơn giản và dễ dàng nhất là hãy năng xưng tội. Thánh có nghĩa là “MỌI TỘI của con ĐÃ ĐƯỢC THA”. Trong mọi hoàn cảnh, hãy nghĩ ngay đến việc XIN LỖI CHÚA và XIN LỖI NHAU.
Ngày ấy (Năm Thánh Mẫu 1987), sau khi đi xưng tội về, lòng con rất bình an, nhưng con vẫn tiếp tục “hồi tưởng”, xem xét lại mọi khía cạnh, và con đã khám phá ra mình còn quá nhiều thiếu sót, đụng đâu cũng thấy sai…, và bên tai con suốt ngày lại nghe tiếng ai đó nói thế này: “Mày đang làm một việc vô ích”, cứ năm mười phút lại nghe, bất cứ lúc nào ngưng làm việc là lại nghe, lời đó có phải Chúa nói? Hay Quỷ nói? Vì xem ra rất thấu tình đạt lý, đã đi xưng tội rồi, được tha rồi, còn xét mình làm gì nữa?... Hãy lo mà làm việc đi? Vớ vẩn? Con hoang mang lo lắng trong nhiều ngày, cho đến một ngày khi đi tham dự Thánh Lễ, chính từ Tòa Giảng, Cha chủ sự (ngài không biết con) nhấn mạnh từng chữ: “Phải Xét Mình hằng giây hàng phút”ngay lập tức con được bình an, con quên hết mọi sự đã nghe mà chỉ nhớ mỗi câu đó cho đến ngày nay, chưa hề có Cha nào giảng hoặc dám dậy giáo dân như thế… Nhưng với con thì đó chắc chắn là Lời Chúa. Không ai chối cãi được đâu, có chăng là mình có làm hay không mà thôi. “Càng xét mình, càng thấy mình tội lỗi”. Phải nhận ra mình thực sự là TỘI NHÂN, mới hiểu được thế nào là “tha 50, tha 500 hay tha 5 tỷ…”. Trong chúng ta, ai được tha 50, ai được tha 500 và ai được tha 5 tỷ?.../ Chỉ có kẻ được tha nhiều thì mới yêu nhiềukhông nhận ra tội lỗi của mình mà nói yêu Chúa thì chỉ là tự dối lòng và dối nhau).
 
2.              “Một đứa trẻ không có LÒNG BIẾT ƠN thì không thể giáo dục được nữa!” Đây là một cách nói để gây chú ý, nếu nói cho xuôi thì sẽ là: “Điều đầu tiên phải dạy cho trẻ (và cũng là dạy cho nhau, kể cả người lớn), đó là: “HÃY BIẾT ƠN NHAU”. Một tù nhân bị biệt giam, anh đã rất biết ơn con cóc, ngày ngày nó chui vào phòng “thăm anh” rồi lại đi ra…, còn chúng ta với nhau thì sao? Dân gian có nhận xét thật đáng quan tâm: “Con vật ở với nhau lâu thì thương nhau; còn con người ở với nhau lâu thì lại chán ghét nhau”. Hãy Tạ Ơn Chúa và Cảm Ơn Nhau. Hiểu lầm và giận hờn nhau là “chuyện của con người” (nơi nào có con người nơi đó có nó), nhưng xin đừng quên, cái lỗi đến sau bao giờ cũng nặng nề hơn cái sai lỗi trước đó. Cha giáo MP Trần Minh Huy đã cho chúng con một chìa khóa vàng: “Quay mặt lại với nhau mà đi thì nhất định sẽ gặp lại nhau; quay lưng lại với nhau mà đi, thì càng đi càng xa nhau mãi mãi…”
 
Cảm Ơn và Xin Lỗi không phải chỉ là lời nói suông mà là cả một con đường dài NÊN THÁNH cho mọi người.
 
Khi chúng con đang viết ít dòng này, để được bổ sung cho email vừa qua với tiêu đề “Cảm Ơn & Xin Lỗi”, chúng con có nhận được email dưới đây của một Cha già với nguyện ước được chia sẻ rất chân thành với Cha Đặng Hữu Nam và tất cả những ai quan tâm đến đời sống của Giáo Hội. Nếu có thể xin đón nhận.
 
Phần chúng con, thật khó mà quên được ý tưởng của Cha Michel Quoist (nhà thần học, nhà văn): “Bạn có nên từ chối nhận một VIÊN NGỌC QUÝ chỉ vì bàn tay trao tặng không được sạch lắm?”. (theo sự soi xét của bạn).
 
Thiên Chúa “không nhảy dù” xuống lòng mỗi người, mà Ngài có CON ĐƯỜNG rõ rệt, công khai và không thay đổi cho đến muôn đời. CON ĐƯỜNG ấy chính là qua các Giám Mục Giáo Phận đương nhiệm, ai cũng biết nhưng hình như một ít người “không thích như thế”.
 

Nguồn tin: Hải Đăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập45
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay14,491
  • Tháng hiện tại263,285
  • Tổng lượt truy cập35,909,630
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây