Những kỹ năng quan trọng cần rèn cho trẻ trước 6 tuổi

Thứ tư - 22/10/2014 10:30

Những kỹ năng quan trọng cần rèn cho trẻ trước 6 tuổi

Nhiều bà mẹ không chú ý rằng trẻ trước tuổi tiểu học cần được bồi dưỡng tốt các năng lực hoặc kỹ năng như: giao lưu xã hội, suy nghĩ độc lập, khả năng diễn đạt, sự sáng tạo và năng lực thực hành.

Những năng lực này nếu đạt được trước tuổi lên 6 sẽ tạo đà rất tốt cho sự phát triển các “kỹ năng mềm” sau này của trẻ. Những kỹ năng này không tự nhiên đạt được, cần có sự phối hợp đồng bộ giứa phụ huynh và trường học để bồi dưỡng cho trẻ.

Kỹ năng giao lưu xã hội

Hãy cho trẻ tiếp xúc và chơi nhiều với các bạn nhỏ cùng trường hoặc các bạn nhỏ khác, tôn trọng các quy tắc của trẻ, kể cả đó là những quy tắc riêng mà chỉ bọn trẻ mới chấp nhận được với nhau, không nên can thiệp quá mức, giúp trẻ học cách xử lý quan hệ giữa con người với nhau.

Nên thường xuyên tạo cơ hội để trẻ chơi với các bạn cùng lứa. Trẻ sẽ học được kỹ năng giao lưu xã hội từ đây.
 

Nên thường xuyên tạo cơ hội để trẻ chơi với các bạn cùng lứa và phụ huynh không can thiệp quá sâu. Trẻ sẽ học được các kỹ năng giao lưu xã hội từ đây.

Kỹ năng diễn đạt

Khuyến khích trẻ khi trẻ có nhu cầu thì tự mình phải nói ra, không phải việc gì cũng đều giúp trẻ. Ví dụ khi ra ngoài đường, cố gắng cổ vũ trẻ tập hỏi đường và vấn hỏi các thông tin cần thiết khác.

Năng lực quan sát

Cho trẻ học cùng với các bạn nhỏ và không chỉ hạn chế ở các nội dung trong giáo trình, có thể học các kiến thức trong cuộc sống bất kỳ lúc nào. Ví dụ, khi bạn đang nấu ăn, bạn cũng có thể cho trẻ xem con tôm tươi là dạng trong suốt nhưng nấu chín lại thành màu đỏ, hoặc để trẻ biết cái bàn được làm từ gỗ, giúp trẻ quan sát và suy nghĩ về các sự vật xung quanh. Hãy dạy trẻ quan sát ở mọi nơi mọi lúc.

Năng lực sáng tạo

Bố mẹ cổ vũ động viên trẻ tham gia vào các hoạt động thực tế nhiều hơn, ví dụ nuôi một con thú cưng, tự trẻ làm thiếp chúc mừng sinh nhật, thậm chí tổ chức buổi tiệc sinh nhật để trẻ phát huy khả năng sáng tạo của mình.

Năng lực suy nghĩ

Bố mẹ có thể thường xuyên giao lưu và hỏi trẻ một số vấn đề cấp bách, ví dụ “Khi đang ở trong thang máy xảy ra trường hợp bị dừng đột ngột thì con nên làm thế nào?”, “Nếu chú mèo nhỏ rơi xuống giếng con phải làm sao để cứu?”, và rất nhiều vấn đề tương tự từ trong cuộc sống có lợi để dẫn dắt trẻ suy nghĩ, nâng cao khả năng ứng biến của chính bản thân trẻ.

Tóm lại, các phương pháp giáo dục trẻ có rất nhiều, quan trọng nhất là bố mẹ cần hiểu rõ mục đích giáo dục là để làm gì. Không nên chỉ tham lam dựa vào các loại sách khoa học hay giáo trình nổi tiếng mà quên những điều sơ khai và cơ bản nhất của giáo dục.

 

Tác giả bài viết: Jenny Dương

Nguồn tin: (Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập74
  • Hôm nay20,039
  • Tháng hiện tại312,113
  • Tổng lượt truy cập32,778,638
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây