10 điều con bạn nên học được trước 10 tuổi

Thứ năm - 30/10/2014 05:18

10 điều con bạn nên học được trước 10 tuổi

10 điều quan trọng dưới đây bạn nên dạy con trước 10 tuổi, chúng sẽ có nhiều lợi ích trong suốt cuộc đời con bạn.

 

1. Có trách nhiệm với hạnh phúc của chính con

Hạnh phúc cần dựa vào sức mạnh của mình đi tìm kiếm, không phải do người khác tặng, ban phát hay mang đến cho mình. Không nên vì để cho bố mẹ, anh chị hạnh phúc mà miễn cưỡng ép buộc mình làm những việc mình chán ghét.

'Không nên vì để cho bố mẹ, anh chị hạnh phúc mà miễn cưỡng ép buộc mình làm những việc mình chán ghét' - Đạo lý này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong cả cuộc đời con bạn.

“Không nên vì để cho bố mẹ, anh chị hạnh phúc mà miễn cưỡng ép buộc mình làm những việc mình chán ghét” – Đạo lý này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong cả cuộc đời con bạn.

2. Đi ra ngoài chơi cần chơi hết mình

Hiện tại rất nhiều trẻ em thường ở trong nhà chơi game, điều này rất có hại cho sức khỏe cơ thể; hơn thế nữa, đến khi trẻ ra ngoài chơi thì lại thường cảm thấy chóng chán, thiếu hào hứng. Để cho con được mạnh khỏe, hãy để con thỏa thích vùng vẫy và vui chơi hết sức.

3. Nên tự hào về các sở thích riêng của con

Khi con còn nhỏ thích học được một việc nào đó sẽ quyết định phương hướng phát triển và thành tựu của con sau này con lớn lên. Vì vậy kể cả việc con trai thích chơi búp bê, con gái thích chơi xe hơi cũng không nên đi thay đổi, sửa chữa sở thích của con.

4. Không cần lúc nào cũng có được sự ủng hộ của bố mẹ

Nếu ý kiến của con khác với ý kiến của bố mẹ, bạn bè thì cũng không có gì là bi kịch ghê gớm cả. Chỉ cần con có quan điểm lý giải độc lập và tự do diễn đạt là điểu rất quan trọng cho con.

5. Con rất đẹp

Trẻ thường được bố mẹ khen ngợi xinh đẹp là hạnh phúc. Kể cả khi ở bên ngoài bị người khác bắt nạt, tâm lý uất ức và chán nản, nhưng nếu bố mẹ kịp thời đưa ra những lời khen cho con, con sẽ chữa trị khỏi vết thương lòng, sẽ lấy lại lòng tự tin của mình.

6. Đọc nhiều sách rất quan trọng

Con có thói quen từ nhỏ thích đọc sách rất có ích cho sự trưởng thành sau này. Khi khó khăn đọc sách, vui vẻ cũng đọc sách, nhân vật chính trong sách là chính bản khác của mình, có thể sau này mình và sẽ học dược nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức.

7. Con chính là con, không cần phải phục tùng mù quáng

Bố mẹ hay tự mình cho rằng, con nên như thế này, như thế kia, nhưng cách làm này thực ra là khống chế con, làm cho con tổn thất về tự chủ, giới tính và gây tương tổn cho lòng tự trọng của con. Điều đầu tiên bố mẹ cần làm được đó là tôn trọng “cái tôi” của con.

8.Tự trấn an khi bị tổn thương

Ở một số môi trường như trường học và sau này lớn lên, con sẽ gặp phải nhiều chuyện không công bằng và bị bắt nạt, điều này không có cách nào để tránh. Nếu con gặp phải việc như thế ở bên ngoài thì bố mẹ cần phải soi sáng cho con: “Đây không phải là lỗi của con, lỗi ở người làm con tổn thương. Trong thâm tâm bọn họ có một số sự cố trục trặc nên mới đi gây tổn thương cho người khác”.

9. Không để ai trở thành “tất cả” của con

Cho dù có hợp nhau, yêu thích nhau đến mức nào, nhưng không nên để một người phá vỡ được cái giới hạn cuối cùng ngăn cách cả hai, biến người ấy trở thành tất cả của con, khiến con tuyệt vọng khi có điều gì ngoài ý muốn xảy ra. Khi cô đơn hay bị tổn thương, con cần học cách tiếp cận bản thân mình và dùng sức lực của mình để tự đứng lên. 

10. Bố mẹ đang cố gắng hết sức

Bố mẹ cũng có lúc thất bại, cũng có lúc mắng mỏ con cái, có lúc việc làm bố làm mẹ cũng thất bại, nhưng cho dù như vậy cũng cần làm cho con cảm nhận được, vì con, vì gia đình này, bố mẹ đang cố gắng hết sức.

Jenny Dương (Biên dịch từ BB)

 

Người Mỹ dạy con chuẩn chỉnh không cần roi vọt

TS tâm lý Alan Kazdin, Giám đốc Trung tâm nuôi dạy con ĐH Yale (Mỹ) chia sẻ một vài bí quyết dạy con nghe lời mà không cần roi vọt.

Các nhà tâm lý chỉ ra rằng việc dùng đòn roi và các hình thức trừng phạt thân thể khác không làm thay đổi hành vi của trẻ một cách tốt hơn.

Có nhiều bằng chứng cho thấy việc đánh đập hoặc trừng phạt trẻ về mặt thân thể không cải thiện hành vi của chúng mà thậm chí còn làm sự việc tồi tệ thêm. Nhiều nhà tâm lý học hành vi cho rằng, thay vì việc đánh đòn hay la hét, cha mẹ có thể sử dụng khả năng dự đoán để thay đổi hành vi của đứa trẻ theo hướng tốt hơn.

day con 1

Cuộc phỏng vấn dưới đây với TS Tâm lý Alan Kazdin, Giám đốc Trung tâm Nuôi dạy con ĐH Yale sẽ làm sáng tỏ thêm về luận điểm này.

- Tại sao cha mẹ thường sử dụng “kỷ luật sắt”?

Có ba lý do, Kazdins nói. “Bộ não con người có xu hướng nhận những điều tiêu cực trong môi trường. Vì thế, một cách tự nhiên, các bậc cha mẹ sẽ chú ý hơn đến hành vi xấu của đứa trẻ hơn là những điều tốt đẹp. Thứ hai, có bằng chứng ngày càng tăng rằng não bộ bị kích thích khi xem hoặc tham gia các hành vi hung hăng, có thể coi đó là một động lực của việc bạo hành.

Thứ ba là nguyên nhân văn hóa hoặc tôn giáo. Nhiều nền văn hóa mà con người quan niệm rằng “yêu là cho roi vọt”. Dùng bạo lực là một cách thể hiện trách nhiệm của cha mẹ. (“Thật ngu ngốc khi nghĩ như vậy” – Kazdin bình luận)

- Ông đã từng làm việc với nhiều gia đình mà tình hình bạo lực đã đi quá xa. Tại sao nhiều cha mẹ lại sử dụng đòn roi quá nhiều như vậy?

Tôi chứng kiến có nhiều cha mẹ lạm dụng việc bạo hành mọi nơi, mọi lúc nhưng đứa trẻ không thay đổi hành vi của chúng. Cha mẹ chúng lại nghĩ: “Chắc mày cần biện pháp mạnh hơn thế nên tao sẽ đánh hoặc bạt tai mày”. Thật không may, đứa trẻ lại càng “lỳ đòn”

- Vậy làm thế nào để ngăn chặn việc này?

Khi bạn đang chết đuối, bạn không thể dạy người khác bơi. Chúng tôi không tranh luận, không giải thích, không rao giảng, thậm chí không nói với họ về khoa học. Đó là kiểu nói chuyện không tạo ra sự thay đổi

Thay vào đó, Kazdin giúp các bậc cha mẹ thực hành những gì họ sẽ nói với con mình, với những từ ngữ được chọn lựa cẩn thận để nhận lại sự phản ứng cụ thể. Mục đích là dạy cho trẻ những cách phản ứng khác nhau mà không có vấn đề hành vi ở đây.

day con 2

- Những từ quan trọng đó là gì?

Biết được điều gì xảy ra trước khi có những hành vi bạo lực với trẻ là điều rất quan trọng. Biết được điều này sẽ ngăn chặn cha mẹ có hành vi sai với con. Cha mẹ sau một ngày làm việc đầy căng thẳng trở về nhà, họ muốn có sự tuân thủ của đứa trẻ. Nhưng cái giọng nói như “ra lệnh” hoặc “chỉ trích” mà họ sử dụng sau một ngày mệt mỏi sẽ khiến đứa trẻ chống lại ước muốn của họ. Chúng không tuân thủ.

Tốt nhất khi bạn yêu cầu con làm một điều gì đó, bạn nên thêm cụm từ “xin vui lòng”, ba từ này chắc chắn sẽ thay đổi giọng điệu của bạn. Ví dụ “Con có thể vui lòng làm việc này, việc kia.. không?”

- Nhưng nếu một đứa trẻ thực sự có hành vi không tốt, bố mẹ nên phạt chúng như thế nào?

Cha mẹ thường nghĩ phải trừng phạt đứa trẻ khi chúng gây hậu quả, nhưng qua nhiều thập kỷ nghiên cứu về tâm lý học hành vi tôi cho rằng, việc kịp thời ca ngợi những hành vi tốt của đứa trẻ có tác dụng cải tạo hành vi hơn là sử dụng những hình phạt. Trừng phạt cần phải ngắn gọn, đơn giản và sử dụng một cách tiết kiệm.

Làm thế nào để một đứa trẻ tự nguyện làm việc nhà, dọn phòng, có ý thức học tập, hay chăm chỉ tập đàn, vẽ… mà cha mẹ không phải nhắc nhở, quát mắng, chửi bới, đe dọa? Sự thay đổi không diễn ra trong một ngay, mà phải là một quá trình. Tuy nhiên, những thay đổi nhỏ có thể tạo khác biệt lớn.

Ví dụ, bạn có thể nói với con mình: “Chúng ta sẽ cùng nhau chơi đàn vài phút con nhé”. Rồi bạn nói thêm: “Nhìn này, tự con có thể chơi đàn trong một phút rồi, con đã làm được điều mà mẹ tưởng chỉ có người lớn mới làm được”. Sau đó: “Con có thể dạy mẹ những gì con học được không?”. Bạn thử làm điều này liên tục trong vài ngày rồi bạn có thể hài hước tán thưởng: “Con có phải là con không? Mẹ không nghĩ con chơi đàn tiến bộ như vậy”. Bạn đừng đặt áp lực cho con trong lúc học đàn, hãy coi đó là niềm vui. Con bạn có thể nghỉ không học một ngày trong tuần nếu cháu muốn điều đó.

Theo VNN

 

Bất ngờ lý do Steve Jobs không cho các con dùng iPad

 

Họ đều là những nhà lãnh đạo nổi tiếng trong thế giới hi-tech. Nhưng, cũng chính họ lại hạn chế việc sử dụng sản phẩm công nghệ cao đối với các con của mình.

Steve Jobs – Ông bố “low-tech”

Vì sao có nghịch lý này? Nhà báo người Mỹ Nick Bilton, chuyên giữ mục công nghệ của tờ New York Times mới đây đã tiết lộ thông tin khiến các bậc phụ huynh phải giật mình.

Mẫu mã thay đổi liên tục, ngày càng bắt mắt với những tính năng hiện đại, chiếc máy tính bảng giờ không chỉ là phương tiện hỗ trợ làm việc, giải trí của người lớn mà còn là “người bạn thân thiết” của nhiều trẻ em trên thế giới. Thế nhưng, với Steve Jobs thì iPad không được chào đón trong nhà của ông. Trong bài viết Steve Jobs là một ông bố “nghèo nàn”về công nghệ, Nick Bilton nhắc lại chi tiết khiến anh không tin nổi, chính là điều mà Steve nói với Nick vào năm 2010. Lúc đó, Nick hỏi Steve Jobs: “Các con ông chắc hẳn yêu thích iPad lắm?” và Steve đáp: “Chúng không dùng đến nó. Tôi giới hạn thời gian cũng như danh mục thiết bị công nghệ được sử dụng ở nhà đối với các con. iPad là một trong những thiết bị tôi không cho con dùng khi ở nhà”.

Sinh thời, Steve Jobs không cho các con sử dụng iPad tại nhà.

Sinh thời, Steve Jobs không cho các con sử dụng iPad tại nhà.

Tác giả Wal-ter Isaacson, người dành rất nhiều thời gian ở nhà Steve Jobs để viết quyển sách về cuộc đời ông cũng chia sẻ: “Mỗi giờ cơm chiều, Steve Jobs ngồi với con trên chiếc bàn ăn dài ở nhà bếp, cùng con thảo luận sôi nổi về những quyển sách, về lịch sử và hàng tỷ thứ khác. Không ai, kể cả ông ấy được dùng máy tính hay bất cứ thiết bị điện tử nào trong giờ ăn. Trẻ con nhà Steve có vẻ không nghiện những món ấy”.

Vì sao các ông bố “low-tech” không muốn con dùng thiết bị công nghệ?

Từ đó đến nay, Nick Bilton đã gặp gỡ rất nhiều “ông trùm” trong ngành công nghệ và anh phát hiện thực tế thú vị: phần lớn họ, giống như Steve Jobs, đều là những ông bố “keo kiệt” với các con trong chuyện sử dụng thiết bị công nghệ. Họ kiểm soát khắt khe thời gian các con tương tác với màn hình cảm ứng, nhất là trong giờ sinh hoạt gia đình và những ngày không phải cuối tuần. Điều này trái ngược với cách mà nhiều phụ huynh trên thế giới hiện nay đang làm, đó là cho con cầm máy tính bảng, điện thoại thông minh để chơi game bất cứ lúc nào, kể cả khi chúng trong nhà vệ sinh, trong bồn tắm, lúc ăn cơm.

Chris Anderson, cựu Tổng biên tập tạp chí Wired, hiện là giám đốc điều hành (CEO) công ty 3D Robotics chuyên chế tạo máy bay không người lái cho biết: “Các con từng nói tôi và vợ tôi độc đoán khi hạn chế chúng tương tác với thiết bị công nghệ trong khi bạn chúng không ai phải như thế. Tôi hiểu sự khó chịu của những đứa trẻ chỉ mới năm, sáu tuổi, thậm chí 17 tuổi. Nhưng tôi càng hiểu hơn tác hại của việc lạm dụng công nghệ. Tôi đã trải qua điều ấy và không muốn nó lặp lại với con mình”.

Giám đốc điều hành công ty chuyên chế tạo máy bay không người lái 3D Robotics, Chris Anderson, cũng hạn chế các con sử dụng thiết bị công nghệ cao.

Giám đốc điều hành công ty chuyên chế tạo máy bay không người lái 3D Robotics, Chris Anderson, cũng hạn chế các con sử dụng thiết bị công nghệ cao.

Tác hại mà Chris Anderson đề cập chính là việc trẻ con vô tình bắt gặp nội dung không phù hợp với chúng như bạo lực, khiêu dâm. Về lâu dài, chúng sẽ nghiện một thiết bị vô tri vô giác và tách mình khỏi giao tiếp cộng đồng. Kết quả khảo sát đối với 2.500 giáo viên Mỹ do tổ chức Pew thực hiện vừa công bố cho thấy, 87% giáo viên nhận xét, công nghệ đang tạo ra những lớp trẻ dễ bị phân tâm, khó tập trung chú ý lâu.

Nhưng, cũng có một số phụ huynh là lãnh đạo cấp cao trong ngành công nghệ nói rằng, nếu không cho trẻ con tiếp xúc với các thiết bị trên, liệu có thiệt thòi cho chúng hay không. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, trẻ dưới mười tuổi rất dễ nghiện các thiết bị công nghệ, vì vậy rất cần quản lý trẻ chặt chẽ về việc này. Bên cạnh đó, trẻ trên mười tuổi nên được hướng dẫn, khuyến khích cách sử dụng các thiết bị này hiệu quả, phục vụ cho việc nâng cao kiến thức và kỹ năng.

 

 

Tác giả bài viết: Thanh Nguyen

Nguồn tin: Theo Phunuonline

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập121
  • Hôm nay17,756
  • Tháng hiện tại238,984
  • Tổng lượt truy cập35,505,265
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây