“Sự sống trên Trái đất giống như một dàn nhạc giao hưởng, mà mỗi giống loài là một nhạc công trong đó” - đây là ý tưởng của nghệ sĩ người Canada - Gregory Colbert khi thực hiện series ảnh đầy ấn tượng dưới đây.
Chú voi ngoan ngoãn nằm nghe cậu bé đọc sách.
Mẹ và con bên đàn báo đốm.
Cùng lợn biển “phiêu” giữa đại dương.
20 năm qua, nhiếp ảnh gia Gregory Colbert đã đi khám phá nhiều vùng đất trên thế giới từ Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanka, Ai Cập, Kenya, Nam Cực...
Thành quả thu được chính là hàng trăm bức ảnh ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp về sự gắn bó giữa con người và động vật ở những nơi tác giả đi qua. Bộ ảnh mang tên “Ashes and Snow” (Tạm dịch: Tàn tro và Tuyết).
Báo đốm oai vệ như đang bảo vệ cho cậu bé.
“Mi” 1 chú linh miêu.
Cùng nhau thả thuyền.
Vẫy vùng trong làn nước.
Bộ ảnh cho thấy một thế giới thanh bình, nơi con người và các loài vật sống hòa thuận với nhau. Những chú voi, linh miêu, báo đốm... với ngày thường mang bản năng hoang dã, nay lại trở nên thực thân thiết, hiền lành, còn con người thì chẳng hề sợ hãi mà coi chúng như những người bạn, cùng đọc sách, cùng bơi lội, vui chơi...
Không có những cuộc săn bắn hay tàn sát...
Cũng chẳng ngại sự khác biệt giống loài...
… tất cả chỉ còn sự gần gũi và thấu hiểu.
Sinh năm 1960 tại Toronto (Canada), Colbert bắt đầu sự nghiệp như một nhà làm phim tài liệu về xã hội. Từ những năm 90, ông đã có nhiều triển lãm được hoan nghênh rộng rãi, tuy nhiên “Ashes and Snow” mới là dự án “dài hơi” và tốn nhiều tâm huyết nhất.
Được thực hiện từ năm 1992, đến nay, bộ ảnh đã quy tụ hơn 150 loài động vật khác nhau trên khắp 5 châu lục, từ báo đốm, linh dương, đại bàng đến cá voi, gấu trúc, cá sấu nước mặn...
Nhân vật được ghi hình đều là người dân bản địa, như các nhà sư Myanmar, thổ dân Maasai ở Tanzania, bộ tộc du mục ở Tsaatan (Mông Cổ)...
Đười ươi tinh nghịch.
Giấc ngủ yên bình trên lưng voi.
Cùng đại bàng nhảy múa.
Mỗi tác phẩm đều có tư thế tạo hình dạng tĩnh và phông nền đen - trắng, tạo cảm giác ám ảnh vô cùng tinh tế. Nhân vật tựa như đang dùng tất cả giác quan để cảm nhận sợi dây liên kết tự nhiên, vô hình giữa họ với các loài động vật xung quanh. Mối liên kết ấy chính là sự cộng sinh để tồn tại giữa những sinh thể sống.
Chúng ta là những thành viên cùng sống dưới một mái nhà chung - Trái đất, vậy vì lẽ gì cứ phải tàn sát lẫn nhau?
Đạo Phật có câu: “Vạn vật hữu linh” - dù là đồ vật, cây cỏ hay muông thú... cũng đều có linh hồn của chúng. Vì thế, muốn hiểu được “tiếng nói” của vạn vật xung quanh, bạn đừng nên chỉ nghe, nhìn mà hãy cảm nhận bằng cả trái tim nữa.
Động vật, dù đã được thuần hóa hay sống hoang dã giữa thiên nhiên, cũng đều là những sinh linh quý giá, đáng được nâng niu.
Chỉ cần cảm nhận bằng trái tim, con người sẽ nghe được tiếng gọi của thiên nhiên.