Nằm ở độ cao 3.810 m so với mực nước biển, Titicaca là hồ cao nhất thế giới có thể di chuyển bằng thuyền. Đây là nơi tồn tại 4 vùng đảo xinh đẹp, thu hút rất nhiều khách du lịch. Trong đó, Uros là điểm đến đặc biệt và ấn tượng nhất. Dù là quần đảo nhân tạo được dệt từ lau, sậy, hàng nghìn người dân vẫn sinh sống hàng ngày tại đây. Ảnh: B10m.
Người Uros là một chủng tộc bản địa di cư đến hồ Titicaca khoảng 3.700 năm trước. Theo thời gian, họ trộn lẫn với người Aymara gần đó, dần từ bỏ ngôn ngữ và nhiều truyền thống của mình. Để trốn tránh kẻ thù là tộc người Inca, người Uros đã xây dựng một thành phố nổi di động trên mặt nước. Thật không may, người Inca cuối cùng đã tìm thấy thuộc địa của người Uros và biến họ trở thành nô lệ. Ảnh: Gerardo García Moretti.
Ngày nay, quần đảo đã áp dụng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại hơn vào đời sống sinh hoạt hàng ngày như dùng các tấm pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho TV và sạc điện thoại di động. Đáng kinh ngạc hơn, một đài phát thanh được xây dựng trên hòn đảo lớn nhất. Trẻ em sẽtheo học tại trường Kitô giáo. Học sinh lớn hơn phải học trung học hoặc đại học trên đất liền.Ảnh: Chaskiventura.
Du lịch là nguồn thu nhập chính của người Uros. Tuy nhiên, họ vẫn phải sử dụng một số kỹthuật săn bắn hái lượm truyền thống để tồn tại. Ví dụ, người dân nơi đây sử dụng phần dưới màu trắng của cây sậy totora để ăn và thay thế như thuốc giảm đau. Cá hồi, cá da trơn và chim bói cá thường được đánh bắt trong hồ. Các loài chim thuần hóa như Ibis được nuôi để đẻ trứng. Một số gia đình thậm chí có gia súc gặm cỏ trên đảo tự nhiên hoặc trên đất liền. Ảnh: Rachel.breck.
Người dân nơi đây đã thu thập các cây sậy totora (loài cây có mặt khắp nơi ở hồ) và dệt các sợi rễ dày đặc lại với nhau, tạo thành một lớp chắc chắn dày tới 2 m. Để tránh việc bị trôi đi theo dòng chảy của nước, hòn đảo được neo lại bằng những cây gậy dài và nhiều dây thừng dưới đáy hồ. Ảnh: Lorna Mitchell.
Theo thời gian, lau sậy bắt đầu thối rữa và dần mất đi độ chắc chắn. Để đảm bảo sự tồn tại của các hòn đảo, khoảng ba tháng, cư dân nơi đây lại thay thế các tấm dệt lau sậy một lần. Nếu được duy trì tốt, một hòn đảo có thể sẽ tồn tại trong 30 năm.
Hầu hết khách du lịch đều tham quan quần đảo theo tour du lịch. Khi đến đây, người dân địa phương thường chào đón khách du lịch rất nồng nhiệt. Bạn có thể thử một số trang phục truyền thống hoặc dạo chơi trên một chiếc thuyền cũng được dệt từ lau sậy. Ảnh: Stop staring.
Trong chuyến tham quan, bạn có thể được những người dân nơi đây mời chào để mua một sốquà lưu niệm. Thu nhập của họ chủ yếu dựa vào nguồn thu này. Do đó, bạn nên thử mua một sản phẩm thủ công địa phương như thổ cẩm, đồ gốm về làm quà tặng bạn bè, người thân. Ảnh: Chaskiventura.
Bạn cũng có thể ngủ nhờ tại ngôi nhà của một gia đình địa phương để trải nghiệm đời sống sinh hoạt thú vị của người dân trên đảo. Tuy nhiên, điện và nước tại đây khá hạn chế.
Vân Anh
Theo The Culture Trip
Trong hành trình khám phá Nam Mỹ, bạn đừng quên ghé đến quần đảo nhân tạo Uros nổi tiếng của Peru. Vùng đất nổi trôi trên mặt hồ Titicaca này được dệt hoàn toàn từ cỏsậy.
Nằm ở độ cao 3.810 m so với mực nước biển, Titicaca là hồ cao nhất thế giới có thể di chuyển bằng thuyền. Đây là nơi tồn tại 4 vùng đảo xinh đẹp, thu hút rất nhiều khách du lịch. Trong đó, Uros là điểm đến đặc biệt và ấn tượng nhất. Dù là quần đảo nhân tạo được dệt từ lau, sậy, hàng nghìn người dân vẫn sinh sống hàng ngày tại đây. Ảnh: B10m.
Người Uros là một chủng tộc bản địa di cư đến hồ Titicaca khoảng 3.700 năm trước. Theo thời gian, họ trộn lẫn với người Aymara gần đó, dần từ bỏ ngôn ngữ và nhiều truyền thống của mình. Để trốn tránh kẻ thù là tộc người Inca, người Uros đã xây dựng một thành phố nổi di động trên mặt nước. Thật không may, người Inca cuối cùng đã tìm thấy thuộc địa của người Uros và biến họ trở thành nô lệ. Ảnh: Gerardo García Moretti.
Ngày nay, quần đảo đã áp dụng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại hơn vào đời sống sinh hoạt hàng ngày như dùng các tấm pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho TV và sạc điện thoại di động. Đáng kinh ngạc hơn, một đài phát thanh được xây dựng trên hòn đảo lớn nhất. Trẻ em sẽtheo học tại trường Kitô giáo. Học sinh lớn hơn phải học trung học hoặc đại học trên đất liền.Ảnh: Chaskiventura.
Du lịch là nguồn thu nhập chính của người Uros. Tuy nhiên, họ vẫn phải sử dụng một số kỹthuật săn bắn hái lượm truyền thống để tồn tại. Ví dụ, người dân nơi đây sử dụng phần dưới màu trắng của cây sậy totora để ăn và thay thế như thuốc giảm đau. Cá hồi, cá da trơn và chim bói cá thường được đánh bắt trong hồ. Các loài chim thuần hóa như Ibis được nuôi để đẻ trứng. Một số gia đình thậm chí có gia súc gặm cỏ trên đảo tự nhiên hoặc trên đất liền. Ảnh: Rachel.breck.
Người dân nơi đây đã thu thập các cây sậy totora (loài cây có mặt khắp nơi ở hồ) và dệt các sợi rễ dày đặc lại với nhau, tạo thành một lớp chắc chắn dày tới 2 m. Để tránh việc bị trôi đi theo dòng chảy của nước, hòn đảo được neo lại bằng những cây gậy dài và nhiều dây thừng dưới đáy hồ. Ảnh: Lorna Mitchell.
Theo thời gian, lau sậy bắt đầu thối rữa và dần mất đi độ chắc chắn. Để đảm bảo sự tồn tại của các hòn đảo, khoảng ba tháng, cư dân nơi đây lại thay thế các tấm dệt lau sậy một lần. Nếu được duy trì tốt, một hòn đảo có thể sẽ tồn tại trong 30 năm.
Hầu hết khách du lịch đều tham quan quần đảo theo tour du lịch. Khi đến đây, người dân địa phương thường chào đón khách du lịch rất nồng nhiệt. Bạn có thể thử một số trang phục truyền thống hoặc dạo chơi trên một chiếc thuyền cũng được dệt từ lau sậy. Ảnh: Stop staring.
Trong chuyến tham quan, bạn có thể được những người dân nơi đây mời chào để mua một sốquà lưu niệm. Thu nhập của họ chủ yếu dựa vào nguồn thu này. Do đó, bạn nên thử mua một sản phẩm thủ công địa phương như thổ cẩm, đồ gốm về làm quà tặng bạn bè, người thân. Ảnh: Chaskiventura.
Bạn cũng có thể ngủ nhờ tại ngôi nhà của một gia đình địa phương để trải nghiệm đời sống sinh hoạt thú vị của người dân trên đảo. Tuy nhiên, điện và nước tại đây khá hạn chế.
Tác giả bài viết: Vân Anh
Nguồn tin: Theo The Culture Trip
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn