ĐẠO THIÊN CHÚA Ở VIỆT NAM

Thứ bảy - 11/11/2023 20:34
unnamed (3)
unnamed (3)
Nước ta, đạo Thiên Chúa
Có mặt ở nhiều nơi.
Mười phần trăm dân số,
Sống “đẹp đạo, tốt đời”.

Tiếng chuông chiều thong thả,
Đỉnh tháp các nhà thờ,
Hình ảnh người đi lễ
Thân thuộc từ bao giờ.

Các tín đồ Thiên Chúa,
Các Phật tử xuất gia,
Người Cao Đài, Hòa Hảo,
Sống với nhau thuận hòa.

Mọi tôn giáo đều tốt,
Vì hướng thiện, hướng lành.
Tấm lòng người Việt rộng,
Nên đón nhận vào mình.

Tôn giáo là nền tảng
Đạo đức của nước nhà.
Dân tự do tín ngưỡng,
Nước phát triển, hài hòa.
*
Cuối thế kỷ mười sáu
Việt Nam đã bắt đầu
Có quan hệ buôn bán
Với các nước Châu Âu.

Thương gia các nước ấy
Tìm đường đến nước ta
Bán và mua hàng hóa,
Dùng thuyền chở về nhà.

Lúc ấy đạo Thiên Chúa
Muốn mở rộng cộng đồng,
Gửi nhiều nhà truyền đạo
Tới các nước Phương Đông.

Các nhà truyền đạo ấy
Nhiều lần đến nước ta.
Sớm nhất là các vị
Đến từ Bồ Đào Nha.

Họ chịu đựng gian khổ,
Sống lẫn với người dân,
Học phong tục, ngôn ngữ
Để truyền đạo dần dần.

Về sau, nhờ các vị,
Chữ Quốc Ngữ hình thành,
Giúp mở mang dân trí,
Tiếp thụ điều tốt lành.

Việc của nhà truyền đạo
Lúc thuận lợi, lúc không.
Nhưng tín đồ theo đạo,
Càng ngày càng thêm đông.

Theo các nhà sử học,
Đạo Thiên Chúa nước ta,
Năm khởi đầu được chọn
Là Một Năm Ba Ba.   (1533)


Các giai đoạn phát triển
Chia thành ba như sau:
Giai đoạn một, gian khó,
Phải gây dựng từ đầu,

Kéo dài nửa thế kỷ,
Từ Một Sáu Một Năm,   (1615)

Với muôn vàn bất trắc,
Đến Một Sáu Sáu Năm.  (1655)


Việt Nam ta thời đó
Bị chia cắt làm hai
Bởi thế lực Trịnh Nguyễn,
Thành Đằng Trong, Đằng Ngoài.

Tiếp đến là giai đoạn
Hình thành, giai đoạn hai,
Từ Một Sáu Năm Chín         (1659)

Đến Một Tám Không Hai.   (1802)


Năm Một Sáu Năm Chín     (1659)

Tòa Thánh Va-ti-căng
Ra Sắc Chỉ thành lập
Giáo phận ở hai Đằng.

Đằng Ngoài là Giáo phận
Từ sông Gianh trở ra,
Gồm Lào và năm tỉnh
Thuộc đất của Trung Hoa.

Đằng Trong là Giáo Phận
Bên kia bờ sông Gianh,
Bao gồm cả phần đất
Chân Lạp và Chiêm Thành.

Giám mục Bá Đa Lộc
Là người rất có công
Phát triển chữ Quốc Ngữ
Và mở rộng Cộng Đồng.

Ông đã giúp Nguyễn Ánh
Chống lại nhà Tây Sơn,
Nên công việc truyền đạo
Cũng được dễ dàng hơn.

Năm Một Bảy Chín Chín   (1799)

Ông chết ở Quy Nhơn.
Hoàng tử Cảnh cũng mất.
Truyền đạo thành khó hơn.

Giai đoạn ba - Phát triển.
Từ Một Tám Tám Lăm,    (1885)

Khi Pháp ký Hiệp Ước
Với triều đình An Nam.

Theo Hiệp Ước đã ký,
Công Giáo được tự do
Và công khai hoạt động,
Xây tu viện, nhà thờ.

Giai đoạn này kết thức
Năm Một Chín Sáu Mươi,  (1960)

Khi Tòa Thánh La Mã
Cho phép được di dời,

Lập Tòa Khâm Sứ mới
Ở Sài Gòn, Miền Nam,
Đồng thời cũng thành lập
Hàng giáo Phẩm Việt Nam

Do người Việt quản lý.
Ba giáo tỉnh, đó là:
Hà Nội, Sài Gòn, Huế.
Và Nhà Thờ Đức Bà

Ở Sài Gòn, chính thức
Thành Vương Cung Thánh Đường.
Là nơi hành lễ chính,
Cả đại lễ, ngày thường.

Nguồn tin: Van Then Dinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập89
  • Hôm nay20,153
  • Tháng hiện tại283,315
  • Tổng lượt truy cập35,929,660
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây