10 khác biệt độc đáo của nền giáo dục Nhật khiến cả thế giới ngưỡng mộ.

Thứ ba - 27/09/2016 05:45

10 khác biệt độc đáo của nền giáo dục Nhật khiến cả thế giới ngưỡng mộ.

Nhật Bản đã xây dựng một nền giáo dục tiến bộ như thế nào mà khiến cả thế giới phải "ghen tị" nhưng không kìm được lòng ngưỡng mộ?
Không ít người đã từng thắc mắc rằng:

"Vì sao một đất nước Nhật Bản kiệt quệ sau Chiến tranh thế giới II và bị thiên tai đe dọa thường xuyên lại có thể 'hóa rồng' và trở thành biểu tượng của sự phát triển thần kỳ châu Á?". Một trong những lý do cho câu hỏi muôn thuở đó chính là nền giáo dục tiên tiến mà bất kì nước nào cũng khó lòng bì kịp.


1. Năm học khai giảng vào mùa hoa anh đào


Trong khi đa số các trường trên thế giới bắt đầu năm học vào tháng 9 hoặc tháng 10 thì học sinh Nhật Bản lại đến trường vào tháng 4, trùng với thời điểm hoa anh đào nở rộ trên khắp đất nước. Khung cảnh ngàn hoa đua nở rực rỡ như mở ra một bước khởi đầu đầy màu sắc đồng thời tạo cảm giác thăng hoa và khơi nguồn cảm hứng cho học sinh Nhật Bản.

 




Học sinh Nhật Bản không giấu được niềm vui được khai trường trong khung cảnh hoa anh đào nở rộ


2. Học làm người trước khi học kiến thức


Cũng như người Việt, Nhật Bản hướng cho học sinh "tiên học lễ hậu học văn", tuy nhiên, khác biệt lớn nhất của hai nước chính là các học sinh Nhật cho đến khi lên lớp 4 sẽ không phải làm một bài thi hay tham gia một cuộc sát hạch nào. Trên thực tế, các em chỉ làm những bài kiểm tra nho nhỏ mà thôi. Người Nhật tin rằng những cuộc thi quá khắt khe sẽ khiến các em bị áp lực và tạo ra môi trường ganh đua thiếu lành mạnh trong khi ở tuổi đó, đào tạo về nhân cách mới là cốt yếu.

Với suy nghĩ tiến bộ, họ cho rằng ba năm đầu cấp 1 là thời điểm tốt nhất để trẻ nhỏ rèn luyện nhân cách, xây dựng đạo đức và phát triển con người theo hướng toàn diện. Trẻ em được dạy cách tôn trọng người khác, yêu thương động vật và sống chan hòa với thiên nhiên. Bên cạnh đó, nhà trường còn dạy cho các em cách sống bao dung, cảm thông và biết chia sẻ.






Ba năm đầu tiểu học, các em sẽ được dạy cách tôn trọng mọi người, 
yêu thương động vật và sống chan hòa với thiên nhiên.


3. Bữa trưa vui vẻ với thực đơn tiêu chuẩn

Đa số các trường học Nhật Bản đều nỗ lực cung cấp cho học sinh một bữa ăn trưa đảm bảo dinh dưỡng. Tại các trường công, bữa ăn này luôn được các đầu bếp và chuyên gia dinh dưỡng nghiêm túc chế biến theo đúng quy chuẩn. Ngoài ra, học sinh sẽ có cơ hội ăn cùng nhau và với giáo viên. Chính điều này tạo ra sự gắn kết giữa các học sinh trong lớp đồng thời xây dựng mối quan hệ thân thiết, gần gũi với giáo viên.


 




Nhà trường Nhật bản luôn đảm bảo học sinh có được một bữa trưa đầy đủ chất dinh dưỡng.


4. Tự dọn dẹp vệ sinh trường lớp

Nhà trường Nhật Bản giáo dục tinh thần tự giác và trách nhiệm cho học sinh ngay từ những việc đơn giản nhất. Có thể dễ dàng để nhận ra rằng trường học của người Nhật không hề có bóng dáng của các cô lao công, tất cả các công việc quét dọn vệ sinh lớp học, sân trường hay thậm chí trong toilet đều do học sinh phụ trách. Mỗi lớp học được chia thành các nhóm nhỏ và từng nhóm sẽ luân phiên trực nhật trong năm.

Việc phải tự mình dọn vệ sinh giúp các em học được cách làm việc nhóm hiệu quả và phân chia công việc hợp lí. Bên cạnh đó, phải đổ mồ hôi và vất vả dọn dẹp là cách giáo dục các em tôn trọng công việc của người khác và ý thức về trách nhiệm của bản thân hơn.


 






Ở các trường học Nhật Bản, học sinh phải tự dọn dẹp và vệ sinh sau giờ học.

5. Học thư pháp, thi ca và các môn nghệ thuật khác

Để duy trì và thể hiện sự tôn trọng truyền thống văn hóa lâu đời của đất nước, học sinh Nhật được dạy viết thư pháp và làm thơ Haiku từ khi còn rất nhỏ. Bên cạnh đó, các trường trung học ở đây cho mở rất nhiều câu lạc bộ nghệ thuật, điển hình như cắm hoa, trà đạo, hội họa,.. để giúp học sinh đánh thức những tiềm năng của bản thân. Chúng không bị đóng khung bởi các kiến thức phổ thông mà có thể phát triển và theo đuổi đam mê của mình, từ đó xây dựng định hướng cho tương lai.

 


Học sinh được dạy thi ca và thư pháp để duy trì và thể hiện sự tôn trọng truyền thống dân tộc.


6. Mặc đồng phục đến trường

Ngoại trừ một vài trường có đồng phục riêng thì mẫu đồng phục học sinh truyền thống phổ biến của Nhật là áo kiểu quân đội cho nam và đồng phục thủy thủ cho nữ. Hầu như tất cả học sinh Nhật Bản phải mặc đồng phục tới trường. Ý nghĩa của bộ đồng phục không đơn giản chỉ tạo ra tính nghiêm túc trong việc học hành mà còn xóa bỏ rào cản xã hội và nâng cao tính cộng đồng cho học sinh.


 


Đồng phục giúp cho học sinh Nhật hòa đồng hơn và xóa bỏ mọi rào cản xã hội.
 

Tác giả bài viết: vanthanhng1180@yahoo.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập100
  • Hôm nay7,562
  • Tháng hiện tại73,960
  • Tổng lượt truy cập35,720,305
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây