6 đồ vật tiềm ẩn khả năng gây nổ ở ngay cạnh chúng ta

Thứ hai - 21/03/2016 10:30

6 đồ vật tiềm ẩn khả năng gây nổ ở ngay cạnh chúng ta

Dù là vật dụng nhỏ nhưng chúng thực sự là "quả bom nổ chậm", gây thiệt hại đến tính mạng bạn. Vào khoảng 15h30 chiều nay (19/3), một vụ nổ lớn bất ngờ xảy ra tại khu nhà thấp tầng trong Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) khiến nhiều người thương vong. Nhiều người cho rằng, tiếng nổ khủng khiếp phát ra cách đó 4 - 5km vẫn còn nghe thấy.
Không ít nhân chứng cho rằng, đây là một vụ nổ gas, hay bình oxy... nên mới có sức công phá đáng sợ như vậy.

Mặc dù các nhà chức trách vẫn đang truy tìm nguyên nhân gây ra vụ nổ, nhưng có một sự thật là có khá nhiều "quả bom nổ chậm" ở xung quanh chúng ta mà bạn cần biết để phòng tránh.

1. Bình gas

Bình gas là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra những vụ nổ lớn.
Bình gas là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra những vụ nổ lớn.

Bếp gas được coi là một vật dụng phổ biến trong căn bếp của nhiều gia đình. Tuy nhiên, đây được cho là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra những vụ nổ lớn.

Cần biết rằng, các vụ nổ bình gas chủ yếu do khí gas bị rò rỉ. Bản thân khí gas không thể gây cháy nổ.

Các vụ nổ bình gas chủ yếu do khí gas bị rò rỉ.
Các vụ nổ bình gas chủ yếu do khí gas bị rò rỉ.

Nguyên lý cháy nổ là do khí gas kết hợp với oxy trong không khí tạo thành hỗn hợp cháy và chỉ cần ở trong nhiệt độ cao phù hợp hoặc có tia lửa phát ra khi bật công tắc bật đèn, quạt, điện thoại, giày cao gót có kim loại tiếp với mặt sàn... thì rất dễ xảy ra cháy nổ lớn.

2. Bật lửa

Bật lửa là một nguồn phát nổ tiềm ẩn mà ít người để ý.
Bật lửa là một nguồn phát nổ tiềm ẩn mà ít người để ý.

Bật lửa là vật dụng quen thuộc với nhiều đấng mày râu, nhưng chúng lại là một nguồn phát nổ tiềm ẩn mà ít người để ý.

Cụ thể, trong bật lửa gas có chứa một lượng gas nhất định, khi gas trong bật lửa bị rò rỉ (do nứt vỏ nhựa, hở van...) ra môi trường xung quanh (có khí oxy), gặp môi trường nhiệt độ đủ cao hay có tia lửa điện (dù rất nhỏ) có thể gây hiện tượng cháy nổ, gây hại cho người sử dụng.

3. Pin, sạc dự phòng

Sạc, pin dự phòng của điện thoại là một thiết bị tích điện dùng để cung cấp năng lượng cho pin chính của máy bạn.

Nhiều hãng hàng không ban lệnh cấm mang pin, sạc dự phòng trong hành lý ký gửi để tránh nguy cơ cháy nổ.
Nhiều hãng hàng không ban lệnh cấm mang pin, sạc dự phòng trong hành lý ký gửi để tránh nguy cơ cháy nổ. (Ảnh minh họa).

Cấu tạo chung của những viên pin năng lượng, cụ thể ở đây là 1 cell Pin Lithium-ion được cấu tạo bởi rất nhiều tấm mang điện tích trái dấu xếp chồng lên nhau và phân tách nhau bởi những lớp cách điện.

Nhưng do 2 điện cực trái dấu chỉ được phân tách bởi 1 tấm cách điện mỏng, nên trong trường hợp đặc biệt, những tấm này bị hỏng và điện tích được dẫn trực tiếp qua các bản cực trái dấu, toàn viên Pin sẽ nóng lên nhanh chóng và gây cháy nổ.

Bởi lẽ đó mà nhiều hãng hàng không đã ban lệnh cấm mang pin, sạc dự phòng trong hành lý ký gửi để phòng tránh nguy cơ cháy nổ xảy ra.

4. Tủ lạnh

Nghe có vẻ hơi lạ nhưng đây thực là quả bom nổ chậm ở trong nhà bạn. Cần biết rằng, cấu tạo của tủ lạnh gia đình gồm dàn lạnh, dàn nóng, bình gas, máy nén, các ống dẫn... trong đó bình gas có chức năng bơm gas lên dàn lạnh phục vụ quá trình làm lạnh.

Nguy cơ nổ tủ lạnh thường gặp ở những tủ đã quá cũ hoặc do sửa chữa hàn xì, thay gas nhiều lần.
Nguy cơ nổ tủ lạnh thường gặp ở những tủ đã quá cũ hoặc do sửa chữa hàn xì, thay gas nhiều lần.

Máy nén giúp gas lưu thông trong tủ lạnh; khi tủ lạnh hoạt động máy nén sẽ chuyển gas ở dạng khí sang dạng lỏng và đưa gas tuần hoàn làm lạnh khắp máy.

Nguy cơ nổ tủ lạnh thường gặp ở những tủ đã quá cũ hoặc do sửa chữa hàn xì, thay gas nhiều lần nên có cặn bẩn gây tắc ống mao nối từ dàn ngưng đến dàn bay hơi, giảm khả năng làm mát, dẫn đến áp suất hệ thống quá cao, dễ cháy nổ.

Bên cạnh đó cũng có trường hợp do điện áp tăng đột ngột, máy nén liên tục đưa hơi gas vào dàn nóng, làm tăng áp suất của gas, dẫn tới cháy nổ.

5. Nước hoa

Trong nước hoa có chứa thành phần rượu cồn - đây là thành phần dễ bay hơn, cháy
Trong nước hoa có chứa thành phần rượu cồn - đây là thành phần dễ bay hơn, cháy.

Nước hoa là vật liệu dễ nổ ư? Hẳn nhiều bạn sẽ cảm thấy ngớ ngẩn nhưng sự thật đây là một quả bom hẹn giờ khi bạn để chúng trên ô tô hay nơi có nhiệt độ cao.

Trong nước hoa có chứa thành phần rượu cồn - đây là thành phần dễ bay hơn, cháy. Nếu tình cờ bình đựng nước hoa có dạng thấu kính lồi đặt trong ô tô và bị mặt trời chiếu vào, sản sinh điểm hội tụ sẽ làm cháy chất cồn bên trong, dễ tạo thành vụ nổ nghiêm trọng.

6. Bình cứu hỏa mini

Chúng ta biết rằng, bình chữa cháy mini là "thần hộ mệnh", vật dụng không thể thiếu trong mỗi chiếc ô tô. Nhưng nếu không được bảo quản đúng cách, chúng có thể hoàn toàn phản tác dụng và trở thành "trái bom nổ chậm" gây nguy hiểm tính mạng bạn bất cứ lúc nào.

Bình chữa cháy mini thường có dạng bột - là bình chữa cháy bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun bột dập tắt đám cháy.

Các bình chữa cháy cần được bảo quản nơi mát mẻ với nền nhiệt không quá 55 độ C.
Các bình chữa cháy cần được bảo quản nơi mát mẻ với nền nhiệt không quá 55 độ C.

Tuy nhiên các loại bình chữa cháy phải được bảo quản trong điều kiện mát mẻ, tránh để gần nơi có nhiệt độ cao hoặc ngoài trời, nhiệt độ thích hợp từ -10 độ C tới 55 độ C.

Nếu ở trong nhiệt độ quá nóng, như hấp thụ trực tiếp nhiệt lượng từ Mặt trời có thể gây tăng thể tích bình, chất lỏng bên trong bình tăng theo. Khi đạt ngưỡng áp suất đủ lớn, nó sẽ gây ra hiện tượng nổ vô cùng nguy hiểm.

Cập nhật: 19/03/2016

Tác giả bài viết: Thanh Nguyen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập46
  • Hôm nay14,290
  • Tháng hiện tại432,726
  • Tổng lượt truy cập32,416,449
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây