Hoa Tình Thươnghttps://hoatinhthuong.net/assets/images/logo.png
Thứ tư - 23/03/2016 10:39
(Kynangsinhton) – Khí công đúng cách giúp chúng ta tâm an, thân thể thông suốt loại bỏ mầm bệnh. Thở ngực là thở tự nhiên của một người bình thường, mục đích trao đổi oxy vá thải CO2 chỉ có cơ ngực hoạt động mà thôi. Theo quan niệm của khí công Trung Quốc, thở kiểu này không trường thọ và không chống đỡ được bệnh tật, lão hóa vì thở cạn quá.
1. Thở bụng khí công Có nhiều cách, nhưng cách thông dụng và đơn giản nhất, không gây tác dụng phụ (tẩu hỏa nhập ma) là thở sổ tức 1 – 1. Theo cố GS. Ngô Gia Hy, hít vào phình bụng thuộc dương (kích thích trực giao cảm theo quan niệm Tây y) và thở ra hóp bụng lại thuộc âm (kích thích hệ đối giao cảm), thời gian hai kỳ thở phải bằng nhau để cân bằng âm dương. Nhịp thở phải chậm, sâu, nhẹ, dài.
Khi hít vào phình bụng, cơ hoành hạ xuống làm cho các cơ quan trong bụng bị đẩy xuống; khi thở ra hóp bụng tối đa, cơ hoành nâng lên, các cơ quan bị kéo lên. Hoạt động đó đă massage liên tục đều đặn và nhẹ nhàng những cơ quan bên trong như ruột, gan, dạ dày, lá lách… làm điều hòa các nội tạng, nhất là cơ quan tiêu hóa. Thở như vậy cũng điều ḥa hệ thần kinh thực vật, ta làm chủ hệ thần kinh, từ đó khí huyết lưu thông mạnh mẽ, tránh được các rối loạn thần kinh như stress, những bệnh về hưng phấn hoặc ức chế hệ thần kinh… Nhịp độ thở chậm sâu dài giúp cho oxy đến đầy đủ tận cùng toàn bộ tế bào trong cơ thể, do đó sẽ có sự chuyển hóa hoàn toàn nhất, tránh được khả năng đào thải những chất có gốc tự do gây bệnh và các chất oxy hóa từ tế bào tự hủy hoại vì thiếu oxy, đó là mầm mống của bệnh tật.
Theo khí công, thở bụng dưới tức là thai tức pháp, là sự thu hút lấy năng lượng khí dương ngoài không gian quanh ta (thiên khí) và khí âm dưới đất (địa khí) theo với oxy vào phổi và theo huyết xuống đan điền (bụng dưới) để biến thành chân khí, theo các kinh mạch đến nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng.
Thở bụng dưới cũng là luyện vòng tiểu chu thiên (vòng nhâm đốc), điều hòa các kinh âm ở trước thân do mạch nhâm đảm nhiệm và điều hòa các kinh dương ở sau lưng do mạch đốc đảm nhiệm. Ngoài ra c̣n điều khí đi vào kỳ kinh bát mạch (vòng đại chu thiên), đả thông các kinh mạch làm cho con người vô bệnh, trường thọ và chống lăo hóa. V́ vậy khí công có thể chữa được bệnh mất ngủ, cao huyết áp, thấp huyết áp, suy nhược cơ thể, chóng mặt, rối loạn thần kinh thực vật, điều hòa khí huyết, rối loạn thần kinh tim, phục hồi được nguyên khí cho cơ thể một khí quá mệt do bị tiêu hao khí lực v.v…
Trong thở bụng dưỡng sinh, nên tránh những kiểu thở quá căng thẳng, bế, ép, nén dễđưa đến tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Phải chú ý ở đan điền, thở hít khoan thai chậm răi, nhẹ nhàng, sâu, dài. Toàn bộ cơ thể đều phải thư giăn, thả lỏng th́ nội khí mới sản sinh ra được và khí mới lưu thông trong cơ thể. Vừa thở vừa cảm giác được bụng ph́nh ra và bụng hóp lại. Ban đầu thở chỉ là ư thức nhưng lâu ngày sẽ biến thành vô thức. Thật vậy, sau chừng một năm luyện khí công thở bụng, người tập sẽ chuyển được từ thở ngực qua thở bụng một cách phản xạ, dù lúc nghỉ ngơi hoặc sinh hoạt b́nh thường. Đây là một ích lợi thiết thực để tiến đến trường sinh bất lăo.
2. Kỹ thuật thở bụng khí công Về mặt dưỡng sinh thì nên thở bụng theo kỹ thuật sau đây:
- Đứng hoặc ngồi trên ghế hoặc ngồi xếp bằng đều được. - Hai tay chồng lên nhau trước đan điền (là một huyệt ở bụng dưới, cách rốn khoảng 3 – 4 cm), nam đặt tay trái trong, nữ đặt tay phải trong. Lưỡi đặt trên vòm họng, sát chân răng để nối thông vòng nhâm đốc. Bắt đầu tập trung tư tưởng, mắt mở hay nhắm cũng được, thả lỏng thư giăn toàn bộ cơ thể.
- Hít vào bụng dưới phình to ra, khí từ huyệt thừa tương (huyệt ở chỗ lõm dưới môi dưới) xuống đan điền và hội âm (huyệt sát hậu môn). Người mới học không nên cưỡng ép quá và không cần cố gắng phình to lắm mà chỉ phình ra chút xíu là được, từ từ lâu ngày sẽ đạt. Hơi thở cần chậm, nhẹ, sâu, dài, không nín hơi.
Khi đă hít vào tối đa, từ từ thở ra cũng chậm sâu dài, 2 tay ép vào bụng dưới càng sâu càng tốt, hậu môn nhíu lại một chút để khỏi bị thoát khí. Khí qua huyệt trường cường và đi lên dọc theo mạch đốc đến huyệt bách hội giữa đỉnh đầu, xuống huyệt ngân giao (vòm họng trên). Khi thở ra hết rồi thì bắt đầu hít vào trở lại không nín hơi, hậu môn không nhíu nữa. Nên nhớ thời gian hít và thở bằng nhau.
Giai đoạn đầu: - Không quen thì không thể cân bằng 2 kỳ thở được, nhưng từ từ vài ngày quen sẽ cân bằng được. - Giai đoạn mới học cần phải dùng 2 tay ôm bụng để biết rõ bụng phình và lấy tay đè vào bụng khi thở ra.
Giai đoạn sau: - Khi đă quen cách thở bụng trong vài tháng, không cần chồng tay ôm bụng nữa. 3. Thở lúc nào? - Thở mọi lúc mọi nơi nếu cần, với điều kiện là có không khí trong lành. - Không được tập thở trong môi trường ô nhiễm, pḥng có máy lạnh, trong nhà đầy hơi người, dưới cây vào ban đêm (v́ cây thải CO2 vào ban đêm), và trước gió….
Để kết luận bài này, xin kể một mẫu chuyện nhỏ ở Trung Quốc: Bữa nọ có một đại sư khí công Trung Quốc thuộc vào hạng thượng thừa sống trên trăm tuổi, có thể phát khí, phóng khí, đi trên nước nhẹ nhàng hoặc đứng vững nặng tựa như núi Thái Sơn. Đại sư hỏi một ông thầy khí công “trẻ” độ tuổi 60 rằng:
- Ông tập luyện khí công mỗi ngày mấy tiếng đồng hồ?
Nhà khí công trả lời: Tôi tập một ngày 2 tiếng. Đại sư: Chưa đủ! Nhà khí công: Một ngày tập 4 tiếng. Đại sư: Chưa đủ. Nhà khí công: 6 tiếng. Đại sư: Chưa đủ!
Nhà khí công: Vô lư, bắt tôi phải tập suốt ngày suốt đêm hay sao? Quá sức mà chết… Đại sư cười và hỏi tiếp: Ông sống một ngày mấy tiếng? Nhà khí công: Một ngày tôi sống 24 tiếng.
Đại sư: một ngày ông luyện tối đa 6 tiếng đi, th́ 18 tiếng còn lại ông không luyện, như vậy là quá ít, vì luyện ở đây không phải luyện động công suốt ngày có hại. Ông chỉ thở bụng khí công trong 6 tiếng tập mà thôi, 18 tiếng còn lại ông không thở bụng gì cả, thế th́ làm sao mà đòi trường thọ…!
Nhà khí công: xin đại sư chỉ giáo thêm cho rõ hơn. Đại sư cười và chỉ nói mấy tiếng: Thở bụng khí công mọi lúc mọi nơi, suốt cả cuộc đời, cho đến lúc nhắm mắt… Đó chính là bài tập đầu tiên sơ cấp nhất và cũng là cao cấp nhất. Nói xong đại sư bỏ đi mất hút.
Nhà khí công ngẩn ngơ một hồi lâu và như bỗng ngộ ra, cùng lúc nhìn lên bầu trời cao và thốt lên: Bấy lâu nay ta sai lầm trong luyện tập cũng chỉ vì chữ THỞ quá dễ dàng này, bây giờ giác ngộ th́ì đă mất công phu hàng chục năm trời rồi, thật tiếc và uổng phí công phu luyện tập trong hơn 40 năm qua… Do đó qua câu chuyện này, ta nên suy gẫm và thấy rằng thở bụng dưới là tối ư quan trọng, chớ nên khinh thường.
-st một lần tập ở người khỏe mạnh LUYỆN KHÍ CÔNG :
a) Luyện ở tư thế động: gõ răng, vận động lưỡi, xoa bụng.
b) Luyện ở tư thế tĩnh:ngồi thõng chân, làm giãn cơ thể rồi chuyển chú ý vùng rốn, thở tự nhiên và chuyển dần thành thở sâu.
c) Luyện ở tư thế động. xát mặt xoa bóp tai, quay cổ xát lưng, vận động lưng, hai tay giơ ngang, 2 tay đỡ trời, tập xong chỉnh đốn tư trang và kết thúc.