Bắt bệnh qua vị trí mụn mọc trên cơ thể

Thứ sáu - 08/08/2014 23:48
Mụn không đơn giản là biểu hiện bệnh lý ngoài da bình thường, mà nó phản ánh sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.

1. Phổi không khỏe sinh mụn ở hai gò má

 

Khi thấy những đốm mụn xuất hiện nhiều trên gò má là dấu hiệu cảnh báo phổi bạn đang yếu đi. Một số người bị các vấn đề về hô hấp như cúm, hen suyễn hoặc người hút thuốc lá, các mao mạch dưới da dễ bị vỡ tạo thành mụn.

Mụn mọc bên má trái là dấu hiệu liên quan đến túi mật, mụn thâm bên má phải rất có thể răng miệng bạn đang gặp vấn đề.

Bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm nhuận phổi như mộc nhĩ, lê, mật ong, cà rốt, mía. Chú ý uống nhiều nước. Về tinh thần, cố gắng duy trì tâm trạng tốt.

2. Gan nhiễm độc sinh mụn trên trán

Gan là cơ quan chịu trách nhiệm trao đổi chất, lọc thải các cặn bã trong cơ thể. Nhưng nếu chức năng giải độc ở gan không tốt khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố hoặc do tuần hoàn máu kém sẽ biểu hiện bằng việc sinh mụn trên trán. Bên cạnh đó, căng thẳng thần kinh, stress, người hay suy nghĩ và để bụng mọi chuyện cũng sinh mụn trán.

Triệu chứng của gan nhiễm độc dễ nhận thấy là mất ngủ, nước tiểu có màu vàng sậm, táo bón, đầu lưỡi đỏ. Bạn nên bổ sung nhiều chất xơ, ăn uống thực phẩm giúp thanh nhiệt giải độc, ngủ đủ giấc, tránh uống rượu bia.

3. Tuyến thượng thận gặp vấn đề sinh mụn chân mày

Thỉnh thoảng bạn lại thấy mụn mọc hai bên thái dương hoặc chân mày, đó là do tuyến thượng thận đang gặp vấn đề. Căng thẳng là nguyên nhân chính làm ngưng trệ hoạt động của tuyến thượng thận.

Ngoài ra, mụn mọc chân mày cũng là biểu hiện của gan hoạt động quá mức.

Để phòng tránh, bạn nên hạn chế ăn khuya, ăn thức ăn quá giàu dinh dưỡng, giảm chất béo, thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn vặt. Uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ từ rau, củ, quả, xả stress và ngủ đúng giờ để tránh mụn xuất hiện ở chân mày và thái dương.

4. Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định sinh mụn trên cằm và xung quanh môi


Theo các chuyên gia, có thể dự đoán trứng rụng ra từ buồng nào từ việc quan sát xem mụn mọc ở bên nào của cằm. Mụn mọc ở phần trên và giữa cằm cho thấy các vấn đề của ruột non. Đây là hậu quả của việc ăn quá nhiều đồ ăn béo hoặc dị ứng thực phẩm.

Theo Đông y, mụn quanh môi cho thấy tỳ yếu. Tỳ có nhiệm vụ kết hợp với vị (dạ dày) hấp thu và vận chuyển thức ăn. Do đó, nếu tỳ yếu sẽ biểu hiện ra ngoài bằng việc nổi mụn ở quang môi. Đồng thời kèm theo triệu chứng dạ dày trướng, tiêu hóa không tốt, đi tả hoặc táo bón (táo bón dẫn đến sự tích tụ các độc tố trong cơ thể), nghiêm trọng hơn sẽ gặp các bệnh ở dạ dày.

Do đó, bạn cần điều chỉnh thói quen ăn uống, tăng cường rau và các thực phẩm giúp nhuận tràng như khoai lang, đu đủ, sữa chua, thực phẩm ấm nóng…

5. Nội tiết tố thay đổi dễ sinh mụn trên ngực

Nội tiết tố thay đổi nhanh khiến cơ thể tiết nhiều dầu, căng thẳng, vệ sinh kém hay bột giặt bám trên áo quần là những nguyên nhân khiến mụn nổi trên ngực.

Để hạn chế, bạn nên giữ gìn vệ sinh, giặt và xả quần áo sạch, giũ quần áo trước khi mặc, tạo lối sống lành mạnh, hạn chế ăn chất béo, đồ cay, nóng.

6. Vệ sinh không đúng cách sinh mụn lưng

 

Mụn ở lưng ban đầu là một hoặc một vài nốt nhỏ li ti nhưng sau đó lại lan ra tạo thành đám, khô và thâm lại. Mụn lưng là do cách vệ sinh của bạn, thường chà xát làm da bị bong tróc hoặc do tuyến mồ hôi phát triển làm bít lỗ chân lông, gây ra mụn.

7. Nang lông bị sừng hóa sinh mụn cánh tay

 

Nếu da tay của bạn thô ráp và có những mụn thâm, có thể bạn bị chứng dày sừng nang lông. Nguyên nhân của căn bệnh là do sự sản xuất quá mức các tế bào chết tại nang lông cũng như lưu thông máu kém. Nó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn không hấp thụ vitamin một cách hiệu quả.

8. Thiếu nước sinh mụn ở tai

 

Nếu bạn bị mọc mụn trên tai, có thể thận của bạn có vấn đề. Mụn xuất hiện ở khu vực xung quanh tai (đôi khi ở bên trong tai) nghĩa là cơ thể bạn cần thêm nước. Điều này cũng có thể là dấu hiệu cho thấy nồng độ caffeine và muối trong máu của bạn cao.

9. Tim không khỏe sinh mụn ở mũi

 

Mụn trên mũi thường là mụn đầu đen, thỉnh thoảng xuất hiện mụn trứng cá, sưng, tấy đỏ như quả cà chua. Bạn nên hạn chế ăn chất béo no để giảm lượng cholesterol gây hại cho tim, ăn nhiều omega-3, omega-6 trong dầu cá, nho, các loại hạt.

(St)


Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập100
  • Hôm nay18,676
  • Tháng hiện tại239,915
  • Tổng lượt truy cập35,506,196
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây