Có những trường hợp, cười nhiều quá còn gây tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe hoặc có thể khiến tình trạng bệnh tật càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nó thực sự không tốt nếu bạn cười một cách giả tạo, cười ngay cả khi bạn đang cảm thấy buồn chán. Khi một ai đó cố gắng mỉm cười chỉ vì nghĩ rằng như vậy sẽ tốt hơn, hay khi họ muốn che giấu cảm xúc thật sự của mình, thì kết quả lại hoàn toàn ngược lại. Do đó cũng có thể nói một nụ cười là tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc và động lực đằng sau nó.
Phó giáo sư Anirban Mukhopadhyay tại đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông cho biết “thông thường mọi người mỉm cười khi họ cảm thấy hạnh phúc, nụ cười là sự phản ánh của niềm vui. Tuy nhiên đôi khi con người cũng cười để tự đánh lừa bản thân mình, họ nghĩ như vậy sẽ tạo động lực để vượt qua nỗi buồn hay điều tương tự, hoặc đôi khi họ không muốn người khác thấy cảm xúc của mình”.
Trong nghiên cứu này, Mukhopadhyay và các nhà khoa học cộng sự của mình đã tiến hành hai thử nghiệm. Trong thử nghiệm đầu tiên, 108 người được mời tham gia một cuộc điều tra. Họ được yêu cầu phải cười nhiều nhất có thể mà không có tác động gì từ bên ngoài, những người tham gia cũng phải trả lời bảng câu hỏi về mức độ hài lòng với cuộc sống của họ.
Trong thử nghiệm thứ hai, các nhà nghiên cứu chọn ra 63 người trong đó và cho họ xem những hình ảnh hài hước. Những người tham gia được yêu cầu mỉm cười nếu họ thực sự thấy những hình ảnh đó là hài hước, trong lần thử nghiệm này họ không bị ép phải cười.
Sau đó, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích kết quả của hai cuộc thử nghiệm trên. Họ kết luận rằng những người không thường xuyên mỉm cười có phản ứng tiêu cực và cảm thấy không vui vẻ khi bị bắt phải mỉm cười, trong khi đó những người thường xuyên cười cảm thấy vui vẻ hơn khi tham gia hai cuộc thử nghiệm trên.
Mukhopadhyay cho biết “Những người hay cười là do họ có tính cách vui vẻ, họ rất hay cười với những điều thú vị xảy ra trong cuộc sống, vì thế nụ cười có tác dụng tốt đối với họ. Trong khi đó, những người không thường xuyên mỉm cười là do tính cách của họ như vậy, do đó một nụ cười đối với họ chỉ là nỗ lực để cảm thấy hạnh phúc hơn. Nhưng thực tế nó đem lại các cảm giác tiêu cực”.
Nghiên cứu của giáo sư Anirban Mukhopadhyay đã được đăng trên tạp chí Tâm lý học xã hội.
Các nhà nghiên cứu Trường Y San Diego, Đại học California cho biết, chất capsaicin - một thành phần có trong quả ớt.
Các nhà nghiên cứu Trường Y San Diego, Đại học California cho biết, chất capsaicin - một thành phần có trong quả ớt (chất gây phản ứng khó chịu, gây cảm giác bỏng rát khi tiếp xúc với các mô) có thể hoạt hóa dài hạn một thụ thể trong lớp tế bào niêm mạc ruột chuột, kích hoạt một phản ứng mà cuối cùng sẽ làm giảm nguy cơ mắc u đại trực tràng.
Các nhà nghiên cứu cho những con chuột bị biến đổi gen để phát triển nhiều khối u trong ống dạ dày - ruột ăn capsaicin. Kết quả là số lượng khối u giảm đi và tuổi thọ của những con chuột này được kéo dài đến hơn 30%. Phương pháp điều trị này thậm chí còn hiệu quả hơn khi được kết hợp với celecoxib, một chất chống viêm không steroid ức chế COX-2 đã được phê chuẩn để chữa một số dạng viêm khớp và các cơn đau.
Nghiên cứu đã mở ra tiềm năng sử dụng capsaicin. Hiện tại capsaicin được sử dụng rộng rãi như một chất giảm đau trong các thuốc mỡ bôi ngoài da. Nó cũng là một thành phần hoạt tính trong hơi cay.
Các phi hành gia giải quyết nhu cầu vệ sinh nhờ một hệ thống hút chuyên dụng, họ phải giữ mình ngồi yên, đồng thời không để chất thải lọt ra ngoài và lơ lửng trong không gian. Một số chất thải của họ sau đó sẽ được tái sử dụng cho các hệ thống thiết yếu đối với cuộc sống trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Trên Trái đất, chúng ta đã quen với việc dùng các bệ bồn cầu có đường kính khoảng 30 - 45cm. Tuy nhiên, trong không gian, các phi hành gia phải thích nghi với một khe hở rộng khoảng 10cm để đại tiện. Họ sẽ phải hết sức cẩn thận để ngồi nguyên vị trí và đảm bảo không chất thải nào có thể thoát ra ngoài trong lúc họ giải quyết "nỗi buồn".
Ngoài ra, một chiếc camera được đặt phía trong, ngay dưới bồn cầu để nhà du hành biết chính xác vị trí họ ngồi và quan sát toàn bộ quá trình "giải quyết". Hai tay cầm phía trước giúp mỗi người cố định vị trí và không bay lên.
Mỗi nhà vệ sinh đều trang bị một máy hút sử dụng áp suất không khí để hút chất thải rắn. Các chất thải không được tẩu tán vào không gian mà phải lưu giữ trên trạm để tái sử dụng trong vài trường hợp cần thiết hoặc mang trở lại trái đất.
Ống đi tiểu được đặt ở phía trước bồn cầu. Một đầu ống gắn phễu và có hai cỡ khác nhau cho phù hợp với kích thước của mỗi người. Đầu còn lại là một máy hút nước tiểu vào bể nước thải. Tất nhiên, các bồn cầu sẽ mang thiết kế phù hợp riêng cho cả nam và nữ.
Mỗi nhà vệ sinh trên vũ trụ có giá khoảng 11 triệu bảng Anh (19 triệu USD), nhưng chi phí lắp đặt lên tới 150 triệu bảng (250 triệu USD).
Năm 2008, các phi hành gia bắt đầu sử dụng hệ thống nhà vệ sinh mới có khả năng thanh lọc và chưng cất nước tiểu thành nước. Nước này có thể dùng để uống trực tiếp hoặc tắm rửa.
Tác giả bài viết: Thanh Thanh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn