Bí mật muôn thuở về giấc ngủ

Thứ ba - 24/09/2019 23:48

Bí mật muôn thuở về giấc ngủ

Theo y học và kinh nghiệm dựa trên những gì quan sát được của tác giả bài viết, thời gian ngủ thực sự của một người tối đa là 2 giờ đồng hồ, phần còn lại đều là lãng phí, bởi phần lớn chúng là thời gian của những giấc mơ mà chúng ta sẽ quên sạch hết khi tỉnh giấc.

2 tiếng? Vậy thì tại sao rất nhiều người muốn ngủ đến 7 hay 8 tiếng? Đó là vì chúng ta đã nuôi dưỡng thói quen, tập quán nghỉ ngơi lâu trên giường. Thực tế, chúng ta không cần quá nhiều thời gian để ngủ, đặc biệt là những người tu thiền và luyện võ. Những người này biết rằng chỉ cần nhắm mắt lại và thực sự đi vào giấc ngủ thì vào buổi trưa chúng ta chỉ cần ngủ 3 phút. 3 phút này tương đương với giấc ngủ kéo dài 2 tiếng đồng hồ vào các thời điểm khác. Khi đêm đến, ai cũng phải ngủ; vào nửa đêm (23h đến 1h), ngủ 5 phút tương đương với 6 giờ đồng hồ ở thời điểm khác.

Nếu thực hiện được điều này, chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc học tập và các việc khác, trong khi đó cơ thể vẫn đảm bảo được vận hành thuận theo nguyên lý vũ trụ, quy luật của đất trời và mối quan hệ giữa âm dương. Theo đó, giấc ngủ đủ giấc này giúp chúng ta cảm nhận được một khối năng lượng từ tim hạ xuống và hội tụ tại đan điền (bụng dưới), năng lượng này sẽ được dung hòa ở đây. Khi ấy “Thủy hỏa đều được bồi bổ”, tất cả đều sẽ trở nên lắng dịu. Sau một giấc ngủ đủ, tinh thần của chúng ta sẽ trở nên tốt hơn.

Thức khuya làm việc cũng phải đúng quy luật

Những người bị mất ngủ hoặc có thói quen thức thâu đêm, phải tự mình rèn luyện tập tính đi ngủ vào 12h đêm, cho dù chỉ là ngủ 20 phút.

Nếu hăng say làm việc quá nửa đêm (sau 12h30), bạn sẽ không cảm thấy buồn ngủ nữa, đây là điều rất không tốt. Nghiêm trọng hơn là làm việc cho đến bình minh (4h đến 6h sáng) mới bắt đầu thấy buồn ngủ. Nếu chợp mắt vào lúc đó thì dù chỉ trong chốc lát thôi, cả ngày hôm đó bạn cũng sẽ cảm thấy đầu óc mệt mỏi, choáng váng.

Vì vậy, những người muốn làm việc muộn vào ban đêm thì dù cho là việc quan trọng thế nào đi nữa, đến 12h cũng phải ngủ ít nhất là nửa tiếng. Rồi sau đó, từ 5h đến 7h sáng, bạn không được ngủ lại nữa, bởi như thế thì tinh thần mới có thể duy trì trạng thái tốt.

Những người trằn trọc mãi trong đêm, không ngủ được và chỉ thiếp đi lúc bình minh. Ngày hôm sau họ sẽ cảm thấy tinh thần mệt mỏi, không thoải mái, luôn có cảm giác mất ngủ và thiếu ngủ.

Thời gian ngủ phù hợp với vận động của đất trời giúp kéo dài tuổi thọ

Trẻ em giấc ngủ đầy đủ thì tinh thần vui vẻ, bụ bẫm, thông minh. (Ảnh minh họa)

Một danh y thời Chiến Quốc trong bài đối thoại với Tề Uy Vương đã nói: “Chế độ ngủ luôn phải ở vị trí hàng đầu, giấc ngủ giúp con người và động vật sinh trưởng, giấc ngủ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, ngủ đủ giấc là chế độ dưỡng sinh đầu tiên, người mà một đêm không ngủ thì phải mất cả trăm ngày để phục hồi lại”.

Khoảng thời gian từ 21 giờ cho đến 5 giờ sáng là thời gian ngủ mang đến nhiều hiệu quả nhất. Con người, động vật và thực vật đều có cùng một nhịp điệu sinh học. Thời gian ban ngày từ 5h sáng đến 9h tối là khoảng thời gian hoạt động nhằm tạo ra năng lượng; trong khi đó vào ban đêm các tế bào bắt đầu phân chia, đưa năng lượng vào tế bào mới, phục hồi năng lực hoạt động tế bào.

Con người nên thuận theo vận động của trời và đất. Khi trời tối, không gian tĩnh lặng, con người nên đi ngủ, tinh thần sau đó mới trở nên khỏe mạnh. Giấc ngủ tròn đầy, trẻ con mau lớn, bụ bẫm, tính tình vui vẻ; còn trẻ hiếu động, ít ngủ thì sẽ phải chịu những tác động ngược lại.

Giấc ngủ đảm nhận chức năng quan trọng của sức khỏe, tác dụng của giấc ngủ là tạo ra khoảng thời gian “tịnh dưỡng” để cơ thể sản xuất lượng lớn tế bào khỏe mạnh thay thế các tế bào suy yếu.

Như vậy, nếu như chúng ta không ngủ đủ giấc, thì các tế bào cũ không thể được thay thế. Nếu trong một ngày có 1 triệu tế bào bị suy yếu mà khi đêm đến chúng ta chỉ có thể thay mới được 500.000 tế bào, như vậy cơ thể sẽ bị thiếu hụt. Nếu sự thiếu hụt này kéo dài, con người sẽ thiếu đi sinh lực sống, cảm thấy thân thể mệt mỏi rã rời. Tại sao có những người có thể sống 100 tuổi, đó là vì họ luôn đi ngủ vào 21 giờ tối.

Con người phải thuận theo tự nhiên nên hoạt động theo chu kì của mặt trời, mặt trời thức ta cũng thức, mặt trời đi ngủ ta cũng đi ngủ. Con người so với mặt trời thì bé như một hạt bụi, lựa chọn “chống lại với mặt trời” khác nào là một lựa chọn ngốc nghếch. Ngủ quá trưa cho đến khi mặt trời đứng bóng có thể khiến sinh lực bị hao tổn. Đây là một sự thật khách quan.

Trong hiện thực cuộc sống, có nhiều người bị khó ngủ, chất lượng của giấc ngủ không cao. Giấc ngủ kém là một vấn đề mang tính toàn diện, can hỏa quá thịnh, giấc ngủ chập chờn; vị hỏa quá thịnh, giấc ngủ bồn chồn; gan thiếu khí âm, khi ngủ cảm thấy mệt mỏi.

Bệnh tật cũng khởi phát từ ngủ không đúng cách

Thức dậy đúng giờ để có một bữa ăn sáng hài hòa với hoạt động của cơ thể. (Ảnh minh họa)

Giấc ngủ liên quan có mối quan hệ rất mật thiết với các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

21h -23h: Đây là khoảng thời gian tam tiêu kinh lạc cường thịnh, tam tiêu khởi thông bách mạch. Ngủ vào thời điểm này, trăm mạch đều được nuôi dưỡng. Những cụ ông cụ bà trăm tuổi xưa nay đều ngủ vào thời gian này. Phụ nữ trước đến nay đều mong muốn có dung nhan kiều diễm, và để được vậy phải đi ngủ sớm và thức dậy sớm.

Từ 23h đến 1h: Trong khoảng thời gian này thì 23h mới là khởi đầu của một ngày mới chứ không phải là 0h như chúng ta vẫn lầm tưởng. Gan mật hỗ trợ trong ngoài, tựa như một thể thống nhất. Khi cơ thể ăn uống đầy đủ thì vào lúc 23h, túi mật bắt đầu hoạt động, nhưng nếu chúng ta không ngủ, khí huyết tại mật sẽ bị tổn thương nghiêm trọng; mà 11 cơ quan nội tạng đều phụ thuộc vào mật, như vậy nếu vùng mật bị tổn thương thì toàn bộ cơ quan nội tạng đều suy giảm chức năng, trong đó bao gồm hoạt động trao đổi chất, hệ thống miễn dịch. Điều này kéo theo hiệu suất làm việc cũng suy giảm nghiêm trọng.

Khí huyết tại mật còn duy trì hỗ trợ hệ thần kinh trung ương, do đó nếu khí huyết tại vùng này bị thương tổn sẽ dễ dẫn đến các chủng bệnh tật rối loạn tinh thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt, căng thẳng, nóng nảy bồn chồn không yên.

Vào khoảng thời gian nửa đêm, túi mật chủ yếu biến đổi sang dạng dịch thể, người mất ngủ thì kinh lạc tại mật quá thịnh, dịch mật chuyển vào tình trạng bất lợi nếu thái quá thì sẽ kết tinh thành thể rắn, một thời gian dài tích lũy sẽ thành sỏi mật. Nếu tình trạng này kéo dài, hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm chỉ còn 50%. Do vậy, chúng ta không thể để mật bị tổn thương mà cần phải sử dụng hợp lý tiềm năng to lớn của hệ thống này.

1h – 3h: Lúc này, hoạt động tại gan là tối quan trọng. Nếu chúng ta mất ngủ, gan không có cách nào giải độc và thanh lọc máu tươi cho cơ thể. Bởi máu bẩn chứa nhiều chất độc nên nếu cơ thể chứa nhiều loại máu này, mặt mày sẽ xanh xao, cơ thể dễ mắc các bệnh về gan.

Giấc ngủ không ngon mang lại nhiều tác hại cho gan ?

gan-nhiem-mo-thaomoc.com.vn

Quá nửa đêm mà vẫn chưa ngủ có thể là nguyên nhân khiến gan lâm vào tình trạng bất lợi; gan khí trì trệ, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, đau mắt, ù tai, khó nghe, tức ngực, phụ nữ kinh nguyệt không đều, táo bón, cũng có thể dẫn tới tức khí ở gan, gây đau đầu, mệt mỏi, đầu gối run rẩy, chóng mặt, mất ngủ, tim hồi hộp, nếu nặng có thể gây bất tỉnh.

Gan có thể chứa đựng máu (Can tàng huyết), chức năng của gan chính là điều tiết máu, nếu ban đêm không ngủ, có thể gây ra thiếu máu ở gan, gây tình trạng thổ huyết, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, chảy máu nướu răng, xuất huyết võng mạc, chảy máu tai và các chứng xuất huyết tương tự.

Gan còn khai mở huyệt vị ở mắt, do đó nếu mất ngủ vào ban đêm có thể dẫn đến tổn hại gan làm cho mắt mờ, viễn thị, quáng gà, sợ ánh sáng, chảy nước mắt khi gặp gió (nghênh phong lưu lệ) và các triệu chứng khác. Không những thế còn có thể gây ra các bệnh nguy hiểm hơn như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, xơ cứng động mạch võng mạc, và các bệnh về mắt khác.

Gan làm chủ gân cơ, vinh nhuận ra móng chân móng tay; mất ngủ vào ban đêm có thể gây ra thiếu máu ở gan, xuất hiện đau gân, tê bại, chuột rút, co giật, nấm móng, tụt Canxi, thoái hóa xương bánh chè, động kinh, loãng xương và nhiều chứng bệnh khác.

Gan và tim, khi cơ thể thiếu ngủ và gây ra thiếu máu ở gan, do tim giữ vai trò chủ đạo trong việc điều hòa khí huyết, còn gan giữ chức năng lưu trữ máu cung cấp cho tim như quan hệ này như bể chứa và máy bơm. Do đó thiếu máu ở gan có thể gây ra suy tim, tim đập mạnh, nghiêm trọng nhất là hình thành các bệnh nặng liên quan đến tim như tăng huyết áp, bệnh tim mạch và mạch máu não bộ.

Gan và lá lách, mất ngủ ban đêm có thể gây ra xung đột giữa gan và tỳ vị do gan có chức năng hỗ trợ tỳ vị trong quá trình tiêu hóa. Nếu gan hoạt động không tốt thì công năng của tỳ vị không tốt, làm chức năng tiêu hóa suy giảm, cơ thể biểu hiện ra trạng thái nổi ban ở lưỡi, một thời gian dài có thể làm thành khí cơ suy nhược.

Gan và phổi, cơ thể mất ngủ vào ban đêm, không có cách nào tăng âm mà giảm dương, tính âm ở gan giảm mạnh, gan nóng quá làm đốt cháy phổi, dẫn đến ho khan hoặc ho có đờm, thổ huyết, và có thể dẫn đến bệnh vảy nến và các bệnh về da khác.

Gan và thận, không ngủ vào ban đêm, gan yếu dẫn đến suy thận, do gan và thận có cùng nguồn gốc, có khả năng gây rối loạn sinh sản, vô sinh, bệnh về xương và răng, rụng tóc, bệnh tiểu đường, suy thận và các bệnh khác.

Từ mối quan hệ giờ giấc và cơ quan trong cơ thể, hình thành phương pháp ngủ đúng đắn

Không nên trò chuyện trước khi ngủ. (Ảnh minh họa)
  • Không nên chuyện trò trước khi ngủ

Như vậy, từ 23h đến 3h là khoảng thời gian gan và mật hoạt động tích cực nhất, gan mật giữ vai trò đưa máu về. “Thảng hạ khứ hồi huyết, trạm khởi lai cung huyết”, nghĩa là nằm thì máu thu về, đứng lên thì máu chuyển đi. Nếu bạn đi nằm lúc 22h và buộc phải tĩnh lặng không được nói chuyện, thì đến 23h cũng chìm vào giấc ngủ. Gan và mật bắt đầu thu máu về, lọc bỏ chất độc, làm máu trở nên tươi sạch, như vậy thì đến 100 tuổi cũng không bị sỏi mật, không bị viêm gan, không bị u nang.

Nếu bạn còn thức đến 1h sáng thì gan không thể thu máu về, không thể tiến hành quá trình giải độc, như vậy máu tươi sạch không được sử dụng cho cơ thể, mật không thể chuyển thành dịch thể, như thế có thể gây ra sỏi mật, u nang và các chủng viêm gan.

Tại châu Âu, trung bình 4 người thì có một người bị viêm gan, có thể nguyên nhân là họ không nắm rõ các nguyên lý của giấc ngủ. Tốt nhất là không nói chuyện vào nửa đêm khi đi ngủ, bởi chúng ta đi ngủ chứ không phải đi nói chuyện. Và khi nói chuyện sẽ động đến phổi rồi đến tim, mà tim phổi hợp lại có thể sinh năng lượng, nên người nói chuyện sẽ làm cho tâm tình hưng khởi, rất khó đi vào giấc ngủ.

  • Khi ngủ nhất định phải đóng cửa sổ, có thể không mở quạt, không mở điều hòa

Rất nhiều người bị bệnh vì sử dụng quạt và điều hòa khi ngủ. Bởi người đang trong giấc ngủ thì tuần hoàn máu rất chậm, thân nhiệt hạ xuống, cơ thể sẽ hình thành một lớp khí dương bao bọc bên ngoài. Lớp khí dương này được cho rằng có khả năng giúp cơ thể “quỷ mị bất xâm”, có nghĩa là khi khí dương cường thịnh thì khi ngủ sẽ không gặp ác mộng.

Dùng điều hòa hay mở quạt và mở cửa sổ có chút khác biệt. Khi ngủ mà mở cửa sổ hoặc mở quạt thì gió sẽ xâm nhập vào cơ bắp, còn nếu bật điều hòa thì gió vào cơ bắp, lạnh vào xương cốt. Buổi sáng thức dậy, cơ thể vàng vọt, cơ gân cổ vùng gáy bị tê cứng, thậm chí một số người bắt đầu bị sốt. Tất cả đều do phong hàn xâm nhập vào xương và cơ, làm nguyên khí bị tổn thương.

Khi xương cốt bị nhiễm hàn gây tổn thương thì phải thế nào? Bồi bổ khí dương cho thận, bồi bổ trung khí, để thân tâm không còn lạnh lẽo, bệnh sốt tự khỏi, cảm hàn tự xuất ra. Đồng thời, nhớ kỹ rằng lúc ngủ phải đóng cửa, không mở điều hòa, không bật quạt máy để bảo vệ dương khí.

  • Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến giấc ngủ

Một người nếu tỳ vị bị hàn mà khí dương không được bồi bổ đầy đủ, lại uống quá nhiều trà xanh, thì tỳ vị lạnh càng thêm lạnh, khiến giấc ngủ không tròn; hoặc ăn quá nhiều thứ khó tiêu hóa vào dạ dày, thì tỳ vị cũng có nguy cơ bị hàn, chắc chắn giấc ngủ sẽ không ngon.

Một người nếu tỳ vị bị nhiệt thì khí nóng sẽ đi lên làm miệng và hơi thở nóng, trong trường hợp này ngủ cũng không ngon giấc. Như vậy, người này có tỳ vị khô, khô miệng, tạo cảm giác khô nóng trong dạ dày.

Người có dạ đầy khí hư, bụng sẽ trướng, như thế cũng làm cho ngủ không ngon. Các tình huống liên quan đến khí trong dạ dày gây cảm giác chán ăn. Có người ăn quá nhiều hải sản, cá, gà làm cho dạ dày bị quá tải, không thể tiêu hóa hết cho nên ngủ cũng không ngon giấc. Thực ra món ngon không nên dùng nhiều, trong bữa ăn nên ăn vừa phải, nếu ăn không vừa phải thì bụng trướng, giấc ngủ cũng không tròn.

  • Giữ ấm

Khi ngủ tay chân phải ấm áp, chân tay ấm chính là khí dương tại các chi được bồi tụ đầy đủ. Chân tay không ấm áp cho thấy điều ngược lại. Do đó, trước khi ngủ thì chân tay và cả rốn cùng vùng bụng nên được giữ ấm, phần lưng phía sau cũng cần được giữ ấm thật tốt.

Các phương pháp khác nhau giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ

  • Làm các động tác chân đơn giản trước khi đi ngủ, sau đó tự nhiên ngồi bắt chéo chân trên giường, hai tay đặt trên hai chân chồng lên nhau, hơi thở tự nhiên, cảm giác được hơi thở đều đặn của cơ thể qua từng lỗ chân lông, nếu có thể ngáp đến chảy nước mắt thì hiệu quả rất tốt, khi cảm thấy buồn ngủ thì rất dễ đi vào giấc ngủ.
  • Nằm ngửa, hít thở tự nhiên, cảm thấy hơi thở như gió mùa xuân, trước tiên thả lỏng ngón chân cái và ngón chân khác, sau đó đến bàn chân, cẳng chân, đùi và dần dần thả lỏng toàn thân. Nếu vẫn còn tỉnh táo, hãy làm lại từ đầu.
  • Mọi người có thể rơi vào giấc ngủ nhanh chóng trong tư thế nằm nghiêng, tay phải áp sát tai phải. Lòng bàn tay phải có tính hỏa, trong khi tai có tính thủy, thủy hỏa giao hòa tức thời làm thành mối liên thông giữa tim và thận, thời gian lâu có thể dưỡng tâm ích thận.

Thức dậy sớm để hài hòa với cơ thể

Vào mùa đông, cũng không nên thức dậy quá 6h sáng. (Ảnh minh họa)

Ngay cả trong mùa đông cũng không được ngủ quá 6h giờ. Vào mùa xuân và mùa thu thì phải thức dậy trước 5 giờ. Bởi:

Từ 3h đến 5h: Phổi đang hưng thịnh nên sau khi thức dậy, phổi có thể triển khai hoạt động tốt. Hít thở mạnh để phổi có thể kéo giãn phù hợp với tầng khí dương xung quanh, hoàn thành quá trình chuyển hóa toàn diện, loại bỏ phần khí dơ bẩn, làm trong sạch phổi. Như vậy có thể giúp phổi hòa hợp với hừng đông, thuận theo khí trời, thân thể thăng hoa dương khí.

Nếu qua thời điểm tốt này thì rất khó phát huy phần dương khí trong cơ thể, phần dương khí này sẽ bị tích lại trong phần thân dưới và không thể phát huy tác dụng do phần Mệnh Môn phía trên có vai trò khởi phát phần dương khí này. Một khi không được khai phát năng lượng, phần dương khí này sẽ trở thành khí xấu trong cơ thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Từ 5h đến 7h: Ruột già của con người vào thời điểm thịnh vượng nhất, cơ thể cần để bài tiết các chất chuyển hóa của vào thời điểm này. Nếu bạn không thức dậy, ruột già không thể tự mình chủ động hoạt động, không có biện pháp tốt nào để bài xuất các chất cặn bã ra ngoài cơ thể, các chất này lưu tồn sẽ hình thành chất độc cho cơ thể có hại cho máu và các cơ quan nội tạng.

Từ 7h đến 9h: Là thời khắc hoạt động tốt của dạ dày.

Từ 9h – 11h: Lá lách của con người hoạt động tốt, như vậy là khả năng tiêu hóa và hấp thu tốt, nếu như đến thời điểm đó mà chưa thức dậy thì niêm mạc dạ dày bị ăn mòn nghiêm trọng. Vào giai đoạn hấp thu dinh dưỡng tốt nhất thì không được cho ăn, tình trạng này kéo dài thì có thể gây bệnh dạ dày, khiến cơ thể suy dinh dưỡng và suy nhược. Vì vậy, vào thời điểm này không nên cố nằm ngủ trên giường, tiếp tục ngủ trong giai đoạn này có thể gây chóng mặt, mệt mỏi, tạo cảm giác ngủ không đủ.

Trong lịch sử, danh nhân nổi tiếng có người hình thành thói quen dậy sớm lúc 3 – 4h sáng như Washington, Napoleon, Hoàng đế Khang Hy, Tăng Quốc Phiên,… .

Thức dậy sớm có thể tăng hiệu quả làm việc, có câu nói: “Ba buổi dậy sớm, một ngày công”.

Y học hiện đại đã chứng minh được rằng những người đi ngủ sớm và thức dậy sớm, không dễ mắc các bệnh tâm thần.

Không đi ra ngoài tập thể dục buổi sáng quá sớm, bởi vì vào buổi sáng trước khi mặt trời mọc, bởi khí độc từ các ống cống ngầm và khí từ các nguồn nước thải cũng bắt đầu bốc lên (đặc biệt là ở các thành phố), các khí không tốt này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.

Nuôi dưỡng cơ thể có 3 việc quan trọng, đó là: giấc ngủ, tiểu tiện và ăn uống, ngoài ra còn có xây dựng nơi ăn chốn ở, còn việc mặc chỉ điều là thứ yếu.

Trong ba điều thì quan trọng nhất là giấc ngủ. Tuy nhiên, khi ăn không thấy ngon miệng, đêm ngủ cũng sẽ không ngon. Còn việc bài tiết đứng vị trí thứ hai. Ăn vào mà không bài tiết, người ăn quá no, tràng vị có thể bị tổn thương, do đó việc ăn uống cần phải tiết chế. Giấc ngủ ngon lấy tinh thần làm chủ, tinh thần tốt lấy sự tĩnh tâm làm mục tiêu, ngoài ra còn phụ thuộc vào tuổi tác. Kẻ tráng niên cần ngủ khoảng 7 đến 8 tiếng, ngủ nhiều có thể khiến chóng mặt, trí nhớ sa sút, mắt mỏi, tay chân rã rời. Trẻ em thì có thể ngủ 8 đến 9 tiếng không sao, còn người già hoặc người bệnh thì ngủ 6 tiếng là đủ.

Đối với người bị rối loạn giấc ngủ thì không thể bỏ qua các cảnh báo này!

  • Nên ngủ sớm, bình thường không quá 10h, người cao tuổi thì 8h không nên quá 9h. Nếu đến 11h thì khí dương được tạo thành liên thông với thận, sau đó sẽ khó ngủ, thận bị mất nước, thận nối kết với tim, thủy suy yếu thì hỏa sẽ vượng, sẽ gây tổn thương tinh thần. Tuy nhiên trong tình huống nào đi nữa thì cũng không sử dụng thuốc an thần để hỗ trợ giấc ngủ.
  • Khi đã nằm trên gối tránh suy nghĩ, tránh tính toán đủ loại cơ sự, khi đã ngủ thì không nên suy tư, hơi thở đều đặn, tâm tĩnh khi ngủ có thể nghe được hơi thở của chính mình. Khi ngủ, coi bản thân như hư vô hoặc như đường hòa vào nước, người hòa vào hư không, giấc ngủ sẽ tự nhiên đến.
  • Nếu có nhiều suy nghĩ thì giấc ngủ không yên, nằm trên gối không ngủ lại chuyển thành tư lự, điều này là mệt mỏi nhất, như thế hãy ngồi dậy một chút rồi hãy đi ngủ lại.
  • Vào buổi trưa, lúc 11h, là thời điểm sinh âm khí, liên quan đến trái tim, vào giờ đó không ngủ được thì có thể ngồi tĩnh tâm trong 15 phút, nhắm mắt lại dưỡng tinh thần, khí của tim sẽ dồi dào.
  • Mùa hè nên dậy sớm, mùa đông có thể muộn hơn một chút. Sau khi thức dậy tránh nóng giận, vì có thể gây tổn thương phổi và ảnh hưởng đến gan, mong mọi người hết sức chú ý!

Theo Epoch T


Tác giả bài viết: Theo Epoch T

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập184
  • Hôm nay9,376
  • Tháng hiện tại272,538
  • Tổng lượt truy cập35,918,883
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây