CHÚA GIÊSU LÀM GÌ TRONG 30 NĂM TẠI THẾ?

Chủ nhật - 30/07/2017 10:01

CHÚA GIÊSU LÀM GÌ TRONG 30 NĂM TẠI THẾ?

Thật thú vị khi chúng ta biết nhiều về cuộc đời của Chúa Giêsu trên thế gian. Giữa các sự kiện xung quanh việc giáng sinh của Ngài và khởi đầu sứ vụ công khai của Ngài khi Ngài “trạc ba mươi tuổi” (Lc 3:23), rất ít chi tiết còn tồn tại.

 

 

 

Nói theo ngôn ngữ nhân loại (nhân ngữ), chịu ảnh hưởng và chịu tác động bởi cuộc đời của Ngài, chúng ta có thể ngạc nhiên thấy rằng chúng ta biết quá ít về thời thơ ấu, thời thiếu niên và thời thanh niên của Ngài – nhất là mối liên quan với những người đi theo Ngài và những người tôn thờ Ngài là Thiên Chúa.  Nghĩa là, nếu nói theo ngôn ngữ thần thánh (thần ngữ), đó là mối quan hệ mà chắc chắn Thiên Chúa có.

 

Sau câu chuyện Chúa giáng sinh, Phúc Âm thứ nhất cho chúng ta biết về cuộc thăm viếng của các đạo sĩ, các chiêm tinh gia ngoại giáo đến từ Đông phương (Mt 2:1-12), cuộc chạy trốn sang Ai Cập (Mt 2:13-18), và cuộc trở lại sau khi Hê-rô-đê băng hà (Mt 2:19-23).  Thánh Mátthêu chuyển ngay sang sứ vụ tiền phong của Thánh Gioan Tẩy Giả, và thời trưởng thành của Chúa Giêsu – không có gì trong khoảng 30 năm, từ tuổi thơ ấu tới tuổi trưởng thành.

 

SỰ PHÁT TRIỂN XỨNG ĐÁNG

 

Phúc Âm thứ ba nói nhiều hơn, nhưng tập trung 30 năm trong cuộc đời con người quan trọng nhất trong lịch sử thế giới bằng các câu đơn giản.  Thánh Luca kể về việc sứ thần báo tin cho các mục đồng (Lc 2:8-21) và Thánh Gia lên Đền Thờ (Lc 2:22-38).

 

Thánh Luca tóm lược 12 năm đầu đời của Chúa Giêsu rất ít: “Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” (Lc 2:40).  Sau đó, Thánh Luca cho biết: “Hằng năm, cha mẹ Đức Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua.  Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ.  Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giêrusalem, mà cha mẹ chẳng hay biết.  Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc.  Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giêrusalem mà tìm.  Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi.  Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu.  Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy?  Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!”  Người đáp: “Sao cha mẹ lại tìm con?  Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?”  Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói” (Lc 2:41-51).

 

Trong khoảng 20 năm cuộc đời Chúa Giêsu, Thánh Luca nói một câu ngắn gọn: “Còn Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2:52).

 

Làm sao biết cuộc đời của Con Trẻ Giêsu?  Cậu Giêsu có hơn các bạn bè về việc học?  Sự vô tội của Ngài có làm người khác tức giận?  Ngài làm việc giỏi như thế nào?  Tay nghề thợ mộc của Ngài có “hoàn hảo,” hoặc có tiếng tốt trong làng xóm trước khi Ngài làm sứ vụ công khai?

 

Nhưng dễ dàng lạc đề qua cách suy nghĩ và bỏ qua điểm chính về các câu tóm tắt quan trọng trong Phúc Âm theo Thánh Luca.  Thiên Chúa có điều để dạy chúng ta ở đây về các chi tiết đã nói trước.  Ngài sai Chúa Con đến sống, trưởng thành và làm việc trong âm thầm khoảng 30 năm, trước khi thi hành sứ vụ công khai và được người ta nhận biết là bậc thầy uy tín, Ngài có những điều phải nói với chúng ta về phẩm giá của cuộc sống và sự lao động – sự linh thiêng của sự phát triển dần dần và sự trưởng thành.

 

Thiên Chúa có thể sai đến một Đức Kitô phát triển viên mãn.  Từ đầu, Ngài có thể tạo ngay một thế giới không có những con người sa ngã – trẻ em, người trẻ, những con người trưởng thành và hoạt bát.  Nhưng Thiên Chúa không làm theo cách đó.  Ngày nay Ngài cũng không làm như vậy.  Ngài “thiết kế” chúng ta để hiện hữu mạnh mẽ, phát triển theo từng giai đoạn của cuộc sống, phát triển về thể lý và tinh thần, với nhau và với Thiên Chúa.

 

CHÚA GIÊSU PHÁT TRIỂN VÓC DÁNG

 

The ancient creed confesses his full humanity, in both body and inner person.  Chúa Giêsu là “Thiên Chúa thật và là con người thật, có linh hồn và thể xác” (Công Đồng Chalcedon, năm 451). Chúa Giêsu có “thân xác thật” tức là Ngài sinh ra, lớn lên, khát, đói, khóc, cười, ngủ nghỉ, đổ mồ hôi, chảy máu, và chết.

 

Cả bốn Phúc Âm đều cho biết sứ vụ công khai ba năm của Chúa Giêsu, và gần một nửa khoảng không gian tới một tuần trước khi Ngài chịu chết.  Nhưng Thiên-Chúa-con-người làm gì trong thời gian 30 năm từ sau khi sinh tới lúc khởi đầu sứ vụ?  Ngài bước đi trên những con đường bình thường, không mê hoặc, lớn lên và phát triển như một nam nhi bình thường.

 

Đức Giêsu Kitô không nổi bật ở hoang địa khi rao giảng Nước Thiên Chúa.  Ngài biết canh phòng và khôn khéo luồn lách khi bước đi và nói chuyện.  Ngài cũng gãi khi ngứa.  Có thể Ngài cũng đã từng bị đứt tay hoặc trật gân.  Ngài cũng bị cảm lạnh lúc thời tiết giao mùa, mệt mỏi vì cảm cúm, cũng lóng ngóng vụng về khi mới lớn.  Ngài cũng được cha mẹ dạy cho biết các kỹ năng xã hội, và học cách làm việc như những người bình thường trong suốt hơn nửa đời làm người trên thời gian này.

 

CHÚA GIÊSU PHÁT TRIỂN SỰ KHÔN NGOAN

 

Nhưng Chúa Giêsu phát triển không chỉ về thể lý, mà cả về tâm hồn, giống như mọi phàm nhân khác, về sự khôn ngoan và sự hiểu biết.  Thánh Luca cho biết rằng lúc 12 tuổi, Chúa Giêsu “thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” (Lc 2:40), không phải là Ngài có tất cả một lúc, hoặc luôn luôn như vậy, mà Ngài cũng phải học tập dần dần.

 

Nhờ nỗ lực và làm việc cần mẫn, Ngài trở nên nhạy bén về trí tuệ và cảm xúc hơn lúc còn là Con Trẻ.  Ngài không nhận tất cả một lúc, nhưng Ngài dần dần phát triển về sự khôn ngoan, qua những va chạm đau khổ hàng ngày.  Trí tuệ và tâm hồn nhân loại nơi Ngài cũng phát triển.  Ngài phát triển về thể lý, đồng thời cũng phát triển về trí tuệ và tình cảm, như Kinh Thánh cho biết: “Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2:52).  Trong cuốn “The Person of Christ” (Con Người của Đức Kitô), trang 164, tác giả Donald Macleod viết: “Ngài sinh ra với trí tuệ của một đứa trẻ bình thường, trải qua những kích thích bình thường, và trải qua quá trình bình thường của sự phát triển về trí tuệ.”

 

Thật vậy, chúng ta thấy có những lúc khác thường về kiến thức siêu phàm của Ngài, vì được Chúa Thánh Thần linh hứng.  Ngài biết Nathanael trước khi ông gặp Ngài (Ga 1:47), biết người phụ nữ Samari có năm đời chồng (Ga 4:18), và biết Ladarô đã chết (Ga 11:14).  Ngài còn biết ông Phêrô sẽ tìm thấy đồng tiền trong miệng con cá bắt được (Mt 17:27), và thậm chí còn biết rõ ông sẽ chối Ngài ba lần (Mt 26:30-35; Mc 14:26-31; Lc 22:31-34; Ga 13:36-38).  Tuy nhiên, chúng ta đừng lầm tưởng về kiến thức siêu nhiên như vậy, mặc dù được mặc khải đặc biệt, với việc học hỏi chăm chỉ không ngừng trong quá trình tiếp thu cách giáo dục.

 

Chúa Giêsu học hỏi từ Kinh Thánh và từ Cha Mẹ, trong cộng đồng và nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, Ngài tăng thêm sự khôn ngoan bằng cách luôn cẩn thận quan sát cuộc sống hằng ngày, và cách tiếp cận với thế giới của Thiên Chúa.

 

CHÚA GIÊSU HỌC BIẾT VÂNG LỜI

 

Một lĩnh vực chủ yếu trong sự phát triển của Ngài về vóc dáng và sự khôn ngoan là học cách vâng lời – vâng lời cha mẹ dưới đất (Lc 2:51), và vâng lời Chúa Cha trên trời.

 

Trong thời gian Chúa Giêsu mặc xác phàm, Ngài đã cầu nguyện và van nài bằng tiếng kêu to và đầy nước mắt, để Ngài có thể thoát khỏi cái chết, và Ngài được nhận lời.  Mặc dù là Con, Ngài vẫn học biết cách vâng lời qua những đau khổ Ngài chịu.  Ngài được hoàn hảo và trở thành nguồn ơn cứu độ cho những ai vâng lời Ngài: “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết.  Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính.  Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người” (Dt 5:7–9).

 

Cách nói “Ngài học cách vâng phục” không có nghĩa là Ngài đã không vâng lời, mà Ngài bắt đầu từ sự chưa biết và chưa có kinh nghiệm, và cuộc sống nhân loại làm cho Ngài có kinh nghiệm và biết cách làm.  Ngài “trở nên hoàn hảo” không có nghĩa là Ngài có tội, mà Ngài bắt đầu từ tình trạng chưa-trưởng-thành-vô-tội và phát triển trở nên trưởng thành.

 

ĐẸP LÒNG THIÊN CHÚA VÀ CON NGƯỜI

 

Kinh Thánh Tân Ước cho biết: “Còn Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2:52).  Đó là là “tiếng vang” của câu Kinh Thánh Cựu Ước: “Còn cậu bé Samuel thì càng lớn lên và đẹp lòng cả Đức Chúa lẫn người ta” (1 Sm 2:26).  Đó là viễn cảnh của sự phát triển về nhân tính – cả ở Chúa Giêsu và ở nhân loại chúng ta.

  

Không có phàm nhân hoặc Thiên-Chúa-làm-người nào lại không có thời kỳ phát triển và trưởng thành, cũng chẳng có sự phát triển đích thực nào là sự phát triển một chiều, mà phải là cả hai chiều đối với Thiên Chúa và con người, với mọi thứ đau khổ kèm theo.

 

Đừng miễn trừ Thiên Chúa vì Ngài có sự vinh quang của tiến trình trưởng thành cam go và lâu dài.  Trong quá trình đó, bạn nếm trải sự cực khổ gia tăng mà Chúa Giêsu biết rất rõ ràng.  Ngài sẵn sàng giúp đỡ bạn kiên trì cho tới lúc tiến trình của Thiên Chúa hoàn tất.

 

Tác giả bài viết: David Mathis - Trầm Thiên Thu chuyển ngữ từ DisiringGod.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập367
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại277,916
  • Tổng lượt truy cập36,332,471
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây