Trên đời, công bằng nhất không gì qua được luật nhân quả

Chủ nhật - 30/07/2017 09:55

Trên đời, công bằng nhất không gì qua được luật nhân quả

Thân làm chuyện tốt, miệng nới lời tốt, tâm tồn thiện niệm, đó chính là “tam hảo”. “Tam hảo” này sẽ giúp chúng ta quyết định con đường nên đi khi gặp ngã rẽ giữa tốt và xấu. Vì thiện ác hữu báo, không phải không báo, mà là chưa báo.


 
 
 
 
Trên đời, công bằng nhất không gì qua được luật nhân quả

 
 
 
 
Thân làm chuyện tốt, miệng nới lời tốt, tâm tồn thiện niệm, đó chính là “tam hảo”. “Tam hảo” này sẽ giúp chúng ta quyết định con đường nên đi khi gặp ngã rẽ giữa tốt và xấu. Vì thiện ác hữu báo, không phải không báo, mà là chưa báo.
Con người được lên thiên đàng, hay bị hạ địa ngục, đều là tùy vào niệm đầu của chúng ta mà ra
Con người có ba thứ rất quan trọng: Thân thể, có thể làm chuyện tốt hoặc chuyện xấu; miệng, có thể nói lời hữu ích hoặc xằng bậy; tâm, có thể sinh thiện niệm hoặc tà niệm. Ví như cũng là nắm đấm, ta đánh người một quyền là xấu; nhưng người đấm lưng cho ta lại là việc tốt. Còn như nói về tiền, có tiền sạch, cũng có tiền tài bất chính.
 
Cổ nhân từng giảng, không được tạo ác nghiệp; thiện nghiệp mới có thể giúp người lên thiên đường, tạo ác nghiệp chỉ thể hạ địa ngục, con người được thăng thiên, hay bị giáng hạ địa ngục, đều là tùy vào niệm đầu của chúng ta mà ra.
Cái gọi là “tam hảo chi gia” chính là chỉ thân, khẩu, ý. Thân làm chuyện tốt, miệng nói điều tốt, tâm tồn thiện niệm chính là “tam hảo”. Phía trước có hai con đường, một con đường thiện, một con đường ác, chúng ta đến ngã ba, nên chọn đường nào, “tam hảo” này sẽ giúp chúng ta quyết định con đường nên đi.
 
Có người còn hoài nghi về quan hệ nhân quả thiện ác. Vì có người làm chuyện tốt lại không thấy phúc báo, làm chuyện xấu vẫn vinh hoa phú quý. Tuy nhiên, đó chính là nhân quả, người này làm chuyện xấu, nhưng có nhân duyên phú quý nên có nhiều tiền gửi ngân hàng, bạn không thể không cho họ lấy. Còn bạn làm việc tốt, tại sao chưa có phúc báo, đó là vì bạn đang mắc nợ, làm người tốt thì có thể không trả nợ sao? Kinh tế có nhân quả của kinh tế, đạo đức có nhân quả của đạo đức, sức khỏe có nhân quả của sức khỏe.
 
Muốn khỏe mạnh phải tập thể dục, phải chú ý dinh dưỡng và vệ sinh, không phải nói ta bái Phật ăn chay là có thể sống lâu trăm tuổi, đây là hiểu biết sai lầm về nhân quả. Muốn phát tài, phải cần cù, nỗ lực cố gắng trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Có nguyên nhân mới có kết quả, bởi vì nhân không tương ứng, thì không thể đắc quả.
Hành “tam hảo”, chính là đang gây dựng nhân duyên tốt. Nếu làm người tốt vẫn chưa thấy hồi báo tốt, thì đừng nên sốt ruột, luật nhân quả nhất định sẽ không cô phụ người; nó sớm muộn gì cũng sẽ trả lại cho bạn.
 
Phi không thể thắng lý, lý không thể thắng pháp; pháp không thể thắng quyền; quyền không thể thắng thiên. Sống ở đời, đùng nên so đo được mất thế nào; họ tại sao lại đánh ta; tại sao vũ nhục, làm tổn thương người thân của ta,… Tất cả đều có nguyên nhân đằng sau nó.
Giữa nhân quả còn có một thứ quan trọng, đó chính là “duyên”, tài phú, sự nghiệp, giao hữu, đều là do duyên phận. Vậy “duyên” là gì? Phật Thích Ca Mâu Ni khai ngộ tại gốc cây bồ đề, ngộ được gì? Là chân lý, chính là bất luận điều gì cũng đều vì nhân duyên mà đến. Nếu nhân muốn sinh quả, nhất định phải có duyên.
Ví như bạn trồng hạt dưa hấu, đặt nó trên mặt bàn, thì sẽ không thể đơm hoa kết quả, phải đem nó trồng xuống đất, có ánh nắng Mặt trời, không khí, hơi nước, thì mới có thể đơm hoa kết quả, vì thế đối với mối quan hệ giữa nhân, duyên, quả, chúng ta cũng không dễ mà hiểu được, cũng không phải chỉ đơn giản như vậy.
 
Giữa nhân quả còn có một thứ quan trọng chính là duyên. 
Bước đầu tiên của nhân duyên, chính là cách nhìn nhận sự việc, phải có được kiến giải đúng đắn, kiến thức chính xác thì không thể nhìn sai, trên thực tế chúng ta nhận thức sai rất nhiều. Thị phi, thiện ác, tốt xấu, đều có những tiêu chuẩn nhất định. Tùy người mà xét vật, thường thì phần tử trí thức, học giả, thánh hiền sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn. Nhìn một chén trà, họ thấy không chỉ là chén trà, nó còn là đồ sứ, nó được sản xuất ra ở đâu, giá trị bao nhiêu,… Họ nhìn thấu thêm được rất nhiều điều.
 
Ví như có cái bàn, hỏi mọi người, đây là cái gì? Tất cả mọi người nói đây là cái bàn, nhưng sai rồi, cái bàn chỉ là giả tướng, nó là vật liệu gỗ có thể làm ra cái ghế, cái bàn? Lại sai rồi, nó không phải vật liệu gỗ, vật liệu gỗ cũng là giả tướng, nó là một thân cây; nó là đại thụ? Cũng sai rồi, đây là một hạt giống, nó thông qua ánh nắng Mặt trời, không khí, bùn đất, hơi nước, những nhân duyên này hòa hợp với nhau để tạo thành một cây đại thụ.
Đừng nói một thân cây, cho dù là một hạt cát đều chứa trong đó năng lục vạn hữu của vũ trụ kết hợp lại. Ai cũng có gia đình, người trong nhà đều có nhân duyên, nên vợ chồng cũng vì có duyên phận, nhưng phải là thiện duyên thì mới tốt.

Duyên là cần điều kiện, không thể đơn độc tồn tại. Bạn muốn ăn cơm, phải có nông dân, muốn mặc quần áo, muốn mua đồ đạc phải có thương nhân, giao thông cần có lái xe, con người cần phải có rất nhiều duyên phận mới có thể tồn tại. 

Lê Hiếu biên dịch
 
 
Thân làm chuyện tốt, miệng nới lời tốt, tâm tồn thiện niệm, đó chính là “tam hảo”. “Tam hảo” này sẽ giúp chúng ta quyết định con đường nên đi khi gặp ngã rẽ giữa tốt và xấu. Vì thiện ác hữu báo, không phải không báo, mà là chưa báo.
Con người được lên thiên đàng, hay bị hạ địa ngục, đều là tùy vào niệm đầu của chúng ta mà ra
Con người có ba thứ rất quan trọng: Thân thể, có thể làm chuyện tốt hoặc chuyện xấu; miệng, có thể nói lời hữu ích hoặc xằng bậy; tâm, có thể sinh thiện niệm hoặc tà niệm. Ví như cũng là nắm đấm, ta đánh người một quyền là xấu; nhưng người đấm lưng cho ta lại là việc tốt. Còn như nói về tiền, có tiền sạch, cũng có tiền tài bất chính.
 
Cổ nhân từng giảng, không được tạo ác nghiệp; thiện nghiệp mới có thể giúp người lên thiên đường, tạo ác nghiệp chỉ thể hạ địa ngục, con người được thăng thiên, hay bị giáng hạ địa ngục, đều là tùy vào niệm đầu của chúng ta mà ra.
Cái gọi là “tam hảo chi gia” chính là chỉ thân, khẩu, ý. Thân làm chuyện tốt, miệng nói điều tốt, tâm tồn thiện niệm chính là “tam hảo”. Phía trước có hai con đường, một con đường thiện, một con đường ác, chúng ta đến ngã ba, nên chọn đường nào, “tam hảo” này sẽ giúp chúng ta quyết định con đường nên đi.
 
Có người còn hoài nghi về quan hệ nhân quả thiện ác. Vì có người làm chuyện tốt lại không thấy phúc báo, làm chuyện xấu vẫn vinh hoa phú quý. Tuy nhiên, đó chính là nhân quả, người này làm chuyện xấu, nhưng có nhân duyên phú quý nên có nhiều tiền gửi ngân hàng, bạn không thể không cho họ lấy. Còn bạn làm việc tốt, tại sao chưa có phúc báo, đó là vì bạn đang mắc nợ, làm người tốt thì có thể không trả nợ sao? Kinh tế có nhân quả của kinh tế, đạo đức có nhân quả của đạo đức, sức khỏe có nhân quả của sức khỏe.
 
Muốn khỏe mạnh phải tập thể dục, phải chú ý dinh dưỡng và vệ sinh, không phải nói ta bái Phật ăn chay là có thể sống lâu trăm tuổi, đây là hiểu biết sai lầm về nhân quả. Muốn phát tài, phải cần cù, nỗ lực cố gắng trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Có nguyên nhân mới có kết quả, bởi vì nhân không tương ứng, thì không thể đắc quả.
Hành “tam hảo”, chính là đang gây dựng nhân duyên tốt. Nếu làm người tốt vẫn chưa thấy hồi báo tốt, thì đừng nên sốt ruột, luật nhân quả nhất định sẽ không cô phụ người; nó sớm muộn gì cũng sẽ trả lại cho bạn.
 
Phi không thể thắng lý, lý không thể thắng pháp; pháp không thể thắng quyền; quyền không thể thắng thiên. Sống ở đời, đùng nên so đo được mất thế nào; họ tại sao lại đánh ta; tại sao vũ nhục, làm tổn thương người thân của ta,… Tất cả đều có nguyên nhân đằng sau nó.
Giữa nhân quả còn có một thứ quan trọng, đó chính là “duyên”, tài phú, sự nghiệp, giao hữu, đều là do duyên phận. Vậy “duyên” là gì? Phật Thích Ca Mâu Ni khai ngộ tại gốc cây bồ đề, ngộ được gì? Là chân lý, chính là bất luận điều gì cũng đều vì nhân duyên mà đến. Nếu nhân muốn sinh quả, nhất định phải có duyên.
Ví như bạn trồng hạt dưa hấu, đặt nó trên mặt bàn, thì sẽ không thể đơm hoa kết quả, phải đem nó trồng xuống đất, có ánh nắng Mặt trời, không khí, hơi nước, thì mới có thể đơm hoa kết quả, vì thế đối với mối quan hệ giữa nhân, duyên, quả, chúng ta cũng không dễ mà hiểu được, cũng không phải chỉ đơn giản như vậy.
 
Giữa nhân quả còn có một thứ quan trọng chính là duyên. 
Bước đầu tiên của nhân duyên, chính là cách nhìn nhận sự việc, phải có được kiến giải đúng đắn, kiến thức chính xác thì không thể nhìn sai, trên thực tế chúng ta nhận thức sai rất nhiều. Thị phi, thiện ác, tốt xấu, đều có những tiêu chuẩn nhất định. Tùy người mà xét vật, thường thì phần tử trí thức, học giả, thánh hiền sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn. Nhìn một chén trà, họ thấy không chỉ là chén trà, nó còn là đồ sứ, nó được sản xuất ra ở đâu, giá trị bao nhiêu,… Họ nhìn thấu thêm được rất nhiều điều.
 
Ví như có cái bàn, hỏi mọi người, đây là cái gì? Tất cả mọi người nói đây là cái bàn, nhưng sai rồi, cái bàn chỉ là giả tướng, nó là vật liệu gỗ có thể làm ra cái ghế, cái bàn? Lại sai rồi, nó không phải vật liệu gỗ, vật liệu gỗ cũng là giả tướng, nó là một thân cây; nó là đại thụ? Cũng sai rồi, đây là một hạt giống, nó thông qua ánh nắng Mặt trời, không khí, bùn đất, hơi nước, những nhân duyên này hòa hợp với nhau để tạo thành một cây đại thụ.
Đừng nói một thân cây, cho dù là một hạt cát đều chứa trong đó năng lục vạn hữu của vũ trụ kết hợp lại. Ai cũng có gia đình, người trong nhà đều có nhân duyên, nên vợ chồng cũng vì có duyên phận, nhưng phải là thiện duyên thì mới tốt.

Duyên là cần điều kiện, không thể đơn độc tồn tại. Bạn muốn ăn cơm, phải có nông dân, muốn mặc quần áo, muốn mua đồ đạc phải có thương nhân, giao thông cần có lái xe, con người cần phải có rất nhiều duyên phận mới có thể tồn tại. 

 
 
 

 

Tác giả bài viết: Lê Hiếu biên dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập47
  • Hôm nay6,816
  • Tháng hiện tại315,636
  • Tổng lượt truy cập36,370,191
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây