Lâm Anh.
·
Gia đình anh Naoki Numahata, 42 tuổi, là điển hình cho lối sống tối giản ở Nhật. Thậm chí, phong cách sống của họ còn đơn giản hơn nhà tu hành.
Khi cô con gái 4 tuổi Ei của Numahata muốn chơi đồ hàng, cô bé sẽ lấy một chiếc giỏ nhỏ chứa tất cả những món đồ yêu thích nhất: một con búp bê, vài chiếc ô tô… và chơi trên sàn gỗ trắng.
Căn hộ rộng gần 40 m2 của gia đình Numahata được xây dựng theo tiêu chuẩn Nhật Bản nhưng không sắm sửa nhiều đồ đạc. Quầy bếp trống không, trong ngăn kéo có ba đôi đũa, hai bộ đồ ăn dành cho trẻ em. Ngăn còn lại chứa đồ ăn sáng chỉ gồm một ổ bánh mỳ và một hũ mật ong.
Giá sách của gia đình Numahata
Phòng bếp không có ghế dài mà chỉ có một cái bàn, một ghế đơn và một ghế đôi. Phòng ngủ nhỏ chứa một chiếc giường cho cả hai vợ chồng và cô con gái. Duy chỉ có chiếc tivi cỡ lớn là ngoại lệ vì Numahata cần dùng nó cho công việc thiết kế web.
Anh cũng chỉ đôi quần dài, 4 áo sơ mi, 4 áo phông và 5 bộ đồ lót cùng 4 đôi tất.
Cô con gái Ei cũng chỉ có hai bộ đồ dùng cho các dịp đặc biệt treo trên móc và hai ngăn kéo nhỏ đựng quần áo hàng ngày. Numahata nói vợ anh không phải người theo phong cách tối giản: cô có 5 ngăn kéo đựng đủ loại quần áo từ hè sang đông.
Lối sống tối giản hết mức này không phải tiêu chuẩn sống của người Nhật nhưng dần phổ biến trong những năm gần đây, như một lối thoát cho kiểu sống vật chất và dư thừa. Với gia đình Numahata và những người chuộng lối sống này, càng đơn giản về vật chất càng tận hưởng được nhiều.
Lối sống tối giản (danshari) từng là cơn sốt ở Nhật. Dansari gồm ba ý nghĩa: "từ chối", "vứt bỏ" và "tách rời".
Tách cà phê trên mặt tủ
"Con người trong xã hội hiện đại luôn mong muốn sở hữu càng nhiều vật chất càng tốt mà không cân nhắc đến điều kiện sống của mình", Hideko Yamashita, người ủng hộ lối sống tối giản, nhận định.
"Khi sống theo kiểu danshari, bạn cần xác định những thứ khiến bản thân mệt mỏi và loại bỏ nó", Yamashita nói. Việc đơn giản hóa ngôi nhà của bà ở Tokyo cũng là cách giải phóng tâm trí.
Lối sống này trái ngược với phong cách "hygge" của người Đan Mạch – tạo không gian ấm cúng với thảm, nến và những vật dụng khiến bạn cảm thấy ấm áp.
Danshari xuất phát từ quan niệm nếu môi trường sống thông thoáng, tâm trí của bạn cũng sẽ sáng suốt. Theo bà Yamashita, lối sống này chịu ảnh hưởng từ các tôn giáo phương Đông, như Phật giáo và Thần đạo.
Nhiều người Nhật cùng thế hệ với Yamashita, sinh ra sau Thế chiến 2, có thói quen tích trữ và không muốn vứt bỏ bất cứ thứ gì, phòng trường hợp khẩn cấp cần dùng đến.
Thậm chí, có người còn tích 300 túi mua đồ trong nhà vì lo xa. Theo bà, thói quen này chính là nguyên nhân khiến nhiều người Nhật ngày nay không thấy thoải mái.
"Rất nhiều người Nhật mắc chứng trầm cảm. Não họ chứa quá nhiều thông tin, chiếm trọn mọi suy nghĩ", bà nói.
Vì vậy, quá trình bỏ bớt đồ đạc không cần thiết cũng chính là quá trình thanh lọc những tư tưởng vô hình trong tâm trí. Cũng theo bà Yamashita, khi nhà cửa rộng rãi hơn, bạn có thể tự do mời bạn bè về nhà.
Giỏ đồ chơi của Ei
Bà Yuriko Ozaki cùng với ba cậu con trai ở Osaka bắt đầu sống tối giản sau trận động đất rúng động Nhật Bản vào năm 2011.
Thảm họa này buộc cô phải nhìn nhận lại những thứ quan trọng nhất trong cuộc đời. Bà cũng viết blog về lối sống tối giản ngay cả khi đang phải nuôi con cũng như viết sách về phương châm sống giảm đồ dùng, giảm công việc nhà, giảm gánh nặng tài chính trong gia đình.
Numahata cũng là đồng tác giả cuốn sách viết về lối sống tối giản. "Khi gia đình tôi có thêm một bé gái, nhà cửa rất bừa bộn. Tôi thấy bức hình ngôi nhà đơn giản trên tạp chí và bị hút vào đó. Chúng tôi đã bỏ đi nhiều đồ và thực sự thích cảm giác tự do khi xung quanh không vướng bận bởi quá nhiều thứ", ông chia sẻ.
Sau khi dọn dẹp nhà cửa xong, Numahata pha cho vợ tách cà phê. Người vợ ngồi trong căn nhà rộng rãi, thưởng thức và khen ngon. Từ đó, ông nghĩ vị giác sẽ hoạt động tốt hơn khi tâm trí hoàn toàn thoải mái. Gia đình ông cũng thường xuyên ra ngoài dạo chơi.
Numahata hiện nuôi con theo lối sống tối giản. "Càng lớn, Ei càng muốn mua thêm đồ. Khi mua thứ gì đó cho con, chúng tôi thường cân nhắc sao cho nó vừa vào giỏ", ông nói.
Bên cạnh đó, Numahata cũng đem cho bớt đồ chơi mà con gái không dùng đến. Theo anh, với số đồ chơi hạn chế này, con gái có thể phát triển trí tưởng tượng.
Khách đến thăm căn hộ trống trải của vợ chồng Numahata ban đầu tỏ ra rất ngạc nhiên nhưng sớm cảm nhận được sự thoái mái trong đó. "Làm rỗng chiếc ấm để nó trở nên hữu ích", Numahata trích câu nói của Lão Tử để giải thích cảm giác dễ chịu đó.
·
Gia đình anh Naoki Numahata, 42 tuổi, là điển hình cho lối sống tối giản ở Nhật. Thậm chí, phong cách sống của họ còn đơn giản hơn nhà tu hành.
Khi cô con gái 4 tuổi Ei của Numahata muốn chơi đồ hàng, cô bé sẽ lấy một chiếc giỏ nhỏ chứa tất cả những món đồ yêu thích nhất: một con búp bê, vài chiếc ô tô… và chơi trên sàn gỗ trắng.
Căn hộ rộng gần 40 m2 của gia đình Numahata được xây dựng theo tiêu chuẩn Nhật Bản nhưng không sắm sửa nhiều đồ đạc. Quầy bếp trống không, trong ngăn kéo có ba đôi đũa, hai bộ đồ ăn dành cho trẻ em. Ngăn còn lại chứa đồ ăn sáng chỉ gồm một ổ bánh mỳ và một hũ mật ong.
Giá sách của gia đình Numahata
Phòng bếp không có ghế dài mà chỉ có một cái bàn, một ghế đơn và một ghế đôi. Phòng ngủ nhỏ chứa một chiếc giường cho cả hai vợ chồng và cô con gái. Duy chỉ có chiếc tivi cỡ lớn là ngoại lệ vì Numahata cần dùng nó cho công việc thiết kế web.
Anh cũng chỉ đôi quần dài, 4 áo sơ mi, 4 áo phông và 5 bộ đồ lót cùng 4 đôi tất.
Cô con gái Ei cũng chỉ có hai bộ đồ dùng cho các dịp đặc biệt treo trên móc và hai ngăn kéo nhỏ đựng quần áo hàng ngày. Numahata nói vợ anh không phải người theo phong cách tối giản: cô có 5 ngăn kéo đựng đủ loại quần áo từ hè sang đông.
Lối sống tối giản hết mức này không phải tiêu chuẩn sống của người Nhật nhưng dần phổ biến trong những năm gần đây, như một lối thoát cho kiểu sống vật chất và dư thừa. Với gia đình Numahata và những người chuộng lối sống này, càng đơn giản về vật chất càng tận hưởng được nhiều.
Lối sống tối giản (danshari) từng là cơn sốt ở Nhật. Dansari gồm ba ý nghĩa: "từ chối", "vứt bỏ" và "tách rời".
Tách cà phê trên mặt tủ
"Con người trong xã hội hiện đại luôn mong muốn sở hữu càng nhiều vật chất càng tốt mà không cân nhắc đến điều kiện sống của mình", Hideko Yamashita, người ủng hộ lối sống tối giản, nhận định.
"Khi sống theo kiểu danshari, bạn cần xác định những thứ khiến bản thân mệt mỏi và loại bỏ nó", Yamashita nói. Việc đơn giản hóa ngôi nhà của bà ở Tokyo cũng là cách giải phóng tâm trí.
Lối sống này trái ngược với phong cách "hygge" của người Đan Mạch – tạo không gian ấm cúng với thảm, nến và những vật dụng khiến bạn cảm thấy ấm áp.
Danshari xuất phát từ quan niệm nếu môi trường sống thông thoáng, tâm trí của bạn cũng sẽ sáng suốt. Theo bà Yamashita, lối sống này chịu ảnh hưởng từ các tôn giáo phương Đông, như Phật giáo và Thần đạo.
Nhiều người Nhật cùng thế hệ với Yamashita, sinh ra sau Thế chiến 2, có thói quen tích trữ và không muốn vứt bỏ bất cứ thứ gì, phòng trường hợp khẩn cấp cần dùng đến.
Thậm chí, có người còn tích 300 túi mua đồ trong nhà vì lo xa. Theo bà, thói quen này chính là nguyên nhân khiến nhiều người Nhật ngày nay không thấy thoải mái.
"Rất nhiều người Nhật mắc chứng trầm cảm. Não họ chứa quá nhiều thông tin, chiếm trọn mọi suy nghĩ", bà nói.
Vì vậy, quá trình bỏ bớt đồ đạc không cần thiết cũng chính là quá trình thanh lọc những tư tưởng vô hình trong tâm trí. Cũng theo bà Yamashita, khi nhà cửa rộng rãi hơn, bạn có thể tự do mời bạn bè về nhà.
Giỏ đồ chơi của Ei
Bà Yuriko Ozaki cùng với ba cậu con trai ở Osaka bắt đầu sống tối giản sau trận động đất rúng động Nhật Bản vào năm 2011.
Thảm họa này buộc cô phải nhìn nhận lại những thứ quan trọng nhất trong cuộc đời. Bà cũng viết blog về lối sống tối giản ngay cả khi đang phải nuôi con cũng như viết sách về phương châm sống giảm đồ dùng, giảm công việc nhà, giảm gánh nặng tài chính trong gia đình.
Numahata cũng là đồng tác giả cuốn sách viết về lối sống tối giản. "Khi gia đình tôi có thêm một bé gái, nhà cửa rất bừa bộn. Tôi thấy bức hình ngôi nhà đơn giản trên tạp chí và bị hút vào đó. Chúng tôi đã bỏ đi nhiều đồ và thực sự thích cảm giác tự do khi xung quanh không vướng bận bởi quá nhiều thứ", ông chia sẻ.
Sau khi dọn dẹp nhà cửa xong, Numahata pha cho vợ tách cà phê. Người vợ ngồi trong căn nhà rộng rãi, thưởng thức và khen ngon. Từ đó, ông nghĩ vị giác sẽ hoạt động tốt hơn khi tâm trí hoàn toàn thoải mái. Gia đình ông cũng thường xuyên ra ngoài dạo chơi.
Numahata hiện nuôi con theo lối sống tối giản. "Càng lớn, Ei càng muốn mua thêm đồ. Khi mua thứ gì đó cho con, chúng tôi thường cân nhắc sao cho nó vừa vào giỏ", ông nói.
Bên cạnh đó, Numahata cũng đem cho bớt đồ chơi mà con gái không dùng đến. Theo anh, với số đồ chơi hạn chế này, con gái có thể phát triển trí tưởng tượng.
Khách đến thăm căn hộ trống trải của vợ chồng Numahata ban đầu tỏ ra rất ngạc nhiên nhưng sớm cảm nhận được sự thoái mái trong đó. "Làm rỗng chiếc ấm để nó trở nên hữu ích", Numahata trích câu nói của Lão Tử để giải thích cảm giác dễ chịu đó.
Tác giả bài viết: Lâm Anh.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn