1. Giảm cảm giác ngứa cổ họng
|
Dùng tay chà nhiệt tình vào dái tai sẽ giúp giảm cảm giác ngứa cổ họng. Ảnh: Intrernet |
Cổ họng ngứa ngáy khiến bạn ho liên tục. Bạn có thể dùng mẹo nhỏ bằng cách lấy ngón tay chà nhiệt tình vào dái tai. Việc kích thích tai có thể khiến cho cổ họng co lại và làm giảm cảm giác ngứa cổ họng ngay tức thì.
2. Làm dịu căng thẳng
Khi bạn stress, quá tải và thấy tâm trạng ngột ngạt, hãy lấy nước đá vấy lên mặt trong vài phút. Đây được coi là "phản xạ lặn của động vật có vú" giúp cho cơ thể bạn có thể hấp thụ oxy một cách hiệu quả và giúp bạn có được sự bình tĩnh sau đó.
3. Trị nghẹt mũi
Bạn đã từng phát điên khi bị nghẹt mũi. Với mẹo nhỏ bằng cách đè đầu lưỡi vào vòm miệng trong vài giây, dùng ngón trỏ ấn vào điểm giữa 2 chân mày, sau 20 giây, bạn sẽ cảm thấy thoải mái trở lại.
4. Đánh lạc hướng nỗi sợ kim tiêm
Nếu bạn có nỗi sợ kim tiêm, bạn hãy ho thật mạnh khi kim tiêm đâm vào da. Tuy nhiên, bạn nên báo trước với bác sĩ hoặc y tá khi mình sắc thực hiện và đảm bảo giữ vững cánh tay ở yên khi ho, tránh làm kim tiêm bị đâm chệch hướng.
5. Trị các chỗ phồng
Khi bị phỏng, nhiều người dùng đá để chườm lên. Nhưng khi không có đá, bạn có thể dùng đầu ngón tay đè lên vị trí phỏng trong vòng vài phút. Cách này giúp nhiệt độ ở khu vực bị bỏng giảm xuống bằng với nhiệt độ bình thường của cơ thể, ngăn chặn phồng rộp. Da của bạn cũng sẽ tự hàn vào sau đó.
6. Giảm lo lắng
Khi trong lòng bạn đang cảm thấy lo lắng, nếu như không chịu nổi cảm giác đó, hãy thổi vào ngón tay cái trong vài phút. Cách này sẽ giúp điều hòa nhịp thở cũng như dây thần kinh phế vị, giúp làm giảm nhịp tim, cảm giác bồn chồn cũng theo đó mà biến mất.
7. Trị đau răng
Để làm giảm tình trạng đau răng, dùng ngón cái và ngón trỏ áp cục đá lên mu bàn tay. Các dây thần kinh ở khu vực này chịu trách nhiệm về cảm giác đau, cái lạnh sẽ làm chúng tê liệt, nhờ đó mà cảm giác đau sẽ giảm.
8. Giảm cơn đau đầu
Những cơn đau nửa đầu thường khiến chúng ta khó khó chịu. Nếu không muốn uống thuốc, bạn có thể áp dụng cách đơn giản như sau: Dùng ngón cái và ngón trỏ bàn tay ấn vào điểm giữa ngón cái và ngón trỏ của bàn tay kia. Dùng 2 ngón tay xoay quanh điểm này để tạo thành chuyển động tròn. Cách này sẽ giúp làm giảm cơn đau hiệu quả.
Hồng Hạnh (tổng hợp)
Những thực phẩm hàng ngày có thể gây chết người nếu bạn không sử dụng đúng cách
Một số loại thực phẩm quen thuộc chứa nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể vẫn được khuyên dùng thường xuyên như củ cải trắng, hạt điều, khoai tây, lạc… Tuy nhiên, trong các thực phẩm này lại tiềm ẩn một số chất độc mà chúng ta không bao giờ có thể ngờ đến.
Chất độc có trong các thực phẩm quen thuộc và luôn được tin dùng này xuất phát từ cách chế biến, bảo quản và sử dụng chưa đúng. Vì thế, cần loại bỏ ngay một số thói quen nấu nướng quen thuộc để bảo vệ gia đình bạn tốt nhất.
Khoai tây
|
Khoai tây để lâu ngày có thể khiến bạn bị ngộ độc |
Khoai tây để lâu ngày thường mọc mầm, chuyển sang màu xanh hoặc để chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ có hàm lượng chất độc solanin rất cao. Do đó, khi ăn những loại khoai tây này, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở.
Để tránh ngộ độc khoai tây, bạn không nên mua hoặc chế biến thức ăn từ những củ khoai đã mọc mầm hay những củ có vỏ đã chuyển màu, những củ đã đào khỏi mặt đất quá lâu. Đồng thời, các bà nội trợ cũng không tích trữ quá nhiều khoai tây để ăn dần.
Củ cải trắng
Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc, nhất là những người có làn da nhạy cảm.
|
Phải gọt sạch vỏ củ cải trắng trước khi chế biến để loại bỏ phần chứa nhiều chất độc. |
Do đó, khi chế biến món ăn từ củ cải trắng, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên thân củ cải để tránh độc tố. Khi được nấu chín, chất độc này sẽ hết và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn. Vì vậy, không nên thử ăn củ cải trắng sống, nhất là với trẻ em.
Hạt điều
Hạt điều thô chứa chất urushiol - một loại độc tố gây huy hiểm đến tính mạng con người. Khi ăn hạt điều có chứa chất độc với số lượng lớn có thể gây tử vong. Đó chính là lý do khi mua hạt điều, bạn cần chú ý xem hạt điều đã được sơ chế (hấp lên hoặc sấy khô hay chưa).
|
Hạt điều thô không tốt cho sức khỏe. |
Nếu có cơ hội tiếp xúc với các loại hạt điều mới được thu hoạch xong, bạn không nên ăn thử ngay vì chúng sẽ gây ra cảm giác khó chịu, tức ngực, khó thở. Đặc biệt, các gia đình ở Tây Nguyên trồng nhiều hạt điều cần nhắc nhở trẻ em không được thử ăn hạt điều thô để bảo vệ sức khỏe của chúng.
Lạc
Lạc tươi là thực phẩm có chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể người, đặc biệt là lượng chất béo tự nhiên trong sản phẩm này. Tuy nhiên, nếu bảo quản không tốt, để trong môi trường ẩm ướt..., lạc dễ bị mốc. Nấm mốc trên lạc rất độc, người ăn phải sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy...
|
Ăn lạc bị ẩm mốc rất dễ bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy... |
Vì thế, cần phơi lạc thật khô rồi mới đem cất ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Khi mua lạc về để sử dụng, bà nội trợ chú ý mua những hạt lạc căng, mẩy, có màu sắc tươi tắn và tuyệt đối tránh xa những hạt lạc có dấu hiệu bị mốc, thâm đen.
Củ sắn
Trong sắn có chứa chất độc xyanua, tích tụ nhiều ở phần vỏ. Khi luộc sắn, nhất là luộc với số lượng lớn thì chất này sẽ đóng váng trên bề mặt nước. Người ăn phải chất này với hàm lượng cao sẽ bị ngộ độc.
|
Chất xyanua trong củ sắn có thể khiến bạn bị ngộ độc |
Cách tốt nhất để loại bỏ chất xyanua trong sắn là lột vỏ, sau đó ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc. Ngoài ra, trong lúc luộc, nên mở nắp nồi để chất xyanua bay đi, lượng độc chất sẽ giảm đáng kể.
Với những loại chất độc tiềm ẩn nêu trên, các bà nội trợ cần chú ý trong khâu chế biến và bảo quản thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình mình. Tương tự, các loại thực phẩm không tươi ngon, có dấu hiệu nấm mốc hoặc có mùi lạ cần phải loại bỏ ngay để tránh ngộ độc.