Những thói quen bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chẳng khác nào rước bệnh cho cả nhà

Thứ năm - 27/07/2017 23:46

Những thói quen bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chẳng khác nào rước bệnh cho cả nhà

Hiện nay, phần lớn các gia đình đều có tủ lạnh nhưng không có nghĩa là chúng ta ai cũng biết cách sử dụng nó hợp lý. Mọi người nên nhớ không phải thực phẩm nào cũng thích hợp bảo quản trong tủ lạnh, chưa kể mỗi loại thực phẩm lại có cách bảo quản khác nhau.

 

Những thực phẩm cất trữ trong tủ lạnh sẽ trở thành thuốc độc nếu chúng ta bảo quản không đúng cách. Nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng, mọi người cần tránh những sai lầm dưới đây:

Không đậy nắp cho đồ ăn thừa khi cho vào tủ lạnh

Nhiều người có thói quen để nguyên thức ăn thừa vào trong tủ lạnh mà không đậy lại và việc làm này đã vô tình dẫn đến nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe. Bởi lẽ việc không đậy nắp thức ăn chính là một nguồn cơ gây nên các bệnh về đường tiêu hóa.

Ngoài ra, số thức ăn đó sẽ dễ dàng nhiễm các vi khuẩn kí sinh lan từ các loại thực phẩm với nhau gây nhiều bệnh nguy hiểm. Đồng thời, nếu không được đậy kín, hơi thức ăn bốc lên, gây mùi khó chịu khắp tủ lạnh.

Vì thế, khi cho đồ ăn thừa vào tủ lạnh, mọi người nên bọc kín bằng nylon hoặc đựng trong hộp có đậy nắp cẩn thận.

Những thói quen bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chẳng khác nào rước bệnh cho cả nhà - 1

Khi cho đồ ăn thừa vào tủ lạnh, mọi người nên bọc kín bằng nylon hoặc đựng trong hộp có đậy nắp cẩn thận. (Ảnh minh họa)

Không rửa thịt trước khi cho vào ngăn đá

Không ít người có thói quen mua liền một lúc nhiều thịt và tích trữ trong ngăn đá để ăn dần. Tuy nhiên, trước khi nhét tất cả số thịt đó vào tủ, mọi người lại quên mất một việc quan trọng đó là rửa thịt.

Mọi người cần biết rằng thịt khi mua ngoài chợ về rất bẩn và cũng đã qua tay nhiều người cầm, chưa kể thịt không rõ nguồn gốc, vì thế nếu không rửa sạch sẽ trước khi cất trữ, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở. Đó là lí do vì sao, các bạn nên rửa sạch thịt sau khi bạn mua về, sau đó để cho rao nước hoặc thấm khô rồi cho vào túi rồi mới trữ đông.

Để thực phẩm đã rã đông vào lại ngăn đá

Nhiều người có thói quen để thực phẩm đã rã động vào lại ngăn đá mà không biết rằng cách làm này đã vô tình làm cho quá trình vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần.

Sau khi rã đông, các tế bào của thực phẩm bị phá vỡ ít nhiều không còn được tươi ngon như ban đầu. Nếu các bạn lại tiếp tục trữ đông tiếp thì các tế bào còn lại sẽ vẫn tiếp tục bị phá vỡ. Điều này là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn sinh sôi thuận lợi hơn trong thực phẩm.

Chính vì vậy, các bạn nên bảo quản thực phẩm theo từng túi nhỏ để chắc chắn sử dụng hết sau khi rã đông, còn các thức ăn không hết, chúng ta nên bỏ đi.

Những thói quen bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chẳng khác nào rước bệnh cho cả nhà - 2

Các bạn nên bảo quản thực phẩm theo từng túi nhỏ để chắc chắn sử dụng hết sau khi rã đông, còn các thức ăn không hết, chúng ta nên bỏ đi. (Ảnh minh họa)

Trữ thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh

Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng thực phẩm để trong tủ lạnh là “an toàn”, không bị hỏng, vì tủ lạnh có thể ức chế tốc độ sinh sản của vi khuẩn. Nhưng thời gian lưu trữ thực phẩm quá lâu cũng là nguy cơ gây mất an toàn dễ gây ngộ độc, hơn nữa còn bị hao hụt chất dinh dưỡng.

Các chuyên gia đều khuyên mỗi gia đình nên trữ thực phẩm trong tủ lạnh không quá 5 ngày, kể cả các thực phẩm đông đá như các loại thịt, hải sản… các loại rau xanh và hoa quả chỉ nên lưu lại trong ngăn mát tủ lạnh từ 4 đến 5 ngày.

Còn với đồ ăn đã nấu chín, chẳng hạn như những món canh chỉ để tủ lạnh trong khoảng 24 giờ. Các món kho, mặn không nên để quá ba ngày và bảo quản ở vị trí lạnh nhất trong tủ lạnh. Không cho thịt chín vào đông lạnh quá lâu vì thịt để lâu trong tủ lạnh ăn vẫn có thể bị tiêu chảy.

Sắp xếp đồ ăn trong tủ lạnh không đúng vị trí

Giống như các khu vực khác trong nhà, tủ lạnh cũng cần được sắp xếp khoa học và ngăn nắp. Mỗi loại đồ ăn thì phù hợp với một độ lạnh nhất định. Cần để đồ ăn ở đúng vị trí để giữ trọn được hương vị và thời gian bảo quản lâu.

Điều quan trọng nhất khi để thực phẩm trong tủ lạnh là đảm bảo tất cả đồ ăn nhận được luồng khí lạnh cần thiết. Các loại thực phẩm cần bảo quản lâu nên sắp xếp gần nguồn lạnh (lưng tủ lạnh) để ổn định nhiệt độ. Hạn chế đặt các hộp lớn vì sẽ chắn luồng khí lạnh.

Phần cánh tủ ít lạnh hơn thường dùng để trứng, sữa, nước, hoa quả. Phần dưới cùng lạnh nhất dùng để cất trữ rau quả tươi và thực phẩm sống.

Những thói quen bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chẳng khác nào rước bệnh cho cả nhà - 3

Phần dưới cùng lạnh nhất dùng để cất trữ rau quả tươi và thực phẩm sống. (Ảnh minh họa)

Để nhiệt độ không phù hợp trong tủ lạnh

Bình thường khi chúng ta mới tìm tủ lạnh, nhiệt độ trong tủ sẽ được nhà sản xuất cài đặt sẵn nên nhiều người sử dụng nghĩ rằng sẽ không phải điều chỉnh thêm gì nữa. Chính vì điều này mà có rất ít gia đình chú ý đến việc điều chỉnh nhiệt độ cho ăn nhập với nhu cầu tiêu dùng tủ lạnh.

Nhiệt độ của tủ lạnh sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của từng ngăn, cũng như lượng thực phẩm để trong tủ lạnh. Nếu để nhiệt độ quá cao thì chức năng bảo quản thực phẩm không được đảm bảo, thực phẩm nhanh bị hỏng. Còn nếu nhiệt độ quá thấp thì thực phẩm có nguy cơ bị đóng đá, tủ vừa tốn điện lại vừa không tốt cho thực phẩm.

Vì thế, khi thiết lập nhiệt độ cho tủ lạnh, mọi người nên nhớ ngăn lạnh nhiệt độ nên đặt từ mức nhiệt 1,7 - 5 độ C, với ngăn đá thì mức nhiệt độ phù hợp là từ -18 đến 0 độ C. Nếu tủ lạnh nhà bạn ngoài ngăn lạnh và ngăn đông đá còn có ngăn thực phẩm tươi thì đặt từ 0 - 4 độ C, ngăn làm mát khoảng 0 độ C.

 

Nhật Linh (Tổng hợp)
 

Những thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư vú

 
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng chúng ta có thể ngăn ngừa khoảng 9% các trường hợp ung thư bằng cách thay đổi chế độ ăn và thói quen sống.

Ung thư vú là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với phụ nữ. Theo một nghiên cứu, cứ 3 phụ nữ thì có ít nhất 1 người có thể mắc phải căn bệnh này. Mặc dù tỷ lệ ung thư vú đã giảm nhẹ trong những năm qua nhưng tỷ lệ này vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao chủ yếu là do sự chủ quan của mọi người.

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư vú, trong đó chế độ ăn uống được biết đến là “thủ phạm” có liên quan tới 30-40% các bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng chúng ta có thể ngăn ngừa khoảng 9% các trường hợp ung thư bằng cách thay đổi chế độ ăn và thói quen sống.

Thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú

Rượu

Các nghiên cứu đã xác lập mối liên quan giữa việc uống rượu thường xuyên và nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Rượu có thể làm tăng mức oestrogen và gây tổn thương các tế bào ADN.

Theo nghiên cứu, phụ nữ uống đồ uống có cồn 3 lần mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú lên gần 15%.

Đường

Đường là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (glycaemix hay GI), điều này có liên quan tới nguy cơ ung thư vú. Thực phẩm này có tác động nhiều đến lượng đường trong máu và có thể dẫn đến sự giải phóng insulin. Khi mức insulin cao, nó có thể làm tăng mức estrogen tự do, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể, trong đó có ung thư vú.

Những thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư vú - 2

Đường là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (glycaemix hay GI), điều này có liên quan tới nguy cơ ung thư vú (Ảnh minh họa)

Thịt nướng

Thịt là một trong những loại thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư vú. Khi protein trong thịt động vật được nướng ở nhiệt độ cao, nó có thể làm tăng sự phát triển của các amin dị vòng (HCAs) - các chất gây ung thư đột biến.

Sản phẩm động vật có mỡ cao

Chế độ ăn giàu chất béo có thể làm tăng lượng oestrogen và prolactin mà khi được tích tụ có thể làm tăng các loại ung thư liên quan đến hormon như ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung.

Các sản phẩm sữa động vật

Những loại động vật sản sinh sữa thường được tiêm một số loại hormon và hóa chất. Các hormon này khi ở bên trong cơ thể có thể điều chỉnh sự khác biệt và phân chia tế bào, điều này liên quan tới đến nguy cơ cao của ung thư vú.

Những thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư vú - 3

Những loại động vật sản sinh sữa thường được tiêm một số loại hormon và hóa chất. (Ảnh minh họa)

Chất làm ngọt nhân tạo

Chất làm ngọt nhân tạo như aspartam và sucralose có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Những chất này có thể làm tăng mức insulin khi ăn vào và do đó tăng khả năng bị ung thư vú.

 

Những loại thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư vú

Súp lơ xanh

Đây là loại rau có chứa hàm lượng cao indole-3 carbinol (I3C) – hợp chất được cho là có thuộc tính chống ung thư mạnh. Nó cũng giúp chuyển đổi cân bằng oestrogen và làm giảm nguy cơ ung thư vú.

Những thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư vú - 4

Đây là loại rau có chứa hàm lượng cao indole-3 carbinol (I3C) – hợp chất được cho là có thuộc tính chống ung thư mạnh (Ảnh minh họa)

Bắp cải đỏ

Bắp cải đỏ cũng chứa I3C, vitamin A và flavonoid anthocyanadin có khả năng làm giảm nguy cơ bị ung thư vú.

Hạt chia

Hạt chia có chứa axit béo omega-3 và chất chống oxy hoá cao. Theo các chuyên gian, việc hấp thu nhiều axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư vú.

Những thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư vú - 5

Hạt chia có chứa axit béo omega-3 và chất chống oxy hoá cao (Ảnh minh họa)

Nấm hương

Loại nấm này có chứa lentinan giúp tăng cường sức khoẻ miễn dịch, do đó làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư nhất định, bao gồm ung thư vú.

Nghệ

Củ nghệ chứa curcumin, chất chống oxy hoá được biết là có tác dụng chống ung thư. Do đó, các chuyên gia khuyên mọi người nên thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn.

Những thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư vú - 6

Củ nghệ chứa curcumin, chất chống oxy hoá được biết là có tác dụng chống ung thư (Ảnh minh họa)

Ăn trái cây nguyên quả

Trái cây nguyên quả làm giảm calo, tăng thêm chất xơ và cũng làm tăng cảm giác no, do vậy ngăn ngừa được nguy cơ ung thư vú.

Thanh Loan (Dịch từ boldsky)

Tác giả bài viết: Thanh Loan (Dịch từ boldsky)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập97
  • Hôm nay19,838
  • Tháng hiện tại109,348
  • Tổng lượt truy cập35,031,830
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây