Chân dung 4 nhà khoa học người Việt có ảnh hưởng nhất 2015

Thứ hai - 28/12/2015 08:55

Chân dung 4 nhà khoa học người Việt có ảnh hưởng nhất 2015

- Danh sách các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2015 theo công bố của hãng Thomson Reuters có tên các GS Nguyễn Sơn Bình, GS Nguyễn Thục Quyên, GS Võ Văn Ánh và PGS Nguyễn Xuân Hùng.

Đây là năm thứ hai liên tiếp GS Nguyễn Sơn Bình và PGS Nguyễn Xuân Hùng nằm trong danh sách này.

GS Nguyễn Sơn Bình giảng dạy tại Khoa Hóa - Trường ĐH Northwestern và là thành viên chính của phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Argonne.

Nghiên cứu hiện nay của ông tập trung vào thiết kế các vật liệu mềm (soft materials) dành cho các ứng dụng trong hóa học xúc tác, y học và khoa học vật liệu.

nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới, GS Nguyễn Sơn Bình, GS Nguyễn Thục Quyên, GS Võ Văn Ánh, PGS Nguyễn Xuân Hùng
GS Nguyễn Sơn Bình

Đặc biệt phòng thí nghiệm của ông hiện nghiên cứu cả về sự tổng hợp và ứng dụng của các vật liệu hữu cơ mềm, bao gồm cấu trúc lai hữu cơ – DNA, cấu trúc liposome, vật liệu xốp như vật liệu khung hữu cơ kim loại (MOFs), polimer hữu cơ xốp (POPs) và các loại vật liệu nanocomposite liên quan như graphene và graphene oxide.

GS Nguyễn Sơn Bình tốt nghiệp cử nhân hóa học tại Đại học PennState (Mỹ) và nhận bằng thạc sĩ tại Viện Công nghệ California. Ông từng có thời gian nghiên cứu sau tiến sĩ theo chương trình của Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF) tại Viện nghiên cứu Scripps (Mỹ).

GS Nguyễn Thục Quyên hiện giảng dạy tại Khoa Hóa và Hóa sinh - Trường ĐH California Santa Barbara (Mỹ)

Năm 2001, bà hoàn thành chương trình tiến sỹ tại trường dưới sự hướng dẫn của GS Benjamin J. Schwartz. Kể từ năm 2011, bà được phong chức danh GS Khoa Hóa và Hóa sinh. Nhóm nghiên cứu do bà thành lập tập trung nghiên cứu về các dụng cụ điện tử hữu cơ như quang điện (photovoltaics), LED (light-emitting diodes – điốt phát quang), Transistor hiệu ứng trường (field-effect transistors).  

nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới, GS Nguyễn Sơn Bình, GS Nguyễn Thục Quyên, GS Võ Văn Ánh, PGS Nguyễn Xuân Hùng
GS Nguyễn Thục Quyên

Sinh ra ở Buôn Mê Thuột, sau những năm tháng ấu thơ theo học ở trường làng, năm 1991, Nguyễn Thục Quyên sang Mỹ định cư cùng gia đình, với vốn tiếng Anh bằng không. Và cô gái trẻ Nguyễn Thục Quyên ngày đó đã phải nỗ lực không ngừng, vượt qua nhiều trở ngại để trở thành nhà khoa học có được những thành công như ngày hôm nay.

Bà tốt nghiệp bác sĩ và tiến sĩ tại Đại học Washington sau khi lấy bằng cử nhân về tâm lý học và sinh học tại Đại học Nam California.

GS Nguyễn Thục Quyên được giới khoa học chú ý do những đóng góp trong phương pháp phẫu thuật mã hóa màu. Đây là phương pháp tác động để tế bào ung thư phát sáng giúp bác sĩ dễ dàng giải phẫu tách bỏ tế bào ung thư khỏi cơ thể mà không bỏ sót. Bà cũng sử dụng phương pháp này trong phẫu thuật khác để các dây thần kinh không bị tổn thương.

Năm 2013, bà đứng thứ 11 trong danh sách 50 nhà khoa học có ngoại hình quyến rũ nhất do tạp chí Bussiness Insider công bố. Tạp chí cho rằng việc bình chọn này nêu bật sự kết hợp giữa trí tuệ và vẻ đẹp của những ngôi sao khoa học đang lên hoặc đã thành danh từ lâu trong nhiều ngành khoa học trên thế giới. Bà còn từng được trao những giải thưởng lớn như Harold J. Plous Award trong năm 2008, giải thưởng của Quỹ học bổng nghiên cứu danh tiếng Alfred Sloan năm 2009...

GS Nguyễn Thục Quyên từng tâm sự rằng “Làm giáo sư ngành khoa học bên Mỹ rất vất vả. Đây là lý do không có nhiều phụ nữ làm giáo sư”. Bà liệt kê hơn 12 công việc mà một giáo sư khoa học ở Mỹ phải đảm nhiệm như: Giảng dạy sinh viên đại học, cao học và tiến sỹ; Làm nghiên cứu khoa học; Xin tiền để làm nghiên cứu; Kiểm duyệt bài báo đăng cho các tờ báo khoa học; Kiểm duyệt kế hoạch khoa học đề xuất cho nhà nước; Làm trong ban tuyển sinh Đại học; Làm cố vấn cho sinh viên học tiến sỹ; Phục vụ cho phân ngành, trường đại học và cộng đồng; Giúp đỡ giáo viên và học sinh cấp 1,2,3 học hỏi khoa học; Phát triển những lớp học mới... Ngoài ra còn biết bao công việc không tên nữa. 

GS Võ Văn Ánh giảng dạy tại Khoa Khoa học và Kỹ thuật - Trường ĐH Công nghệ Queensland (Australia)

Chuyên ngành giảng dạy của ông là Khoa học toán học, Toán học tính toán và ứng dụng.

Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm mô hình ngẫu nhiên của quá trình khuếch tán phi tuyến (spatiotemporal nonlinear diffusion processes) với những đặc điểm đa hệ fractal; ước lượng thống kê và phép xấp xỉ của khuếch tán dị thường (anomalous diffusion); sự khuếch tán và vận chuyển của nước mặn trong tầng ngậm nước vùng duyên hải.

PGS Nguyễn Xuân Hùng là giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM

Nghiên cứu của anh tập trung vào phát triển các công cụ tính toán mạnh và mô phỏng trên máy tính,  đang được ứng dụng vào lĩnh vực Cơ Kỹ thuật, Cơ Sinh học, Vật liệu...

nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới, GS Nguyễn Sơn Bình, GS Nguyễn Thục Quyên, GS Võ Văn Ánh, PGS Nguyễn Xuân Hùng

PGS Nguyễn Xuân Hùng

Trước đó, trong tháng 7/2015, anh còn đón nhận thêm một vinh dự khác: là một trong bốn nhà khoa học được trao giải thưởng Georg Forster Research Award của Quỹ Alexander von Humboldt (Đức). Giải thưởng này dành cho những nhà nghiên cứu đến từ hơn 120 quốc gia theo qui định của Quỹ. Giải thưởng sẽ được trao chính thức trong tháng 3/2016 tại Đức.

PGS Nguyễn Xuân Hùng sinh năm 1976, quê ở Tánh Linh, Bình Thuận. Sau khi tốt nghiệp ĐH Khoa học Tự nhiên, anh đã sang tu nghiệp ở Bỉ. Anh đã nhận bằng Thạc sỹ trong lĩnh vực cơ học môi trường liên tục và Tiến sỹ trong lĩnh vực cơ học tính toán tại Đại học Liege (Bỉ).

Anh từng có thời gian làm nghiên cứu tại Đức, Singapore, Mỹ. Năm 2011, anh được trường Kỹ thuật hàng không không gian Mỹ mời làm việc trong một dự án nghiên cứu của mình.

Trong một lần trả lời phỏng vấn VietNamNet, PGS Nguyễn Xuân Hùng cho biết: “Tôi từ nông thôn lên thành phố năm 20 tuổi (năm 1996) nên ngày đầu tiếp xúc với máy tính chỉ đánh máy duy nhất bằng một ngón trỏ và tiếng Anh cũng vậy.

Tôi cũng đầu tư rất nhiều nhưng thấy không hiệu quả bằng cách tự ném mình ra đường “học lỏm” và kiên nhẫn tích lũy theo thời gian.

Có lẽ chính tuổi thơ gắn liền với ruộng đồng đã cho tôi cái quan trọng nhất, là động lực tôi có sức bật tốt như hiện tại…

Giá trị con người không phải nằm ở cái hào nhoáng mà nằm ở nhân tâm. Đó chính là cách làm việc của tôi, và tôi hợp tác được với rất nhiều người… Tôi trăn trở làm sao để biến nghiên cứu của mình phục vụ được xã hội, điều này ngay lúc đầu tôi nghĩ không sớm thì muộn phải đạt được”. 

Trước đó, trong danh sách các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2014 có ba người Việt là GS Đàm Thanh Sơn (ĐH Chicago, Mỹ), GS Nguyễn Sơn Bình và PGS Nguyễn Xuân Hùng.
 

Thomson Reuters là một tổ chức hàng đầu thế giới về việc theo dõi và công bố thông tin tri thức về chuyên gia nghề nghiệp toàn cầu, được thành lập ở Toronto và có trụ sở tại New York.

Được thành lập từ năm 1960, Viện Thông tin khoa học (ISI) ngày nay là một công ty con của Thompson Reuters Corporation. Công ty này cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin khoa học. Điểm mới của ISI so với các tạp chí tra cứu ngành toán tại thời điểm đó là dịch vụ tra cứu điện tử.

ISI không cung cấp các thông tin khoa học của từng bài báo, như các tạp chí bình luận toán học nêu ở trên, mà chỉ tập trung vào các thông tin thư viện: tên tác giả, bài báo, tạp chí, năm xuất bản,... và đặc biệt là các thông tin về trích dẫn. Xử lý một cách tốt nhất các thông tin về trích dẫn là điểm nổi bật của ISI, vì quan điểm cơ bản của ISI là: chất lượng của một công trình khoa học được thể hiện thông qua số trích dẫn tới công trình khoa học đó.

Danh sách Thomson Reuters được truyền thông thế giới, các trung tâm nghiên cứu, trường đại học đánh giá là bản thành tích khoa học khách quan nhất.

 

Tác giả bài viết: Ngân Anh

Nguồn tin: (Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập120
  • Hôm nay13,372
  • Tháng hiện tại276,534
  • Tổng lượt truy cập35,922,879
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây