Để không phải khóc tại chốn công sở

Thứ ba - 02/09/2014 00:50

Để không phải khóc tại chốn công sở

Ảnh minh họa Đồng nghĩa với việc, chiếc nhẫn đính hôn tôi đeo khi đi phỏng vấn xin việc hiển nhiên sẽ biến mất khi tôi chính thức được đi làm, và tôi thường đến công ty trong tình trạng thiếu ngủ và đôi mắt sưng húp.

 

Ảnh minh họa

Vậy phải làm sao để bạn có được phong cách chuyên nghiệp trong công việc khi bạn rơi vào tình huống mà vừa phải tìm nơi để ở, vừa tìm cách để thở, và tìm lại những gì đã mất?

Câu trả lời của tôi là trở thành một diễn viên cừ khôi nhất Thế giới. 

Khi một bạn đồng nghiệp hỏi “Ôi bạn đang sắp làm đám cưới phải không?", tôi cười lớn, và sau đó là một nụ cười tươi mang ý 
“Ừm, thực ra là tôi đã tránh được “gã sở khanh” đó, may mắn làm sao khi bọn tôi đã chia tay trước khi cưới, phải không nào?” 

Tôi cảm thấy nể chính mình khi đã không nghỉ làm ngày nào và luôn giữ được vẻ ngoài vui vẻ và bận rộn.

Nhưng rồi tất cả những cảm xúc bị dồn nén và căng thẳng tôi cố che giấu đồng nghiệp lại lộ ra theo những hướng xấu xí khác. 

Tôi trở nên khó thỏa hiệp, để cố điều chỉnh những cảm xúc hỗn loạn trong mình, tôi lại cố điều khiển các đồng nghiệp. Tôi mất kiên nhẫn với mọi người, vì tôi không còn đủ kiên nhẫn cho những thất bại của mình, và không còn chỗ để quan tâm tới nhu cầu của người khác, khi mà bản thân đang thiếu thốn rất nhiều. 

Qua nhiều tháng ở cơ quan mới, tôi đã đánh sập mối quan hệ của mình với đồng nghiệp, với cấp trên, và tôi đã xin thôi việc.

Khi bạn gặp phải những khủng hoảng cá nhân, ly hôn hay chia tay, mất đi người thân nào đó, bệnh tật, gánh nặng kinh tế, thật khó để chú tâm vào việc gì khác ngoài những vấn đề đó. Nhưng trong cuộc sống vẫn có những điều cần phải hoàn thành. Như công việc chẳng hạn.

Đừng cố nhồi nhét

Hãy đứng dậy, táp chút nước vào mặt cho tỉnh táo và bắt tay vào công việc, như một chuyên gia đầy năng lực bạn đã từng là. Đó là bước tiếp cận của tôi, và mặc dù nó là một phương án hiệu quả, tôi sẽ không khuyên bạn sử dụng nó hàng ngày. 

Bởi những xúc cảm cũng giống như chai dầu gội đặt trong một chiếc vali. Nếu cứ đặt áp lực lên nó, nó sẽ BUNG RA, không cần biết bạn đã vặn chặt nắp tới đâu. Nó sẽ bắn tung tóe mọi nơi và để lại một mớ hỗn độn kinh tởm. Thậm chí những diễn viên chuyên nghiệp nhất cũng gặp phải trường hợp mất kiểm soát cảm xúc của mình. 

Nên tôi mong bạn hãy cẩn thận.

Khôn khéo thừa nhận

Cách xử trí tốt nhất là thừa nhận đã có chuyện xảy ra với cuộc sống của bạn. Không cần phải tiết lộ mọi chuyện, nhưng ít nhất hãy chia sẻ rằng đã có chuyện bất thường xảy ra. Hãy nói ví dụ như là “Tôi có vài tin xấu trong tuần này, nên cho tôi xin lỗi vì đã không được ổn định cho lắm”, hay “Tôi vừa gặp phải một thay đổi lớn ở nhà, nên sẽ hơi mất kiên nhẫn hơn bình thường, và tôi mong mọi người sẽ thông cảm”. 

Nếu tôi đã cho đồng nghiệp biết “Tôi nhận ra những chuyện tôi gặp phải ở nhà đang có ảnh hưởng tới chất lượng công việc, hiện giờ tôi đang không trong tình trạng tốt nhất nhưng tôi rất cảm ơn vì mọi người đã thông cảm cho tôi”, thì tôi sẽ không phá hỏng những mối quan hệ tốt đẹp của mình.

Hãy thành thật

Lý do chúng ta ít khi nói về vấn đề này là vì thật khó để tỏ ra bị tổn thương tại nơi làm việc, nhất là khi bạn đang cố tạo ấn tượng tốt, hay đang cố được thăng chức, hay để cho sếp mình thấy việc nhận bạn vào làm là đúng đắn. Thật khó để thừa nhận mình yếu đuối, thừa nhận mình đang không trong thời kì tốt nhất, hay bạn bị chi phối bởi cảm xúc như tình yêu, thù hận, sợ hãi hay nỗi buồn.

Nhưng bạn hãy nhớ rằng, đằng nào thì mọi người cũng đang băn khoăn về cách ứng xử lạ lùng của bạn. Vậy nên hãy thú nhận đi, rằng bạn cũng là con người và đối mặt với mất mát hay khó khăn như tất cả những người khác. Thà trở thành con người thông minh và nhạy cảm còn hơn là biến mình thành tên khốn hay biến mất mà không có lí do.

Tạo lập mối liên kết thực sự

Sẽ có những ích lợi bất ngờ khi bạn thừa nhận việc đang xảy ra với mình khi bạn gặp phải nó. Khi kể với những người đồng nghiệp ở chỗ làm mới về cuộc tình đổ vỡ của tôi, tôi đã có được những mối quan hệ tuyệt vời, và họ cũng chủ động kể về gia đình, tình yêu, hay những khó khăn của mình. 

Chia sẻ sự tổn thương, khi được thực hiện đúng cách, sẽ tạo lập những mối liên kết và quan hệ chặt chẽ của bạn với đồng nghiệp.

Hãy chăm sóc bản thân và tìm sự hỗ trợ

Hãy đảm bảo khủng hoảng của bạn chỉ là tạm thời và sẽ không khiến bạn đánh mất công việc, bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp ngoài công việc để bạn có thể vượt qua. Cho dù là cố vấn, hỗ trợ y tế, sự an ủi từ gia đình hay chỉ là thời gian để bạn nguôi ngoai, hãy hiểu bạn cần gì và chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn trở lại công việc nhanh hơn nhiều. 

Nó cũng có thể giúp ích cho một cấp trên đang có nhiều mối bận tâm, để đồng nghiệp biết bạn đang cố làm một điều gì đó để cảm thấy tốt hơn và tiến bước sẽ giúp họ bớt lo lắng về bạn và giúp bạn giữ vững phong thái chuyên nghiệp và lạc quan của mình.

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập922
  • Hôm nay13,139
  • Tháng hiện tại283,036
  • Tổng lượt truy cập36,337,591
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây