Trong cuộc sống thường ngày có nhiều loại thực phẩm giúp giết chết tế bào ung thư nhưng chúng ta lại không để ý, dưới đây là một số loại thực phẩm đó, các chị em nội trợ hãy bỏ túi ngay những thực phẩm sau để cho vào thực đơn gia đình nhiều hơn nhé!
1. Nghệ
Một nghiên cứu gần đây ở Munich (Đức) cho thấy nghệ còn có khả năng ức chế sự hình thành di căn. Curcumin được hiển thị trong các nghiên cứu để hoạt động như một chất ăn mòn gốc tự do mạnh. Nó cũng ngăn chặn, ức chế sự gia tăng các tế bào ung thư và di căn có liên quan đến một loạt các bệnh ung thư vú, tử cung, buồng trứng, thận, bàng quang, bạch cầu, ruột kết, gan, tụy, phổi và u lymphô.
Nghệ đã được sử dụng ở Ấn Độ như một loại gia vị thảo dược từ hàng ngàn năm nay. Các nghiên cứu cho thấy, nghệ rất giàu hợp chất curcumin - có tác dụng chống viêm mạnh mẽ và chống oxy hóa mạnh. Loại cây họ gừng này là một tác nhân giúp cơ thể phòng chống hàng loạt bệnh nhờ tính kháng viêm của nó. Nghiên cứu cũng ghi nhận, nghệ có thể làm giảm cholesterol, cải thiện chức năng gan, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh Alzheimer, giảm viêm ruột và chống lại bệnh trầm cảm.
2. Khoai lang
Khoai lang có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư đồng thời sẽ dần dần khử các tế bào ung thư đang tồn tại trong cơ thể. Theo nghiên cứu, khoai lang có khả năng ức chế tế bào ung thư rất rõ rệt, tỉ lệ ức chế tế bào ung thư của khoại lang đã nấu chín chiếm 98.7%, còn khoai lang sống chiếm 94,4%.
Đặc biệt khoai lang tím có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư cao hơn. Các nhà khoa học đã tiến hành kết hợp các chiết xuất lấy từ khoai lang tím nướng chín lên các tế bào ung thư và thấy rằng, các tế bào ung thư bị ức chế phát triển. Khi tiến hành cho chuột bị ung thư ăn khoai lang chín, họ cũng thu được những kết quả rất khả quan. Các nhà khoa học khẳng định khoai lang tím rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư cấp độ 1 và 2, trong khi lại không gây ra tác dụng phụ nào. Vì vậy, nhóm nghiên cứu khuyến cáo mọi người nên ăn một củ khoai lang tím cỡ vừa vào các bữa ăn trưa hoặc tối, hoặc thậm chí ăn một củ khoai lang tím cỡ to/ngày để tăng cường sức khỏe.
3. Tỏi
Tỏi có hoạt tính chống tăng sinh tế bào ung thư bằng cách tạo ra sự thay đổi của chu kì tế bào. Điều này khiến cho tỏi và các hợp chất organosulfur khác hoạt động như chất dự phòng ung thư. Chiết xuất từ tỏi được chứng minh là có hiệu quả trong việc thúc đẩy hoạt động tích cực của cơ chế tái tạo ADN. Mà cơ chế tái tạo AND thích hợp là rất quan trọng trong việc dự phòng và kiểm soát ung thư, bao gồm ung thư vú.
Tỏi và các thành phần allyl sulfur hữu cơ của nó được chứng minh là ức chế hiệu quả sự tiến triển của tế bào ung thư. Sự thật thú vị nhất là tác dụng này của tỏi không bị giới hạn ở mô hoặc một chất sinh ung thư cụ thể nào.
4. Cà rốt
Trong một nghiên cứu được các nhà khoa học thực hiện trong phòng thí nghiệm, chuột được cho ăn cà rốt sống hoặc falcarinol (một chất chống oxy hóa chiết xuất từ cà rốt) cho thấy việc này giúp làm chậm sự phát triển của các khối u đại tràng, qua đó cho thấy cà rốt có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, nước ép từ cà rốt làm tăng mức độ carotenoid trong máu của những người sống sót sau ung thư vú. Các nhà nghiên cứu tin rằng mức độ carotenoid cao có thể giúp ngăn ngừa ung thư tái phát. Ngoài ra, cà rốt còn rất giàu beta-carotene - một chất chống oxy hóa và được sử dụng để tạo ra vitamin A trong cơ thể con người. Chế độ ăn uống giàu các chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ ung thư bằng cách bảo vệ tế bào khỏe mạnh của cơ thể khỏi tổn hại.
5. Khổ qua
Khổ qua từ lâu đã được phong cho danh hiệu “mướp hạng nhất” từ nhà y học nổi tiếng Lý Thời Trân trong triều đại nhà Minh (Trung Quốc). Tây y cũng đã chứng minh rằng, công dụng chống ung thư của khổ qua đến từ protein quinine, đây là một loại protein hoạt tính kích hoạt tế bào miễn dịch, sau đó “chuyển tay” giết chết tế bào ung thư hoặc các tế bào không bình thường khác thông qua tế bào miễn dịch này.
Ngoài ra, trong hạt khổ qua còn có chất protease giúp ức chế tế bào ung thư bài tiết protease, từ đó ức chế tế bào ung thư chuyển dịch và xâm lấn lan sang các vùng khác.
6. Bí đỏ
Ở một số quốc gia trên thế giới, bí đỏ (hay bí ngô) được mệnh danh là “bí thần”, bởi vì nó vừa là lương thực dễ trồng vừa là thực phẩm bổ dưỡng. Người Trung Quốc có thói quen sử dụng bí đỏ trong các ngày lễ cảm tạ để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên.
Bí ngô giúp phòng ngừa béo phí, tiểu đường và mỡ máu, cholesterol cao, có hiệu quả rất tốt trong phòng ngừa ung thư. Hàm lượng vitamin A trong bí ngô rất cao, cao đến mức người bình thường không thể tưởng tượng được. Ngoài ra, bí ngo giàu vitamin C, canxi và chất xơ, còn có thành phần tryptophan – P ức chế chất gây ra ung thư.
7. Củ cải trắng
Trong củ cải còn nhiều thanh phần không rõ ức chế các hoạt tính gây đột biến. Hàm lượng vitamin C trong củ cải cao hơn táo, lê từ 8-10 lần. Ngoài ra, củ cải cũng giàu carotene có tác dụng phòng ngừa ung thư rất tốt.
Người Hà Lan gọi củ cải trắng là “món ăn dân tộc”, Nhật Bản, Mỹ thì cho rằng củ cải chính là “thần bảo vệ sức khỏe” trong các loại rau có củ. Củ cải có nhiều loại, nhưng loại nào cũng đều có khả năng chống ung thư, vì vậy có câu ngạn ngữ rằng: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, cả cuộc đời không cần vào hiệu thuốc” và “củ cải tháng 10 chính là nhân sâm nước”.
Củ cải có chức năng chống ung thư, nở phổi, hóa đờm, lợi tiểu. Trong củ cải có nhiều chất xúc tác có thể tiêu trừ tác dụng gây ung thư của chất chất nitrosamine, kích thích hệ miễn dịch cơ thể, nâng cao hoạt tính của đại thực bào, tăng cường khả năng tiêu diệt tế bào ung thư thực bào. Vị cay của củ cải đến từ dầu mù tạt, nó có thể kích thích đường ruột nhu động, thúc đẩy chất gây ung thư ra ngoài.
8. Cà chua
Trong số nhiều thành phần cà chua được công nhận với tính chất lành mạnh, carotenoid và đặc biệt là lycopene đang được tích cực nghiên cứu. Thường xuyên ăn cà chua và các sản phẩm của nó sẽ khiến chúng ta giảm rủi ro đến mức thấp nhất từ một số loại ung thư, và ở một mức độ thấp hơn, bệnh tim mạch vành.
Tác động của nước ép cà chua thường xuyên cung cấp một lượng nhỏ carotenoid được tìm thấy trong quá trình sản sinh các chất trung gian gây viêm như TNF-alpha. Sản xuất TNF-alpha của máu toàn thể đã được tìm thấy thấp hơn 30% sau gần một tháng tiêu thụ nước ép cà chua tươi.
9. Cà tím
Trong các sách có từ thời cổ đại ở Trung Quốc đã ghi chép rằng: “gốc cà tím mùa thu chữa trị u bướu”. Thật vậy, ngày càng có nhiều tài liệu chứng tỏ cà tím có tác dụng chống ung thư. Đã từng có thực nghiệm chiết xuất ra một loại chất không độc hại trong cà tím dùng để chữa trị ung thư dạ dày rất tốt.
Ngoài ra, trong cà tím còn có chứa glycosides solanine, cucurbitacin, stachydrine, choline, saponin và nhiều loại kiềm sinh vật, trong đó solanine, cucurbitacin được chứng minh là có khả năng chống ung thư rất tốt. Hoa cà tím, gốc cà tím, nước cà tím đều là thuốc tốt. Cà tím còn giàu các thành phần dinh dưỡng, ngoài vitamin A, C, các loại vitamin và khoáng chất khác đều tương tự như cà chua, nhưng hàm lượng protein và canxi trong cà tím lại cao gấp 3 lần cà chua.
Tác giả bài viết: Simon Hòa
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn