Lạc Sơn Đại Phật trấn giữ thủy quái, nước lũ ngập chân tượng Phật là điềm báo gì?

Thứ ba - 25/08/2020 06:38

Lạc Sơn Đại Phật trấn giữ thủy quái, nước lũ ngập chân tượng Phật là điềm báo gì?

Có một câu nói được lưu truyền phổ biến ở Lạc Sơn là: “Tẩy cước tiêm, hồng thủy yêm”. Có nghĩa là nếu nước sông dâng lên đến ngón chân tượng Phật, thì Tứ Xuyên sẽ phải hứng chịu một tai họa mưa lũ lụt lội vô cùng lớn.

 

Quỳnh Chi | DKN 24/08/2020 22,717 lượt xem
 
Ảnh: Tổng hợp
 

 

Lạc Sơn Đại Phật tọa lại tại vách đá Thê Loan, núi Lăng Vân, nơi giao nhau của ba con sông Mân Giang, Thanh Y và Đại Độ, thuộc thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Gần đây, nước sông ở tỉnh Tứ Xuyên dâng cao nhanh chóng do mưa lớn khiến đài quan sát Lạc Sơn Đại Phật bị nhấn chìm và chân Phật cũng ngập trong nước. Có một câu nói được lưu truyền phổ biến ở Lạc Sơn là: “Tẩy cước tiêm, hồng thủy yêm”. Có nghĩa là nếu nước sông dâng lên đến ngón chân tượng Phật, thì Tứ Xuyên sẽ phải hứng chịu một trận lụt lớn. Vì vậy, người ta không ngừng đồn đoán rằng chân tượng Phật ngập nước có lẽ là điềm báo sắp có chuyện lớn xảy ra.

Lạc Sơn Đại Phật là bức tượng Phật Di Lặc trong tư thế ngồi được tạc vào triền núi Lăng Vân, tượng Phật cao 71 mét, còn được gọi là “Sơn thị nhất tọa Phật, Phật thị nhất tọa sơn” (núi là Phật và Phật cũng là núi). Theo lịch sử ghi chép lại thì bức tượng Phật này được tạc vào năm đầu Khai Nguyên Đường Huyền Tông (năm 713), mãi cho tới năm Trinh Nguyên thứ 19 (năm 803) mới kết thúc với khoảng thời gian hoàn thành là 90 năm. Đến nay bức tượng đã hơn 1200 tuổi và là pho tượng Phật bằng đá lớn nhất thế giới.

Người khởi xướng kiến tạo Lạc Sơn Đại Phật là Hòa thượng Hải Thông, một nhà sư của Lăng Vân Tự trên núi Lăng Vân. Một ngày nọ, hòa thượng Hải Thông đứng trên núi, nhìn xuống nơi hội tụ của ba con sông (Mân Giang, Đại Độ, Thanh Y), thế nước hung hãn chảy xiết như thiên binh vạn mã, đập vào vách núi như muốn thét muốn gào. Thuyền bè qua lại nơi đây thường xuyên gặp tai ương. Hòa thượng Hải Thông trong lòng vô cùng đau xót. Ông nghĩ, trong thế nước điên cuồng kia hẳn là có thuỷ quái. Thế là nhà sư phát nguyện xây dựng tượng Phật, hy vọng sức mạnh của Phật pháp vô biên sẽ thu phục được thủy quái, bảo vệ bình an cho người dân và thuyền bè qua lại.

Hòa thượng Hải Thông cực khổ đi khắp nơi hóa duyên ròng rã suốt 20 năm trời mới gom góp được một khoản tiền cho việc tạc tượng Phật. Theo “Phật tổ thống kỷ” thuật lại, cảnh tượng khi hòa thượng Hải Thông khai tạc tượng Phật vô cùng hùng tráng: “Trên vách núi Lăng Vân kẻ qua người lại, tiếng búa vang như sấm, tiếng đá văng như mưa, từng mảnh đá ầm ầm rơi xuống rung chuyển cả một vùng, thủy quái cũng khiếp sợ”.

Bấy giờ, tại Gia Châu có một viên tham quan, nghe nói hoà thượng hóa duyên được nhiều ngân lượng liền nảy sinh ý muốn nhòm ngó. Hòa thượng Hải Thông kiên quyết từ chối, tức giận mắng rằng: “Ngươi có thể lấy mắt của ta, chứ đừng hòng động đến số ngân lượng dùng để tạc tượng Phật”. Nói xong, ông liền tự mình móc mắt đưa cho viên quan nọ. Viên quan chứng kiến cảnh ấy thì vô cùng kinh hãi, lập tức bước đi ngay. Vì quá sợ hãi, ông ta quên mất rằng phía sau lưng mình là vách đá nên đã trượt chân rơi xuống vách núi. Sau đó đôi mắt lại bay trở về với hòa thượng Hải Thông. Những tên tham quan đi cùng nhìn thấy hết thảy đều run sợ trước Phật pháp nhiệm màu, không dám đòi ngân lượng của hoà thượng nữa.

Khi bức tượng được thực hiện xong một nửa thì Hòa thượng Hải Thông viên tịch, công trình buộc phải ngừng lại. Mười năm sau khi Hải Thông hòa thượng viên tịch, tiết độ sứ Kiếm Nam Tây Châu là Trương Cừu Kiêm Quỳnh đã quyên góp 200 ngàn lượng vàng để tiếp tục công trình. Vì công trình vĩ đại, cũng cần lượng kinh phí lớn, nên triều đình đã đặc biệt ban thưởng cho địa phương khoản thuế dầu gai sung làm kinh phí tạc tượng Phật.

Ảnh Lạc Sơn Đại Phật (Nguồn: Wikipedia).

Khi tạc tới đầu gối của pho tượng, Trương Cừu Kiêm Quỳnh do có công trong việc xây dựng tượng Phật, được bổ nhiệm làm Thượng thư bộ hộ nên phải vào kinh nhậm chức, công trình tôn tạo Đại Phật lại một lần nữa buộc phải dừng lại.

Mãi tới năm Trinh Nguyên thứ tư thời Đường Đức Tông (năm 788), Vi Cao làm tiết độ sứ Tây Châu, lại cho triệu tập thợ đá và quyên góp tiền bạc thì công trình mới có thể tiếp tục. Với sự nỗ lực của 3 thế hệ, sau hơn 90 năm, cuối cùng Lạc Sơn Đại Phật cũng được hoàn thành, áo cà sa lộng lẫy cùng với dáng vẻ uy nghiêm khiến toàn thân tượng Phật tỏa ánh kim huy hoàng.

Người ta cũng lưu truyền một truyền thuyết khác về ba pho tượng Phật Lạc Sơn. Theo ghi chép của “Thái Bình trấn chí” (địa chí trấn Thái Bình), một ngày nọ có đám mây mù từ trên trời giáng xuống. Từ trong mây, một vị hòa thượng hiền từ nói: “Tứ Xuyên có ba vị Phật, là ba anh em, Đại Phật rửa chân ở Lạc Sơn, Nhị Phật nằm ngủ ở huyện Vinh, Tam Phật ngồi ở đây canh Ngàn Phật”. Vách đá Ngàn Phật đối diện Thái Bình tự. Vị tăng nhân nói xong liền hóa thành làn khói xanh biến mất.

Trên thực tế, bản thân ngọn núi Ô Vưu và núi Lăng Vân nơi Lạc Sơn Đại Phật tọa lạc chính là một pho tượng tự nhiên đồ sộ mang dáng hình một vị Phật lớn đang nằm ngủ, tuy đã tồn tại ngàn vạn năm, nhưng chưa từng có ai nhận ra. Mãi đến ngày 11 tháng 5 năm 1985, một lão nông tên Phan Hồng Trung ở Thuận Đức (Quảng Đông) vô tình chụp được một bức ảnh, mới kinh ngạc phát hiện “dáng núi như vị Phật đang nằm ngủ”. Như một sự trùng hợp kỳ diệu, Lạc Sơn Đại Phật lại ngồi ngay ngắn tại vị trí trái tim của Phật ngủ khổng lồ này, dường như tương ứng với ngụ ý “tâm tức là Phật” của các thợ điêu khắc tượng Phật nhà Đường, trở thành kỳ quan “Phật trung hữu Phật” (trong Phật có Phật).

Lạc Sơn Đại Phật, trải qua bao thăng trầm, chứng kiến ​​hàng loạt thảm họa nhân sinh, đã không ít lần nhắm mắt rơi lệ. Pho tượng Đại Phật này không chỉ để lại di sản văn hóa quý giá cho thế giới mà còn để lại cho nhân loại những huyền cơ để nhận biết chính xác những sự kiện trọng đại sẽ xảy đến trong tương lai vào thời khắc cuối cùng của lịch sử. Đến nay, nước ngập đến chân tượng Phật, đất nước Trung Hoa đang dậy sóng, bức tượng phật Di Lặc tượng trưng cho tương lai tươi sáng này liệu có phải đang truyền tải thông điệp gì đến thế giới?

Phần lễ đài bên dưới bị nhấn chìm, nước sông cũng dâng cao lên đến tận ngón chân của tượng Phật. Trong suốt hàng nghìn năm, Lạc Sơn Đại Phật đã không ít lần rơi lệ trước những kiếp nạn của Trung Hoa. Lần này liệu có phải là một lần như vậy nữa?


Tác giả bài viết: Quỳnh Chi biên dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập156
  • Hôm nay16,867
  • Tháng hiện tại320,564
  • Tổng lượt truy cập35,966,909
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây