NAM MÔNG CỔ: TIẾNG MẸ ĐẺ BỊ LOẠI KHỎI TRƯỜNG HỌC

Thứ tư - 02/09/2020 05:51

NAM MÔNG CỔ: TIẾNG MẸ ĐẺ BỊ LOẠI KHỎI TRƯỜNG HỌC

Bắt đầu từ ngày mai 1 tháng 9 năm 2020, hàng trăm trường học trên khắp miền đông nam Mông Cổ sẽ bị buộc phải sử dụng tiếng Trung Quốc làm ngôn ngữ giảng dạy.
Vào lúc nửa đêm trong ba ngày qua, hàng trăm giáo viên người Mông Cổ trên khắp miền đông nam Mông Cổ, đặc biệt là ở hai thành phố Tongliao và Ulaanhad, đã bị triệu tập đến các cuộc họp kín khẩn cấp tại các trường học của họ. Các nhà chức trách trường học đã thông báo về quyết định của nhà nước Trung ương Trung Quốc, bắt buộc các giáo viên phải sử dụng tiếng Trung Quốc làm ngôn ngữ giảng dạy trong tất cả các trường tiểu học và trung học cơ sở trên khắp miền Nam Mông Cổ bắt đầu từ tháng Chín.
“Nếu ngôn ngữ của chúng tôi bị xóa bỏ, chúng tôi với tư cách là một dân tộc khác biệt sẽ không còn tồn tại nữa,” Tiến sĩ Chimeddorj, Giáo sư tại Đại học Nội Mông, tuyên bố trong một video phản đối sách lược của Bắc Kinh.
“Số phận của nền giáo dục ngôn ngữ Mông Cổ dường như đã bị niêm phong. Chúng tôi lập luận để bảo vệ quyền của mình đối với tiếng mẹ đẻ được bảo đảm bởi Hiến pháp Trung Quốc và Luật Tự trị của các dân tộc thiểu số”, một giáo viên ẩn danh người Mông Cổ đã nói với Tổ chức Dân tộc và Quốc gia Không có Đại diện (UNPO).
Bắc Kinh đã làm “điều này không chỉ vi hiến mà còn là sự vi phạm trắng trợn các quyền con người cơ bản của người dân Mông Cổ từ góc độ nhân quyền phổ quát,” nhà giáo đã nói.
“Chúng tôi bị buộc phải ký vào giấy không được thảo luận gì về chương trình này. Tất cả các giáo viên đã được cảnh báo là không được đưa ra bất kỳ câu hỏi hoặc ý kiến phản đối nào”, một giáo viên khác tham dự một trong những cuộc họp lúc nửa đêm cho biết qua WeChat.
Nhà cầm quyền Bắc Kinh đã lên kế hoạch cẩn thận của cái gọi là chương trình nâng cao giáo dục “song ngữ” đang được thực hiện trong bí mật mà không có bất kỳ lời giải thích chính thức nào.
“Vâng, có một công văn mật của Trung ương. Các nhà chức trách trường học và các nhân viên từ Bộ Giáo dục đã cho chúng tôi xem tiêu đề màu đỏ của tài liệu chính thức nhưng từ chối cho chúng tôi xem nội dung”, một giáo viên Mông Cổ thứ ba, từ thành phố Tongliao, cho biết qua điện thoại khi được hỏi liệu có bất kỳ văn bản chính thức nào về quyết định và thực hiện chính sách mới này.
Ông Ulzeimurun, Trợ lý Giám đốc Cục Giáo dục tại kỳ Heshigten, thành phố Ulaanhad, xác nhận rằng "chính sách mới đang được thực hiện nghiêm túc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà nước Trung ương."
“Học sinh các trường tiểu học người Mông Cổ phải bắt đầu học tiếng Trung Quốc từ lớp một bắt đầu từ tháng 9 này. Vào tháng 9 năm tới 2021, các môn học như nghiên cứu chính trị sẽ được giảng dạy bằng tiếng Trung Quốc và vào tháng 9 năm 2022, các môn học như lịch sử sẽ được dạy bằng tiếng Trung Quốc”, ông Ulzeimurun cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố trên WeChat.
“Đây không phải là quyết định của chính quyền Khu tự trị. Đó là trực tiếp từ Trung ương,” ông nói thêm.
Các hình thức bất tuân dân sự bất bạo động đã được thực hiện bởi người dân Mông Cổ nhằm phản đối sách lược của Bắc Kinh thay thế tiếng Mông Cổ bằng tiếng Trung Quốc làm ngôn ngữ giảng dạy duy nhất.
Học sinh người Mông Cổ đang dẫn đầu phong trào tẩy chay tất cả các trường học lớn trong vùng. Hàng trăm học sinh trong trang phục đồng phục tập trung trước Trường trung học Mông Cổ Tongliao, hô vang khẩu hiệu trong nước mắt: “Tiếng mẹ đẻ của chúng tôi là tiếng Mông Cổ. Cho đến chết, chúng tôi là người Mông Cổ.”
Vào tối ngày 30 tháng 8, một học sinh người Mông Cổ từ trường trung học cơ sở Sheebert Mongolian thuộc kỳ trung tả Horchin đã nhảy từ tòa nhà cao xuống đất tử vong.
Tại các trường học khác, học sinh đã vượt qua rào chắn của cảnh sát, rời khỏi sân trường để tham gia cùng các bậc phụ huynh đang biểu tình trong tiếng hò reo “Chúng tôi là ai đây: người Mông Cổ!”
Người dân Mông Cổ ở nước ngoài, bao gồm cả người Mông Cổ từ Nam Mông Cổ và đất nước độc lập Mông Cổ, đã nhanh chóng phản ứng trước sách lược "diệt chủng văn hóa" mới này của Bắc Kinh.
Tiến sĩ Chogt Oghonos, giáo sư tiếng Nam Mông tại Đại học Shizuoka, Nhật Bản và là tác giả của hàng chục cuốn sách bao gồm Diệt chủng trên thảo nguyên Mông Cổ, đã phát động một cuộc vận động chữ ký, kêu gọi mọi người trên khắp thế giới chống lại hành động diệt chủng văn hóa của Trung Quốc ở miền Nam Mông Cổ.
“Đảng cộng sản và nhà nước Trung Quốc quyết định thực hiện chính sách cấm hoàn toàn giáo dục ngôn ngữ Mông Cổ bắt đầu từ tháng 9. Đây là một cuộc diệt chủng văn hóa,” giáo sư Oghonos cho biết.
(Người Đà Lạt Xưa)

Tác giả bài viết: HO Lang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập25
  • Hôm nay7,293
  • Tháng hiện tại269,992
  • Tổng lượt truy cập35,536,273
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây