NHÂN CÁCH ĐỜI TU - 11

Thứ bảy - 24/03/2018 09:36

NHÂN CÁCH ĐỜI TU - 11

11.LINH ĐẠO ĐỜI TU Có thể nói, mỗi thánh lập dòng đều có linh đạo riêng nhằm hướng dẫn đời sống của các môn sinh, con cái mình. Suy rộng ra, mỗi thánh đều có linh đạo riêng, nghĩa là có một con đường tâm linh riêng để đạt đến chính Chúa. Một cách phổ quát hơn, đời sống mỗi người làm nên một linh đạo độc đáo vì mỗi chúng ta là duy nhất. Tuy nhiên, lược lại hạnh tích các thánh và quan sát hành trình tâm linh của mỗi người, chúng ta vẫn nhận ra điểm rất chung là: tất cả đều họa lại cách nào đó gương mặt của Đức Kitô trong cuộc đời mình; nhờ việc theo sát Đức Kitô mà mỗi người sống đời thánh hiến nhắm đến.
12 ảnh động tuyết rơi hớp hồn cư dân mạng


 
NHÂN CÁCH ĐỜI TU - 11
An Mai Đỗ O.Cist.

11.1. Thuật ngữ
Linh ở đây, được qui về chiều kích thiêng liêng. Còn chữ Đạo lại được truyền thống Đông Phương đưa vào nền triết lý sâu xa. Theo Trung Hoa, Đạo được chiết tự từ hai bộ “Xược” và bộ “Thu”. Xược nghĩa là bước đi hay con đường. Thu là đầu hay là chính yếu. Như thế, linh đạo được hiểu là con đường thiêng liêng chính yếu giúp con người hướng thượng. Cũng theo truyền thống này đạo là con đường vĩnh cửu đưa đến bình an nội tâm và hài hòa với tha nhân. Ngoài ra, theo quan niệm của Lão Tử, Đạo còn nhắm đến Thực Tại Tối Linh.
Sau đó, chữ Đạo trong tiếng Trung Hoa được người Nhật Bản đổi thành Do, nghĩa là nghệ thuật như kyudo (nghệ thuật bắn cung), chado(nghệ thuật uống trà hay trà đạo). Đối với người Nhật, những nghệ thuật này không phải là những sở thích hay thú tiêu khiển đơn thuần. Chúng là những phương pháp rèn luyện tinh thần, không những có mục đích đem lại sự hài hòa nội tâm, mà còn có mục đích tập trung năng lực và hành động một cách thanh thản trong phút hiện tại. Chúng ta cũng thấy chữ Do trong các môn võ thuật tại Việt Nam như Judo hay Akido, những phương pháp rèn luyện thân thể này không chỉ là những phương pháp tự vệ mà còn là một con đường tâm linh toàn diện nhằm đạt đến sự hài hòa trong mọi tương quan. Do đó, để huấn luyện các môn nghệ thuật này, người Nhật không bắt đầu với những kỹ năng thực hành, mà bắt đầu với thiền định.([1])
Có thể nói, từ những quan niệm trên đều được kết tụ trong Kitô giáo và cụ thể nơi Chúa Giêsu. Thật vậy, Người đã công bố Tôi là con đường.Còn nói theo Đông Phương Tôi là Đạo. Người nói tiếp Tôi là sự thật và là sự sống. Như thế, Đạo ấy là Đạo Sống Thật. Đạo này sẽ dẫn đến đâu ? Người nói tiếp: Không ai có thể đến được với Cha mà không qua Tôi (x. Ga 14,6). Qua đó, Chúa Giêsu muốn mặc khải Chúa Cha là cùng đích của muôn loài, và Người là chiếc cầu nối giữa đôi bên. Như thế, Người trở thành linh đạo cho con người mọi thời muốn hướng về Chúa Cha. Nói cách khác, chúng ta phải qui về chính đời sống của Đức Kitô. Cũng vậy, lời mời gọi trở về nguồn để canh tân và thích nghi theo tinh thần cộng đồng Vatican II, nguồn ấy phải hiểu là chính Đức Kitô.

11.2.Tự hủy

 Trong tông huấn Đời sống thánh hiến, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã giới thiệu viễn cảnh tốt đẹp tại núi Tabor, nơi Chúa Giêsu thực hiện cuộc biến hình. Có thể nói, cuộc hiển dung ấy là cùng đích của mọi kitô nhắm đến, cách riêng các tu sĩ được mời gọi sống chiều kích chiêm niệm ngay tại đời này khởi đi từ kinh nghiệm của các tông đồ.
Việc các ông đi xuống núi là một cuộc trở về với thực tại đời thường, nơi đó, các ông sẽ chứng kiến chính cái chết đau thương của Thầy mình. Viễn tượng ấy chính là niềm hy vọng cuối cùng cho niềm tin của các ông. Để rồi, chính các ông cũng sống lại chính kinh nghiệm đau thương của Chúa Giêsu trong cuộc đời mình. 
Có thể nói, linh đạo tự hủy của Chúa Giêsu là nền tảng cho mọi linh đạo đời tu. Thật vậy, Thiên Chúa vốn giàu sang phú quí lại trở nên nghèo để lấy cái nghèo của mình mà làm cho chúng ta trở nên giàu có. Thiên Chúa đã trở nên nghèo trong việc mang lấy thân xác phàm nhân vốn yếu hèn tội lỗi. Để có thể, cùng vui với người vui, khóc với người khóc. Chúa Giêsu vì yêu thương nhân loại muốn cứu con người nên đã chọn cách đi xuống tận cùng thân phận con người để kéo con người lên. Không ai có thể cảm nhận sự kinh tởm của tội lỗi bằng Người. Không ai có thể cứu vớt con người khỏi tình trạng ấy ngoài Người. Đó là lý do khiến Người chọn con đường tự hủy, xuống trần gian cứu chuộc con người.
Truyện kể rằng có chàng thanh niên chẳng may sa xuống hố sâu bị thương, khóc kêu la thảm thiết, nhiều người nghe thấy đến chứng kiến cảnh tượng thương tâm này. Mọi người đều cảm thương chàng thanh niên nhưng không ai ra tay cứu giúp.
Khi ấy, một nhà toán học nói rằng: “Thật là may mắn cho anh ta, rơi xuống độ cao như thế mà còn sống sót”, rồi ông bỏ đi. Một bác sĩ đứng đó cũng lên tiếng: “Thật đáng thương, có lẽ anh ta mất nhiều máu lắm nhỉ ?”, rồi cũng bỏ đi. Một nhà đạo đức đứng đó, cũng thêm lời: “Chịu khổ đời này đi nhé, đời sau Chúa thưởng công !”, rồi cũng bỏ đi. Sau đó, một chàng thanh niên nhảy xuống, đỡ người ấy dậy, vác trên vai và tìm cách đưa người ấy lên trong sự thán phục của mọi người. Chàng thanh niên quảng đại ấy chính là Chúa Giêsu. Người đã hạ mình xuống để nâng loài người sa ngã lên. Tình yêu ấy còn được kéo dài và lớn mãi tới chân thập giá. Nơi đó, tình yêu của một Vị Thiên Chúa bị lột trần. Ấy là tột đỉnh của mầu nhiệm tự hủy mà mỗi tu sĩ hằng chiêm ngắm và sẽ kinh nghiệm nơi thân xác mình trong cuộc hiện sinh này.
Linh đạo tự hủy này chính là kinh nghiệm cuộc sống của Chúa Giêsu, thế nên, nó không được viết ra bằng chữ viết nhưng bằng giá máu châu báu của Người. Linh đạo này không đơn thuần là những chỉ dẫn trong đời sống tâm linh mà còn là không gian giúp tái tạo một cuộc gặp gỡ với Đấng yêu thương mình. Linh đạo trên giấy trắng mực đen một ngày sẽ lỗi thời nhưng hình ảnh một Con Người sống động sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng ta. Một cuộc gặp gỡ yêu thương như thế sẽ không khép lại ở hai người nhưng mở ra luôn mãi cho mọi tương giao khác. Vì đó là tiêu chuẩn đánh giá một nhân cách lành mạnh.
Làm cách nào giúp tu sĩ sống linh đạo Tự hủy này ?
Thiết nghĩ, một tư tưởng khả dĩ điều hướng đời sống của các tu sĩ là tôi phải nhỏ đi và Chúa phải lớn lên (x. Ga 3,30)Còn nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Suốt cuộc đời, các tu sĩ không làm gì khác là đi tìm ý Chúa thực hiện trong cuộc đời mình. Nói cách khác, họ sống và dấn thân cho vinh danh Chúa và mở rộng Nước Trời.
Phải chăng khi sống linh đạo này vị tu sĩ đánh mất bản thân ?
Chắc hẳn là không, nhưng ngược lại, họ tìm ra căn tính của mình trong Thiên Chúa. Mỗi tu sĩ vẫn tự do thể hiện bản thân từ những năng lực độc đáo của một nhân vị hầu giúp hình thành một nhân cách đời tu. Đồng thời, họ biểu dương sức năng động của ơn Chúa tác động trong cuộc sống họ. Và chỉ trong Chúa, họ mới đạt đến một nhân cách đời tu đích thực.

11.3.Niềm vui

Nếu nơi Thập giá Đức Kitô mang một màu bi thương, ảm đạm của ngày thứ sáu Tuần Thánh, đỉnh cao của mầu nhiệm tự hủy - mặc dù đó là cách tốt nhất để diễn tả tình yêu Thiên Chúa, thì chúng ta cần khám phá ra niềm vui của ngày Chúa Nhật Phục Sinh.
Có thể nói, linh đạo niềm vui bàn bạc trong suốt cuốn Tin Mừng. Ngay chính tên gọi cũng diễn tả một tin mừng, niềm vui lớn lao.
Ngày nay, người ta tạo nên những bức ảnh về một Chúa Giêsu cười, mặc áo thun, quần jeans và trên tay cầm một cây đàn ghi-ta…đây là một cách hội nhập vào trong đời sống tiến bộ của con người thời đại, đồng thời, giúp người trẻ dễ tiếp cận với một Giêsu rất sành điệu. Thế, nhưng, đó không phải là trọn vẹn sứ điệp mà Chúa Giêsu đem lại. Niềm vui mà Người muốn mang đến cho con người là niềm vui được cứu độ. Niềm vui mà Người muốn ban tặng cho con người là niềm vui được giao hòa với Chúa Cha, được gọi Thiên Chúa là Cha. Đó là niềm vui căn bản nhất của Đạo Thánh. Ngoài ra, cần kể đến niềm vui trong Thánh Thần, niềm vui được chữa lành…
Kể ra những niềm vui này hầu giúp mỗi tu sĩ nhận ra trong mỗi khoảnh khắc dù đau buồn, thất vọng biết bao vẫn còn đó sự hiện diện vô hình của Đấng Phục Sinh. Và ngay khi cửa lòng chúng ta đang đóng kín, Người vẫn hiện đến và chúc bình an cho ta, miễn là chúng ta đừng khước từ Người. Đức Phanxicô đã nhắn nhủ những người sống đời thánh hiến rằng: “Ở đâu có tu sĩ, ở đấy có niềm vui”.
Thiển nghĩ, khi phát biểu câu nói này, chắc hẳn Đức Thánh Cha đã tưởng nghĩ đến thánh Phanxicô mà ngài đã nhận linh đạo của thánh nhân trong suốt cuộc đời mục vụ với tư cách là vị thủ lãnh của Giáo hội Công giáo.
Có thể nói, cuộc đời của vị Thánh Nghèo là một chuỗi niềm vui và kinh nghiệm thần bí. Chúng ta có thể tưởng tượng một người với bộ dáng đơn sơ và nghèo hèn đã đi khất thực khắp thành Assisi và rêu rao về một tình yêu Thiên Chúa nào đó. Một người vốn giàu có, con của một thương gia lại trở thành một kẻ khất thực lang thang. Điều gì đã khiến thánh nhân làm một chuyện có vẻ “điên rồ” thế ? Nếu không phải vì ngài đã ngộ ra một điều: Thiên Chúa quá yêu thương tôi và đã tự nguyện sống nghèo vì tôi, ngài đã lấy cái nghèo của mình mà làm cho tôi được giàu có. Sự giàu có mà thánh nhân nhận, được diễn tả qua niềm vui của người biết cho đi, niềm vui nội tâm của người nghèo khó trong tâm hồn.
Đồng thời, với một nhân cách vui tươi ấy lại là người đã sống kinh nghiệm thần bí bằng những dấu thánh tích trên thân thể ngài. Một vị thánh của niềm vui lại lấy đồi Sọ làm điểm hẹn với một vị Thiên Chúa chịu treo trên Thập Giá. Khi chiêm ngắm mầu nhiệm tự hủy của Một Tình Yêu mà thánh nhân có thể reo lên: Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Từ đó, thánh nhân ý thức rằng niềm vui lớn nhất là niềm vui sống bên Chúa.Như thế, cuộc đời của thánh nhân như một sự tái diễn cuộc khổ nạn của Thầy Chí Thánh và thông dự niềm vui phục sinh với Người. Nói cách khác, tự hủy và niềm vui là hai nhịp sống căn bản mà thánh nhân đã họa lại trong cuộc đời mình theo gương Đức Kitô.
Ngoài ra, Giáo hội còn tặng ban cho thánh nhân danh hiệu là vị sứ giả hòa bình. Thiết tưởng, đây là hoa trái của một cuộc sống đầy yêu thương của vị thánh nghèo.

11.4.Hiệp thông

Nói đến hiệp thông, trước hết và trên hết, tông huấn Vita Consecrata mời gọi mọi người chiêm ngắm Thế giới của Thiên Chúa, trong đó, Ba Ngôi cùng thông chia sự sống trong một bản thể duy nhất. Sự hiệp thông nội tại này được liên kết nhờ tác động của Thánh Thần trong tình yêu Cha-Con. Mà mỗi người trong mức độ có thể, được mời gọi đến hiệp thông trong cùng một tinh thần. Chiều kích này đã được cộng đoàn tiên khởi sống một cách triệt để như lời khẳng định của thánh sử: “Họ đồng tâm nhất trí…” Một ghi nhận rằng cộng đoàn này chỉ sống tinh thần hiệp thông như thế sau biến cố Lễ Ngũ Tuần. Như thế, chúng ta càng xác tín hơn vai trò của Chúa Thánh Thần trong mầu nhiệm hiệp thông.
Tông huấn đã viết: “Những người tận hiến được yêu cầu trở thành thực sự những chuyên viên về hiệp thông và thực hành linh đạo hiệp thông”.([2])
Lời mời gọi này đã gần 20 năm nhưng vẫn còn mang tính thời sự; thậm chí, nó còn phải được khẳng định mạnh mẽ hơn nữa trong một xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân, chà đạp nhân phẩm…Thật vậy, làm sao người tận hiến có thể trở thành chuyên viên hiệp thông khi mỗi thành viên chỉ biết đề cao cá nhân mình; làm sao người tận hiến có thể thực hành linh đạo hiệp thông nếu không có chung một hướng nhìn về nhân phẩm và quyền bình đẳng…
Để có thể trở thành “chuyên viên hiệp thông” theo cách nói của Tông huấn Vita Consecrata, và một lần nữa, được Đức Phanxicô nhắc lại, trong cộng đoàn dòng tu, chúng ta cần học bài học “quên mình” của vị thánh thành Assisi.
Ngài nói: “Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân”.([3])
Để hiểu lời khẳng định này, chúng ta tìm sự hướng dẫn nơi tông thư của Đức Phanxicô: “Không ai xây dựng tương lai khi tách riêng mình ra, cũng không thể chỉ với sức lực riêng của mình, nhưng biết mình đang ở trong sự thật về một tình hiệp thông luôn mở ra cho việc gặp gỡ, cho đối thoại, cho lắng nghe nhau, người này nghe người khác và giữ cho mình khỏi căn bệnh tự quy hướng về mình”.([4]) Thật vậy, làm sao có thể mở ra cho việc gặp gỡ nếu không phải là việc ra khỏi mình; làm sao có thể đối thoại nếu không phải là việc quên mình và chăm chú lắng nghe những nguyện vọng người khác; và làm sao giữ cho mình khỏi căn bệnh tự qui hướng về mình nếu không phải là học bài học quên mình. Nhưng làm sao quên mình mà gặp lại bản thân ? Bản thân ấy chắc hẳn là hiện hữu trong sự hiệp thông của Chúa Ba Ngôi.
Tóm lại, cho dù linh đạo có khởi đi từ Thiên Chúa Ba Ngôi hay Đức Kitô, điều đó không đóng khung chúng ta trong một đường hướng cố định và cứng nhắc, nhưng luôn tôn trọng không gian tự do mang tính sáng tạo của mỗi người. Vì Đức Kitô có chuẩn mực đến mấy, Ngài cũng không bắt chúng ta rập khuôn theo Ngài. Tuy nhiên, nhờ tinh thần của Ngài hướng dẫn mà chúng ta tìm được nét đẹp riêng của minh trong nhân cách đời tu.









Bildergebnis für schöne gifs pinterest12 ảnh động tuyết rơi hớp hồn cư dân mạng


 
NHÂN CÁCH ĐỜI TU - 11
An Mai Đỗ O.Cist.


11.LINH ĐẠO ĐỜI TU

Có thể nói, mỗi thánh lập dòng đều có linh đạo riêng nhằm hướng dẫn đời sống của các môn sinh, con cái mình. Suy rộng ra, mỗi thánh đều có linh đạo riêng, nghĩa là có một con đường tâm linh riêng để đạt đến chính Chúa. Một cách phổ quát hơn, đời sống mỗi người làm nên một linh đạo độc đáo vì mỗi chúng ta là duy nhất. Tuy nhiên, lược lại hạnh tích các thánh và quan sát hành trình tâm linh của mỗi người, chúng ta vẫn nhận ra điểm rất chung là: tất cả đều họa lại cách nào đó gương mặt của Đức Kitô trong cuộc đời mình; nhờ việc theo sát Đức Kitô mà mỗi người sống đời thánh hiến nhắm đến.

11.1. Thuật ngữ

Linh ở đây, được qui về chiều kích thiêng liêng. Còn chữ Đạo lại được truyền thống Đông Phương đưa vào nền triết lý sâu xa. Theo Trung Hoa, Đạo được chiết tự từ hai bộ “Xược” và bộ “Thu”. Xược nghĩa là bước đi hay con đường. Thu là đầu hay là chính yếu. Như thế, linh đạo được hiểu là con đường thiêng liêng chính yếu giúp con người hướng thượng. Cũng theo truyền thống này đạo là con đường vĩnh cửu đưa đến bình an nội tâm và hài hòa với tha nhân. Ngoài ra, theo quan niệm của Lão Tử, Đạo còn nhắm đến Thực Tại Tối Linh.
Sau đó, chữ Đạo trong tiếng Trung Hoa được người Nhật Bản đổi thành Do, nghĩa là nghệ thuật như kyudo (nghệ thuật bắn cung), chado(nghệ thuật uống trà hay trà đạo). Đối với người Nhật, những nghệ thuật này không phải là những sở thích hay thú tiêu khiển đơn thuần. Chúng là những phương pháp rèn luyện tinh thần, không những có mục đích đem lại sự hài hòa nội tâm, mà còn có mục đích tập trung năng lực và hành động một cách thanh thản trong phút hiện tại. Chúng ta cũng thấy chữ Do trong các môn võ thuật tại Việt Nam như Judo hay Akido, những phương pháp rèn luyện thân thể này không chỉ là những phương pháp tự vệ mà còn là một con đường tâm linh toàn diện nhằm đạt đến sự hài hòa trong mọi tương quan. Do đó, để huấn luyện các môn nghệ thuật này, người Nhật không bắt đầu với những kỹ năng thực hành, mà bắt đầu với thiền định.([1])
Có thể nói, từ những quan niệm trên đều được kết tụ trong Kitô giáo và cụ thể nơi Chúa Giêsu. Thật vậy, Người đã công bố Tôi là con đường.Còn nói theo Đông Phương Tôi là Đạo. Người nói tiếp Tôi là sự thật và là sự sống. Như thế, Đạo ấy là Đạo Sống Thật. Đạo này sẽ dẫn đến đâu ? Người nói tiếp: Không ai có thể đến được với Cha mà không qua Tôi (x. Ga 14,6). Qua đó, Chúa Giêsu muốn mặc khải Chúa Cha là cùng đích của muôn loài, và Người là chiếc cầu nối giữa đôi bên. Như thế, Người trở thành linh đạo cho con người mọi thời muốn hướng về Chúa Cha. Nói cách khác, chúng ta phải qui về chính đời sống của Đức Kitô. Cũng vậy, lời mời gọi trở về nguồn để canh tân và thích nghi theo tinh thần cộng đồng Vatican II, nguồn ấy phải hiểu là chính Đức Kitô.

11.2.Tự hủy

 Trong tông huấn Đời sống thánh hiến, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã giới thiệu viễn cảnh tốt đẹp tại núi Tabor, nơi Chúa Giêsu thực hiện cuộc biến hình. Có thể nói, cuộc hiển dung ấy là cùng đích của mọi kitô nhắm đến, cách riêng các tu sĩ được mời gọi sống chiều kích chiêm niệm ngay tại đời này khởi đi từ kinh nghiệm của các tông đồ.
Việc các ông đi xuống núi là một cuộc trở về với thực tại đời thường, nơi đó, các ông sẽ chứng kiến chính cái chết đau thương của Thầy mình. Viễn tượng ấy chính là niềm hy vọng cuối cùng cho niềm tin của các ông. Để rồi, chính các ông cũng sống lại chính kinh nghiệm đau thương của Chúa Giêsu trong cuộc đời mình. 
Có thể nói, linh đạo tự hủy của Chúa Giêsu là nền tảng cho mọi linh đạo đời tu. Thật vậy, Thiên Chúa vốn giàu sang phú quí lại trở nên nghèo để lấy cái nghèo của mình mà làm cho chúng ta trở nên giàu có. Thiên Chúa đã trở nên nghèo trong việc mang lấy thân xác phàm nhân vốn yếu hèn tội lỗi. Để có thể, cùng vui với người vui, khóc với người khóc. Chúa Giêsu vì yêu thương nhân loại muốn cứu con người nên đã chọn cách đi xuống tận cùng thân phận con người để kéo con người lên. Không ai có thể cảm nhận sự kinh tởm của tội lỗi bằng Người. Không ai có thể cứu vớt con người khỏi tình trạng ấy ngoài Người. Đó là lý do khiến Người chọn con đường tự hủy, xuống trần gian cứu chuộc con người.
Truyện kể rằng có chàng thanh niên chẳng may sa xuống hố sâu bị thương, khóc kêu la thảm thiết, nhiều người nghe thấy đến chứng kiến cảnh tượng thương tâm này. Mọi người đều cảm thương chàng thanh niên nhưng không ai ra tay cứu giúp.
Khi ấy, một nhà toán học nói rằng: “Thật là may mắn cho anh ta, rơi xuống độ cao như thế mà còn sống sót”, rồi ông bỏ đi. Một bác sĩ đứng đó cũng lên tiếng: “Thật đáng thương, có lẽ anh ta mất nhiều máu lắm nhỉ ?”, rồi cũng bỏ đi. Một nhà đạo đức đứng đó, cũng thêm lời: “Chịu khổ đời này đi nhé, đời sau Chúa thưởng công !”, rồi cũng bỏ đi. Sau đó, một chàng thanh niên nhảy xuống, đỡ người ấy dậy, vác trên vai và tìm cách đưa người ấy lên trong sự thán phục của mọi người. Chàng thanh niên quảng đại ấy chính là Chúa Giêsu. Người đã hạ mình xuống để nâng loài người sa ngã lên. Tình yêu ấy còn được kéo dài và lớn mãi tới chân thập giá. Nơi đó, tình yêu của một Vị Thiên Chúa bị lột trần. Ấy là tột đỉnh của mầu nhiệm tự hủy mà mỗi tu sĩ hằng chiêm ngắm và sẽ kinh nghiệm nơi thân xác mình trong cuộc hiện sinh này.
Linh đạo tự hủy này chính là kinh nghiệm cuộc sống của Chúa Giêsu, thế nên, nó không được viết ra bằng chữ viết nhưng bằng giá máu châu báu của Người. Linh đạo này không đơn thuần là những chỉ dẫn trong đời sống tâm linh mà còn là không gian giúp tái tạo một cuộc gặp gỡ với Đấng yêu thương mình. Linh đạo trên giấy trắng mực đen một ngày sẽ lỗi thời nhưng hình ảnh một Con Người sống động sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng ta. Một cuộc gặp gỡ yêu thương như thế sẽ không khép lại ở hai người nhưng mở ra luôn mãi cho mọi tương giao khác. Vì đó là tiêu chuẩn đánh giá một nhân cách lành mạnh.
Làm cách nào giúp tu sĩ sống linh đạo Tự hủy này ?
Thiết nghĩ, một tư tưởng khả dĩ điều hướng đời sống của các tu sĩ là tôi phải nhỏ đi và Chúa phải lớn lên (x. Ga 3,30)Còn nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Suốt cuộc đời, các tu sĩ không làm gì khác là đi tìm ý Chúa thực hiện trong cuộc đời mình. Nói cách khác, họ sống và dấn thân cho vinh danh Chúa và mở rộng Nước Trời.
Phải chăng khi sống linh đạo này vị tu sĩ đánh mất bản thân ?
Chắc hẳn là không, nhưng ngược lại, họ tìm ra căn tính của mình trong Thiên Chúa. Mỗi tu sĩ vẫn tự do thể hiện bản thân từ những năng lực độc đáo của một nhân vị hầu giúp hình thành một nhân cách đời tu. Đồng thời, họ biểu dương sức năng động của ơn Chúa tác động trong cuộc sống họ. Và chỉ trong Chúa, họ mới đạt đến một nhân cách đời tu đích thực.

11.3.Niềm vui

Nếu nơi Thập giá Đức Kitô mang một màu bi thương, ảm đạm của ngày thứ sáu Tuần Thánh, đỉnh cao của mầu nhiệm tự hủy - mặc dù đó là cách tốt nhất để diễn tả tình yêu Thiên Chúa, thì chúng ta cần khám phá ra niềm vui của ngày Chúa Nhật Phục Sinh.
Có thể nói, linh đạo niềm vui bàn bạc trong suốt cuốn Tin Mừng. Ngay chính tên gọi cũng diễn tả một tin mừng, niềm vui lớn lao.
Ngày nay, người ta tạo nên những bức ảnh về một Chúa Giêsu cười, mặc áo thun, quần jeans và trên tay cầm một cây đàn ghi-ta…đây là một cách hội nhập vào trong đời sống tiến bộ của con người thời đại, đồng thời, giúp người trẻ dễ tiếp cận với một Giêsu rất sành điệu. Thế, nhưng, đó không phải là trọn vẹn sứ điệp mà Chúa Giêsu đem lại. Niềm vui mà Người muốn mang đến cho con người là niềm vui được cứu độ. Niềm vui mà Người muốn ban tặng cho con người là niềm vui được giao hòa với Chúa Cha, được gọi Thiên Chúa là Cha. Đó là niềm vui căn bản nhất của Đạo Thánh. Ngoài ra, cần kể đến niềm vui trong Thánh Thần, niềm vui được chữa lành…
Kể ra những niềm vui này hầu giúp mỗi tu sĩ nhận ra trong mỗi khoảnh khắc dù đau buồn, thất vọng biết bao vẫn còn đó sự hiện diện vô hình của Đấng Phục Sinh. Và ngay khi cửa lòng chúng ta đang đóng kín, Người vẫn hiện đến và chúc bình an cho ta, miễn là chúng ta đừng khước từ Người. Đức Phanxicô đã nhắn nhủ những người sống đời thánh hiến rằng: “Ở đâu có tu sĩ, ở đấy có niềm vui”.
Thiển nghĩ, khi phát biểu câu nói này, chắc hẳn Đức Thánh Cha đã tưởng nghĩ đến thánh Phanxicô mà ngài đã nhận linh đạo của thánh nhân trong suốt cuộc đời mục vụ với tư cách là vị thủ lãnh của Giáo hội Công giáo.
Có thể nói, cuộc đời của vị Thánh Nghèo là một chuỗi niềm vui và kinh nghiệm thần bí. Chúng ta có thể tưởng tượng một người với bộ dáng đơn sơ và nghèo hèn đã đi khất thực khắp thành Assisi và rêu rao về một tình yêu Thiên Chúa nào đó. Một người vốn giàu có, con của một thương gia lại trở thành một kẻ khất thực lang thang. Điều gì đã khiến thánh nhân làm một chuyện có vẻ “điên rồ” thế ? Nếu không phải vì ngài đã ngộ ra một điều: Thiên Chúa quá yêu thương tôi và đã tự nguyện sống nghèo vì tôi, ngài đã lấy cái nghèo của mình mà làm cho tôi được giàu có. Sự giàu có mà thánh nhân nhận, được diễn tả qua niềm vui của người biết cho đi, niềm vui nội tâm của người nghèo khó trong tâm hồn.
Đồng thời, với một nhân cách vui tươi ấy lại là người đã sống kinh nghiệm thần bí bằng những dấu thánh tích trên thân thể ngài. Một vị thánh của niềm vui lại lấy đồi Sọ làm điểm hẹn với một vị Thiên Chúa chịu treo trên Thập Giá. Khi chiêm ngắm mầu nhiệm tự hủy của Một Tình Yêu mà thánh nhân có thể reo lên: Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Từ đó, thánh nhân ý thức rằng niềm vui lớn nhất là niềm vui sống bên Chúa.Như thế, cuộc đời của thánh nhân như một sự tái diễn cuộc khổ nạn của Thầy Chí Thánh và thông dự niềm vui phục sinh với Người. Nói cách khác, tự hủy và niềm vui là hai nhịp sống căn bản mà thánh nhân đã họa lại trong cuộc đời mình theo gương Đức Kitô.
Ngoài ra, Giáo hội còn tặng ban cho thánh nhân danh hiệu là vị sứ giả hòa bình. Thiết tưởng, đây là hoa trái của một cuộc sống đầy yêu thương của vị thánh nghèo.

11.4.Hiệp thông

Nói đến hiệp thông, trước hết và trên hết, tông huấn Vita Consecrata mời gọi mọi người chiêm ngắm Thế giới của Thiên Chúa, trong đó, Ba Ngôi cùng thông chia sự sống trong một bản thể duy nhất. Sự hiệp thông nội tại này được liên kết nhờ tác động của Thánh Thần trong tình yêu Cha-Con. Mà mỗi người trong mức độ có thể, được mời gọi đến hiệp thông trong cùng một tinh thần. Chiều kích này đã được cộng đoàn tiên khởi sống một cách triệt để như lời khẳng định của thánh sử: “Họ đồng tâm nhất trí…” Một ghi nhận rằng cộng đoàn này chỉ sống tinh thần hiệp thông như thế sau biến cố Lễ Ngũ Tuần. Như thế, chúng ta càng xác tín hơn vai trò của Chúa Thánh Thần trong mầu nhiệm hiệp thông.
Tông huấn đã viết: “Những người tận hiến được yêu cầu trở thành thực sự những chuyên viên về hiệp thông và thực hành linh đạo hiệp thông”.([2])
Lời mời gọi này đã gần 20 năm nhưng vẫn còn mang tính thời sự; thậm chí, nó còn phải được khẳng định mạnh mẽ hơn nữa trong một xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân, chà đạp nhân phẩm…Thật vậy, làm sao người tận hiến có thể trở thành chuyên viên hiệp thông khi mỗi thành viên chỉ biết đề cao cá nhân mình; làm sao người tận hiến có thể thực hành linh đạo hiệp thông nếu không có chung một hướng nhìn về nhân phẩm và quyền bình đẳng…
Để có thể trở thành “chuyên viên hiệp thông” theo cách nói của Tông huấn Vita Consecrata, và một lần nữa, được Đức Phanxicô nhắc lại, trong cộng đoàn dòng tu, chúng ta cần học bài học “quên mình” của vị thánh thành Assisi.
Ngài nói: “Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân”.([3])
Để hiểu lời khẳng định này, chúng ta tìm sự hướng dẫn nơi tông thư của Đức Phanxicô: “Không ai xây dựng tương lai khi tách riêng mình ra, cũng không thể chỉ với sức lực riêng của mình, nhưng biết mình đang ở trong sự thật về một tình hiệp thông luôn mở ra cho việc gặp gỡ, cho đối thoại, cho lắng nghe nhau, người này nghe người khác và giữ cho mình khỏi căn bệnh tự quy hướng về mình”.([4]) Thật vậy, làm sao có thể mở ra cho việc gặp gỡ nếu không phải là việc ra khỏi mình; làm sao có thể đối thoại nếu không phải là việc quên mình và chăm chú lắng nghe những nguyện vọng người khác; và làm sao giữ cho mình khỏi căn bệnh tự qui hướng về mình nếu không phải là học bài học quên mình. Nhưng làm sao quên mình mà gặp lại bản thân ? Bản thân ấy chắc hẳn là hiện hữu trong sự hiệp thông của Chúa Ba Ngôi.
Tóm lại, cho dù linh đạo có khởi đi từ Thiên Chúa Ba Ngôi hay Đức Kitô, điều đó không đóng khung chúng ta trong một đường hướng cố định và cứng nhắc, nhưng luôn tôn trọng không gian tự do mang tính sáng tạo của mỗi người. Vì Đức Kitô có chuẩn mực đến mấy, Ngài cũng không bắt chúng ta rập khuôn theo Ngài. Tuy nhiên, nhờ tinh thần của Ngài hướng dẫn mà chúng ta tìm được nét đẹp riêng của minh trong nhân cách đời tu.









12 ảnh động tuyết rơi hớp hồn cư dân mạng

11.LINH ĐẠO ĐỜI TU

Có thể nói, mỗi thánh lập dòng đều có linh đạo riêng nhằm hướng dẫn đời sống của các môn sinh, con cái mình. Suy rộng ra, mỗi thánh đều có linh đạo riêng, nghĩa là có một con đường tâm linh riêng để đạt đến chính Chúa. Một cách phổ quát hơn, đời sống mỗi người làm nên một linh đạo độc đáo vì mỗi chúng ta là duy nhất. Tuy nhiên, lược lại hạnh tích các thánh và quan sát hành trình tâm linh của mỗi người, chúng ta vẫn nhận ra điểm rất chung là: tất cả đều họa lại cách nào đó gương mặt của Đức Kitô trong cuộc đời mình; nhờ việc theo sát Đức Kitô mà mỗi người sống đời thánh hiến nhắm đến.

11.1. Thuật ngữ

Linh ở đây, được qui về chiều kích thiêng liêng. Còn chữ Đạo lại được truyền thống Đông Phương đưa vào nền triết lý sâu xa. Theo Trung Hoa, Đạo được chiết tự từ hai bộ “Xược” và bộ “Thu”. Xược nghĩa là bước đi hay con đường. Thu là đầu hay là chính yếu. Như thế, linh đạo được hiểu là con đường thiêng liêng chính yếu giúp con người hướng thượng. Cũng theo truyền thống này đạo là con đường vĩnh cửu đưa đến bình an nội tâm và hài hòa với tha nhân. Ngoài ra, theo quan niệm của Lão Tử, Đạo còn nhắm đến Thực Tại Tối Linh.
Sau đó, chữ Đạo trong tiếng Trung Hoa được người Nhật Bản đổi thành Do, nghĩa là nghệ thuật như kyudo (nghệ thuật bắn cung), chado(nghệ thuật uống trà hay trà đạo). Đối với người Nhật, những nghệ thuật này không phải là những sở thích hay thú tiêu khiển đơn thuần. Chúng là những phương pháp rèn luyện tinh thần, không những có mục đích đem lại sự hài hòa nội tâm, mà còn có mục đích tập trung năng lực và hành động một cách thanh thản trong phút hiện tại. Chúng ta cũng thấy chữ Do trong các môn võ thuật tại Việt Nam như Judo hay Akido, những phương pháp rèn luyện thân thể này không chỉ là những phương pháp tự vệ mà còn là một con đường tâm linh toàn diện nhằm đạt đến sự hài hòa trong mọi tương quan. Do đó, để huấn luyện các môn nghệ thuật này, người Nhật không bắt đầu với những kỹ năng thực hành, mà bắt đầu với thiền định.([1])
Có thể nói, từ những quan niệm trên đều được kết tụ trong Kitô giáo và cụ thể nơi Chúa Giêsu. Thật vậy, Người đã công bố Tôi là con đường.Còn nói theo Đông Phương Tôi là Đạo. Người nói tiếp Tôi là sự thật và là sự sống. Như thế, Đạo ấy là Đạo Sống Thật. Đạo này sẽ dẫn đến đâu ? Người nói tiếp: Không ai có thể đến được với Cha mà không qua Tôi (x. Ga 14,6). Qua đó, Chúa Giêsu muốn mặc khải Chúa Cha là cùng đích của muôn loài, và Người là chiếc cầu nối giữa đôi bên. Như thế, Người trở thành linh đạo cho con người mọi thời muốn hướng về Chúa Cha. Nói cách khác, chúng ta phải qui về chính đời sống của Đức Kitô. Cũng vậy, lời mời gọi trở về nguồn để canh tân và thích nghi theo tinh thần cộng đồng Vatican II, nguồn ấy phải hiểu là chính Đức Kitô.

11.2.Tự hủy

 Trong tông huấn Đời sống thánh hiến, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã giới thiệu viễn cảnh tốt đẹp tại núi Tabor, nơi Chúa Giêsu thực hiện cuộc biến hình. Có thể nói, cuộc hiển dung ấy là cùng đích của mọi kitô nhắm đến, cách riêng các tu sĩ được mời gọi sống chiều kích chiêm niệm ngay tại đời này khởi đi từ kinh nghiệm của các tông đồ.
Việc các ông đi xuống núi là một cuộc trở về với thực tại đời thường, nơi đó, các ông sẽ chứng kiến chính cái chết đau thương của Thầy mình. Viễn tượng ấy chính là niềm hy vọng cuối cùng cho niềm tin của các ông. Để rồi, chính các ông cũng sống lại chính kinh nghiệm đau thương của Chúa Giêsu trong cuộc đời mình. 
Có thể nói, linh đạo tự hủy của Chúa Giêsu là nền tảng cho mọi linh đạo đời tu. Thật vậy, Thiên Chúa vốn giàu sang phú quí lại trở nên nghèo để lấy cái nghèo của mình mà làm cho chúng ta trở nên giàu có. Thiên Chúa đã trở nên nghèo trong việc mang lấy thân xác phàm nhân vốn yếu hèn tội lỗi. Để có thể, cùng vui với người vui, khóc với người khóc. Chúa Giêsu vì yêu thương nhân loại muốn cứu con người nên đã chọn cách đi xuống tận cùng thân phận con người để kéo con người lên. Không ai có thể cảm nhận sự kinh tởm của tội lỗi bằng Người. Không ai có thể cứu vớt con người khỏi tình trạng ấy ngoài Người. Đó là lý do khiến Người chọn con đường tự hủy, xuống trần gian cứu chuộc con người.
Truyện kể rằng có chàng thanh niên chẳng may sa xuống hố sâu bị thương, khóc kêu la thảm thiết, nhiều người nghe thấy đến chứng kiến cảnh tượng thương tâm này. Mọi người đều cảm thương chàng thanh niên nhưng không ai ra tay cứu giúp.
Khi ấy, một nhà toán học nói rằng: “Thật là may mắn cho anh ta, rơi xuống độ cao như thế mà còn sống sót”, rồi ông bỏ đi. Một bác sĩ đứng đó cũng lên tiếng: “Thật đáng thương, có lẽ anh ta mất nhiều máu lắm nhỉ ?”, rồi cũng bỏ đi. Một nhà đạo đức đứng đó, cũng thêm lời: “Chịu khổ đời này đi nhé, đời sau Chúa thưởng công !”, rồi cũng bỏ đi. Sau đó, một chàng thanh niên nhảy xuống, đỡ người ấy dậy, vác trên vai và tìm cách đưa người ấy lên trong sự thán phục của mọi người. Chàng thanh niên quảng đại ấy chính là Chúa Giêsu. Người đã hạ mình xuống để nâng loài người sa ngã lên. Tình yêu ấy còn được kéo dài và lớn mãi tới chân thập giá. Nơi đó, tình yêu của một Vị Thiên Chúa bị lột trần. Ấy là tột đỉnh của mầu nhiệm tự hủy mà mỗi tu sĩ hằng chiêm ngắm và sẽ kinh nghiệm nơi thân xác mình trong cuộc hiện sinh này.
Linh đạo tự hủy này chính là kinh nghiệm cuộc sống của Chúa Giêsu, thế nên, nó không được viết ra bằng chữ viết nhưng bằng giá máu châu báu của Người. Linh đạo này không đơn thuần là những chỉ dẫn trong đời sống tâm linh mà còn là không gian giúp tái tạo một cuộc gặp gỡ với Đấng yêu thương mình. Linh đạo trên giấy trắng mực đen một ngày sẽ lỗi thời nhưng hình ảnh một Con Người sống động sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng ta. Một cuộc gặp gỡ yêu thương như thế sẽ không khép lại ở hai người nhưng mở ra luôn mãi cho mọi tương giao khác. Vì đó là tiêu chuẩn đánh giá một nhân cách lành mạnh.
Làm cách nào giúp tu sĩ sống linh đạo Tự hủy này ?
Thiết nghĩ, một tư tưởng khả dĩ điều hướng đời sống của các tu sĩ là tôi phải nhỏ đi và Chúa phải lớn lên (x. Ga 3,30)Còn nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Suốt cuộc đời, các tu sĩ không làm gì khác là đi tìm ý Chúa thực hiện trong cuộc đời mình. Nói cách khác, họ sống và dấn thân cho vinh danh Chúa và mở rộng Nước Trời.
Phải chăng khi sống linh đạo này vị tu sĩ đánh mất bản thân ?
Chắc hẳn là không, nhưng ngược lại, họ tìm ra căn tính của mình trong Thiên Chúa. Mỗi tu sĩ vẫn tự do thể hiện bản thân từ những năng lực độc đáo của một nhân vị hầu giúp hình thành một nhân cách đời tu. Đồng thời, họ biểu dương sức năng động của ơn Chúa tác động trong cuộc sống họ. Và chỉ trong Chúa, họ mới đạt đến một nhân cách đời tu đích thực.

11.3.Niềm vui

Nếu nơi Thập giá Đức Kitô mang một màu bi thương, ảm đạm của ngày thứ sáu Tuần Thánh, đỉnh cao của mầu nhiệm tự hủy - mặc dù đó là cách tốt nhất để diễn tả tình yêu Thiên Chúa, thì chúng ta cần khám phá ra niềm vui của ngày Chúa Nhật Phục Sinh.
Có thể nói, linh đạo niềm vui bàn bạc trong suốt cuốn Tin Mừng. Ngay chính tên gọi cũng diễn tả một tin mừng, niềm vui lớn lao.
Ngày nay, người ta tạo nên những bức ảnh về một Chúa Giêsu cười, mặc áo thun, quần jeans và trên tay cầm một cây đàn ghi-ta…đây là một cách hội nhập vào trong đời sống tiến bộ của con người thời đại, đồng thời, giúp người trẻ dễ tiếp cận với một Giêsu rất sành điệu. Thế, nhưng, đó không phải là trọn vẹn sứ điệp mà Chúa Giêsu đem lại. Niềm vui mà Người muốn mang đến cho con người là niềm vui được cứu độ. Niềm vui mà Người muốn ban tặng cho con người là niềm vui được giao hòa với Chúa Cha, được gọi Thiên Chúa là Cha. Đó là niềm vui căn bản nhất của Đạo Thánh. Ngoài ra, cần kể đến niềm vui trong Thánh Thần, niềm vui được chữa lành…
Kể ra những niềm vui này hầu giúp mỗi tu sĩ nhận ra trong mỗi khoảnh khắc dù đau buồn, thất vọng biết bao vẫn còn đó sự hiện diện vô hình của Đấng Phục Sinh. Và ngay khi cửa lòng chúng ta đang đóng kín, Người vẫn hiện đến và chúc bình an cho ta, miễn là chúng ta đừng khước từ Người. Đức Phanxicô đã nhắn nhủ những người sống đời thánh hiến rằng: “Ở đâu có tu sĩ, ở đấy có niềm vui”.
Thiển nghĩ, khi phát biểu câu nói này, chắc hẳn Đức Thánh Cha đã tưởng nghĩ đến thánh Phanxicô mà ngài đã nhận linh đạo của thánh nhân trong suốt cuộc đời mục vụ với tư cách là vị thủ lãnh của Giáo hội Công giáo.
Có thể nói, cuộc đời của vị Thánh Nghèo là một chuỗi niềm vui và kinh nghiệm thần bí. Chúng ta có thể tưởng tượng một người với bộ dáng đơn sơ và nghèo hèn đã đi khất thực khắp thành Assisi và rêu rao về một tình yêu Thiên Chúa nào đó. Một người vốn giàu có, con của một thương gia lại trở thành một kẻ khất thực lang thang. Điều gì đã khiến thánh nhân làm một chuyện có vẻ “điên rồ” thế ? Nếu không phải vì ngài đã ngộ ra một điều: Thiên Chúa quá yêu thương tôi và đã tự nguyện sống nghèo vì tôi, ngài đã lấy cái nghèo của mình mà làm cho tôi được giàu có. Sự giàu có mà thánh nhân nhận, được diễn tả qua niềm vui của người biết cho đi, niềm vui nội tâm của người nghèo khó trong tâm hồn.
Đồng thời, với một nhân cách vui tươi ấy lại là người đã sống kinh nghiệm thần bí bằng những dấu thánh tích trên thân thể ngài. Một vị thánh của niềm vui lại lấy đồi Sọ làm điểm hẹn với một vị Thiên Chúa chịu treo trên Thập Giá. Khi chiêm ngắm mầu nhiệm tự hủy của Một Tình Yêu mà thánh nhân có thể reo lên: Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Từ đó, thánh nhân ý thức rằng niềm vui lớn nhất là niềm vui sống bên Chúa.Như thế, cuộc đời của thánh nhân như một sự tái diễn cuộc khổ nạn của Thầy Chí Thánh và thông dự niềm vui phục sinh với Người. Nói cách khác, tự hủy và niềm vui là hai nhịp sống căn bản mà thánh nhân đã họa lại trong cuộc đời mình theo gương Đức Kitô.
Ngoài ra, Giáo hội còn tặng ban cho thánh nhân danh hiệu là vị sứ giả hòa bình. Thiết tưởng, đây là hoa trái của một cuộc sống đầy yêu thương của vị thánh nghèo.

11.4.Hiệp thông

Nói đến hiệp thông, trước hết và trên hết, tông huấn Vita Consecrata mời gọi mọi người chiêm ngắm Thế giới của Thiên Chúa, trong đó, Ba Ngôi cùng thông chia sự sống trong một bản thể duy nhất. Sự hiệp thông nội tại này được liên kết nhờ tác động của Thánh Thần trong tình yêu Cha-Con. Mà mỗi người trong mức độ có thể, được mời gọi đến hiệp thông trong cùng một tinh thần. Chiều kích này đã được cộng đoàn tiên khởi sống một cách triệt để như lời khẳng định của thánh sử: “Họ đồng tâm nhất trí…” Một ghi nhận rằng cộng đoàn này chỉ sống tinh thần hiệp thông như thế sau biến cố Lễ Ngũ Tuần. Như thế, chúng ta càng xác tín hơn vai trò của Chúa Thánh Thần trong mầu nhiệm hiệp thông.
Tông huấn đã viết: “Những người tận hiến được yêu cầu trở thành thực sự những chuyên viên về hiệp thông và thực hành linh đạo hiệp thông”.([2])
Lời mời gọi này đã gần 20 năm nhưng vẫn còn mang tính thời sự; thậm chí, nó còn phải được khẳng định mạnh mẽ hơn nữa trong một xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân, chà đạp nhân phẩm…Thật vậy, làm sao người tận hiến có thể trở thành chuyên viên hiệp thông khi mỗi thành viên chỉ biết đề cao cá nhân mình; làm sao người tận hiến có thể thực hành linh đạo hiệp thông nếu không có chung một hướng nhìn về nhân phẩm và quyền bình đẳng…
Để có thể trở thành “chuyên viên hiệp thông” theo cách nói của Tông huấn Vita Consecrata, và một lần nữa, được Đức Phanxicô nhắc lại, trong cộng đoàn dòng tu, chúng ta cần học bài học “quên mình” của vị thánh thành Assisi.
Ngài nói: “Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân”.([3])
Để hiểu lời khẳng định này, chúng ta tìm sự hướng dẫn nơi tông thư của Đức Phanxicô: “Không ai xây dựng tương lai khi tách riêng mình ra, cũng không thể chỉ với sức lực riêng của mình, nhưng biết mình đang ở trong sự thật về một tình hiệp thông luôn mở ra cho việc gặp gỡ, cho đối thoại, cho lắng nghe nhau, người này nghe người khác và giữ cho mình khỏi căn bệnh tự quy hướng về mình”.([4]) Thật vậy, làm sao có thể mở ra cho việc gặp gỡ nếu không phải là việc ra khỏi mình; làm sao có thể đối thoại nếu không phải là việc quên mình và chăm chú lắng nghe những nguyện vọng người khác; và làm sao giữ cho mình khỏi căn bệnh tự qui hướng về mình nếu không phải là học bài học quên mình. Nhưng làm sao quên mình mà gặp lại bản thân ? Bản thân ấy chắc hẳn là hiện hữu trong sự hiệp thông của Chúa Ba Ngôi.
Tóm lại, cho dù linh đạo có khởi đi từ Thiên Chúa Ba Ngôi hay Đức Kitô, điều đó không đóng khung chúng ta trong một đường hướng cố định và cứng nhắc, nhưng luôn tôn trọng không gian tự do mang tính sáng tạo của mỗi người. Vì Đức Kitô có chuẩn mực đến mấy, Ngài cũng không bắt chúng ta rập khuôn theo Ngài. Tuy nhiên, nhờ tinh thần của Ngài hướng dẫn mà chúng ta tìm được nét đẹp riêng của minh trong nhân cách đời tu.









Bildergebnis für schöne gifs pinterest

Tác giả bài viết: An Mai Đỗ O.Cist.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập38
  • Hôm nay12,546
  • Tháng hiện tại188,357
  • Tổng lượt truy cập32,654,882
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây