Cô giáo Việt Nam bị quì và giáo dục trung tiểu học Hoa Kỳ

Thứ tư - 28/03/2018 04:20

Cô giáo Việt Nam bị quì và giáo dục trung tiểu học Hoa Kỳ

* Tác giả là giáo viên toán, lý lớp 9, 10 trường công lập tại Việt Nam cách nay 50 năm và đang là trợ giáo trung tiểu học Hoa Kỳ được 15 năm

 
Nguyễn Tường Tâm (Danlambao) - Để chấm dứt bạo hành học đường giữa cô thầy giáo và học sinh cũng như phụ huynh học sinh, các cô thầy giáo tại Việt Nam phải bắt chước trung tiểu học Hoa Kỳ, vừa dậy học trò vừa tự áp dụng bảng nội qui 7 điểm dưới đây:
 
- Phải tôn trọng người khác (respect others).
- Không được dùng những lời làm tổn thương người khác (no hurtful words)
- Không được chửi thề (no bad words)
- Không được la lớn tiếng (no screeming)
- Không được lên giọng (no raising voice)
- Không được đụng tới thân thể hay tài sản của người khác (keep your hands for yourself)
- Luôn luôn tươi cười (smile)
 
Mấy tuần nay hầu như toàn xã hội xôn xao chuyện phụ huynh học sinh tới trường bắt cô giáo quì vì cô giáo đã phạt quì con cái họ. Đây có lẽ là hiện tượng xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục mấy nghìn năm của nhân loại và cũng mô tả sự xuống cấp tận cùng của một nền giáo dục. 
 
Trước sự kiện này có nhiều quan điểm trái ngược nhau. Việc phụ huynh tới trường bắt cô giáo quì thì toàn thể dư luận đều lên án. Nhưng nguyên nhân là do cô giáo phạt quì học sinh vô lý cũng bị dư luận lên án. Tuy nhiên, đa số người Việt Nam vẫn quan niệm giáo dục bằng hình phạt thể xác như phạt quì, đánh bằng thước kẻ vẫn là điều chấp nhận được nếu ở mức độ vừa phải không làm tổn thương nặng nề tới thể xác học sinh. Rất nhiều phụ huynh còn bày tỏ sự biết ơn đối với cô thầy đã răn dạy con mình bằng biện pháp mà họ cho là nghiêm minh như vậy. 
 
Thực sự ra, sự kiện cô giáo bị phụ huynh bắt quì cho thấy không những sự bất ổn trong giáo dục mà còn là sự bất ổn về văn hóa, bất ổn về pháp lý. Sở dĩ phụ huynh thay vì khiếu kiện nếu có bất đồng với giáo viên hay nhà trường nhưng lại "tự nắm luật vào tay mình" (take the law into their own hands) để tự mình xử cô thầy là vì họ không còn tin tưởng vào hệ thống giáo dục cũng như hệ thống pháp lý và an ninh trật tự hiện tại. 
 
Nhưng trong bài này, tôi chỉ bàn về khía cạnh giáo dục: "Làm thế nào để tình trạng bạo lực học đường giữa cô thầy, học trò và phụ huynh không bao giờ xảy ra nữa?"Các trường trung tiểu học Hoa Kỳ tuyệt đối không có bạo lực giữa cô thầy một bên và bên kia là học trò và phụ huynh nhờ hai biện pháp song hành áp dụng từ mẫu giáo tới lớp 12.
 
 
I. Biện pháp 1: Giảng dậy những điều khoản hiến pháp và luật pháp qui định bảo vệ nhân quyền trong trường trung tiểu học. Việc giảng dậy về quyền con người được các trường học Hoa Kỳ bắt đầu từ lớp 2 trong môn xã hội học (Social Studies). Hai lớp 2 và 3 được học cùng một cuốn sách về xã hội học. 
 
Khởi đầu học sinh được học về dân chủ.
 
 
Ở trang 116 cuốn khoa học xã hội, bài Công dân giáo dục (Citizenship) có chủ đề: Dân chủ: hợp tác và thỏa hiệp 
 
Các em học sinh ngay từ tuổi rất nhỏ (lớp 2), khoảng 7 tuổi đã được dậy rằng trong cuộc sống phải có dân chủ, có nghĩa là để giải quyết mọi bất đồng người ta phải tìm cách thỏa hiệp và hợp tác với nhau để đôi bên đều đạt được lợi ích chung nhiều nhất. Trong trang sách trích dẫn, học sinh các lớp sau nhiều cuộc họp đã đồng ý đưa vấn đề tranh chấp số giờ sử dụng sân bóng bằng cách đưa ra hội đồng học sinh (Student Council), ở đó đại diện các lớp đã biểu quyết chia đều số giờ sử dụng sân bóng cho các lớp.
 
Các em cũng được học tập "luật lệ để làm gì". Sách vở dậy các em rằng luật lệ (Rules and Laws) bảo vệ mọi người như hình dưới đây:
 
 
Nhìn trong hình ta thấy: Chương trình - mục 3.4: Học sinh biết vai trò của luật lệ (rules and laws) trong đời sống hàng ngày và trong cấu trúc nền tảng của chính quyền Hoa Kỳ.
 
Mục 3.4.1: Xác định vai trò của Luật & Lệ và hiến pháp Hoa Kỳ; vai trò của công dân trong việc cổ vũ luật lệ; và hậu quả đối với người vi phạm luật lệ. Tìm hiểu tại sao đất nước chúng ta (Hoa Kỳ) có luật lệ để bảo vệ công dân và tại sao chính quyền cũng phải tuân theo luật lệ. Hiểu tại sao người vi phạm luật lệ phải bị trừng phạt. 
 
Ở góc trái bên dưới của hình ghi "Bill of Rights là danh sách những quyền công dân tại Hoa Kỳ."
 
 
Chương trình mục 3.4.1: Lý do quan trọng phải tuân theo luật pháp là vì lợi ích chung (the common good). Hiến pháp Hoa Kỳ qui định những điều chính quyền có thể và không thể làm. Bills of Rights là một phần của Hiến pháp, liệt kê những quyền quan trọng của người dân. 
 
Cũng như người dân, chính quyền cũng phải tuân theo luật pháp (Tựa đề của bài là: Governments Follow Rules). Một số luật lệ quan trọng nhất chính quyền phải tuân thủ được qui định trong hiến pháp. Hiến pháp là bản kế hoạch hoạt động của chính quyền. Hiến pháp qui định những điều chính quyền được phép làm và không được phép làm. Những vị dân cử cam kết tôn trọng hiến pháp. Điều đó có nghĩa là họ không được thông qua đạo luật nào trái ngược với hiến pháp. 
 
Bills of Rights là một phần của hiến pháp Hoa Kỳ. Bills of Rights qui định những quyền quan trọng nhất mà dân chúng được hưởng. Ví dụ, tại một số quốc gia, người dân có thể bị bỏ tù chỉ vì nói lên những điều bất đồng với chính quyền. Tại Hoa kỳ, người dân không thể bị bắt vì bất đồng chính kiến. Bills of Rights bảo đảm rằng người dân được tự do nói bất cứ điều gì họ muốn nói. 
 
Tháng 12 là tháng Nhân Quyền nên các em học sinh được hướng dẫn làm những poster cổ vũ nhân quyền như hình dưới đây có nội dung: "Hãy biết các quyền của bạn". Các posters này được dán trên khắp các bức tường như hình dưới đây:
 
 
Học sinh cũng được học về tổ chức công quyền như 2 hình dưới đây:
 

 
Các ngành của chính quyền. Hiến pháp chia chính quyền Hoa kỳ làm ba ngành. Lập pháp còn gọi là quốc hội, là cơ quan làm luật. Hành Pháp có nhiệm vụ bảo đảm luật pháp được thi hành. Tổng thống đứng đầu hành pháp. Tư pháp còn gọi là tòa án có nhiệm vụ giải thích luật pháp và xem xét luật có hợp hiến hay không.
 
 
Học sinh cũng được dậy rằng: Trong một nền dân chủ người dân được quyền được thông tin đầy đủ (being informed). Được quyền được thông tin đầy đủ có nghĩa là tin tức do chính quyền hay báo chí, truyền hình cung cấp phải đầy đủ và đúng sự thật.
 
Học sinh cũng được học tiểu sử của những nhân vật tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền. Việc học tiểu sử các nhân vật (biography) giúp học sinh thấy vấn đề dân chủ và nhân quyền trở nên sống động và gần gũi. Trong hình dưới đây là tiểu sử Cesar Chavez.
 
 
Cesar Chavez, là nhà lãnh đạo nghiệp đoàn (Labor leader) và tranh đấu cho dân quyền (civil rights activist), cùng với Dolores Huerta thành lập Nghiệp đoàn công nhân nông nghiệp toàn quốc (the National Farm Workers Association) năm 1962. Ngày Thứ Bẩy 31 tháng 3 là ngày kỷ niệm Cesar Chavez vì thế học sinh và cô thầy, trong đó có tôi, được nghỉ học bù vào ngày Thứ Sáu (trước 1 ngày). 
 
 
Môn giáo dục công dân cũng dậy "Thế nào là một công dân tốt? Công dân tốt là người tuân theo luật pháp." Như vậy không chỉ học trò mà chính cô thầy, là người dậy, cũng phải tôn trọng luật pháp.
 
Vừa rồi là chương trình học về dân chủ và nhân quyền khá khá kỹ càng cho các học sinh lớp 2 và lớp 3. Ở những lớp cao hơn học sinh được học kỹ hơn về cấu trúc và hoạt động của một chính quyền dân chủ đồng thời kèm theo đó là các quyền của công dân được luật pháp bảo vệ. 
 
Việc dậy về nhân quyền như vậy giúp cho cả cô thầy lẫn học sinh dù nhỏ tuổi cũng biết về quyền của mình và quyền của người khác. Biết quyền của mình để tự bảo vệ; biết quyền của người khác để không được xâm phạm. Học sinh biết quyền của mình để tự bảo vệ chống lại mọi sự vi phạm kể cả sự vi phạm từ phía các cô thầy. Cô thầy giáo biết về quyền của học sinh để tôn trọng các em, không có những hành động hành hạ cơ thể hay tâm lý các em, không đe dọa các em để buộc các em tới học thêm ở nhà mình (một hiện tượng phổ biến tại Việt Nam từ nhiều chục năm nay mà trên thế giới không nước nào cô thầy hành động như vậy), không đánh đập các em như thường xảy ra, không có những hành động, cử chỉ hay lời nói xúc phạm nhân phẩm các em. 
 
II. Biện pháp 2: Không những chỉ dậy các học sinh về nhân quyền mà nhà trường còn phải thực thi việc bảo vệ nhân quyền cho học sinh. 
 
A. Quyền khiếu nại của phụ huynh.
 
Trong trường hợp cô thầy giáo vi phạm quyền của học sinh mà cần sự can thiệp của cha mẹ thì cha mẹ học sinh được quyền và biết thủ tục khiếu nại. Quyền và thủ tục khiếu nại của cha mẹ hay người giám hộ được trường thông báo ngay từ đầu năm học, đồng thời văn bản liên quan cũng được dán thường xuyên ở tường trong mỗi lớp học như dưới đây:
 
Quyền khiếu nại của phụ huynh
 
B. Nội qui trong lớp học.
 
Không những được giảng dậy về nhân quyền, tức là quyền của mình đồng thời cũng là quyền của những bạn đồng lớp, đồng trường, học sinh còn được nhắc nhở bởi những điều nội qui treo trên tường trong mọi lớp. Trong mỗi lớp đều có dán bản nội qui thật ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể và dễ nhớ. Mỗi lớp cô thầy giáo có thể có bảng nội qui khác nhau nhưng tựu trung chú trọng 7 điều được giới thiệu ở đầu bài. 
 
Điều cần lưu ý là mặc dù đây là nội qui áp dụng cho học sinh nhưng các cô thầy cũng phải tuân thủ bởi vì cô thầy không thể dậy các em những điều cô thầy không thực hiện. Do đó dưới đây tôi chỉ phân tích, nói rõ hơn bẩy (7) điều các cô thầy phải làm hay không được làm đối với học sinh.
 
1. Phải tôn trọng người khác: Bảng tôn chỉ của trường tôi đang làm việc như ghi trên tấm phướn treo ở cột điện trong sân trường dưới đây ghi tôn chỉ đầu tiên là "Tôn trọng người khác".
 
 
Một bảng nội qui trong lớp học ghi "Tôi phải chứng tỏ sự tôn trọng người khác".
 
 
Trong bảng nội qui trong lớp học khác dưới đây có 2 điểm đầu tiên là: Phải tôn trọng người khác và không được la lối.
 
 
Tôn trọng người khác là tiêu chuẩn công dân giáo dục đầu tiên được giảng dậy trong trường học. Sách Khoa học xã hội lớp mẫu giáo ở ngay bài đầu đã dậy học sinh phải tôn trọng người khác như hình dưới đây:
 
 
Văn hóa Hoa Kỳ và phương tây hoàn toàn khác Việt Nam. Họ không dậy học trò phải tôn trọng cô thầy mà họ dậy cả cô thầy lẫn học trò phải tôn trọng lẫn nhau cũng như phải tôn trọng tất cả mọi người. Đó là một trong các ưu điểm khiến ở trường học Hoa Kỳ và phương tây hầu như tuyệt đối không có sự kiện cô thầy bạo hành (thể xác và tinh thần) học sinh dưới bất cứ hình thức nào. Cũng vì vậy không có tệ nạn cô thầy dùng biện pháp khủng bố tâm lý học sinh để học sinh phải "tự nguyện dưới sự ép buộc" ghi tên học thêm tại nhà cô thầy. 
 
2. Không được dùng những lời làm tổn thương người khác (no hurtful words). 
 
Cô thầy không được nêu nhận xét tiêu cực về học sinh trước đám đông như lớp học, toàn trường hay buổi họp toàn thể phụ huynh. 
 
Khi học sinh có lỗi, cô thầy phải kêu em học sinh đó ra khỏi lớp để nói chuyện riêng với em đó mà không để ai nghe thấy, không bao giờ được nêu khuyết điểm của học sinh trước lớp hay trước bất cứ ai. 
 
Khi muốn trao đổi những khuyết điểm của học sinh với phụ huynh thì phải họp riêng với phụ huynh của em đó thôi chứ không được nêu những khuyết điểm của học sinh trong các phiên họp phụ huynh toàn lớp hay toàn trường. 
 
Không được loan báo các hình phạt đối với học sinh trước toàn thể lớp học hay toàn trường hay trước bất cứ ai, vì đó là hình thức làm nhục học sinh. Không được chê bai công khai trong lớp khi một em học sinh làm bài kém. 
 
Trường học Việt Nam làm trái lại và do đó khá thường xuyên xúc phạm tự ái và nhân phẩm của học sinh cũng như của phụ huynh.
 
 
3. Không được chửi thề. Dĩ nhiên cô thầy thì không được chửi thề. 
 
4. Không được la lớn tiếng (no screeming). Một khi đã dậy học sinh không được la lớn tiếng thì dĩ nhiên cô thầy cũng không được làm điều đó.
 
5. Không được lên giọng (no raising voice). 
 
Dĩ nhiên cô thầy cũng không được lên giọng khi nói với học sinh. Lúc nào cô thầy cũng phải nói nhẹ nhàng với học sinh cho dù là lúc khiển trách. Tuy nhiên, vì cũng là con người, nên thỉnh thoảng, (rất ít khi) cô thầy ở trường Mỹ cũng nóng giận lớn tiếng với học sinh. Nhưng không quá 5 phút sau cô thầy sẽ phải xin lỗi ngay (say sorry!) và nhận lỗi "Hồi nẫy tôi quá nóng, đáng lẽ tôi không nên lớn tiếng với em!".
 
6. Không được đụng tới thân thể hay tài sản của người khác (keep your hands for yourself)
 
Điều này là tuyệt đối cấm. Dĩ nhiên cô thầy cũng không bao giờ được đụng tới thân thể học sinh. Ngay cả một đụng nhẹ cũng không được. 
 
Lấy ví dụ, trong lúc hướng dẫn sinh hoạt vui chơi, khi cần đụng vào một em nào đó để bảo em đó xoay người cho đúng hướng thì phải xin phép (đúng nghĩa đen) và nói thế này: "Xin phép, tôi đụng vào lưng em được không?" (May I touch your back?). Nếu em học sinh đó không đồng ý thì dứt khoát không được đụng vào người em, đụng vào là đi tù dễ như chơi (nếu em đó hay mẹ em đó khiếu nại với hiệu trưởng). 
 
Để cho an toàn, không bao giờ cô (thầy) ngồi trong lớp học đóng kín cửa với chỉ một em học sinh khác phái. Trên đại học, ngay cả bà khoa trưởng khi tiếp một mình tôi văn phòng bà ấy cũng mở cửa. Cẩn thận cho an toàn; các cụ ta thường nói "Đi ở ruộng dưa không dừng lại sửa dép, ở dưới cây mận không dừng lại sửa mũ"vì làm như vậy sẽ dễ bị ngờ là hái trộm dưa, trộm mận (Trong bài "Quân tử hạnh" của Nguỵ Vũ Đế).
 
Ngay cả không nên dùng cầu tiêu, tiểu của học sinh. Tôi cũng không biết điều này cho tới một lần, để tiện, tôi dùng cầu tiểu của học sinh ở gần chỗ đứng. Khi trở ra, gặp viên cảnh sát, ông ta hỏi tôi làm gì trong đó. Tôi nói là đi tiểu. Ông ta hỏi tôi có học sinh trong đó không. Tôi nói "không!". Ông ta hỏi tôi sao không dùng cầu tiểu của thầy giáo. Tôi nói là quên mang chìa khóa. Ông ta bảo lần sau không nên dùng cầu tiêu tiểu của học sinh. 
 
Đánh học sinh là điều không bao giờ xảy ra. Ngay cả việc đánh bất cứ ai cũng bị cảnh sát còng tay ngay tức khắc. Khi xích mích người ta có thể chửi mắng, lớn tiếng, phùng mang trợn mắt, dí sát mặt vào nhau nhưng tuyệt đối không bao giờ nên đụng vào người đối phương trước. Nếu đụng vào người đối phương trước thì 5 phút sau cảnh sát được gọi tới sẽ còng người động thủ trước mà không cần hỏi lý do. 
 
Không những không được đụng vào thân thể học sinh mà ngay cả tài sản của học sinh như cặp, túi đeo lưng cũng không được tự ý mở ra (để lục soát khi có học sinh kêu mất đồ). 
 
Trong trường hợp có học sinh trong lớp kêu mất đồ mà nghi em nào đó lấy thì không được tự ý lục soát đồ đạc, quần áo, cặp hay túi đeo lưng của em. Muốn lục soát thì phải hỏi xem em đó có đồng ý không. Nếu em đó không đồng ý thì tuyệt đối không được đụng vào. Nếu em đó đồng ý cho lục soát thì mình cũng không được tự tay mở cặp hay túi đeo lưng của em mà phải yêu cầu chính em mở cặp (túi đeo lưng) của em để mình xem (cũng như khi đi qua cửa kiểm soát an ninh ở phi trường, để lục soát túi của hành khách nhân viên an ninh không bao giờ tự ý mở ví, túi xách của hành khách mà yêu cầu chính hành khách làm điều đó). 
 
Tuyệt đối không được lục túi quần, túi áo của học sinh. Nhiều lắm là cô thầy yêu cầu chính em học sinh lục túi áo, túi quần của em và lấy những đồ trong túi ra để xem xét. Thậm chí sách vở hay bài làm của học sinh cô thầy cũng không được tự ý cầm lên xem nếu không "xin phép" học sinh trước. 
 
Ví dụ khi đi vòng quanh lớp để xem các em học sinh làm bài, nếu thấy bài của em nào đó mình muốn cầm lên xem thì phải hỏi "Em cho tôi xem được không?" (May I see it?) Chứ không phải ỷ là cô thầy thích là cầm bài vở của học sinh lên mà xem. Nếu học sinh không đồng ý thì mình cũng không được đụng tới. 
 
 
7. Luôn luôn tươi cười (smile)
 
Đây là điều khuyến khích nên làm. Dĩ nhiên cô thầy phải thực hiện trước. Phải nói là trong 1 tiết học có lẽ khoảng 80% thời lượng cô thầy Mỹ luôn nở nụ cười với các em. 
 
Buổi sáng khi các học sinh tới trường hay tới lớp hầu như các cô thầy phải cười chào với học sinh trước. Việc chào nhau cũng giản dị và vui vẻ thôi, cũng giống như bạn bè chào nhau chứ không có lễ nghi gì cả. 
 
Học trò không phải đứng nghiêm cúi đầu chào cô thầy. Khi học trò vào trường gặp thầy hiệu trưởng không bắt buộc phải chào. Nhưng khi đi gần thầy hiệu trưởng quá thì nếu thích chỉ cần chào "Hi!" hay "Morning!" và nở một nụ cười, thế là đủ. Và thầy hiệu trưởng cũng cười chào lại như vậy. Có khi cô thầy đứng ở cửa lớp đón chào các em học sinh. Câu chào thường kèm theo tên ví dụ "Hi! John." "Morning! Mari" và học trò cũng chào lại "Hi!" hay "Morning!" và cả hai cùng trao nhau nụ cười, thế thôi. 
 
Khi học sinh vào lớp mà cô thầy đang ngồi ở bàn cô (thầy) giáo thì thường học sinh không chào vì cũng hơi xa. Trong trường hợp đó thường thì cô thầy cười chào các em học sinh trước, khi đó các em chào lại. Các thầy giáo lại thường hay chào học sinh nam nữ bằng cách "high five" hay "hit fits" đó là cách chào không chính thức nhưng rất phổ biến giữa những người có một sự quan hệ thân tình.
 
Quan hệ giữa hiệu trưởng, cô thầy giáo với học sinh rất là vui vẻ, bình đẳng. Ví dụ giờ ra chơi thầy hiệu trưởng và cô thầy nhiều khi chơi bóng rổ với học trò. Hay trong những buổi party trong trường cô thầy giáo cũng tham gia nhẩy múa (dancing) với học sinh như trong 2 hình dưới đây: 
 

 
Vào những dịp tiệc tùng, ví dụ Giáng Sinh, thường thì cô thầy tự bỏ tiền túi mua quà bánh đãi các em học sinh một bữa tiệc nhẹ, cũng chẳng tốn bao nhiêu nhưng tuyệt đối không bao giờ có chuyện học sinh biếu xén cô thầy những món quà hay số tiền lớn, thường chỉ là một tấm thiệp hay một cái kẹo trị giá $1 đô. Nhưng việc tặng quà cô thầy (nếu có) dù nhỏ bé cũng hoàn toàn do quan hệ cá nhân, không bắt buộc hay không hướng dẫn học sinh làm như thế. 
 
Đặc biệt Giáng sinh vừa qua một em học sinh gốc Việt biếu tôi một bì thư khi mở ra tôi thấy ngoài tấm thiệp còn có $50 đô, tôi ngạc nhiên vì số tiền đó là quá lớn trong đời sống Hoa Kỳ. Hôm sau tôi cũng phải tặng lại em $40 đô và tôi bảo em mang về đưa bố mẹ em thấy. Hai hình dưới đây là mấy cái bánh cô thầy bỏ tiền túi ra mua cho học sinh trong lớp mình phụ trách. 
 

 
Kết luận: 
 
Chắc chắn rằng ông Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo không thể tự quyền đưa vấn đề giảng dậy nhân quyền vào chương trình giáo dục. Nhưng ông có quyền ra lệnh bắt buộc cô thầy tại tất cả mọi trường, lớp trung tiểu học trên cả nước phải áp dụng (cho cả chính bản thân cô thầy giáo) bảng nội qui 7 điểm nêu trên cùng với quyền khiếu nại của phụ huynh ngay tức khắc trong ngày mai và báo cáo ông trong thời gian một tuần sau. 
 
Nếu ông Bộ trưởng Giáo Dục & Đào Tạo áp dụng biện pháp này ngay hôm nay thì chắc chắn không quá một tháng sau tất cả mọi tệ nạn học đường như cô thầy bạo hành thể xác hay tinh thần học trò, khủng bố tinh thần học trò để buộc các em phải tự nguyện tới xin học thêm với cô thầy của mình, học trò đánh trả cô thầy, hay phụ huynh tới trường dùng bạo lực với cô thầy sẽ không tồn tại.
 

Cô giáo Việt Nam bị quì và giáo dục trung tiểu học Hoa Kỳ

 
* Tác giả là giáo viên toán, lý lớp 9, 10 trường công lập tại Việt Nam cách nay 50 năm và đang là trợ giáo trung tiểu học Hoa Kỳ được 15 năm
 
Nguyễn Tường Tâm (Danlambao) - Để chấm dứt bạo hành học đường giữa cô thầy giáo và học sinh cũng như phụ huynh học sinh, các cô thầy giáo tại Việt Nam phải bắt chước trung tiểu học Hoa Kỳ, vừa dậy học trò vừa tự áp dụng bảng nội qui 7 điểm dưới đây:
 
- Phải tôn trọng người khác (respect others).
- Không được dùng những lời làm tổn thương người khác (no hurtful words)
- Không được chửi thề (no bad words)
- Không được la lớn tiếng (no screeming)
- Không được lên giọng (no raising voice)
- Không được đụng tới thân thể hay tài sản của người khác (keep your hands for yourself)
- Luôn luôn tươi cười (smile)
 
Mấy tuần nay hầu như toàn xã hội xôn xao chuyện phụ huynh học sinh tới trường bắt cô giáo quì vì cô giáo đã phạt quì con cái họ. Đây có lẽ là hiện tượng xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục mấy nghìn năm của nhân loại và cũng mô tả sự xuống cấp tận cùng của một nền giáo dục. 
 
Trước sự kiện này có nhiều quan điểm trái ngược nhau. Việc phụ huynh tới trường bắt cô giáo quì thì toàn thể dư luận đều lên án. Nhưng nguyên nhân là do cô giáo phạt quì học sinh vô lý cũng bị dư luận lên án. Tuy nhiên, đa số người Việt Nam vẫn quan niệm giáo dục bằng hình phạt thể xác như phạt quì, đánh bằng thước kẻ vẫn là điều chấp nhận được nếu ở mức độ vừa phải không làm tổn thương nặng nề tới thể xác học sinh. Rất nhiều phụ huynh còn bày tỏ sự biết ơn đối với cô thầy đã răn dạy con mình bằng biện pháp mà họ cho là nghiêm minh như vậy. 
 
Thực sự ra, sự kiện cô giáo bị phụ huynh bắt quì cho thấy không những sự bất ổn trong giáo dục mà còn là sự bất ổn về văn hóa, bất ổn về pháp lý. Sở dĩ phụ huynh thay vì khiếu kiện nếu có bất đồng với giáo viên hay nhà trường nhưng lại "tự nắm luật vào tay mình" (take the law into their own hands) để tự mình xử cô thầy là vì họ không còn tin tưởng vào hệ thống giáo dục cũng như hệ thống pháp lý và an ninh trật tự hiện tại. 
 
Nhưng trong bài này, tôi chỉ bàn về khía cạnh giáo dục: "Làm thế nào để tình trạng bạo lực học đường giữa cô thầy, học trò và phụ huynh không bao giờ xảy ra nữa?"Các trường trung tiểu học Hoa Kỳ tuyệt đối không có bạo lực giữa cô thầy một bên và bên kia là học trò và phụ huynh nhờ hai biện pháp song hành áp dụng từ mẫu giáo tới lớp 12.
 
 
I. Biện pháp 1: Giảng dậy những điều khoản hiến pháp và luật pháp qui định bảo vệ nhân quyền trong trường trung tiểu học. Việc giảng dậy về quyền con người được các trường học Hoa Kỳ bắt đầu từ lớp 2 trong môn xã hội học (Social Studies). Hai lớp 2 và 3 được học cùng một cuốn sách về xã hội học. 
 
Khởi đầu học sinh được học về dân chủ.
 
 
Ở trang 116 cuốn khoa học xã hội, bài Công dân giáo dục (Citizenship) có chủ đề: Dân chủ: hợp tác và thỏa hiệp 
 
Các em học sinh ngay từ tuổi rất nhỏ (lớp 2), khoảng 7 tuổi đã được dậy rằng trong cuộc sống phải có dân chủ, có nghĩa là để giải quyết mọi bất đồng người ta phải tìm cách thỏa hiệp và hợp tác với nhau để đôi bên đều đạt được lợi ích chung nhiều nhất. Trong trang sách trích dẫn, học sinh các lớp sau nhiều cuộc họp đã đồng ý đưa vấn đề tranh chấp số giờ sử dụng sân bóng bằng cách đưa ra hội đồng học sinh (Student Council), ở đó đại diện các lớp đã biểu quyết chia đều số giờ sử dụng sân bóng cho các lớp.
 
Các em cũng được học tập "luật lệ để làm gì". Sách vở dậy các em rằng luật lệ (Rules and Laws) bảo vệ mọi người như hình dưới đây:
 
 
Nhìn trong hình ta thấy: Chương trình - mục 3.4: Học sinh biết vai trò của luật lệ (rules and laws) trong đời sống hàng ngày và trong cấu trúc nền tảng của chính quyền Hoa Kỳ.
 
Mục 3.4.1: Xác định vai trò của Luật & Lệ và hiến pháp Hoa Kỳ; vai trò của công dân trong việc cổ vũ luật lệ; và hậu quả đối với người vi phạm luật lệ. Tìm hiểu tại sao đất nước chúng ta (Hoa Kỳ) có luật lệ để bảo vệ công dân và tại sao chính quyền cũng phải tuân theo luật lệ. Hiểu tại sao người vi phạm luật lệ phải bị trừng phạt. 
 
Ở góc trái bên dưới của hình ghi "Bill of Rights là danh sách những quyền công dân tại Hoa Kỳ."
 
 
Chương trình mục 3.4.1: Lý do quan trọng phải tuân theo luật pháp là vì lợi ích chung (the common good). Hiến pháp Hoa Kỳ qui định những điều chính quyền có thể và không thể làm. Bills of Rights là một phần của Hiến pháp, liệt kê những quyền quan trọng của người dân. 
 
Cũng như người dân, chính quyền cũng phải tuân theo luật pháp (Tựa đề của bài là: Governments Follow Rules). Một số luật lệ quan trọng nhất chính quyền phải tuân thủ được qui định trong hiến pháp. Hiến pháp là bản kế hoạch hoạt động của chính quyền. Hiến pháp qui định những điều chính quyền được phép làm và không được phép làm. Những vị dân cử cam kết tôn trọng hiến pháp. Điều đó có nghĩa là họ không được thông qua đạo luật nào trái ngược với hiến pháp. 
 
Bills of Rights là một phần của hiến pháp Hoa Kỳ. Bills of Rights qui định những quyền quan trọng nhất mà dân chúng được hưởng. Ví dụ, tại một số quốc gia, người dân có thể bị bỏ tù chỉ vì nói lên những điều bất đồng với chính quyền. Tại Hoa kỳ, người dân không thể bị bắt vì bất đồng chính kiến. Bills of Rights bảo đảm rằng người dân được tự do nói bất cứ điều gì họ muốn nói. 
 
Tháng 12 là tháng Nhân Quyền nên các em học sinh được hướng dẫn làm những poster cổ vũ nhân quyền như hình dưới đây có nội dung: "Hãy biết các quyền của bạn". Các posters này được dán trên khắp các bức tường như hình dưới đây:
 
 
Học sinh cũng được học về tổ chức công quyền như 2 hình dưới đây:
 

 
Các ngành của chính quyền. Hiến pháp chia chính quyền Hoa kỳ làm ba ngành. Lập pháp còn gọi là quốc hội, là cơ quan làm luật. Hành Pháp có nhiệm vụ bảo đảm luật pháp được thi hành. Tổng thống đứng đầu hành pháp. Tư pháp còn gọi là tòa án có nhiệm vụ giải thích luật pháp và xem xét luật có hợp hiến hay không.
 
 
Học sinh cũng được dậy rằng: Trong một nền dân chủ người dân được quyền được thông tin đầy đủ (being informed). Được quyền được thông tin đầy đủ có nghĩa là tin tức do chính quyền hay báo chí, truyền hình cung cấp phải đầy đủ và đúng sự thật.
 
Học sinh cũng được học tiểu sử của những nhân vật tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền. Việc học tiểu sử các nhân vật (biography) giúp học sinh thấy vấn đề dân chủ và nhân quyền trở nên sống động và gần gũi. Trong hình dưới đây là tiểu sử Cesar Chavez.
 
 
Cesar Chavez, là nhà lãnh đạo nghiệp đoàn (Labor leader) và tranh đấu cho dân quyền (civil rights activist), cùng với Dolores Huerta thành lập Nghiệp đoàn công nhân nông nghiệp toàn quốc (the National Farm Workers Association) năm 1962. Ngày Thứ Bẩy 31 tháng 3 là ngày kỷ niệm Cesar Chavez vì thế học sinh và cô thầy, trong đó có tôi, được nghỉ học bù vào ngày Thứ Sáu (trước 1 ngày). 
 
 
Môn giáo dục công dân cũng dậy "Thế nào là một công dân tốt? Công dân tốt là người tuân theo luật pháp." Như vậy không chỉ học trò mà chính cô thầy, là người dậy, cũng phải tôn trọng luật pháp.
 
Vừa rồi là chương trình học về dân chủ và nhân quyền khá khá kỹ càng cho các học sinh lớp 2 và lớp 3. Ở những lớp cao hơn học sinh được học kỹ hơn về cấu trúc và hoạt động của một chính quyền dân chủ đồng thời kèm theo đó là các quyền của công dân được luật pháp bảo vệ. 
 
Việc dậy về nhân quyền như vậy giúp cho cả cô thầy lẫn học sinh dù nhỏ tuổi cũng biết về quyền của mình và quyền của người khác. Biết quyền của mình để tự bảo vệ; biết quyền của người khác để không được xâm phạm. Học sinh biết quyền của mình để tự bảo vệ chống lại mọi sự vi phạm kể cả sự vi phạm từ phía các cô thầy. Cô thầy giáo biết về quyền của học sinh để tôn trọng các em, không có những hành động hành hạ cơ thể hay tâm lý các em, không đe dọa các em để buộc các em tới học thêm ở nhà mình (một hiện tượng phổ biến tại Việt Nam từ nhiều chục năm nay mà trên thế giới không nước nào cô thầy hành động như vậy), không đánh đập các em như thường xảy ra, không có những hành động, cử chỉ hay lời nói xúc phạm nhân phẩm các em. 
 
II. Biện pháp 2: Không những chỉ dậy các học sinh về nhân quyền mà nhà trường còn phải thực thi việc bảo vệ nhân quyền cho học sinh. 
 
A. Quyền khiếu nại của phụ huynh.
 
Trong trường hợp cô thầy giáo vi phạm quyền của học sinh mà cần sự can thiệp của cha mẹ thì cha mẹ học sinh được quyền và biết thủ tục khiếu nại. Quyền và thủ tục khiếu nại của cha mẹ hay người giám hộ được trường thông báo ngay từ đầu năm học, đồng thời văn bản liên quan cũng được dán thường xuyên ở tường trong mỗi lớp học như dưới đây:
 
Quyền khiếu nại của phụ huynh
 
B. Nội qui trong lớp học.
 
Không những được giảng dậy về nhân quyền, tức là quyền của mình đồng thời cũng là quyền của những bạn đồng lớp, đồng trường, học sinh còn được nhắc nhở bởi những điều nội qui treo trên tường trong mọi lớp. Trong mỗi lớp đều có dán bản nội qui thật ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể và dễ nhớ. Mỗi lớp cô thầy giáo có thể có bảng nội qui khác nhau nhưng tựu trung chú trọng 7 điều được giới thiệu ở đầu bài. 
 
Điều cần lưu ý là mặc dù đây là nội qui áp dụng cho học sinh nhưng các cô thầy cũng phải tuân thủ bởi vì cô thầy không thể dậy các em những điều cô thầy không thực hiện. Do đó dưới đây tôi chỉ phân tích, nói rõ hơn bẩy (7) điều các cô thầy phải làm hay không được làm đối với học sinh.
 
1. Phải tôn trọng người khác: Bảng tôn chỉ của trường tôi đang làm việc như ghi trên tấm phướn treo ở cột điện trong sân trường dưới đây ghi tôn chỉ đầu tiên là "Tôn trọng người khác".
 
 
Một bảng nội qui trong lớp học ghi "Tôi phải chứng tỏ sự tôn trọng người khác".
 
 
Trong bảng nội qui trong lớp học khác dưới đây có 2 điểm đầu tiên là: Phải tôn trọng người khác và không được la lối.
 
 
Tôn trọng người khác là tiêu chuẩn công dân giáo dục đầu tiên được giảng dậy trong trường học. Sách Khoa học xã hội lớp mẫu giáo ở ngay bài đầu đã dậy học sinh phải tôn trọng người khác như hình dưới đây:
 
 
Văn hóa Hoa Kỳ và phương tây hoàn toàn khác Việt Nam. Họ không dậy học trò phải tôn trọng cô thầy mà họ dậy cả cô thầy lẫn học trò phải tôn trọng lẫn nhau cũng như phải tôn trọng tất cả mọi người. Đó là một trong các ưu điểm khiến ở trường học Hoa Kỳ và phương tây hầu như tuyệt đối không có sự kiện cô thầy bạo hành (thể xác và tinh thần) học sinh dưới bất cứ hình thức nào. Cũng vì vậy không có tệ nạn cô thầy dùng biện pháp khủng bố tâm lý học sinh để học sinh phải "tự nguyện dưới sự ép buộc" ghi tên học thêm tại nhà cô thầy. 
 
2. Không được dùng những lời làm tổn thương người khác (no hurtful words). 
 
Cô thầy không được nêu nhận xét tiêu cực về học sinh trước đám đông như lớp học, toàn trường hay buổi họp toàn thể phụ huynh. 
 
Khi học sinh có lỗi, cô thầy phải kêu em học sinh đó ra khỏi lớp để nói chuyện riêng với em đó mà không để ai nghe thấy, không bao giờ được nêu khuyết điểm của học sinh trước lớp hay trước bất cứ ai. 
 
Khi muốn trao đổi những khuyết điểm của học sinh với phụ huynh thì phải họp riêng với phụ huynh của em đó thôi chứ không được nêu những khuyết điểm của học sinh trong các phiên họp phụ huynh toàn lớp hay toàn trường. 
 
Không được loan báo các hình phạt đối với học sinh trước toàn thể lớp học hay toàn trường hay trước bất cứ ai, vì đó là hình thức làm nhục học sinh. Không được chê bai công khai trong lớp khi một em học sinh làm bài kém. 
 
Trường học Việt Nam làm trái lại và do đó khá thường xuyên xúc phạm tự ái và nhân phẩm của học sinh cũng như của phụ huynh.
 
 
3. Không được chửi thề. Dĩ nhiên cô thầy thì không được chửi thề. 
 
4. Không được la lớn tiếng (no screeming). Một khi đã dậy học sinh không được la lớn tiếng thì dĩ nhiên cô thầy cũng không được làm điều đó.
 
5. Không được lên giọng (no raising voice). 
 
Dĩ nhiên cô thầy cũng không được lên giọng khi nói với học sinh. Lúc nào cô thầy cũng phải nói nhẹ nhàng với học sinh cho dù là lúc khiển trách. Tuy nhiên, vì cũng là con người, nên thỉnh thoảng, (rất ít khi) cô thầy ở trường Mỹ cũng nóng giận lớn tiếng với học sinh. Nhưng không quá 5 phút sau cô thầy sẽ phải xin lỗi ngay (say sorry!) và nhận lỗi "Hồi nẫy tôi quá nóng, đáng lẽ tôi không nên lớn tiếng với em!".
 
6. Không được đụng tới thân thể hay tài sản của người khác (keep your hands for yourself)
 
Điều này là tuyệt đối cấm. Dĩ nhiên cô thầy cũng không bao giờ được đụng tới thân thể học sinh. Ngay cả một đụng nhẹ cũng không được. 
 
Lấy ví dụ, trong lúc hướng dẫn sinh hoạt vui chơi, khi cần đụng vào một em nào đó để bảo em đó xoay người cho đúng hướng thì phải xin phép (đúng nghĩa đen) và nói thế này: "Xin phép, tôi đụng vào lưng em được không?" (May I touch your back?). Nếu em học sinh đó không đồng ý thì dứt khoát không được đụng vào người em, đụng vào là đi tù dễ như chơi (nếu em đó hay mẹ em đó khiếu nại với hiệu trưởng). 
 
Để cho an toàn, không bao giờ cô (thầy) ngồi trong lớp học đóng kín cửa với chỉ một em học sinh khác phái. Trên đại học, ngay cả bà khoa trưởng khi tiếp một mình tôi văn phòng bà ấy cũng mở cửa. Cẩn thận cho an toàn; các cụ ta thường nói "Đi ở ruộng dưa không dừng lại sửa dép, ở dưới cây mận không dừng lại sửa mũ"vì làm như vậy sẽ dễ bị ngờ là hái trộm dưa, trộm mận (Trong bài "Quân tử hạnh" của Nguỵ Vũ Đế).
 
Ngay cả không nên dùng cầu tiêu, tiểu của học sinh. Tôi cũng không biết điều này cho tới một lần, để tiện, tôi dùng cầu tiểu của học sinh ở gần chỗ đứng. Khi trở ra, gặp viên cảnh sát, ông ta hỏi tôi làm gì trong đó. Tôi nói là đi tiểu. Ông ta hỏi tôi có học sinh trong đó không. Tôi nói "không!". Ông ta hỏi tôi sao không dùng cầu tiểu của thầy giáo. Tôi nói là quên mang chìa khóa. Ông ta bảo lần sau không nên dùng cầu tiêu tiểu của học sinh. 
 
Đánh học sinh là điều không bao giờ xảy ra. Ngay cả việc đánh bất cứ ai cũng bị cảnh sát còng tay ngay tức khắc. Khi xích mích người ta có thể chửi mắng, lớn tiếng, phùng mang trợn mắt, dí sát mặt vào nhau nhưng tuyệt đối không bao giờ nên đụng vào người đối phương trước. Nếu đụng vào người đối phương trước thì 5 phút sau cảnh sát được gọi tới sẽ còng người động thủ trước mà không cần hỏi lý do. 
 
Không những không được đụng vào thân thể học sinh mà ngay cả tài sản của học sinh như cặp, túi đeo lưng cũng không được tự ý mở ra (để lục soát khi có học sinh kêu mất đồ). 
 
Trong trường hợp có học sinh trong lớp kêu mất đồ mà nghi em nào đó lấy thì không được tự ý lục soát đồ đạc, quần áo, cặp hay túi đeo lưng của em. Muốn lục soát thì phải hỏi xem em đó có đồng ý không. Nếu em đó không đồng ý thì tuyệt đối không được đụng vào. Nếu em đó đồng ý cho lục soát thì mình cũng không được tự tay mở cặp hay túi đeo lưng của em mà phải yêu cầu chính em mở cặp (túi đeo lưng) của em để mình xem (cũng như khi đi qua cửa kiểm soát an ninh ở phi trường, để lục soát túi của hành khách nhân viên an ninh không bao giờ tự ý mở ví, túi xách của hành khách mà yêu cầu chính hành khách làm điều đó). 
 
Tuyệt đối không được lục túi quần, túi áo của học sinh. Nhiều lắm là cô thầy yêu cầu chính em học sinh lục túi áo, túi quần của em và lấy những đồ trong túi ra để xem xét. Thậm chí sách vở hay bài làm của học sinh cô thầy cũng không được tự ý cầm lên xem nếu không "xin phép" học sinh trước. 
 
Ví dụ khi đi vòng quanh lớp để xem các em học sinh làm bài, nếu thấy bài của em nào đó mình muốn cầm lên xem thì phải hỏi "Em cho tôi xem được không?" (May I see it?) Chứ không phải ỷ là cô thầy thích là cầm bài vở của học sinh lên mà xem. Nếu học sinh không đồng ý thì mình cũng không được đụng tới. 
 
 
7. Luôn luôn tươi cười (smile)
 
Đây là điều khuyến khích nên làm. Dĩ nhiên cô thầy phải thực hiện trước. Phải nói là trong 1 tiết học có lẽ khoảng 80% thời lượng cô thầy Mỹ luôn nở nụ cười với các em. 
 
Buổi sáng khi các học sinh tới trường hay tới lớp hầu như các cô thầy phải cười chào với học sinh trước. Việc chào nhau cũng giản dị và vui vẻ thôi, cũng giống như bạn bè chào nhau chứ không có lễ nghi gì cả. 
 
Học trò không phải đứng nghiêm cúi đầu chào cô thầy. Khi học trò vào trường gặp thầy hiệu trưởng không bắt buộc phải chào. Nhưng khi đi gần thầy hiệu trưởng quá thì nếu thích chỉ cần chào "Hi!" hay "Morning!" và nở một nụ cười, thế là đủ. Và thầy hiệu trưởng cũng cười chào lại như vậy. Có khi cô thầy đứng ở cửa lớp đón chào các em học sinh. Câu chào thường kèm theo tên ví dụ "Hi! John." "Morning! Mari" và học trò cũng chào lại "Hi!" hay "Morning!" và cả hai cùng trao nhau nụ cười, thế thôi. 
 
Khi học sinh vào lớp mà cô thầy đang ngồi ở bàn cô (thầy) giáo thì thường học sinh không chào vì cũng hơi xa. Trong trường hợp đó thường thì cô thầy cười chào các em học sinh trước, khi đó các em chào lại. Các thầy giáo lại thường hay chào học sinh nam nữ bằng cách "high five" hay "hit fits" đó là cách chào không chính thức nhưng rất phổ biến giữa những người có một sự quan hệ thân tình.
 
Quan hệ giữa hiệu trưởng, cô thầy giáo với học sinh rất là vui vẻ, bình đẳng. Ví dụ giờ ra chơi thầy hiệu trưởng và cô thầy nhiều khi chơi bóng rổ với học trò. Hay trong những buổi party trong trường cô thầy giáo cũng tham gia nhẩy múa (dancing) với học sinh như trong 2 hình dưới đây: 
 

 
Vào những dịp tiệc tùng, ví dụ Giáng Sinh, thường thì cô thầy tự bỏ tiền túi mua quà bánh đãi các em học sinh một bữa tiệc nhẹ, cũng chẳng tốn bao nhiêu nhưng tuyệt đối không bao giờ có chuyện học sinh biếu xén cô thầy những món quà hay số tiền lớn, thường chỉ là một tấm thiệp hay một cái kẹo trị giá $1 đô. Nhưng việc tặng quà cô thầy (nếu có) dù nhỏ bé cũng hoàn toàn do quan hệ cá nhân, không bắt buộc hay không hướng dẫn học sinh làm như thế. 
 
Đặc biệt Giáng sinh vừa qua một em học sinh gốc Việt biếu tôi một bì thư khi mở ra tôi thấy ngoài tấm thiệp còn có $50 đô, tôi ngạc nhiên vì số tiền đó là quá lớn trong đời sống Hoa Kỳ. Hôm sau tôi cũng phải tặng lại em $40 đô và tôi bảo em mang về đưa bố mẹ em thấy. Hai hình dưới đây là mấy cái bánh cô thầy bỏ tiền túi ra mua cho học sinh trong lớp mình phụ trách. 
 

 
Kết luận: 
 
Chắc chắn rằng ông Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo không thể tự quyền đưa vấn đề giảng dậy nhân quyền vào chương trình giáo dục. Nhưng ông có quyền ra lệnh bắt buộc cô thầy tại tất cả mọi trường, lớp trung tiểu học trên cả nước phải áp dụng (cho cả chính bản thân cô thầy giáo) bảng nội qui 7 điểm nêu trên cùng với quyền khiếu nại của phụ huynh ngay tức khắc trong ngày mai và báo cáo ông trong thời gian một tuần sau. 
 
Nếu ông Bộ trưởng Giáo Dục & Đào Tạo áp dụng biện pháp này ngay hôm nay thì chắc chắn không quá một tháng sau tất cả mọi tệ nạn học đường như cô thầy bạo hành thể xác hay tinh thần học trò, khủng bố tinh thần học trò để buộc các em phải tự nguyện tới xin học thêm với cô thầy của mình, học trò đánh trả cô thầy, hay phụ huynh tới trường dùng bạo lực với cô thầy sẽ không tồn tại.
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Tường Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập32
  • Hôm nay8,073
  • Tháng hiện tại78,546
  • Tổng lượt truy cập35,724,891
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây