Vì sao con người mê tín?

Thứ bảy - 07/04/2018 23:48

Vì sao con người mê tín?

Mê tín dị đoan dường như gắn kết với loài người xuyên suốt chiều dài lịch sử và trong tất cả truyền thống văn hóa khác nhau. Ngay cả trong thời buổi hiện đại, mê tín dị đoan vẫn tồn tại phổ biến trong ý thức người dân.

Dù sở hữu bộ não có cấu tạo tinh vi, công nghệ kỹ thuật hiện đại và đời sống khoa học phát triển, loài người vẫn còn mê tín dị đoan, tin vào những điều không có cơ sở.

“Một cuột khảo sát của Mỹ cho thấy khoảng một nửa dân số nói rằng họ cảm thấy mình khá mê tín. Trong một cuộc thăm dò ý kiến năm 2007, có 13% người Mỹ cảm thấy khó chịu khi ở trên tầng thứ 13 của khách sạn, 9% sẽ yêu cầu chuyển sang phòng khách nếu cần”, Live Science dẫn lời Stuart Vyse, giáo sư tâm lý học tại Cao đẳng Connecticut.

Vì sao con người mê tín?
Bùa Nazar được dùng phổ biến ở các vung Trung Đông với niềm tin rằng nó có thể đẩy lùi “những đôi mắt hiểm độc” từ sự ghen tị và tham lam. (Ảnh: Live Science)

Gốc rễ của mê tín dị đoan là sự thiếu kiểm soát. Con người luôn muốn được kiểm soát tốt hơn trong các hoàn cảnh bất an. Khi gặp điều gì đó quan trọng nhưng không chắc chắn, mê tín dị đoan sẽ được dùng để lấp vào khoảng trống sợ hãi và làm chúng ta cảm thấy tốt hơn, Vyse cho biết.

Mê tín dị đoan tồn tại phổ biến và đa dạng trong các nhóm người khác nhau, từ các bộ tộc cổ xưa thường dùng bùa chú để đạt được mục đích riêng, đến những người hiện đại, vận động viên, người nổi tiếng.

Có thể dễ dàng liệt kê một số người nổi tiếng có niềm tin kỳ quặc như họa sĩ Pablo Picasso luôn lưu giữ móng tay và lọn tóc của mình, nữ diễn viên Jennifer Aniston luôn bước lên máy bay bằng chân phải đầu tiên, hay Chris Martin luôn đánh răng trước khi xuất hiện trên sân khấu, và Cameron Diaz gõ vào mặt gỗ suốt cả ngày...

Những hành động như trên có thể ít nhiều làm người ta nghĩ đến các triệu chứng tâm thần, rối loạn trong hành vi. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng khoa học khẳng định liên kết giữa mê tín dị đoan và bệnh tâm thần.

“Không có sự liên hệ trực tiếp nào giữa mê tín và bệnh tâm thần”, Vyse khẳng định.

Theo các nhà khoa học, mê tín dị đoan ảnh hưởng đến những người khác nhau trên các mức độ khác nhau. Phụ nữ có xu hướng mê tín dị đoan hơn. Những người thường xuyên lo lắng, trầm cảm hoặc cảm thấy mình không làm chủ số phận, có khả năng mê tín nhiều hơn.

Thậm chí những người có đầu óc lý trí cứng nhắc cũng có thể rơi vào mê tín dị đoan trong một số trường hợp. Yếu tố xã hội hóa cũng góp phần quan trọng, nếu ở trong một gia đình mê tín dị đoan, chúng ta sẽ có nhiều khả năng trở thành một phần trong niềm tin đó.

Mặc dù có cơ sở bất hợp lý, mê tín dị đoan vẫn hữu ích trong một số hoàn cảnh. Mê tín có thể có lợi cũng như gây hại tùy vào mục đích sử dụng và cường độ tin tưởng của con người.

“Mê tín đem lại sự tự tin cho con người, giúp phát huy khả năng trình diễn trong các hoạt động đòi hỏi kỹ năng, ví dụ như đánh golf. Tuy nhiên, nếu mê tín dị đoan thái quá, lấn át cả nỗ lực bản thân, như trong các trò bài bạc, có thể gây hại cho người tin tưởng nó”, Vyse cho biết.

Ngoài ra, một số thí nghiệm cho thấy mê tín dị đoan không chỉ xảy ra ở con người mà còn ở động vật.

 
 

Tại sao con người hay gian dối?

Giới khoa học rốt cuộc đã lý giải được tại sao nhiều loài động vật linh trưởng, đặc biệt là con người, đôi khi nói dối hoặc làm trò gian dối.

Theo nghiên cứu mới nhất, các động vật linh trưởng phát triển khả năng gian dối nhằm hình thành liên minh, thu lượm thức ăn và giao phối.

Tại sao con người hay gian đối?
Các nhà nghiên cứu cho rằng, khả năng gian dối của con người có thể đã tiến hóa nhằm giúp chúng ta hình thành liên minh, thu lượm thức ăn và giao phối tốt hơn. (Ảnh: Corbis)

Các nhà nghiên cứu đến từ trường Trinity College Dublin (Ireland) đã tiến hành phân tích đối chiếu hành vi của 24 loài linh trưởng khác nhau, bao gồm cả vượn và khỉ. Họ phát hiện, hành vi gian dối phổ biến hơn ở những loài có sự phối hợp hoặc cộng tác lớn hơn.

"Mối tương quan giữa sự gian dối và cộng tác ở các động vật linh trưởng phi con người ám chỉ rằng, khả năng phối hợp là một yếu tố quan trọng dẫn tới sự gian dối trong quá trình tiến hóa của con người. Rốt cuộc, khả năng nói dối một cách thuyết phục của chúng ta đối với người khác có thể là kết quả tiến hóa trực tiếp từ bản tính muốn hợp tác", trích báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B.

Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng, việc nói dối hoặc gian dối còn phát triển vượt xa mục tiêu ban đầu là hình thành các liên minh, chẳng hạn như là phương tiện cho hoạt động giao phối hoặc giải pháp cho những cuộc trạm chán nảy lửa. Họ kết luận, sự gian dối là phổ biến trong vương quốc động vật.

Luke McNally, một thành viên nhóm nghiên cứu, lý giải thêm rằng: "Sự gian dối xảy ra ở một số loài nhện, khi con đực dâng tặng các bạn tình tiềm năng những sính lễ vô giá trị. Nó cũng có thể xuất hiện ở các loài vi khuẩn, khi chúng sản sinh ra quá nhiều tín hiệu nhằm tìm kiếm sự hợp tác từ những cá thể khác. Hiện tượng này thậm chí còn được phát hiện đang tiến hóa ở robot.

Giả thuyết của chúng tôi là, sự cộng tác có thể tiến hóa trước sự gian dối, nhưng sự gian dối sẽ theo bén gót, nhằm phục vụ sự cộng tác".

 
 

 

 

Vì sao con người đố kỵ?

Một nghiên cứu của Trường Đại học Haifa, Israel vừa tìm ra một loại hoóc-môn tác động mạnh mẽ đến các hành vi ứng xử xã hội của con người, trong đó có tính đố kỵ.

Loại hoóc-môn này có tên là oxytocin do tuyến yên tiết ra, có khả năng làm tăng co thắt tử cung trong khi sinh và kích thích tiết sữa từ tuyến sữa của phụ nữ. Những nghiên cứu tâm lý trước đây đã coi oxytocin như là một loại “hoóc-môn tình yêu” vì chúng tác động mạnh mẽ đến những cảm xúc tích cực của con người như là thái độ tin tưởng, cảm thông và lòng khoan dung. 

Thế nhưng, các nhà khoa học vừa mới phát hiện oxytocin cũng tác động lên cả những thái độ trái ngược của con người, như tính đố kỵ. 

Họ chia những người tình nguyện ra thành hai nhóm và cho các nhóm này ngửi một hóa chất mà họ gọi là oxytocin. Nhưng thực chất chỉ có một nhóm ngửi oxytocin thật còn nhóm kia chỉ ngửi một loại hóa chất giả. Sau đó, tất cả được mời chơi một trò chơi may rủi ăn tiền với máy vi tính. 

Sau trò chơi, những người ngửi chất oxytocin thật tỏ thái độ ghen tỵ và thèm muốn mạnh mẽ hơn khi thấy người khác được nhiều tiền hơn mình cũng như tỏ ra tự mãn hơn khi họ chiến thắng. Tuy nhiên, thái độ đố kỵ này chỉ nảy sinh trong khi chơi chứ không ảnh hưởng đến tính cách lâu dài của họ. 

Như vậy, khi suy nghĩ của con người là lạc quan, oxytocin sẽ tạo nên những thái độ tích cực nhưng khi trong những hoàn cảnh bi quan, nó sẽ làm tăng những suy nghĩ ghen tỵ, tiêu cực ở con người.

 
 

 

 

Vì sao con người sợ bóng tối?

Bạn có thói quen khi đi ngủ phải để đèn sáng không? Hay thường xuyên bị mất ngủ do bị ám ảnh, sợ hãi bởi bóng đêm? Các chuyên gia cho rằng chứng sợ bóng tối có trong mã di truyền của loài người: tổ tiên chúng ta sợ bóng đêm, do sợ bị ăn thịt bởi các loài động vật ăn thịt sống về đêm. 1 nguyên nhân khác được ông Sigmund Freud (bác sĩ thần kinh và tâm lý người Áo) lý giải rằng chứng sợ hãi bóng tối của con người có liên quan đến việc sợ bị chia cách với Mẹ hoặc lo lắng khi Mẹ vắng mặt.

Thế nhưng bóng tối có thật sự đáng sợ không? Hay nó vẫn có ích lợi cho con người? Trong infographic này, chúng ta sẽ tìm hiểu về chứng sợ bóng tối của con người cũng như nguyên nhân dẫn đến và cách chế ngự nỗi sợ đó.

Vì sao con người sợ bóng tối?
Vì sao con người sợ bóng tối?
Vì sao con người sợ bóng tối?
Vì sao con người sợ bóng tối?
Vì sao con người sợ bóng tối?
Vì sao con người sợ bóng tối?
Vì sao con người sợ bóng tối?
Vì sao con người sợ bóng tối?
Vì sao con người sợ bóng tối?


Tác giả bài viết: Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập368
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại278,912
  • Tổng lượt truy cập36,333,467
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây