Thời của khủng hoảng toàn cầu.

Thứ sáu - 13/04/2018 06:12

Thời của khủng hoảng toàn cầu.

Nếu phải kể một mặt tốt của cuộc khủng hoảng vốn đã làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu kể từ năm 2008 thì có lẽ đó là việc nó đã không xảy ra cùng lúc ở mọi nơi. Cú sốc đầu tiên là cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ, sự cố mà người châu Âu phản ứng lại bằng sự tự mãn về khả năng phục hồi cao của mô hình xã hội của họ. Rồi đến năm 2010, khi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu bùng nổ, thì đến lượt người Mỹ hoan hỉ, trong khi các nước châu Á cho rằng phúc lợi quá đáng chính là gốc rễ của vấn đề.

Thời của khủng hoảng toàn cầu.

Posted on 21/09/2017 by The Observer

Surviving-The-Financial-Crisis

Nguồn: Harold James, “Globalized Crisis”, Project Syndicate, 03/09/2017.

 
 
 

 

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nếu phải kể một mặt tốt của cuộc khủng hoảng vốn đã làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu kể từ năm 2008 thì có lẽ đó là việc nó đã không xảy ra cùng lúc ở mọi nơi. Cú sốc đầu tiên là cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ, sự cố mà người châu Âu phản ứng lại bằng sự tự mãn về khả năng phục hồi cao của mô hình xã hội của họ. Rồi đến năm 2010, khi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu bùng nổ, thì đến lượt người Mỹ hoan hỉ, trong khi các nước châu Á cho rằng phúc lợi quá đáng chính là gốc rễ của vấn đề.

Hiện nay, thế giới đang bị ám ảnh bởi suy thoái ở Trung Quốc và những bất ổn của thị trường chứng khoán tại đây. Thật vậy, đối với một số người, những gì đang xảy ra ở Trung Quốc có thể là một phiên bản hiện đại của vụ sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ hồi năm 1929 – một cú sốc làm rung chuyển thế giới. Và không chỉ có nền kinh tế Trung Quốc gặp bất ổn; Nga và Brazil còn đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn nhiều.

Khi toàn cầu hóa kết nối những con người và nền kinh tế ở xa nhau, hậu quả không phải lúc nào cũng là những gì đã được dự kiến – hoặc mong đợi. Và, khi khủng hoảng kinh tế ngày càng mang bản chất toàn cầu, thách thức tiếp theo cho các nhà hoạch định chính sách sẽ là cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng của nó ở trong nước – và kiềm chế mong muốn của người dân trong việc giảm sự gắn kết với phần còn lại của thế giới.

Cho đến lúc này, rõ ràng là mọi câu chuyện thành công đều có mặt tối, và không có nền kinh tế nào có khả năng tăng trưởng vô hạn định. Nhưng, nói theo cách của Leo Tolstoy, điều quan trọng là hãy nhớ rằng mỗi nền kinh tế bất ổn thì cũng bất ổn theo cách riêng của nó, và rằng cách giải quyết vấn đề ở nước này có thể không hiệu quả ở nước khác.

Ví dụ, vấn đề của châu Âu không thể được quy một cách đơn giản cho một nguyên nhân duy nhất – chẳng hạn như việc sử dụng đồng tiền chung. Trước cuộc khủng hoảng đồng euro, Italia đã trải qua một thời gian dài trì trệ, còn Tây Ban Nha gặp phải bong bóng nhà đất giống như ở Mỹ, và Hy Lạp thì chịu hậu quả của việc tăng trưởng quá phụ thuộc vào chi tiêu chính phủ. Yếu tố chung là cả ba đều có những chính sách không bền vững và cần phải được khắc phục.

Khủng hoảng ở Mỹ cũng diễn ra không đều; vấn đề của Florida và Arizona khác với Michigan. Tương tự, các nền kinh tế của Nga, Brazil, Trung Quốc đang chậm lại vì những lý do khác nhau. Nga đang chịu hậu quả của quyết định trở thành nhà sản xuất năng lượng lớn mà hi sinh sự đa dạng của nền kinh tế. Gốc rễ vấn đề tại Trung Quốc là nỗ lực chuyển từ xuất khẩu và đầu tư cơ sở hạ tầng, sang một mô hình tăng trưởng dựa vào gia tăng tiêu thụ nội địa. Còn Brazil bị đè nặng bởi tín dụng tiêu dùng đắt đỏ và tiền lương thực tăng nhanh hơn mức tăng năng suất.

Có rất nhiều cách để đối phó với từng vấn đề, nhưng chiến lược dài hạn hiệu quả nhất để nâng cao năng suất không phải là một công thức đơn giản. Thật không may, một phần của phản ứng chính trị đối với khủng hoảng kinh tế là yêu cầu phải thực hiện điều gì đó một cách nhanh chóng. Và, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, có một chính sách dường như đã có hiệu quả cho đến nay: đó là phá giá tiền tệ.

Chính sách này đã thành công tại Nhật Bản, nơi một đồng yên yếu hơn là thành tựu thực sự duy nhất của chính sách kinh tế Abenomics, và ở châu Âu, nơi một đồng euro yếu hơn đang giúp ngăn chặn suy thoái kinh tế. Người châu Âu cũng muốn lập luận rằng đồng đô la yếu chính là nguyên nhân đằng sau sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế Mỹ. Và giờ thì đến lượt Trung Quốc hy vọng rằng phá giá tiền tệ sẽ giúp họ lấy lại khả năng cạnh tranh.

Vấn đề tất nhiên là đồng tiền của các nước không thể giảm giá đồng loạt cùng lúc. Sau Đại suy thoái, những nỗ lực thực hiện điều đó buộc các chính phủ phải có chính sách thương mại ngày càng bảo hộ, điều làm hạn chế tăng trưởng trong nhiều năm. Động lực bảo hộ chưa xuất hiện trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện nay, nhưng điều đó có thể thay đổi.

Một hậu quả khó chịu khác của toàn cầu hóa là xu hướng luân chuyển lao động và vốn. Khi các nền kinh tế mới nổi lớn gặp bất ổn, người ta có thể đi tìm một tương lai tốt hơn ở nơi khác. Loại hình di cư hiện đang thu hút chú ý nhiều nhất là dòng người tị nạn từ các vùng xung đột ở Trung Đông và Bắc Phi. Nhưng dòng chảy đó còn đi kèm một làn sóng di cư vì lý do kinh tế, ví dụ như từ vùng Balkan và Tây Phi. Và cả hai đều gây phản ứng dân tộc chủ nghĩa ở những nước người di cư đặt chân đến.

Trong khi đó, bất ổn ở các nền kinh tế mới nổi khiến những người giàu tại đó cố gắng cứu được càng nhiều vốn càng tốt, làm tăng giá bất động sản ở những nơi trú ẩn toàn cầu như New York, London và Geneva. Điều đó khiến các thành phố này trở nên quyến rũ và năng động, nhưng nó cũng tạo ra những khó khăn rất lớn vì giá nhà cao đồng nghĩa với những phương tiện giao thông công cộng quá tải, đi lại khó khăn, và chất lượng cuộc sống của cư dân địa phương bị suy giảm.

Cho đến nay, các nền kinh tế phát triển đã phản ứng với suy thoái một cách có hiệu quả. Nhưng dù các phản ứng kinh tế có hiệu quả hơn hồi những năm 1930, thì căng thẳng và bất mãn xã hội vẫn còn âm ỉ. Châu Âu và Mỹ hiện đang phải đối mặt với một thách thức mới: Họ phải giải quyết không chỉ khó khăn kinh tế của riêng mình, mà còn phải giải quyết cả các vấn đề nhân đạo do thất bại về kinh tế và chính trị ở nơi khác gây ra.

Harold James là Giáo sư Lịch sử và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Princeton, Giáo sư Lịch sử tại Viện Đại học Châu Âu (EUI), Florence, và là nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm Đổi mới Quản trị Quốc tế (CIGI). Là chuyên gia về lịch sử kinh tế của Đức và về toàn cầu hóa, ông là tác giả của “The Creation and Destruction of Value: The Globalization Cycle,” “Krupp: A History of the Legendary German Firm,” và “Making the European Monetary Uni-on.”

Posted on 21/09/2017 by The Observer

Surviving-The-Financial-Crisis

Nguồn: Harold James, “Globalized Crisis”, Project Syndicate, 03/09/2017.

 
 
 

 

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nếu phải kể một mặt tốt của cuộc khủng hoảng vốn đã làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu kể từ năm 2008 thì có lẽ đó là việc nó đã không xảy ra cùng lúc ở mọi nơi. Cú sốc đầu tiên là cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ, sự cố mà người châu Âu phản ứng lại bằng sự tự mãn về khả năng phục hồi cao của mô hình xã hội của họ. Rồi đến năm 2010, khi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu bùng nổ, thì đến lượt người Mỹ hoan hỉ, trong khi các nước châu Á cho rằng phúc lợi quá đáng chính là gốc rễ của vấn đề.

Hiện nay, thế giới đang bị ám ảnh bởi suy thoái ở Trung Quốc và những bất ổn của thị trường chứng khoán tại đây. Thật vậy, đối với một số người, những gì đang xảy ra ở Trung Quốc có thể là một phiên bản hiện đại của vụ sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ hồi năm 1929 – một cú sốc làm rung chuyển thế giới. Và không chỉ có nền kinh tế Trung Quốc gặp bất ổn; Nga và Brazil còn đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn nhiều.

Khi toàn cầu hóa kết nối những con người và nền kinh tế ở xa nhau, hậu quả không phải lúc nào cũng là những gì đã được dự kiến – hoặc mong đợi. Và, khi khủng hoảng kinh tế ngày càng mang bản chất toàn cầu, thách thức tiếp theo cho các nhà hoạch định chính sách sẽ là cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng của nó ở trong nước – và kiềm chế mong muốn của người dân trong việc giảm sự gắn kết với phần còn lại của thế giới.

Cho đến lúc này, rõ ràng là mọi câu chuyện thành công đều có mặt tối, và không có nền kinh tế nào có khả năng tăng trưởng vô hạn định. Nhưng, nói theo cách của Leo Tolstoy, điều quan trọng là hãy nhớ rằng mỗi nền kinh tế bất ổn thì cũng bất ổn theo cách riêng của nó, và rằng cách giải quyết vấn đề ở nước này có thể không hiệu quả ở nước khác.

Ví dụ, vấn đề của châu Âu không thể được quy một cách đơn giản cho một nguyên nhân duy nhất – chẳng hạn như việc sử dụng đồng tiền chung. Trước cuộc khủng hoảng đồng euro, Italia đã trải qua một thời gian dài trì trệ, còn Tây Ban Nha gặp phải bong bóng nhà đất giống như ở Mỹ, và Hy Lạp thì chịu hậu quả của việc tăng trưởng quá phụ thuộc vào chi tiêu chính phủ. Yếu tố chung là cả ba đều có những chính sách không bền vững và cần phải được khắc phục.

Khủng hoảng ở Mỹ cũng diễn ra không đều; vấn đề của Florida và Arizona khác với Michigan. Tương tự, các nền kinh tế của Nga, Brazil, Trung Quốc đang chậm lại vì những lý do khác nhau. Nga đang chịu hậu quả của quyết định trở thành nhà sản xuất năng lượng lớn mà hi sinh sự đa dạng của nền kinh tế. Gốc rễ vấn đề tại Trung Quốc là nỗ lực chuyển từ xuất khẩu và đầu tư cơ sở hạ tầng, sang một mô hình tăng trưởng dựa vào gia tăng tiêu thụ nội địa. Còn Brazil bị đè nặng bởi tín dụng tiêu dùng đắt đỏ và tiền lương thực tăng nhanh hơn mức tăng năng suất.

Có rất nhiều cách để đối phó với từng vấn đề, nhưng chiến lược dài hạn hiệu quả nhất để nâng cao năng suất không phải là một công thức đơn giản. Thật không may, một phần của phản ứng chính trị đối với khủng hoảng kinh tế là yêu cầu phải thực hiện điều gì đó một cách nhanh chóng. Và, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, có một chính sách dường như đã có hiệu quả cho đến nay: đó là phá giá tiền tệ.

Chính sách này đã thành công tại Nhật Bản, nơi một đồng yên yếu hơn là thành tựu thực sự duy nhất của chính sách kinh tế Abenomics, và ở châu Âu, nơi một đồng euro yếu hơn đang giúp ngăn chặn suy thoái kinh tế. Người châu Âu cũng muốn lập luận rằng đồng đô la yếu chính là nguyên nhân đằng sau sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế Mỹ. Và giờ thì đến lượt Trung Quốc hy vọng rằng phá giá tiền tệ sẽ giúp họ lấy lại khả năng cạnh tranh.

Vấn đề tất nhiên là đồng tiền của các nước không thể giảm giá đồng loạt cùng lúc. Sau Đại suy thoái, những nỗ lực thực hiện điều đó buộc các chính phủ phải có chính sách thương mại ngày càng bảo hộ, điều làm hạn chế tăng trưởng trong nhiều năm. Động lực bảo hộ chưa xuất hiện trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện nay, nhưng điều đó có thể thay đổi.

Một hậu quả khó chịu khác của toàn cầu hóa là xu hướng luân chuyển lao động và vốn. Khi các nền kinh tế mới nổi lớn gặp bất ổn, người ta có thể đi tìm một tương lai tốt hơn ở nơi khác. Loại hình di cư hiện đang thu hút chú ý nhiều nhất là dòng người tị nạn từ các vùng xung đột ở Trung Đông và Bắc Phi. Nhưng dòng chảy đó còn đi kèm một làn sóng di cư vì lý do kinh tế, ví dụ như từ vùng Balkan và Tây Phi. Và cả hai đều gây phản ứng dân tộc chủ nghĩa ở những nước người di cư đặt chân đến.

Trong khi đó, bất ổn ở các nền kinh tế mới nổi khiến những người giàu tại đó cố gắng cứu được càng nhiều vốn càng tốt, làm tăng giá bất động sản ở những nơi trú ẩn toàn cầu như New York, London và Geneva. Điều đó khiến các thành phố này trở nên quyến rũ và năng động, nhưng nó cũng tạo ra những khó khăn rất lớn vì giá nhà cao đồng nghĩa với những phương tiện giao thông công cộng quá tải, đi lại khó khăn, và chất lượng cuộc sống của cư dân địa phương bị suy giảm.

Cho đến nay, các nền kinh tế phát triển đã phản ứng với suy thoái một cách có hiệu quả. Nhưng dù các phản ứng kinh tế có hiệu quả hơn hồi những năm 1930, thì căng thẳng và bất mãn xã hội vẫn còn âm ỉ. Châu Âu và Mỹ hiện đang phải đối mặt với một thách thức mới: Họ phải giải quyết không chỉ khó khăn kinh tế của riêng mình, mà còn phải giải quyết cả các vấn đề nhân đạo do thất bại về kinh tế và chính trị ở nơi khác gây ra.

Harold James là Giáo sư Lịch sử và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Princeton, Giáo sư Lịch sử tại Viện Đại học Châu Âu (EUI), Florence, và là nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm Đổi mới Quản trị Quốc tế (CIGI). Là chuyên gia về lịch sử kinh tế của Đức và về toàn cầu hóa, ông là tác giả của “The Creation and Destruction of Value: The Globalization Cycle,” “Krupp: A History of the Legendary German Firm,” và “Making the European Monetary Uni-on.”


Tác giả bài viết: Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập199
  • Hôm nay8,320
  • Tháng hiện tại271,482
  • Tổng lượt truy cập35,917,827
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây